I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, học sinh phải:
1. Kiến thức : biết được
Ý nghĩa của phương trình hóa học: cho biết các chất phản ứng và sản phẩm, tỉ lệ số phân tử, số nguyên tử giữa các chất trong phản ứng.
2. Kỹ năng:
Xác định được ý nghĩa của một số phương trình hóa học cụ thể.
3. Thái độ:
Tạo hứng thú học tập bộ môn và tính nhạy bén trong tính toán.
4. Trọng tâm:
Nắm được ý nghĩa của phương trình hóa học và phần nào vận dụng được định luật bảo toàn khối lượng vào các phương trình hóa học đã lập.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng dạy học:
a. Giáo viên: bảng phụ ghi các ví dụ , bài tập .
b. Học sinh: tìm hiểu trước nội dung bài .
2.Các phương pháp dạy học chủ yếu :
Đàm thoại , hoạt động nhóm , nêu vấn đề .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định (1’) trật tự , sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ (7’)
- Phương trình hoá học biểu diễn gì? gồm CTHH những chất nào? Sơ đồ của phản ứng khác với phương trình hóa học của phản ứng ở điểm nào?
- 2 HS làm bài tập 2, 3 /57
3 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 14/07/2022 | Lượt xem: 357 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 23, Bài 16: Phương trình hóa học (Tiết 3) - Nguyễn Đình Yên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12 Ngày soạn : 10/11/2012.
Tiết 23 Ngày giảng : 12/11/2012.
Bài 16: PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC (Tiếp theo)
I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, học sinh phải:
1. Kiến thức : biết được
Ý nghĩa của phương trình hóa học: cho biết các chất phản ứng và sản phẩm, tỉ lệ số phân tử, số nguyên tử giữa các chất trong phản ứng.
2. Kỹ năng:
Xác định được ý nghĩa của một số phương trình hóa học cụ thể.
3. Thái độ:
Tạo hứng thú học tập bộ môn và tính nhạy bén trong tính toán.
4. Trọng tâm:
Nắm được ý nghĩa của phương trình hóa học và phần nào vận dụng được định luật bảo toàn khối lượng vào các phương trình hóa học đã lập.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng dạy học:
a. Giáo viên: bảng phụ ghi các ví dụ , bài tập .
b. Học sinh: tìm hiểu trước nội dung bài .
2.Các phương pháp dạy học chủ yếu :
Đàm thoại , hoạt động nhóm , nêu vấn đề .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định (1’) trật tự , sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ (7’)
- Phương trình hoá học biểu diễn gì? gồm CTHH những chất nào? Sơ đồ của phản ứng khác với phương trình hóa học của phản ứng ở điểm nào?
- 2 HS làm bài tập 2, 3 /57
3.Vào bài mới ( 30’)
Ở tiết học trước chúng ta đã tìm hiểu PTHH để biểu diễn PƯHH và biết các bước lập phương trình hoá học. Vậy PTHH có ý nghĩa như thế nào ? ® bài mới
Hoạt động của Giáo Viên
Hoạt động của Học Sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1 .Tìm hiểu ý nghĩa của phương trình hoá học ( 17’)
- Gv: chúng ta đã lập PTHH. Vậy nhìn vào 1 PTHH ta biết được những điều gì ? Lấy ví dụ minh hoạ đối với phản ứng :
4Na + O2 g2 Na2O
- Gv chú ý học sinh đơn giản các tỉ lệ và đọc các tỉ lệ .
- Gv đưa ví dụ 2 : Fe + Cl2 FeCl3
Hoàn thành PTPƯ, cho biết tỉ lệ từng cặp chất Fe : Cl2; Cl2 : FeCl3 trong phản ứng
-Gv nhận xét sửa sai
- HS thảo luận nhóm tìm hiểu ý nghĩa của phương trình hoá học.
- Đại diện nhóm trình bày : PTHH cho biết tỉ lệ về số nguyên tử , phân tử giữa các chất trong phản ứng
- Nhóm khác nhận xét , bổ sung
- HS lấy ví dụ minh hoạ .
-HS thảo luận nhóm làm ví dụ 2
-Đại diện nhóm trả lời , nhóm khác bổ sung
HS lắng nghe.
II. Ý nghĩa của PTHH.
- Cho biết tỉ lệ về số nguyên tử, số phân tử giữa các chất cũng như từng cặp chất trong phản ứng.Tỉ lệ này bằng đúng tỉ lệ hệ số mỗi chất trong PTHH.
Ví dụ 1 : Phương trình hóa học :
4Na + O2 g 2Na2O
- Số nguyên tử Na : số phân tử O2: số phân tử Na2O = 4 : 1 : 2
Cứ 4 nguyên tử Na tác dụng vừa đủ với 1 phân tử O2 tạo ra 2 phân tử Na2O.
- Số nguyên tử : Số phân tử O2 = 4 : 1 Cứ 4 nguyên tử Na tác dụng với 1 phân tử O2
-Số nguyên tử Na : số phân tử Na2O = 4: 2 = 2 :1
Cứ 2 nguyên tử Na phản ứng tạo ra 1 phân tử Na2O
Ví dụ 2:
2 Fe + 3Cl2 2 FeCl3
- Số nguyên tử Fe : Số phân tử Cl2 = 2 :3
- Số nguyên tử Fe : số phân tử FeCl3 = 2:2= 1:1
Hoạt động 2 . Vận dụng (12’)
-Gv đưa bài tập: Lập PTHH của các phản ứng sau cho biết tỉ lệ số nguyên tử , số phân tử giữa 2 cặp chất ( tuỳ chọn ) trong mỗi phản ứng.
a. Zn + HCl g ZnCl2 + H2
b. Fe(OH)3 Fe2O3 + H2O
c.Ba(OH)2 + Na2SO4 g BaSO4 + NaOH
-Gv gọi hs đọc các tỉ lệ .
- HS thảo luận theo nhóm lập phương trình hóa học, lập tỉ lệ từng cặp chất.
- Đại diện từng nhóm trả lời .
- Nhóm khác nhận xét
-HS đọc các tỉ lệ .
Ví dụ 3:
Zn + 2 HCl g ZnCl2 + H2
-số nguyên tử Zn : số phân tử HCl = 1: 2.
-số phân tử HCl :số phân tử H2 = 2 : 1
4. Củng cố - dặn dò (7’ )
- Củng cố : HS hoàn thành các nội dung sau :
+ Nêu ý nghĩa PTHH ?
+ Lập PTHH của phản ứng sau và cho biết ý nghĩa của PTHH .
Cu + AgNO3 g Cu(NO3)2 + Ag
- Dặn dò : - bài tập về nhà: 2, 4b, 5b, 6b / 58 /SGK. Sách bài tập: 16.4, 16.5 .
- Ôn kiến thức đã học ở chương 2 theo nội dung sau :
1.Phân biệt hiện tượng vật lí và hiện tượng hoá học. Lấy ví dụ minh hoạ ?
2. Phản ứng hoá học là gì ? Diễn biến của phản ứng hoá học ? Làm thế nào để phản ứng xảy ra?
3. Nội dung định luật bảo toàn khối lượng .Viết công thức về khối lượng ?
4. PTHH biểu diễn gì : Các bước lập PTHH và ý nghĩa của PTHH?
IV. Nhận xét - Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- giao_an_hoa_hoc_lop_8_tiet_23_bai_16_phuong_trinh_hoa_hoc_ti.doc