A. Mục tiêu :
* Kiến thức : Ôn tập về công thức của đơn chất và hợp chất, củng cố về cách lập công thức hoá học, cách tính phân tử khối của chất.
Củng cố bài tập xác định hoá trị của một nguyên tố.
* Kĩ năng : Rèn luyện các kĩ năng: Tính hoá trị của nguyên chất, lập công thức hoá học của hợp chất khi biết hoá trị.
* Thái độ : Cẩn thận, tự tin, chính xác.
B. Chuẩn bị :
* GV: Hệ thống bài tập, bảng phụ.
* HS: Nội dung của bài học.
3 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 16/06/2022 | Lượt xem: 341 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 15: Luyện tập 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20/10/ 07
Tiết 15: BÀI LUYỆN TẬP 2
A. Mục tiêu :
* Kiến thức : Ôn tập về công thức của đơn chất và hợp chất, củng cố về cách lập công thức hoá học, cách tính phân tử khối của chất.
Củng cố bài tập xác định hoá trị của một nguyên tố.
* Kĩ năng : Rèn luyện các kĩ năng: Tính hoá trị của nguyên chất, lập công thức hoá học của hợp chất khi biết hoá trị.
* Thái độ : Cẩn thận, tự tin, chính xác.
B. Chuẩn bị :
* GV: Hệ thống bài tập, bảng phụ.
* HS: Nội dung của bài học.
C. Tiến trình dạy học:
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP
I Kiến thức cần nhớ
1. Công thức hoá học: (sgk)
2. Hoá trị: (sgk)
* Tính hoá trị của một nguyên tố
Ví dụ1: Tính hoá trị của nguyên tố Cl và Ca trong hợp chất
a. AlCl3
b. Ca3(PO4)2
Bài giải
b
III
a. - Ta có: AlCl3
- Theo qui tắc hoá trị: b. 3 = III . 1 = 3
a
III
Þ b = I
b. - Ta có: Ca3(PO4)2
- Theo qui tắc hoá trị: a. 3 = III . 2 = 6
Þ a = II
* Lập công thức hoá học
Ví dụ2: Lập công thức hoá học của các hợp chất sau : FexOy , Fex(SO4)y , CxOy
Bài giải
II
IV
II
III
III
II
- Ta có: FexOy , Fex(SO4)y , CxOy
- Công thức hoá học cần lập:
Fe2O3, Fe2(SO4)3, CO2
II. Bài tập:
* Bài 1/41sgk Bài giải
I
II
I
I
+ Cu(OH)2, PCl5, SiO2, Fe(NO3)
* Dựa vào qui tắc hoá trị, tìm được:
Cu (II), P (V), Si(IV), Fe (III)
* Bài 2/41sgk Bài giải
+ XO X có hoá trị II
+ YH3 Y có hoá trị III
+ Biết hoá trị của X(II), Y(III)
* Xác định CTHH của hợp chất: X3Y2
* Bài 3/41sgk
Bài giải
+ Hoá trị của Fe trong hợp chất Fe2O3 là III
+ Hoá trị của nhóm SO4(II)
+ Biết hoá trị của Fe(III), SO4(II)
* Xác định CTHH của hợp chất: Fe2(SO4)3
* Bài 4/41sgk
Bài giải
+ K(I), Cl(I) KCl
(PTK = 39 + 35,5 = 74,5đvC)
+ K(I), SO4(II) K2SO4
(PTK = 39.2 + 32 + 16.4 = 174đvC)
+ Ba(II), Cl(I) BaCl2
( PTK = 137 + 35,5.2 = 208đvC)
+ Ba(II), SO4(II) BaSO4
( PTK = 137 + 32 + 16.4 = 233đvC)
+ Al(III), SO4(II) Al2(SO4)3
( PTK = 27.2 + (32 + 16.4).3 = 342đvC)
* BTVN: Cho biết công thức hoá học hợp chất của nguyên tố X với O và hợp chất của nguyên tố Y với H như sau: X2O, YH2 (X, Y là những nguyên tố chưa biết)
a. Hãy chọn công thức đúng cho hợp chất của X với Y trong các công thức cho dưới đây:
XY2, X2Y, XY, X2Y3
b. Xác định X, Y biết rằng:
+ X2O có phân tử khối bằng 62
+ YH2 có phân tử khối bằng 34
* Hoạt động của GV
Hoạt động 1: (2’) Giới thiệu bài.
Nhằm giúp các em ghi đúng công thức hoá học của đơn chất và hợp chất, vận dụng qui tắc hoá trị để lập công thức hoá học và xác định hoá trị của nguyên tố một cách chính xác và nhanh chóng.
Hoạt động 2: (13’) Kiến thức cần nhớ
II
GV:Yêu cầu học sinh lần lượt trả lời các câu hỏi sau:
- Công thức chung của đơn chất và hợp chất.
- Nêu ý nghĩa của công thức.
- Hoá trị là gì?
- Nêu qui tắc hoá trị. Viết biểu thức.
GV: Qui tắc hoá trị được vận dụng để làm những loại bài tập nào?
GV: Yêu cầu HS tính hoá trị của nguyên tố
Cl và Ca trong hợp chất AlCl3, Ca3(PO4)2
III
II
IV
II
III
II
GV: Yêu cầu HS vận dụng để lập nhanh các công thức sau:
FexOy , Fex(SO4)y , CxOy
* Vận dụng kiến thức trên để giải các bài tập
Hoạt động 2: (25’) Bài tập
GV: Hướng dẫn bài 1/44sgk
+ Yêu cầu HS điền hoá trị của (OH), Cl, O, (NO3) trong các hợp chất
+ Yêu cầu HS dựa vào qui tắc hoá trị để tính hoá trị của Cu, P, Si, Fe
GV: Gọi HS trình bày cách giải bài 2/41 sgk
GV: Nhận xét, bổ sung
GV: Gọi HS trình bày cách giải bài 3/41 sgk
GV: Nhận xét, bổ sung (nếu cần)
GV: Gọi HS trình bày cách giải bài 4/41 sgk
GV: Nhận xét, bổ sung (nếu cần)
GV: Gọi HS lên bảng giải các bài tập 2, 3,4/41 sgk
GV: Tổ chức cho HS nhận xét
GV Nhận xét, ghi điểm
GV: Hướng dẫn BTVN
+ Xác định hoá trị của X, Y
+ Xác định CTHH đúng
+ Xác định X,Y
2X + 16 = 62 X = ?
Y + 2 x1 = 34 Y = ?
* Hoạt động của HS
HS: Làm theo yêu cầu của GV
- Công thức chung : An , AxBy, AxByCz
- Ý nghĩa của công thức.
- Hoá trị
b
a
- Qui tắc hoá trị
- Biểu thức : x.a = y.b (AxBy)
HS: Qui tắc hoá trị được vận dụng để
- Tính hoá trị của một nguyên tố
- Lập công thức hoá học của hợp chất khi biết hoá trị
III
b
HS:
- Ta có: AlCl3 Suy ra: b. 3 = III . 1 = 3
Vậy : b = I
III
a
- Ta có: Ca3(PO4)2 Suy ra: a. 3 = III.2 = 6
Vậy : a = II
HS: Công thức : Fe2O3, Fe2(SO4)3, CO2
HS: Làm theo yêu cầu của GV
I
I
I
II
+ Cu(OH)2, PCl5, SiO2, Fe(NO3)
+ Cu (II), P (V), Si(IV), Fe (III)
HS: Trình bày cách giải
+ XO X có hoá trị mấy
+ YH3 Y có hoá trị mấy
+ Biết hoá trị của X, Y Xác định CTHH
HS: Trình bày cách giải
+ Tìm hoá trị của Fe trong hợp chất Fe2O3, tìm hoá trị của nhóm SO4
+ Biết hoá trị của Fe, SO4 Xác định CTHH
HS: Trình bày cách giải
+ Lập CTHH của các hợp chất
+ Tính phân tử khối
HS: Nhận xét
HS: Làm theo yêu cầu của GV
+ X2O X(I)
+ YH2 Y(II)
+ XY X2Y
+ X = 23 đvC X là Na
+ Y = 32 đvC Y là S
D . Hướng dẫn tự học: (5’)
* Bài vừa học: - Học thuộc và nắm vững kiến thức cơ bản (phần I) + làm bài tập cho về nhà
* Bài sắp học: Kiểm tra
Ôn tập các nội dung sau:
Học thuộc và nắm vững các khái niệm cơ bản: vật thể, chất, nguyên tử, đơn chất, hợp chất, phân tử
Hiểu được cấu tạo của nguyên tử, qui tắc hoá trị.
Biết vận dụng qui tắc để tính hoá trị cûa nguyên tố và lập công thức hoá học của hợp chất.
Xem lại các dạng bài tập :1, 4/41sgk + BTVN
E. Rút kinh nghiệm, kiểm tra :
File đính kèm:
- giao_an_hoa_hoc_lop_8_tiet_15_luyen_tap_2.doc