Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 4: Bài thực hành số 1 "Làm quen với nội dung trong phòng thí nghiệm và cách sử dụng một số dụng cụ hoá chất, làm sạch muối ăn có lẫn tạp chất là cát"

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1.Kiến thức

- HS biết được nội quy và một số quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm hoá học, biết cách sử dụng một số dụng cụ hóa chất trong phòng thí nghiệm.

- Mục đích và các bước tiến hành, kỹ thuật thực hiện của một số thí nghiệm cụ thể:

+ Quan sát sự nóng chảy và so sánh nhiệt độ nóng chảy của farafin, lưu huỳnh.

+ Làm sạch muối ăn từ hỗn hợp muối ăn và cát.

2. Kỹ năng.

- Sử dụng được một số dụng cụ, hoá chất để thực hiện một số thí nghiệm đơn giản trên.

- Viết bản tường trình.

3. Thái độ.

Thực hành nghiêm túc, không sử dụng bừa bãi các chất hoá học.

II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS.

1.Giáo viên

 -Hoá chất: S, Farafin.

 - Dụng cụ: Nhiệt kế, cốc, đèn cồn,đũa, phễu thuỷ tinh, ống nghiệm, kẹp gỗ, giấy lọc, chậu thuỷ tinh.

 2. Học sinh.

 Muối , cát, nước sạch.

 

doc3 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 442 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 4: Bài thực hành số 1 "Làm quen với nội dung trong phòng thí nghiệm và cách sử dụng một số dụng cụ hoá chất, làm sạch muối ăn có lẫn tạp chất là cát", để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:24/08/2010 Ngày giảng: 26/08/2010 Tiết 4 : BÀI THỰC HÀNH SỐ 1 LÀM QUEN VỚI NỘI DUNG TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM VÀ CÁCH SỬ DỤNG MỘT SỐ DỤNG CỤ HOÁ CHẤT, LÀM SẠCH MUỐI ĂN CÓ LẪN TẠP CHẤT LÀ CÁT I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1.Kiến thức - HS biết được nội quy và một số quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm hoá học, biết cách sử dụng một số dụng cụ hóa chất trong phòng thí nghiệm. - Mục đích và các bước tiến hành, kỹ thuật thực hiện của một số thí nghiệm cụ thể: + Quan sát sự nóng chảy và so sánh nhiệt độ nóng chảy của farafin, lưu huỳnh. + Làm sạch muối ăn từ hỗn hợp muối ăn và cát. 2. Kỹ năng. - Sử dụng được một số dụng cụ, hoá chất để thực hiện một số thí nghiệm đơn giản trên. - Viết bản tường trình. 3. Thái độ. Thực hành nghiêm túc, không sử dụng bừa bãi các chất hoá học. II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS. 1.Giáo viên -Hoá chất: S, Farafin. - Dụng cụ: Nhiệt kế, cốc, đèn cồn,đũa, phễu thuỷ tinh, ống nghiệm, kẹp gỗ, giấy lọc, chậu thuỷ tinh. 2. Học sinh. Muối , cát, nước sạch. III PHƯƠNG PHÁP: phương pháp thực hành. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1.Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số: 8A1 8A2 8A3 8A2 2.Kiểm tra bài cũ Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 3. Bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Một số quy tắc an toàn Muốn làm thí nghiệm thành công , giờ thực hành thực hành an toàn phải biết một số quy tắc an toàn. - GV yêu cầu HS mở cuối SGK - GV giới thiệu cách sử dụng một số dụng cụ đơn giản: ống nghiệm, kẹp, cốc, phễu, - GV Thông báo một số hoá chất độc hại, dễ cháy, bỏng. Cách sử dụng một số dụng cụ hoá chất nguy hiểm. - GV khi sử dụng hoá chất chú ý không dùng tay, không nếm, ngửi và để hoá chất bừa bãi.Dùng xong phải đạy nắp vào tránh bay hết làm giảm chất lượng. - GV hướng dẫn HS các thao tác khi làm một số thí nghiệm: + Khuấy chất lỏng trong ống nghiệm + Đun nóng ống nghiệm + Gạn chất lỏng ra khỏi ống nghiệm bằng phễu + Cô cạn trong ống nghiệm để giữ lại cặn. 1. Một số quy tắc và cách sử dụng hoá chất, dụng cụ thí nghiệm. - HS Tìm hiểu 4 quy tắc an toàn SGK trang 154 -HS quan sát và ghi nhớ + Không dùng tay trực tiếp cầm hóa chất + Không đổ hoá chất này vào hoá chất khác + Không đổ hoá chất dùng thừa trở lại bình + Không dùng hoá chất ở lọ không có nhãn + Không nếm ngửi trực tiếp hoá chất 2.Các thao tác của từng thí nghiệm HS ghi nhớ kiến thức. Hoạt động 2: Tiến hành thí nghiệm -GV: Mục đích của thí nghiệm này để chứng minh các chất khác nhau có nhiệt độ nóng chảy khác nhau. + Giới thiệu dụng cụ hoá chất thí nghiệm? + Trình bày cách tiến hành thí nghiệm? - GV lưu ý nhiệt kế đặt đứng trong ống nghiệm có xuyên qua tấm bìa cứng + Kết luận gì về nhiệt độ nóng chảy của mỗi chất.? + Giải thích vì sao có sự khác nhau đó? - GV nhận xét các nhóm làm thí nghiệm. - GV đặt câu hỏi + Mục đích của thí nghiệm này là gì? + Cơ sở của việc tách chất? + Dụng cụ, hoá chất, cách tiến hành thí nghiệm? - GV lưu ý rót từ từ nước muối vào phễu theo đũa thuỷ tinh +Quan sát chất cặn còn lại trong ống nghiệm sau khi đun nóng rồi rút ra KL? 1. Thí nghiệm 1: Theo dõi sự nóng chảy của farafin và lưu huỳnh. - HS giới thiệu dụng cụ, hoá chất: + 2 ống nghiệm, 2 nhiệt kế, cốc thuỷ tinh 500ml, đèn cồn, giá thí nghiệm. + Farafin và bột lưu huỳnh - HS trình bày cách tiến hành thí nghiệm; + Lấy một lượng hoá chất trên vào 2 ống nghiệm. Đặt đứng 2 ống nghiệm có nhiệt kế vào cốc đựng nước. + Đun nóng cốc bằng ngọn lửa đèn cồn + Theo dõi chất nào nóng chảy trước xem nhiệt kế + Khi nước sôi thì ngừng đun - HS các nhóm tiến hành làm thí nghiệm - HS ghi lại hiện tượng quan sát được + Các chất khác nhau có nhiệt độ nóng chảy khác nhau + Do mỗi chất có tính chất nhất định 2.Thí nghiệm 2: Tách riêng các chất từ hỗn hợp muối ăn và cát. - HS : + Tách riêng muối ăn ra khỏi cát thành muối sạch + Dựa vào tính chất vật lý nhiệt độ sôi của các chất Dụng cụ, hoá chất - HS nêu cách tiến hành thí nghiệm báo cáo hiện tượng + Muối ăn lẫn cát tan vào nước được hỗn hợp muối cát + Chất lỏng chảy xuống ống nghiệm là dung dịch trong suốt đó là nước muối, cát giữ lại trên bề mặt giấy + Đun nóng chất lỏng trên ngọn lửa đèn cồn + HS ghi hiện tượng quan sát được + Muối ăn và cát khác nhau về tính chất vật lý là tính tan nên tách muối ăn ra khỏi cát bằng cách hoà tan và cô cạn Hoạt động 3: VIẾT BẢN TƯỜNG TRÌNH HS làm tường trình theo mẫu TT Tên thí ngiệm Hiện tượng quan sát Giải thích- PTHH Kết luận Giáo viên : - Nhận xét ưu, nhược điểm. - Kết quả các nhóm Học sinh : - Thu dọn dụng cụ thí nghiệm - Hoàn thành bản tường trình V.HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ Học bài và xem trước bài mới

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_8_tiet_4_bai_thuc_hanh_so_1_lam_quen_voi.doc
Giáo án liên quan