-GV: Các em sẽ thực hiện một số phản ứng hoá học của nhôm và sắt với các
chất khác nhau. Từ đó khắc sâu thêm kiến thức về tính chất của nhôm và sắt.
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức
a. Mục tiêu:
Kiểm tra sự chuẩn bị bản tường trình của học sinh ở nhà.
Nêu một số lưu ý đối với HS trong quá trình tiến hành thí nghiệm để đảm bảo kết quả
b. Phương thức dạy học: Đàm thoại – Thí nghiệm thực hành
c. Sản phẩm dự kiến: học sinh tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm, sử dụng dụng cụ và hóa chất, tiến hành thí nghiệm an toàn
d. Năng lực hướng tới: Năng lực phát hiện vấn đề , thực hành hóa học
- Giới thiệu các thí nghiệm có trong bài thực hành và các dụng cụ, hoá chất cần thiết trong bài thực hành.
-GV: Hướng dẫn lần lượt từng thí nghiệm thông qua các thao tác mẫu.
- GV: Nêu một số lưu ý trong quá trình làm thực hành để đạt kết quả chính xác và an toàn hơn.
5 trang |
Chia sẻ: thuongad72 | Lượt xem: 680 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 9 - Bài 33: Thực hành Tính chất hoá học của phi kim và hợp chất của chúng - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :
Tiết: 41 Ngày dạy:
Bài 33. THỰC HÀNH: TÍNH CHẤT HOÁ HỌC
CỦA PHI KIM VÀ HỢP CHẤT CỦA CHÚNG
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức
- Mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm:
- Cacbon khử đồng (II) oxit ở nhiệt độ cao.
- Nhiệt phân muối NaHCO3.
- Nhận biết muối cacbonat và muối clorua cụ thể
2.Kỹ năng
- Sử dụng dụng cụ và hoá chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên.
- Quan sát, mô tả, giải thích hiện tượng thí nghiệm và viết được các phương trình hoá học.
- Viết tường trình thí nghiệm.
3.Thái độ
- Có ý thức nghiêm túc, cẩn thận trong học tập và trong thực hành thí nghiệm.
4. Năng lực cần hướng đến:
Năng lực chung
Năng lực chuyên biệt
- Năng lực phát hiện vấn đề
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác
- Năng lực tự học
- Năng lực sử dụng CNTT và TT
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
- Năng lực thực hành hóa học
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học.
II. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT, HÌNH THỨC DẠY HỌC
- Phương pháp, kỹ thuật dạy học:
+ Phương pháp làm thí nghiệm.
+ Phương pháp dạy học theo nhóm.
+ Phương pháp vấn đáp tìm tòi.
+ Phương pháp thuyết trình.
- Kĩ thuật dạy học:
+ Kĩ thuật động não.
+ Kĩ thuật đặt câu hỏi
- Hình thức tổ chức dạy học: (cá nhân, nhóm, cả lớp)
III.CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Đồ dùng dạy học:
a. Giáo viên:
- Hoá chất: C, CuO, NaHCO3, dd Ca(OH)2, NaCl, Na2CO3, CaCO3, H2O, dd HCl
- Dụng cụ: Ống nghiệm, đèn cồn, ống hút, quẹt diêm, đũa thuỷ tinh
b.Học sinh :
- Mẫu bài thu hoạch
BÀI THU HOẠCH SỐ:..
Nhóm:Lớp
STT
Tên thí nghiệm
Hóa chất,dụng cụ
Tiến hành
Hiện tượng
Kết quả thí nghiệm
01
02
03
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bài
Hoạt động 1 : Mở đầu
-GV: Các em sẽ thực hiện một số phản ứng hoá học của nhôm và sắt với các
chất khác nhau. Từ đó khắc sâu thêm kiến thức về tính chất của nhôm và sắt.
-HS: Chuẩn bị đầy đủ thiết bị giáo viên giao
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức
a. Mục tiêu:
Kiểm tra sự chuẩn bị bản tường trình của học sinh ở nhà.
Nêu một số lưu ý đối với HS trong quá trình tiến hành thí nghiệm để đảm bảo kết quả
b. Phương thức dạy học: Đàm thoại – Thí nghiệm thực hành
c. Sản phẩm dự kiến: học sinh tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm, sử dụng dụng cụ và hóa chất, tiến hành thí nghiệm an toàn
d. Năng lực hướng tới: Năng lực phát hiện vấn đề , thực hành hóa học
- Giới thiệu các thí nghiệm có trong bài thực hành và các dụng cụ, hoá chất cần thiết trong bài thực hành.
-GV: Hướng dẫn lần lượt từng thí nghiệm thông qua các thao tác mẫu.
- GV: Nêu một số lưu ý trong quá trình làm thực hành để đạt kết quả chính xác và an toàn hơn.
- HS: Theo dõi và lắng nghe.
-HS: Theo dõi các thao tác thí nghiệm của GV, ghi nhớ các thao tác thí nghiệm chuẩn bị cho việc thực hành của mình.
-HS: Lắng nghe và ghi nhớ, tránh gây tai nạn trong quá trình làm thí nghiệm.
Hoạt động 3. Luyện tập
Hoạt động 3.1. Tiến hành thí nghiệm
a. Mục tiêu: Thực hành các tính chất hoá học của phi kim.
b. Phương thức dạy học: Thảo luận nhóm, thí nghiệm thực hành, trực quan
c. Sản phẩm dự kiến: học sinh biết quan sát, mô tả, giải thích hiện tượng và viết các PTHH các thí nghiệm.
d. Năng lực hướng tới: Sử dụng ngôn ngữ hóa học, giải quyết vấn đề, tự học, năng lực thực hành hóa học.
- GV:
- Mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm:
- Cacbon khử đồng (II) oxit ở nhiệt độ cao.
- Nhiệt phân muối NaHCO3.
- Nhận biết muối cacbonat và muối clorua cụ thể
- HS: Thực hiện việc chia nhóm theo yêu cầu của GV.
Bầu nhóm trưởng, thư kí.
Nhóm trưởng phân công công việc cho các thành viên trong nhóm.
- HS: Nêu cách tiến hành các thí nghiệm trước khi thực hành.
Hoạt động 3.2. Viết tường trình thí nghiệm
a. Mục tiêu: Giáo dục tính cẩn thận, sạch sẽ, trung thực trong quá trình làm thí nghiệm.
b. Phương thức dạy học: Đàm thoại – vấn đáp
c. Sản phẩm dự kiến: Bài tường trình
d. Năng lực hướng tới: Sử dụng ngôn ngữ hóa học, giải quyết vấn đề.
- GV: Yêu cầu các nhóm nêu lại cách tiến hành, hiện tượng, viết PTHH cho mỗi thí nghiệm vừa làm.
-GV: Cho HS hoàn thành bài tường trình thí nghiệm.
- HS: Đại diện các nhóm nêu lại cách tiến hành, hiện tượng và viết PTHH các TN.
Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS: Hoàn thành bài tường trình thí nghiệm theo mẫu đã chuẩn bị sẵn.
Hoạt động 4: Vận dụng
a. Mục tiêu: Giáo dục tính cẩn thận, sạch sẽ, trung thực trong quá trình làm thí nghiệm.
b. Phương thức dạy học: Đàm thoại – vấn đáp
c. Sản phẩm dự kiến: rèn học sinh giáo tính cẩn thận, sạch sẽ, trung thực trong quá trình làm thí nghiệm
d. Năng lực hướng tới: giao tiếp, vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống
- GV: Yêu cầu HS các nhóm thu dọn dụng cụ, hóa chất dư trả lại cho GV, vệ sinh khu làm việc của nhóm mình cho sạch sẽ.
-GV: Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả thực hành của nhóm mình cho cả lớp nghe và bổ sung ý kiến.
-GV: Nhận xét và chấm điểm thực hành đối với các nhóm.
- HS: Thu dọn, vệ sinh nơi làm việc sạch sẽ và trả dụng cụ cho GV.
-HS: Các nhóm báo cáo kết quả trước lớp. Các nhóm khác lắng nghe và bổ sung ý kiến nếu có.
-HS: Lắng nghe và rút kinh nghiệm cho các bài thực hành tiếp theo.
V. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
- Đánh giá nhận xét tinh thần thái độ của HS trong tiết học.
- Về nhà hoàn thành tiếp bài thu hoạch.
- Chuẩn bị bài 34: “Khái niệm về hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ”.
VI. RÚT KINH NGHIỆM
File đính kèm:
- giao_an_hoa_hoc_lop_9_bai_33_thuc_hanh_tinh_chat_hoa_hoc_cua.docx