Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 3: Chất (Tiếp theo)

A. Mục tiêu:

* Kiến Thức: HS hiểu được khái niệm chất tinh khiết và hỗn hợp, biết được là: Chất tinh khiết có những tính chất nhất định còn hỗn hợp thì không.

 HS biết dựa vào tính chất vật lý khác nhau của các chất có trong hỗn hợp để tách riêng mỗi chất ra khỏi hỗn hợp.

* Kĩ năng : Làm quen với một số dụng cụ thí nghiệm đơn giản, rèn luyện một số thao tác thí nghiệm cơ bản.

* Thái độ : Cẩn thận, tự tin, chính xác.

B. Đồ dùng dạy học :

* GV: Hoá chất: Muối ăn, nước cất, nước tự nhiên.

 Dụng cụ : Cốc thuỷ tinh, đèn cồn, nhiệt kế, ống nghiệm, kiềng sắt, ống hút, tấm kính.

* HS: Nội dung của bài học.

 

doc3 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 470 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 3: Chất (Tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 8/09/07 Tiết 3: CHẤT (tt) A. Mục tiêu: * Kiến Thức: HS hiểu được khái niệm chất tinh khiết và hỗn hợp, biết được là: Chất tinh khiết có những tính chất nhất định còn hỗn hợp thì không. HS biết dựa vào tính chất vật lý khác nhau của các chất có trong hỗn hợp để tách riêng mỗi chất ra khỏi hỗn hợp. * Kĩ năng : Làm quen với một số dụng cụ thí nghiệm đơn giản, rèn luyện một số thao tác thí nghiệm cơ bản. * Thái độ : Cẩn thận, tự tin, chính xác. B. Đồ dùng dạy học : * GV: Hoá chất: Muối ăn, nước cất, nước tự nhiên. Dụng cụ : Cốc thuỷ tinh, đèn cồn, nhiệt kế, ống nghiệm, kiềng sắt, ống hút, tấm kính. * HS: Nội dung của bài học. C. Tiến trình dạy học: NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP I. Chất có ở đâu ? II. Tính chất của chất III. Chất tinh khiết. 1. Hỗn hợp 2.Chất tinh khiết - Gồm nhiều - Chỉ gồm1 chất. chất trộn lẫn với nhau. -Ví dụ: Nước tự - Ví dụ: Nước cất nhiên. - Có tính chất - Có tính chất thay đổi. nhất định. 3. Tách chất ra khỏi hỗn hợp. * Nguyên tắc: Dựa vào sự khác nhau về tính chất vật lý có thể tách 1 chất ra khỏi hỗn hợp. * Ví dụ: + Tách muối ra khỏi hỗn hợp nước biển. + Tách đường ra khỏi hỗn hợp đường và cát. Hoạt động của GV. * Hoạt động 1: (5') KTBC + ĐVĐ cho bài mới. - Làm thế nào để biết được tính chất của chất ? Việc hiểu biết tính chất của chất có lợi gì ? GV: Gọi HS nhận xét, giáo viên nhận xét ghi điểm * ĐVĐ: Như các em đã biết mỗi chất có những tính chất nhất định. Vậy chất như thế nào thì mới có những tính chất nhất định? * Hoạt động 2: (20') Hỗn hợp, chất tinh khiết: GV: Hướng dẫn học sinh quan sát các chai nước khoáng, nước cất, nước tự nhiên. GV: Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm: - Dùng ống hút nhỏ lên 3 tấm kính, đặt các tấm kính lên ngọn lứa đèn cồn. GV: Yêu cầu HS: - Quan sát các tấm kính, ghi lại hiện tượng. GV: Từ kết quả thí nghiệm, các em có nhận xét gì về thành phần của nước cất, nước khoáng, nước tự nhiên. GV: Thông báo: - Nước cất là chất tinh khiết. - Nước tự nhiên là hỗn hợp. GV: Em hãy cho biết: Chất tinh khiết và hỗn hợp có thành phần như thế nào? GV: Dùng hình vẽ để giới thiệu về cách chưng cất nước tự nhiên thành nước cất. GV: Mô tả lại thí nghiệm đo nhiệt độ sôi của. - Nước cất (1000C ) - Rượu 900 ( 78,30C ) - Rượu 300 ( 87,60C). GV: Yêu cầu học sinh cho biết sự khác nhau về tính chất của chất tinh khiết và hỗn hợp. * Củng cố: Gọi học sinh lấy 5 ví dụ về hỗn hợp, 2 ví dụ về chất tinh khiết. - Bài 7/ 11 sgk. * Như các em đã biết trong hỗn hợp có nhiều chất. Vậy làm thế nào để tách một chất ra khỏi hỗn hợp. * Hoạt động 3: (15') Tách chất ra khỏi hỗn hợp. GV: Trong thành phần nước biển có chứa 3% đến 5% muối ăn. Muốn tách riêng muối ăn ra khỏi nước biển ta làm thế nào? GV: Để tách được muối ăn ra khỏi nước muối các em phải dựa vào tính chất vật lý khác nhau nào của nước và muối. GV: Tổ chức cho từng nhóm học sinh làm thí nghiệm. GV: Yêu cầu học sinh thảo luận câu hỏi: Làm thế nào để tách được đường tinh khiết ra khỏi hỗn hợp đường và cát. Gợi ý: Dựa vào tính chất vật lý khác nhau của đường và cát. GV: Qua 2 thí nghiệm trên hãy cho biết nguyên tắc để tách riêng một chất ra khỏi hỗn hợp. Hoạt động của HS. HS: Trả lời. HS: Nhận xét. HS: Lắng nghe, ghi đầu bài. HS: Quan sát. HS: làm thí nghiệm theo nhóm. HS: Ghi kết quả của thí nghiệm. + Tấm kính 1: không có vết cặn. + Tấm kính 2: Có vết cặn. + Tấm kính 3: Có vết cặn mờ. HS: Nhận xét. + Nước cất: Không có lẫn chất khác. + Nước khoáng, nước tự nhiên: Có lẫn một số chất tan. HS: + Hỗn hợp gồm nhiều chất trộn lẫn + Chất tinh khiết chỉ gồm một chất. HS: Quan sát, lắng nghe. HS: Quan sát, lắng nghe HS: Nhận xét. + Chất tinh khiết: Có tính chất nhất định + Hỗn hợp: Có tính chất thay đổi (phụ thuộc vào thành phần hỗn hợp). HS: Cho ví dụ HS1: Chữa bài 7a. HS2: Chữa bài 7b. HS: Nêu cách làm. + Đun nóng nước muối, nước sôi bay hơi cho đến hết. + Muối ăn kết tinh lại. HS: Dựa vào tính chất vật lý khác nhau + t0muối = 14500C + t0nước = 1000C HS: Làm thí nghiệm theo nhóm. HS: Nêu cách làm. + Cho hỗn hợp vào nước ...... + Dùng giấy lọc ........ + Đun sôi à nước bay hơi à đường tinh khiết. HS: Nguyên tắc: Dựa vào sự khác nhau về tính chất vật lý. D. Hướng dẫn tự học: (5') * Bài vừa học: - Học bài theo vở ghi + sgk - Làm bài tập 8 /11 sgk * Bài sắp học: Bài thực hành 1: Tính chất nóng chảy của chất. Tách chất từ hỗn hợp Chuẩn bị : - Mỗi nhóm: 100g muối, 100g cát. - Mỗi học sinh: 1 bảng tường trình theo mẫu ( Ghi bảng phụ) E. Rút kinh nghiệm, bổ sung: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_8_tiet_3_chat_tiep_theo.doc
Giáo án liên quan