I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, học sinh phải::
1. Kiến thức :
- Tính chất hóa học của hidro: Tác dụng với oxit kim loại. Khái niệm về sự khử và chất khử.
- Ứng dụng của hidro: làm nhiên liệu, nguyên liệu trong công nghiệp.
2. Kỹ năng:
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh rút ra được nhận xét về tính chất hóa học của hidro.
- Viết được các phương trình hóa học minh họa được tính khử của hidro.
- Tính được thể tích khí hidro (đktc) tham gia phản ứng và sản phẩm.
3. Thái độ:
- Vận dụng tính chất của hidro để giải thích các hiện tượng trong đời sống.
4. Trọng tâm:
- Tính chất hóa học của hidro.
- Khái niệm về chất khử, sự khử.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng dạy học:
a. Giáo viên: ống nghiệm có ống dẫn khí, ống nghiệm rỗng 2 đầu, kẹp, đèn cồn, thìa lấy hóa chất, ống hút, giá đỡ, Zn viên, dung dịch HCl, bột CuO, tranh ứng dụng H2.
a. Giáo viên: làm bài, đọc trước bài mới.
2. Phương pháp:
- Đàm thoại gợi mở.
- Thí nghiệm biểu diễn.
4 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 315 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 48, Bài 31: Tính chất, ứng dụng của Hiđro (Tiết 2) - Nguyễn Đình Yên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25 Ngày soạn : 28/02/2013.
Tiết 48 Ngày giảng : 02/03/2013.
Bài 31: TÍNH CHẤT ỨNG DỤNG CỦA HIDRO (Tiếp theo).
I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, học sinh phải::
1. Kiến thức :
- Tính chất hóa học của hidro: Tác dụng với oxit kim loại. Khái niệm về sự khử và chất khử.
- Ứng dụng của hidro: làm nhiên liệu, nguyên liệu trong công nghiệp.
2. Kỹ năng:
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh rút ra được nhận xét về tính chất hóa học của hidro.
- Viết được các phương trình hóa học minh họa được tính khử của hidro.
- Tính được thể tích khí hidro (đktc) tham gia phản ứng và sản phẩm.
3. Thái độ:
- Vận dụng tính chất của hidro để giải thích các hiện tượng trong đời sống.
4. Trọng tâm:
- Tính chất hóa học của hidro.
- Khái niệm về chất khử, sự khử.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng dạy học:
a. Giáo viên: ống nghiệm có ống dẫn khí, ống nghiệm rỗng 2 đầu, kẹp, đèn cồn, thìa lấy hóa chất, ống hút, giá đỡ, Zn viên, dung dịch HCl, bột CuO, tranh ứng dụng H2.
a. Giáo viên: làm bài, đọc trước bài mới.
2. Phương pháp:
- Đàm thoại gợi mở.
- Thí nghiệm biểu diễn.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp (2’):
2. Kiểm tra bài cũ: (10’)
?1. Viết PTHH của phản ứng H2 tác dụng với O2.
?2. Tại sao trước khi sử dụng H2 để làm thí nghiệm, chúng ta cần phải thử độ tinh khiết của H2? Nêu cách thử?
3. Vào bài mới : (25’)
* Ở tiết học trước, chúng ta đã tìm hiểu tính chất hóa học đầu tiên của hidro. Và ở tiết học hôm nay, ta sẽ tìm hiểu về tính chất hóa học tiếp theo của hidro và những ứng dụng của hidro trong đời sống. Bài 31: “Tính Chất - Ứng Dụng Của Hidro” (tiếp theo).
Hoạt động của Giáo Viên
Hoạt động của Học Sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu tác dụng của hidro với đồng (II) oxit (18’).
- GV giới thiệu dụng cụ, hóa chất.
- GV biểu diễn thí nghiệm: hidro với đồng (II) oxit.
- GV yêu cầu học sinh quan sát và trả lời câu hỏi treo ở bảng phụ:
?1. Cho biết màu sắc của CuO trước khi phản ứng.
?2. Khi cho dòng khí H2 đi qua bột CuO ở nhiệt độ thường có phản ứng hóa học xảy ra không?
?3. Khi đốt nóng CuO tới nhiệt độ khoảng 4000C rồi dẫn dòng khí H2 đi qua có hiện tượng gì? Vì sao? Viết phương trình hóa học của phản ứng?
GV hỏi: qua PTHH trên em có nhận xét gì về thành phần các chất trong phản ứng hóa học. Từ đó rút ra kết luận về tính chất của H2.
- GV chỉ trên PTHH và giới thiệu:
* Khí hidro đã chiếm nguyên tố oxi trong đồng oxit H2 có tính khử (H2 là chất khử) .
* Sự tách oxi ra khỏi CuO được gọi là sự khử CuO.
Từ đó GV yêu cầu thử nêu khái niệm về chất khử, sự khử.
- GV nhận xét, bổ sung hoàn chỉnh.
- GV chốt lại: H2 có tính khử (tác dụng với oxi đơn chất, có khả năng khử được oxit của 1 số kim loại ở nhiệt độ thích hợp tạo ra kim loại và nước).
- GV yêu cầu học sinh nêu kết luận về tính chất hóa học của H2.
- GV treo bảng phụ bài tập củng cố :
* Hãy viết phương trình hóa học của các phản ứng H2 khử các oxit sau :
a). Fe2O3. b). PbO.
c). HgO. d). Fe3O4.
- GV yêu cầu học sinh làm bài vào vở.
- GV thu bài làm nhanh của 1 số học sinh chấm điểm.
- GV nhận xét.
- HS quan sát.
- HS quan sát giáo viên làm thí nghiệm.
- HS thảo luận nhóm, đại diện các nhóm trả lời câu hỏi:
1. CuO trước phản ứng có màu đen.
2. Không có phản ứng hóa học xảy ra.
3. CuO màu đen chuyển dần thành màu đỏ và có những giọt nước bám ở thành ống nghiệm.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe chăm chú.
- HS nêu khái niệm chất khử, sự khử.
- HS lắng nghe.
- HS nêu kết luận.
- HS làm bài tập cá nhân.
- 2 HS lên bảng viết PTHH.
- HS lắng nghe.
II. Tính chất hóa học:
2. Tác dụng với đồng oxit:
- Thí nghiệm.
- Nhận xét.
t0
- Phương trình hóa học:
H2 + CuO ® 2H2O + Cu.
* Khí hidro đã chiếm nguyên tố oxi trong đồng oxit H2 có tính khử (H2 là chất khử) .
* Sự tách oxi ra khỏi CuO được gọi là sự khử CuO.
3. Kết luận : (sách giáo khoa).
Hoạt động 2: Tìm hiểu ứng dụng của hidro.( 7’ )
- Gv treo hình vẽ ứng dụng của H2, yêu cầu học sinh quan sát và trình bày các ứng dụng của H2 mà em biết.
- GV yêu cầu học sinh cho biết các ứng dụng đó của H2 có được là dựa vào đâu? Ví dụ minh họa cụ thể.
- GV bổ sung hoàn chỉnh.
HS quan sát tranh vẽ, trả lời.
HS trả lời: dựa vào tính chất rất nhẹ, tính khử và khi cháy tỏa nhiều nhiệt.
HS lắng nghe.
III. Ứng dụng: ( Sách giáo khoa)
4. Củng cố – Dặn dò: (8’)
a. Củng cố: (7’)
- GV treo bảng phụ bài tập:
* Cho 13 gam kẽm tác dụng với dung dịch axit clohidric (HCl). Sau phản ứng thu được khí hidro và muối kẽm clorua (ZnCl2). Hãy:
a). Viết phương trình hóa học của phản ứng.
b). Tính thể tích khí hidro sinh ra sau phản ứng (ở đktc).
c). Dùng lượng H2 trên cho phản ứng hoàn toàn với bột đồng (II) oxit (CuO). Hãy tính khối lượng CuO cần dùng cho phản ứng.
b. Dặn dò(1’):
- Nhận xét tình hình học tập của lớp.
- Dặn dò: - Về nhà học bài, làm bài tập:1,2,3,4,5,6 sách giáo khoa/109.
- Đọc trước bài: “Phản ứng oxi hóa – khử”.
IV. Nhận xét - Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- giao_an_hoa_hoc_lop_8_tiet_48_bai_31_tinh_chat_ung_dung_cua.doc