A. Mục tiêu :
* Kiến thức: HS biết được nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện và từ đó tạo ra mọi chất.
HS biết được đặc điểm của hạt electron, của hạt proton và hạt nơtron.
HS biết được trong nguyên tử: số e = số p, e luôn chuyển động và sắp xếp thành từng lớp.
* Kĩ năng : Rèn luyện kĩ năng tư duy, quan sát.
* Thái độ :Học sinh thấy được sự tồn tại khách quan của thế giới vật chất, có niềm tin vào khoa học.
B. Chuẩn bị:
* GV: Sơ đồ nguyên tử Hiđrô, Oxi, Natri; Phiếu học tập.
* HS: Nội dung của bài học.
3 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 490 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 5: Nguyên tử (Bản hay), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 17/09/07 Tiết 5: NGUYÊN TỬ
A. Mục tiêu :
* Kiến thức: HS biết được nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện và từ đó tạo ra mọi chất.
HS biết được đặc điểm của hạt electron, của hạt proton và hạt nơtron.
HS biết được trong nguyên tử: số e = số p, e luôn chuyển động và sắp xếp thành từng lớp.
* Kĩ năng : Rèn luyện kĩ năng tư duy, quan sát.
* Thái độ :Học sinh thấy được sự tồn tại khách quan của thế giới vật chất, có niềm tin vào khoa học.
B. Chuẩn bị:
* GV: Sơ đồ nguyên tử Hiđrô, Oxi, Natri; Phiếu học tập.
* HS: Nội dung của bài học.
C. Tiến trình dạy học:
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP
1. Nguyên tử là gì?
- Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện.
- Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ tạo bởi 1 hay nhiều electron mang điện tích âm.
- Electron Kí hiệu : e
Điện tích : -
2. Hạt nhân nguyên tử.
- Hạt nhân tạo bởi: Proton (p, +) và nơtron(n)
- Các nguyên tử cùng loại đều có cùng số proton trong hạt nhân.
- Trong một nguyên tử thì số p = số e
- Khối lượng của hạt nhân được coi là khối lượng của nguyên tử (vì me rất bé).
3. Lớp electron.
- Electron luôn chuyển động quanh hạt nhân và sắp xếp thành từng lớp, mỗi lớp có 1 số electron nhất đinh.
Hoạt động của GV.
* Hoạt động 1: (2’) ĐVĐ cho bài mới.
- Vật thể được tạo ra từ đâu?
- Thế còn các chất được tạo ra từ đâu? Câu hỏi đó được đặt ra từ cách đây mấy nghìn năm. Ngày nay khoa học đã có câu trả lời rõ ràng và các em sẽ biết được trong bài này. “Nguyên tử”.
* Hoạt động 2: (13’) Nguyên tử là gì?
GV: Thông báo: Các chất đều được tạo nên từ những hạt vô cùng nhỏ, trung hòa về điện gọi là nguyên tử. Vậy nguyên tử là gì?
GV: Thông báo: Có hàng chục triệu chất khác nhau nhưng chỉ có trên 100 loại nguyên tử.
Nguyên tử à Chất à Vật thể.
GV: Dùng sơ đồ nguyên tử Hiđrô và nguyên tử Oxi để giới thiệu về cấu tạo bên trong của nguyên tử. Nguyên tử có cấu tạo bên trong như thế nào?
GV: Hạt electron có đặc điểm như thế nào?
( Bổ sung me = 9,1095.10-28 gam)
* Củng cố: Bài 1/15sgk
* Chúng ta sẽ xét xem hạt nhân và lớp vỏ được cấu tạo như thế nào?
* Hoạt động 3: (15’) Hạt nhân nguyên tử
GV: Giới thiệu: Hạt nhân được tạo bởi 2 loại hạt proton và nơtron.
GV: Em hãy cho biết đặc điểm của 2 loại hạt này ?
(Bổ sung: mp = 1,6726.10-24g, mn = 1,6748.10-24g)
GV: Giới thiệu: Khái niệm “nguyên tử cùng loại”.
GV: Vì nguyên tử trung hòa về điện nên em có nhận xét gì về số p và số e trong nguyên tử?
GV: Hãy so sánh khối lượng 1 hạt e với 1 hạt p và 1 hạt n
GV: Có kết luận gì về mhạt nhân với mnguyên tử
* Củng cố: 2, 3/15 sgk
* Để biết đươc lớp e có đặc điểm gì chúng ta cùng nghiên cứu phần 3
* Hoạt động 4: (10’) Lớp electron.
GV:Thông báo: Electron luôn chuyển động quanh hạt nhân và sắp xếp thành từng lớp, mỗi lớp có 1 số electron nhất định.
GV: Giới thiệu sơ đồ nguyên tử Hiđrô, Oxi, Natri. Yêu cầu HS thảo luận hoàn thành bảng sau:
Nguyên tử
Số p trong hạt nhân
Số e trong nguyên tử
Số lớp electron
Số e lớp ngoài cùng
Hiđro
Oxi
Nhôm
GV:Vì sao các ngtử có khả năng liên kết được với nhau?
* Củng cố: 4/15 sgk, 5/16 sgk
Hoạt động của HS.
HS: Vật thể được tạo ra từ chất.
HS: Lắng nghe, ghi đầu bài.
HS: Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện.
HS: Lắng nghe, ghi nhận.
HS: Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ tạo bởi 1 hoặc nhiều electron mang điện tích âm.
HS: + Kí hiệu : e
+ Điện tích : -
HS: Làm bài tập1/15 sgk.
HS: Hạt Proton Kí hiệu : P
Điện tích : +
Hạt Nơtron Kí hiệu : n
Điện tích : không mang điện
HS: Lắng nghe và ghi nhận: Các nguyên tử có cùng số p trong hạt nhân.. nguyên tử cùng loại.
HS: Số p = Số e
HS: mp = mn = 1,67.10-24g
me = 9,10.10-28g = 0,00091.10-24g
Þ me = 0,0005 mp
HS: mngtử » mhạt nhân (vì me rất bé)
HS1: Làm bài tập 2/15 sgk.
HS1: Làm bài tập 3/15 sgk
HS: Lắng nghe và ghi vào vở.
HS: Ghi vào bảng các kết quả.
Nguyên tử
Số p trong hạt nhân
Số e trong nguyên tử
Số lớp electron
Số e lớp ngoài cùng
Hiđro
1
1
1
1
Oxi
8
8
2
6
Nhôm
13
13
3
3
HS: Các nguyên tử có khả năng liên kết được với nhau là nhờ e luôn chuyển động quanh hạt nhân và sắp xếp thành từng lớp.
HS1: Chữa bài tập 4/15 sgk
HS2: Chữa bài tập 5/16 sgk
D. Hướng dẫn tự học:(5’)
* Bài vừa học:
- Học bài theo vở ghi + sgk
- Làm các bài tập 1, 2, 3, 4, 5 /15, 16 sgk
* Bài sắp học: Nguyên tố hóa học (T1)
- Nguyên tố hóa học là gì?
- Kí hiệu hóa học dùng để làm gì?
- Cho biết cách viết kí hiêu hoá học như thế nào là đúng. Xem cách viết kí hiệu hoá học của một nguyên tố ở bảng 1 trang 42 sgk.
E. Rút kinh nghiệm, kiểm tra:
File đính kèm:
- giao_an_hoa_hoc_lop_8_tiet_5_nguyen_tu_ban_hay.doc