Giáo án Hóa học Lớp 9 - Bài 22: Clo - Trịnh Thị Huyền

I/ Mục tiêu

1) Kiến thức:

a) HS biết:

-Vị trí của Clo trong bảng HTTH các NTHH, độ âm điện và trạng thái oxy hóa của Clotrong các hợp chất.

- Tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên, ứng dụng của Clo, phương pháp điều chế Clo trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.

- Khí Clo là một khí độc.

b) HS hiểu:

- Tính chất hóa học cơ bản của Clo là tính phi kim mạnh, có tính oxy hóa mạnh.Ngoài raClo còn thể hiện tính khử.

c) HS vận dụng:

- Giải thích tại sao Clo được ứng dụng trong cuộc sống để làm chất tẩy trắng vải, sợi haychất sát trùng?

- Viết các phương trình phản ứng minh họa cho tính oxi hóa mạnh và tính khử của Clo.

2) Kĩ năng:

- Viết và cân bằng phương trình phản ứng oxy hóa khử.

- Quan sát, dự đoán, kiểm tra và kết luận, nhận xét.

- Giải các bài tập về điều chế Clo.

- Rèn luyện kĩ năng hoạt động nhóm.

3) Tình cảm, thái độ:

- Thấy được những ứng dụng và một số tác hại của Clo để học sinh có niềm tin là hóa học phục vị cuộc sống, cũng như tầm quan trọng của Clo trong cuộc sống từ đó có hứng thúhọc tập.

- Yêu thích bộ môn hóa học.

 

docx10 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 12/07/2022 | Lượt xem: 222 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 9 - Bài 22: Clo - Trịnh Thị Huyền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN HÓA HỌC 9 Họ và tên sinh viên: Trịnh Thị Huyền Lớp:36A- Khoa Hóa học Ngày giảng: 16/04/2013 BÀI 22: CLO Kiến thức cũ có liên quan Kiến thức mới cần hình thành cho học sinh - Tính chất hóa học của phi kim - Tính chất hóa học của clo - Ứng dụng và phương pháp điều chế. I/ Mục tiêu 1) Kiến thức: a) HS biết: -Vị trí của Clo trong bảng HTTH các NTHH, độ âm điện và trạng thái oxy hóa của Clotrong các hợp chất. - Tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên, ứng dụng của Clo, phương pháp điều chế Clo trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. - Khí Clo là một khí độc.  b) HS hiểu: - Tính chất hóa học cơ bản của Clo là tính phi kim mạnh, có tính oxy hóa mạnh.Ngoài raClo còn thể hiện tính khử. c) HS vận dụng: - Giải thích tại sao Clo được ứng dụng trong cuộc sống để làm chất tẩy trắng vải, sợi haychất sát trùng? - Viết các phương trình phản ứng minh họa cho tính oxi hóa mạnh và tính khử của Clo. 2) Kĩ năng: - Viết và cân bằng phương trình phản ứng oxy hóa khử. - Quan sát, dự đoán, kiểm tra và kết luận, nhận xét. - Giải các bài tập về điều chế Clo. - Rèn luyện kĩ năng hoạt động nhóm. 3) Tình cảm, thái độ: - Thấy được những ứng dụng và một số tác hại của Clo để học sinh có niềm tin là hóa học phục vị cuộc sống, cũng như tầm quan trọng của Clo trong cuộc sống từ đó có hứng thúhọc tập. - Yêu thích bộ môn hóa học. 3) Trọng tâm bài học - Tính chất vật lí của clo. - Tính oxi hóa mạnh của clo. - Điều chế, ứng dụng của Clo. II/ Phương pháp dạy học. Phương pháp thuyết trình. Phương pháp vấn đáp. Phương pháp đàm thoại. Phương pháp trực quan. Phương pháp dạy học nêu vấn đề. II/ Chuẩn bị: Giáo viên: Các phiếu học tập. Bình đựng khí Clo và nước Clo. Video về phản ứng cháy của Clo với Fe và Cu, về điều chế Clo trong PTN. Tình huống học tập, giáo án, nội dung trình chiếu ppt.- Học sinh:  Nghiên cứu bài trước ở nhà. Nghiên cứu ứng dụng và tác hại của Clo trong cuộc sống. IV/ Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức(1’) 2. Kiểm tra bài cũ (3’): Một em hãy cho biết tính chất hóa học của phi kim và viết phương trình phản ứng minh họa? 3. Thiết kế các hoạt động của giáo viên và hoc sinh HOẠT ĐỘNG 1:Tìm hiểu về tính chất vật lí của clo (8 phút) Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt -GV: Cô có bình đựng khí Clo, các em hãy quan sát và cho cô biết một số tính chất vật lí của Clo như: Trạng thái, màu sắc. HS: là chất khí, màu vàng lục -GV mở nắp bình, phẩy nhẹ cho 1 HS ngửi nhanh và nhận xét. -GV: Em hãy cho biết clo nặng hay nhẹ hơn không khí? Và bao nhiêu lần? HS: Xác định tỉ khối của clo so với không khí: DCl2kk=MCl229=35,5×229=2,5 -GV: Thả 1 con cào cào còn sống vào bình đựng khí clo và đậy nút bình lại, yêu cầu HS theo dõi tình trạng của nó. - GV kết hợp GD bảo vệ môi trường Clo là khí độc nên không để clo làm ô nhiễm môi trường trong quá trình sử dụng cũng như trong việc điều chế phải tuân thủ nghiêm ngặt theo quy trình Clo còn gây thủng tầng ozon I/ Tính chất vật lí -Trạng thái: khí -Màu sắc: vàng lục -Mùi: hắc -Tan ít trong nước tạo dung dịch màu vàng nhạt -Clo nặng hơn không khí 2,5 lần -Clo là khí độc HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu về tính chất hóa học của clo Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt -GV: Gọi 1 HS nhắc lại tính chất hóa học của phi kim -GV đặt vấn đề: Clo là một phi kim, vậy nó có đầy đủ tính chất hóa học của 1 phi kim không? Ngoài ra nó còn có tính chất hóa học nào khác, ta cùng nhau tìm hiểu trong phần II -GV: Làm thí nghiệm :Đốt sợi dây đồng trong không hkis rồi đưa vào lọ đựng khí clo. Hãy nêu hiên tượng xảy ra, viết phương trình phản ứng, gọi tên sản phẩm HS: Màu vàng lục của khí clo mất đi, xuất hiện chất rắn màu trắng, đó là đồng II clorua -GV: Tương tự, em hãy hoàn thành phương trình phản ứng sau: Cl2 + Fe " Cl2 + Mg " HS: a) 3Cl2 + 2Fe 2FeCl3 b) Cl2 + Mg MgCl2 -GV: qua các ví dụ trên em thấy clo tác dụng hầu hết các kim loại tạo ra muối gì? HS: muối clorua -GV: Viết PTPU của H2 và Cl2. Gọi tên sản phẩm HS: H2 + Cl2 2HCl Khí hidroclorua -GV: khí này tan nhiều trong nước tạo thành axit clohidric Lưu ý: Clo không phản ứng trực tiếp với oxi -GV: clo có tính chất hoá học cuả phi kim không? Nó là phi kim hoạt động như thế nào? HS:Clo có một số tính chất của phi kim +tác dụng với hầu hết các kim loại + tác dụng mạnh với hidro => clo là phi kim mạnh *Tìm hiểu tính chất hóa học riêng của clo Tác dụng với nước -GV: Cho HS xem movie TN. Quan sát và nhận xét hiện tượng xảy ra ở nẩu giấy quỳ? HS:Quỳ tím hóa đỏ sau đó bị mất màu ( trỏ thành màu trắng) -GV: Từ PTPƯ xảy ra: Cl2 + H2O D HCl + HClO Hãy cho biết: chất nào làm quỳ tím hóa đỏ? Chất nào làm quỳ tím mất màu? HS: - Axit HCl làm quỳ tím hóa đỏ -Axit HClO làm quỳ tím mất màu -GV bổ sung: Axit HClO làm quỳ tím mất màu vì HClO là axit yếu, có tính oxi hóa mạnh nên có tính tẩu màu Hỗn hợp chứa 2 axit HCl và HClO gọi là nước clo -GV:qua thí nghiệm trên, sự hòa tan clo vào nước là hiện tượng vật lí hay là hiện tượng hoá học? HS: Vừa là hiện tượng vật lí (vì clo hòa tan trong nước nên hỗn hợp sau phản ứng vẫn có màu vàng), vừa là hiện tượng hoá học ( vì sản phẩm tạo thành 2 chất khác nhau) Tác dụng với dd NaOH -GV: mô tả thí nghiệm: rót nhanh dd NaOH vào lọ đựng khí clo, đậy nút, lắc nhẹ, sau đó cho mẩu giấy quỳ tím vào đó. Quan sát hiện tượng xảy ra với giấy quỳ ? HS: khí clo mất màu vàng, giấy quỳ bị mất màu trở thành màu trắng -GV:vậy sản phẩm gồm những chất nào? các em theo dõi PTHH xảy ra: Cl2 +2NaOH " NaCl +NaClO + H2O -GV: vì sao ta thu được 2 muối? HS: do khí clo tác dụng với nước tạo ra 2 axit HCl và HClO, 2 axit này lần lượt tác dụng với NaOH sinh ra 2 muối -GV: vì sao quỳ tím mất màu thành màu trắng? HS: vì NaClO tương tự như HClO có tình oxi hóa mạnh nên tẩy màu -GV bổ sung: Dung dịch hỗn hợp 2 muối NaCl và NaClO được gọi là nước Javen. Dung dịch này còn có tính tẩy màu, sát trùng, diệt nấm II/ Tính chất hóa học 1/ Clo có những tính chất hóa học của phi kim không? Tác dụng với kim loại PTHH: Cu(r) + Cl2(k) CuCl2(r) Đỏ vàng lục trắng Vây: clo tác dụng hầu hết các kim loại tạo ra muối clorua. Tác dụng với hidro H2(k) + Cl2(k) 2HCl(k) Khí hidroclorua Kết luận:Clo có một số tính chất của phi kim + Tác dụng với hầu hết các kim loại + Tác dụng mạnh với hidro => Clo là phi kim mạnh 2/ Clo còn có tính chất hóa học nào khác? a)Tác dụng với nước PTPƯ: Cl2 + H2O D HCl + HClO (k) (l) (dd) (dd) Axit hipoclorô Hỗn hợp chứa 2 axit HCl và HClO gọi là nước clo b)Tác dụng với dd NaOH PTHH: Cl2 +2NaOH " NaCl + NaClO + H2O Natri hipoclorit Vàng lục không màu - Dung dịch hỗn hợp 2 muối NaCl và NaClO được gọi là nước Javen. - Dung dịch này còn có tính tẩy màu, sát trùng, diệt nấm vì NaClO là chất oxi hóa mạnh HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu ứng dụng của clo Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt -GV: các em hãy thảo luận nhóm để tìm hiểu xem clo có những ứng dụng gì trong đới sống và sản xuất? HS: - Khử trùng nước sinh hoạt -Tẩy trắng sợi vải, bột giấy -Điều chế nước Javen, clorua vôi (CaOCl2) - Điều chế axit clohidric - Điều chế nhựa P.V.C, chất tẩy màu, chất dẻo III/ Ứng dụng của clo - Khử trùng nước sinh hoạt -Tẩy trắng sợi vải, bột giấy -Điều chế nước Javen, clorua vôi (CaOCl2) - Điều chế axit clohidric - Điều chế nhựa P.V.C, chất tẩy màu, chất dẻo HOẠT ĐỘNG 4: Điều chế khí clo Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt -GV: Trong tự nhiên clo chỉ tồn tại dưới dạng hợp chất nên người ta điều chế clo từ những hợp chất của nó - GV: Đưa phiếu học tập Thu khí clo bằng phương pháp gì? Tại sao? Bình chứa dung dịch H2SO4 có tác dụng gì trong quá trình thu khí clo? Bông tẩm xút thu khí clo có tác dụng gì? Tại sao phải cho dd HCl từ từ tiếp xúc với MnO2 thay vì cho vì 1 lần -HS: Thu khí clo bằng phương pháp đẩy không khí ví clo nặng gấp 2,5 lần không khí Bình chứa dd H2SO4 có tác dụng làm khô khí clo Bông tẩm xút ở bình thu khí clo có tác dụng để khử khí clo còn dư sau khi làm thí nghiệm Phải cho dd HCl từ từ tiếp xúc với MnO2 thay vì cho vì 1 lần: hạn chế lượng sinh ra clo dư gây độc hại 2/ Điều chế khí clo trong công nghiệp -GV: -Giới thiệu cho HS phương pháp điện phân muối ăn trong công nghiệp - Phân tích phương pháp: điện phân dd muối ăn bão hòa có màng ngăn xốp - Cho HS quan sát sơ đồ đp trên máy chiếu - GV: Các em có biết nhà máy nào ở nước ta sx xút- clo? -HS: Nhà máy hóa chất Việt Trì, nhà máy giấy Bãi Bằng 1/ Điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm Đun nóng dd HCl đặc với các chất oxi hóa mạnh như MnO2 PTHH: MnO2+4HCl MnCl2+Cl2 + 2H2O Đen vàng lục 2/ Điều chế khí clo trong công nghiệp - phương pháp: điện phân dd muối ăn bão hòa có màng ngăn xốp -Nguyên liệu: muối ăn và nước - PTHH: 2NaCl+ 2H2O 2NaOH +Cl2 + H2 HOẠT ĐỘNG 5: Củng cố * GV nhắc lại kiến thức trọng tâm của bài học - Tính chất vật lý, hóa học của khí clo - Khí clo có ứng dụng đời sống và sản xuất. - Phương pháp điều chế clo - Làm bài tập về nhà Đáp án kiểm tra bài cũ: Câu 1: Tính chất hóa học của phi kim: Tác dụng với kim loại; Fe + S FeS Tác dụng với hidro O2 + H2 H2O Tác dụng với oxi 4P + 5O2 P2O5 Bài tập

File đính kèm:

  • docxgiao_an_hoa_hoc_lop_9_bai_22_clo_trinh_thi_huyen.docx