Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 23: Phương trình hoá học (Tiếp theo)

A. Mục tiêu:

* Kiến thức : HS nắm được ý nghĩa của phương trình hóa học, biết xác định tỷ lệ về số nguyên tử, số phân tử giữa các chất trong phản ứng.

* Kĩ năng : Tiếp tục rèn luyện kĩ năng lập phương trình hóa học.

* Thái độ : Yêu thích môn học.

B. Chuẩn bị:

* GV: Bảng phụ, bảng nhóm, tấm bìa.

* HS: Nội dung của bài học.

 

doc2 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 16/06/2022 | Lượt xem: 342 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 23: Phương trình hoá học (Tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 19/11/06 Tiết 23: PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC(tt) A. Mục tiêu: * Kiến thức : HS nắm được ý nghĩa của phương trình hóa học, biết xác định tỷ lệ về số nguyên tử, số phân tử giữa các chất trong phản ứng. * Kĩ năng : Tiếp tục rèn luyện kĩ năng lập phương trình hóa học. * Thái độ : Yêu thích môn học. B. Chuẩn bị: * GV: Bảng phụ, bảng nhóm, tấm bìa. * HS: Nội dung của bài học. C. Tiến trình dạy học NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP I. Lập phương trình hóa học. II. Ý nghĩa của phương trình hoá học (sgk) * Ví dụ 1: 4Na + O2 2Na2O - Tỉ lệ chung: Số nguyên tử Na: số phân tử O2: số phân tử Na2O = 4 : 1: 2. - Tỉ lệ từng cặp chất: + 4 nguyên tử Na tác dụng 1 phân tử O2 + 4 nguyên tử Na phản ứng tạo ra 2 phân tử Na2O. + 1 phân tử O2 phản ứng tạo ra 2 phân tử Na2O to * Ví dụ 2: 2HgO 2Hg + O2 - Tỉ lệ chung: Số phân tử HgO: số nguyên tử Hg: số phân tử O2 = 2 : 2 : 1 - Tỉ lệ từng cặp chất: + 2 phân tử HgO phân hủy tạo ra 2 nguyên tử Hg. + 2 phân tử HgO phân hủy tạo ra 1 phân tử O2. + Phản ứng tạo ra 2 nguyên tử Hg và 2 phân tử O2. * Hoạt động của GV Hoạt động 1: (10’) KTBC + ĐVĐ bài mới. - Hãy nêu các bước lập PTHH. Bài tập 2/57 sgk. - Phương trình hóa học biểu diễn gì? Bài 3/58 sgk. GV: Gọi HS nhận xét, GV nhận xét ghi điểm. * ĐVĐ: Phương trình hóa học có ý nghĩa gì? Để biết các em cùng cô nghiên cứu tiếp phần II của bài Phương trình hoá học. Hoạt động 2: (20’) Ý nghĩa của phương trình hoá học GV: Yêu cầu học sinh thảo luận để trả lời câu hỏi. Nhìn vào một phương trình, chúng ta biết được những điều gì? lấy ví dụ minh họa (2a, 3a/57, 58 sgk). Nhóm 1, 3: Lấy ví dụ 2a. Nhóm 2,4 : Lấy ví dụ 3a. GV: Tổ chức cho học sinh nhận xét. GV : Nhận xét, ghi điểm GV: Các em hiểu tỉ lệ trên như thế nào? GV: Thông báo: Thường chỉ quan tâm đến tỉ lệ từng cặp chất, lấy ví dụ. - Cứ 4 nguyên tử Na tác dụng với 1 phân tử O2. - Cứ 4 nguyên tử Na phản ứng tạo ra 2 phân tử Na2O. Yêu cầu học sinh tìm tỉ lệ của cặp chất còn lại. GV: Yêu cầu HS tìm tỉ lệ của các cặp chất ở ví dụ 2 * Củng cố: (10’) Bài 5/58 sgk. Bài 6/58 sgk. Bài 7/58 sgk. GV: Hướng dẫn 7c. CaO + HNO3 Ca(NO3)2 + H2O. Ca(NO3)2: Có 2 nhóm (NO3). * Hoạt động của HS HS1: - Nêu các bước lập phương trình hóa học. - Giải bài tập 2/ 57 sgk. HS2: - Trả lời lý thuyết - Giải bài tập 3/57 sgk. HS: Lắng nghe và ghi bài. HS: Thảo luận nhóm. - PTHH cho biết tỉ lệ về số nguyên tử, số phân tử giữa các chất trong phản ứng. + VD 1: 4Na + O2 2Na2O. to Ta có tỉ lệ: Số nguyên tử Na: số phân tử O2: số phân tử Na2O = 4 : 1 : 2. + VD 2: 2HgO 2Hg + O2. Ta có tỉ lệ: Số phân tử HgO: số nguyên tử Hg: số phân tử O2 = 2 : 2 : 1. HS: Nhận xét chéo. HS1: Cứ 4 nguyên tử Na tác dụng với 1 phân tử O2 tạo ra 2 phân tử Na2O. HS2: Cứ 2 phân tử HgO phân hủy tạo ra 2 nguyên tử Hg và 1 phân tử O2. HS: lắng nghe. HS: Cứ 1 phân tử O2 phản ứng tạo ra 2 phân tử Na2O. HS: Làm theo yêu cầu của GV HS1: 5a) Mg + H2SO4 MgSO4 + H2. b) 1 nguyên tử Mg .. 1 phân tử H2SO4. 1 nguyên tử Mg ...1 phân tử MgSO4. 1 nguyên tử Mg 1 phân tử H2. HS2: 6a) 4P + 5O2 2P2O5. b) 4 nguyên tử P 5 phân tử O2. 4 nguyên tử P . 2 phân tử P2O5. HS3: 7a) 2Cu + O2 2CuO b) Zn + 2HCl ZnCl2 + H2. c) CaO + 2HNO3 Ca(NO3)2 + H2O. D. Hướng dẫn tự học: * Bài vừa học: - Học bài theo vở ghi + sgk - Làm các bài tập 4b, 5, 6, 7/58 sgk. * Bài sắp học: Bài luyện tập 3 1. Hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học khác nhau như thế nào? 2. Phản ứng hóa học? Bản chất của phản ứng hóa học. 3. Nội dung định luật bảo toàn khối lượng. 4. Lập phương trình hóa học cho các sơ đồ sau: a) N2 + H2 NH3 b) C2H4 + O2 CO2 + H2O. E. Rút kinh nghiệm, bổ sung:

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_8_tiet_23_phuong_trinh_hoa_hoc_tiep_theo.doc
Giáo án liên quan