Rút ra được : x.a = y.b
- Gv cho các nhóm treo bảng nhóm và đọc kết luận của nhóm mình.
- Gv: Nhận xét.
- Giới thiệu : Đó là biểu thức của quy tắc hóa trị. Vậy em hãy nêu quy tắc hóa trị ?
- Hs Nêu quy tắc : Trong công CTHH, tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia.
- Gv thông báo : Quy tắc này đúng cả khi A hoặc B là nhóm nguyên tử.
Vd : Zn( OH)2
Ta có 1. II = 2.I
Hoạt động 3: Luyện tập
- Gv : Y/c HS Tính hóa trị của lưu huỳnh trong hợp chất SO2 , biết O hóa trị II.
( Gợi ý Hs làm bài bằng các bước:
+ Gọi hóa trị của S là a.
+ Hãy viết lại biểu thức của quy tắc hóa trị ?
+ Hãy thay hóa trị của S, O và chỉ số của S, O vào biểu thức trên.
+ Tính a.)
- Hs lên bảng thực hiện:.
Gọi hóa trị của S là a
Theo quy tắc hóa trị
4 trang |
Chia sẻ: thuongad72 | Lượt xem: 637 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 13: Hóa trị (Tiếp theo) - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 13
HÓA TRỊ (Tiếp theo)
Ngày soạn:
Ngày dạy:
I.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
Quy tắc hoá trị: Trong hợp chất 2 nguyên tố AxBy thì:
a.x = b.y (a, b là hoá trị tương ứng của 2 nguyên tố A, B)
(Quy tắc hóa trị đúng với cả khi A hay B là nhóm nguyên tử)
2. Kĩ năng
- Lập được công thức hoá học của hợp chất khi biết hoá trị của hai nguyên tố hoá học hoặc nguyên tố và nhóm nguyên tử tạo nên chất.
- Tìm được hóa trị của nguyên tố chưa biết
3. Thái độ: Thái độ tích cực và có lòng yêu thích bộ môn
4. Trọng tâm
- Quy tắc hóa trị
- Cách lập công thức hóa học của một chất dựa vào hóa trị
5. Năng lực cần hướng đến
Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng ngôn ngữ (đặc biệt là ngôn ngữ chuyên môn)
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Bảng nhóm, phiếu học tập.
2. Học sinh: Ôn tập lại kiến thức của tiết học trước, sgk, vở ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số ( 1 phút)
Kiểm tra bài cũ: Lồng vào bài mới.
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: Mở đầu
*Vào bài: Trên cơ sở quy tắc hóa trị, ngoài việc xác định được hóa trị của nguyên tố hoặc nhóm nguyên tử, ta còn lập được công thức hóa học của hợp chất khi biết hóa trị của nguyên tố hoặc nhóm nguyên tử đó.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
- Gv : Từ CTHH chung của hợp chất AxBy và giả sử hóa trị của A là a, hóa trị của B là b. Các nhóm hãy thảo luận để tìm được các giá trị x.a và y.b và tìm ra mối liên hệ giữa 2 giá trị đó đối với hợp chất được ghi ở bảng sau :
x . a
y . b
NH3
P2O5
CO2
- Hoạt động nhóm :
Hoàn thành bảng nhóm
x.a
y.b
NH3
1.III
3.I
P2O5
2.V
5.II
CO2
1.IV
2.II
à Rút ra được : x.a = y.b
- Gv cho các nhóm treo bảng nhóm và đọc kết luận của nhóm mình.
- Gv: Nhận xét.
- Giới thiệu : Đó là biểu thức của quy tắc hóa trị. Vậy em hãy nêu quy tắc hóa trị ?
- Hs Nêu quy tắc : Trong công CTHH, tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia.
- Gv thông báo : Quy tắc này đúng cả khi A hoặc B là nhóm nguyên tử.
Vd : Zn( OH)2
Ta có 1. II = 2.I
Hoạt động 3: Luyện tập
- Gv : Y/c HS Tính hóa trị của lưu huỳnh trong hợp chất SO2 , biết O hóa trị II.
( Gợi ý Hs làm bài bằng các bước:
+ Gọi hóa trị của S là a.
+ Hãy viết lại biểu thức của quy tắc hóa trị ?
+ Hãy thay hóa trị của S, O và chỉ số của S, O vào biểu thức trên.
+ Tính a.)
- Hs lên bảng thực hiện:.
Gọi hóa trị của S là a
Theo quy tắc hóa trị
x. a = y . b
à 1 . a = 2 . II
à a = IV
Vậy hóa trị của S trong hợp chất là IV.
- GV nhận xét.
- Gv Y/c hs thảo luận làm bài tập sau :
Nhóm 1 : Tính hóa trị của mỗi nguyên tố trong các hợp chất sau, biết Cl hóa trị I : ZnCl2, CuCl2, AlCl3.
Nhóm 2: Tính hóa trị của các nhóm nguyên tử trong hợp chất : H3PO4, Zn(OH)2.; CaCO3
- Hs thảo luận đưa ra kết quả :
Zn hóa trị II, Cu hóa trị II, Al hóa trị III
b. PO4 hóa trị III, OH hóa trị I ; CO3 hoá trị II
- Gv Nhận xét, cho điểm.
Hoạt động 4: Vận dụng
- Gv : Nêu các bước đầy đủ khi lập CTHH của hợp chất khi biết hóa trị :
+ Viết CTHH dưới dạng chung.
+ Viết biểu thức quy tắc hóa trị : x.a = y.b
+ Rút ra tỉ lệ :
( Nếu a = b -- > CTHH là AB
Nếu a b à CTHH là AbBa
Chú ý : b/a phải rút gọn thành phân số tối giản là b’/a’)
+ Viết CTHH.
- Gv cho Vd y/c các nhóm thảo luận và giả bài tập vào bảng nhóm.
Ví dụ 1 : Lập CTHH của hợp chất tạo bởi nitơ (IV) và oxi.
- Hs thảo luận nhóm, làm Bt theo các bước được hướng dẫn :
Gọi CTHH của hợp chất là : NxOy.
Ta có : x. IV = y.II
à
CTHH của hợp chất là : NO2
Thử lại có 1x4 = 2x2 – CTHH thu được đúng.
- Gv Y/c các nhóm nhận xét, bổ xung.
- Gv Giới thiệu cách lập CTHH nhanh :
a b
A B à AbBa
- Y/c Hs thảo luận nhóm làm Vd 2 bằng cách lập CTHH nhanh.
Ví dụ 2: Lập CTHH của hợp chất gồm:
a. Kali(I) và CO3(II)
b. Nhôm(III) và SO4(II)
c. Canxi (II) và Oxi
- Hs thảo luận nhóm :
VD2 :
a. I II
K CO3à K2CO3
b. III II
Al SO4 à Al2(SO4)3
c. II II
Ca O à Ca2O2 à CaO
- Y/c các nhóm nhận xét.
- Y/c Hs hoàn thành cá nhân ví dụ 3: Hãy xác định CTHH nào sau đây viết sai, đúng, viết lại cho đúng: NaO, Al2O3,
Ca(OH)3, Fe3O2, P2O7
- Nhận xét, cho điểm.
II. Quy tắc hóa trị.
1. Quy tắc
- Trong công CTHH, tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia
x . a = y . b
Vd :....
2. Vận dụng :
a. Tính hóa trị của một nguyên tố :
+ Gọi hóa trị của nguyên tố là a.
+ Viết lại biểu thức của quy tắc hóa trị ?
+ Thay hóa trị của nguyên tố vào biểu thức trên.
+ Tính a.
VD:...
b. Lập CTHH của hợp chất theo hóa trị.
+ Viết CTHH dưới dạng chung.
+ Viết biểu thức quy tắc hóa trị : x.a = y.b
+ Rút ra tỉ lệ :
( Nếu a = b -- > CTHH là AB
Nếu a b à CTHH là AbBa)
+ Viết CTHH.
+ Kiểm tra CTHH đúng/sai bằng QTHT để thử lại
Ví dụ :
IV. RÚT KINH NGHIỆM
File đính kèm:
- giao_an_hoa_hoc_lop_8_tiet_13_hoa_tri_tiep_theo_nam_hoc_2020.doc