A. Mục tiêu:
* Kiến thức: - Ôn lại những khái niệm cơ bản, quan trọng đã được học: nguyên tử, phân tử, đơn chất, hợp chất, phản ứng hoá học, mol.
- Ôn lại các công thức quan trọng: công thức chuyển đổi giữa m, v, n, công thức tính tỉ khối.
- Ôn lại cách lập công thức hoá học của một chất dựa vào: hoá trị, thành phần phần trăm các nguyên tố.
* Kĩ năng: - Lập CTHH của hợp chất, tính hoá trị của nguyên tố, sử dụng thành thạo công thức chuyển đổi giữa m, v, n.
- Biết làm các bài toán tính theo công thức hoá học và phương trình hoá học.
* Thái độ: Yêu thích môn học.
B. Chuẩn bị:
* GV: Bảng phụ, hệ thống bài tập.
* HS: Nội dung của bài học
3 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 16/06/2022 | Lượt xem: 430 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 35: Ôn tập học kì 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 24/12/06 Tiết 35: ÔN TẬP HỌC KÌ I
A. Mục tiêu:
* Kiến thức: - Ôn lại những khái niệm cơ bản, quan trọng đã được học: nguyên tử, phân tử, đơn chất, hợp chất, phản ứng hoá học, mol.
- Ôn lại các công thức quan trọng: công thức chuyển đổi giữa m, v, n, công thức tính tỉ khối.
- Ôn lại cách lập công thức hoá học của một chất dựa vào: hoá trị, thành phần phần trăm các nguyên tố.
* Kĩ năng: - Lập CTHH của hợp chất, tính hoá trị của nguyên tố, sử dụng thành thạo công thức chuyển đổi giữa m, v, n.
- Biết làm các bài toán tính theo công thức hoá học và phương trình hoá học.
* Thái độ: Yêu thích môn học.
B. Chuẩn bị:
* GV: Bảng phụ, hệ thống bài tập.
* HS: Nội dung của bài học
C. Tiến trình dạy học:
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP
I. Ôn lại một số khái niệm cơ bản:
1. Nguyên tử là gì? Nguyên tử có cấu tạo như thế nào?
2. Đơn chất là gì? Hợp chất là gì? Phân tử là gì?
3. Phản ứng hoá học là gì? Điều kiện để phản ứng hoá học xảy ra?
4. Mol là gì?
II. Bài tập:
* Bài tập 1:
a.Lập CTHH của các hợp chất gồm
Al(III), O(II); K(I), SO4(II); Na(I), PO3(III)
b.Tính hoá trị của Fe trong các hợp chất
FeO, Fe2O3, FeCl2, Fe2(SO4)3
Bài giải:
a. Al2O3; K2SO4; Na3PO4
b. Fe(II) trong các hợp chất FeO, FeCl2
Fe(III) trong các hợp chất Fe2O3, Fe2(SO4)3
* Bài tập 2: Bài giải:
a. mMgO = n x MMgO = 0,5 x 40 = 20(g)
b.nCu = = = 0,05(mol)
c.V= n x 22,4 = 0,2 x 22,4 = 4,48(l)
d.Theo định luật bảo toàn khối lượng ta có:
mAl = 10,2g – 5,4g = 4,8g
* Bài tập 3: Bài giải:
Lập PTHH cho các sơ đồ phản ứng sau:
a. 4Na + O2 2Na2O
b. P2O5 + 3H2O 2H3PO4
c. Fe + 2HCl FeCl2 + H2
d. Cu + 2AgNO3 Cu(NO3)2 + 2Ag
* Bài tập 4: Bài giải:
a. Phương trình hoá học:
Mg + 2HCl MgCl2 + H2
1mol 1mol 1mol
0,05mol ? mol ?mol
b.Tính khối lượng MgCl2
+Ta có: nMg = = = 0,05(mol)
+Theo phương trình ta có:n= 0,05mol
+Vậy :m= n x M = 0,05 x 95 = 4,75(g)
c. Tính thể tích khí H2 (đktc)
+Theo phương trình ta có:
n= nMg= 0,05mol
+Vậy:V= n x 22,4 = 0,05 x 22,4 = 1,12(l)
* Bài tập 5:(BTVN)
Hoạt động của GV
* Hoạt động 1:(1’) Giới thiệu bài
Nhằm giúp các em ôn lại những khái niệm cơ bản, quan trọng đã được học đồng thời rèn luyện cho các em kĩ năng làm bài tập hoá học. Hôm nay chúng ta ôn lại những kiến thức quan trọng đó.
* Hoạt động 2:(14’) Ôn lại các khái niệm cơ bản
GV:Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau
- Nguyên tử là gì?
- Nguyên tử có cấu tạo như thế nào?
- Đơn chất là gì?
- Hợp chất là gì?
- Phản ứng hoá học là gì?
- Điều kiện để phản ứng xảy ra?
- Mol là gì?
GV: Nhận xét, ghi điểm.
* Vận dụng kiến thức trên để giải các bài tập sau
* Hoạt động 3:(25’) Bài tập
GV: Ghi đề bài tập 1 lên bảng
- Yêu cầu HS thảo luận (1 phút), ghi vào bảng nhóm
- Gọi HS các nhóm nhận xét.
GV: Nhận xét sửa sai (nếu có)
GV:Yêu cầu HS làm bài tập 2
BT2: (Ghi bảng phụ)
a.Tính khối lượng của 0,5 mol MgO
b.Tính số mol của 3,2g Cu
c.Tính thể tích(đktc) của 0,2mol khí O2
d.Đốt cháy hoàn toàn 5,4g Al trong khí O2 thu được 10,2g Al2O3. Tính khối lượng của khí O2.
GV: Gợi ý:
+ mMgO = ?
+ nCu = ?
+ V= ?
+ mAl = ?(Theo định luật bảo toàn khối lượng)
GV: Gọi HS lên bảng giải
GV: Nhận xét, ghi điểm.
GV: Yêu cầu HS làm bài tập 3
BT3: (Ghi bảng phụ)
Lập PTHH cho các sơ đồ phản ứng sau
a. Na + O2 Na2O
b. P2O5 +H2O H3PO4
c. Fe + HCl FeCl2 + H2
d. Cu + AgNO3 Cu(NO3)2 + Ag
GV: Gọi HS lên bảng giải
GV: Gọi HS nhận xét
GV: Nhận xét, ghi điểm.
GV: Yêu cầu HS làm bài tập 4
BT4: (Ghi bảng phụ)
Cho 1,2g kim loại Mg tác dụng hết với axit clohiđric HCl tạo ra muối magiê clorua MgCl2 và khí hiđrô.
a. Viết phương trình hoá học
b.Tính khối lượng muối MgCl2 tạo thành.
c.Tính thể tích khí hiđro thu được ở đktc.
GV: Bài tập cho biết gì? Tìm gì?
GV: Yêu cầu HS viết PTHH
GV: Hướng dẫn:
+ nMg = ? n= ?
m= ?
+ nMg = ? n= ? V= ?
GV: Gọi HS lên bảng giải
GV: Yêu cầu HS chép bài tập 5
BT5: (Ghi bảng phụ)
Hợp chất khí A có thành phần các nguyên tố là 81,8%C, 18,2%H. Hãy xác định công thức hoá học của hợp chất, biết khí A có tỉ khối đối với không khí là1,517.
Hoạt động của HS
HS: Lắng nghe ghi đầu bài
HS: Lần lượt trả lời các câu hỏi
HS: Làm theo yêu cầu của GV:
a. Al2O3; K2SO4; Na3PO4
b. Fe(II) trong các hợp chất FeO, FeCl2
Fe(III) trong các hợp chất Fe2O3, Fe2(SO4)3
HS1: Giải bài 2a,b
a.mMgO = n x MMgO =0,5x40 = 20(g)
b.nCu = = = 0,05(mol)
HS2: Giải bài 2c,d
c.V= n x22,4 = 0,2 x 22,4= 4,48(l)
d.Theo định luật bảo toàn khối lượng ta có:
mAl = 10,2g – 5,4g = 4,8g
HS: Giải bài tập 3
a. 4Na + O2 2Na2O
b. P2O5 + 3H2O 2H3PO4
c. Fe + 2HCl FeCl2 + H2
d. Cu+2AgNO3 Cu(NO3)2 + 2Ag
HS: Ghi đề bài tập vào vở
HS: Cho biết: mMg = 1,2g
Tính: m= ?,V= ?(đktc)
HS: Viết phương trình hoá học
Mg + 2HCl MgCl2 + H2
HS: Giải câu b, c
b.Tính khối lượng MgCl2
+Ta có: nMg = = = 0,05(mol)
+Theo phương trình ta có:
n= 0,05mol
+Vậy:m= n x M = 0,05 x 95
= 4,75(g)
c. Tính thể tích khí H2 (đktc)
+Theo phương trình ta có:
n= nMg= 0,05mol
+ Vậy:V= n x 22,4 = 0,05 x 22,4
= 1,12(l)
D. Hướng dẫn tự học: (5’)
* Bài vừa học: + Học thuộc và nắm vững một số khái niệm cơ bản
+ Xem lại các dạng bài tập (1,2,3,4,), làm bài tập 5.
* Bài sắp học: Kiểm tra học kì I (60 phút)
+ Thi nghiêm túc, làm bài cẩn thận vào giấy thi (không làm vào đề).
E. Rút kinh nghiệm, bổ sung:
..
File đính kèm:
- giao_an_hoa_hoc_lop_8_tiet_35_on_tap_hoc_ki_1.doc