Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 49, Bài 33: Điều chế Hiđro. Phản ứng thế - Nguyễn Đình Yên

I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, học sinh phải:

1. Kiến thức : Biết được:

- Phương pháp điều chế hidro trong phòng thí nghiệm và trong công nghệp, cách thu khí hidro bằng cách đẩy nước và đẩy không khí.

- Phản ứng thế là phản ứng trong đó nguyên tử đơn chất thay thế nguyên tử của nguyên tố khác trong phân tử hợp chất.

2. Kỹ năng:

- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh rút ra được nhận xét về phương pháp điều chế và cách thu khí hiro. Hoạt động của bình kíp đơn giản.

- Viết được PTHH điều chế hidro từ kim loại (Zn, Fe) và dung dịch axit (HCl, H2SO4 loãng).

- Phân biệt phản ứng thế với phản ứng oxi hóa – khử. Nhận biết phản ứng thế trong các PTHH cụ thể.

- Tính được thể tích khí hidro điều chế được ở đktc.

3. Thái độ:

- Giáo dục học sinh tính cẩn thận khi làm thí nghiệm.

4. Trọng tâm:

- Phương pháp điều chế hidro trong phòng thí nghiệm.

- Khái niệm phản ứng thế.

 

doc4 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 13/07/2022 | Lượt xem: 254 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 49, Bài 33: Điều chế Hiđro. Phản ứng thế - Nguyễn Đình Yên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26 Ngày soạn : 02/03/2013. Tiết 49 Ngày giảng : 04/03/2013. Bài 33: ĐIỀU CHẾ HIDRO – PHẢN ỨNG THẾ. I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, học sinh phải: 1. Kiến thức : Biết được: - Phương pháp điều chế hidro trong phòng thí nghiệm và trong công nghệp, cách thu khí hidro bằng cách đẩy nước và đẩy không khí. - Phản ứng thế là phản ứng trong đó nguyên tử đơn chất thay thế nguyên tử của nguyên tố khác trong phân tử hợp chất. 2. Kỹ năng: - Quan sát thí nghiệm, hình ảnhrút ra được nhận xét về phương pháp điều chế và cách thu khí hiro. Hoạt động của bình kíp đơn giản. - Viết được PTHH điều chế hidro từ kim loại (Zn, Fe) và dung dịch axit (HCl, H2SO4 loãng). - Phân biệt phản ứng thế với phản ứng oxi hóa – khử. Nhận biết phản ứng thế trong các PTHH cụ thể. - Tính được thể tích khí hidro điều chế được ở đktc. 3. Thái độ: - Giáo dục học sinh tính cẩn thận khi làm thí nghiệm. 4. Trọng tâm: - Phương pháp điều chế hidro trong phòng thí nghiệm. - Khái niệm phản ứng thế. II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng dạy học: a. Giáo viên: Chuẩn bị 4 bộ dụng cụ, hóa chất để điều chế khí hidro gốm: ống nghiệm có nhánh, ống dẫn khí, 2 bính thủy tinh, pipet, kẹp gỗ, khay, cốc thủy tinh đựng nước, chật thủy tinh đựng nước, diêm, đèn cồn, chén sứ, dung dịch HCl, Zn viên. b. Học sinh: làm bài, đọc trước bài mới. 2. Phương pháp: - Đàm thoại gợi mở. - Thí nghiệm. - Làm việc theo nhóm. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức lớp (1’): 2. Kiểm tra bài cũ: (5’) ?. Nêu tính chất vật lý và tính chất hóa học của hidro, viết phương trình hóa học minh họa. 3. Vào bài mới : (28’) Như các em đã biết, H2 có nhiều ứng dụng trong đời sống và sản xuất. Vậy làm cách nào để điều chế khí H2 như mong muốn, ta cùng nghiên cứu bài mới hôm nay, bài 34: “ Điều chế hidro – phản ứng thế”. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Tìm hiểu cách điều chế hidro trong phòng thí nghiệm ( 17’ ). GV nêu vấn đề: từ những tính chất vật lý của H2 mà bạn đã trình bày các em hãy nêu cách để thu khí hidro trong phòng thí nghiệm. GV yêu cầu học sinh nhắc lại cách điều chế hidro đã biết ( nguyên liệu, phương pháp). GV hướng dẫn học sinh các nhóm tự làm thí nghiệm điều chế hidro từ Zn và dung dịch HCl, thử độ tinnh khiết H2, đốt cháy H2, sau đó cô cạn dung dịch để xác nhận sự hình thành muối ZnCl2. GV yêu cầu học sinh nêu nhận xét hiện tượng và viết phương trình hóa học của phản ứng. GV hỏi: cách thu khí H2 giống và khác cách thu khí O2 ở điểm nào? Vì sao? GV giới thiệu: để điều chế khí hidro người ta có thể thay Zn bằng các kim loại khác như: Al, Fe, Mgvà thay dung dịch HCl bằng dung dịch H2SO4 loãng. GV treo bảng phụ bài tập 1: Viết các phương trình phản ứng sau: a. Fe + dung dịch HCl. b. Al + dung dịch HCl. GV giới thiệu hóa trị của Fe trong phản ứng a. GV gọi học sinh lên bảng viết PTHH. HS lắng nghe và trả lời. HS nêu cách điều chế hidro từ Zn và dung dịch HCl. HS các nhóm làm thí nghiệm theo hướng dẫn của giáo viên. HS nêu nhận xét. 1 HS lên bảng viết PTHH. HS trả lời. HS lắng nghe. HS làm bài tập cá nhân. 3 HS lên bảng viết PTHH. I. Điều chế khí hidro trong phòng thí nghiệm: - Nguyên liệu: kim loại: Fe, Al, Zn, dung dịch HCl hoặc dung dịch H2SO4 loãng. - Phương pháp: cho kim loại tác dụng với dung dịch axit. - Cách thu: 2 cách: + Đẩy nước. + Đẩy không khí (để úp ống nghiệm). - PTHH: Zn + 2HCl ® ZnCl2 + H2 ­. Hoạt động 2: Tìm hiểu về phản ứng thế (10’) GV: Sử dụng các phương trình hóa học ở phần ví dụ và bài tập trên, yêu cầu học sinh nhận xét và cho biết:các nguyên tử Fe, Al, Zn đã thay thế nguyên tử nào của axit? (GV có thể dùng phấn màu để giúp học sinh nhận xét). GV: Các phản ứng hóa học trên gọi là phản ứng thế ® các em hãy rút ra định nghĩa phản ứng thế. GV treo bảng phụ bài tập 2: * Hoàn thành các phương trình phản ứng sau và cho biết mỗi phản ứng thuộc loại phản ứng nào đã học. a. P2O5 + H2O ® H3PO4. b. Na2O + H2O ® NaOH. t0 c. Cu+ AgNO3 ® CuNO3 + Ag. d. Mg(OH)2 ® MgO + H2O. GV nhận xét. HS quan sát chăm chú. HS trả lời. HS theo dõi chăm chú. HS nêu định nghĩa về phản ứng thế. HS ghi đề bài và làm bài tập. HS nộp vở theo yêu cầu. HS lắng nghe. II. Phản ứng thế: * Ví dụ: a. Fe + 2HCl ® FeCl2 + H2. b. 2Al + 6HCl ® 2AlCl3 + 3H2 c. 2Al+6H2SO4loãng ®2Al2(SO4)3+ 3H2­. * Định nghĩa: Phản ứng thế là phản ứng trong đó nguyên tử đơn chất thay thế nguyên tử của nguyên tố khác trong phân tử hợp chất. 4. Củng cố - dặn dò: a.Củng cố (9’): - GV treo bảng phụ bài tập: *Bài 3: Cho 16,8 gam sắt tác dụng với dung dịch loãng có chứa 24,5 gam axit sunfuric. a. Viết phương trình hóa học của phản ứng. b. Chất nào còn dư sau phản ưnng1 và dư bao nhiêu gam? - GV hướng dẫn và gọi học sinh lên bảng hoàn thành bài tập. - GV chấm điểm vở 1 số học sinh và nhận xét. b. Dặn dò (2’): - Nhận xét tình hình học tập của lớp. - Dặn dò: + Về nhà học bài, làm bài tập:1,2,3,4,5, sách giáo khoa/117. + Chuẩn bị kĩ bài thực hành 5, soạn bài, kẻ bảng tường trình thí nghiệm vào vở. + Tổ trực nhật cử học sinh lên bê dụng cụ thí nghiệm. IV. Nhận xét - Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_8_tiet_49_bai_33_dieu_che_hidro_phan_ung.doc
Giáo án liên quan