I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU
- Trẻ nhận biết, phân biệt các đặc điểm của các cảm xúc của bản thân mình và mọi người xung quanh.
- Biết nguyên nhân gây nên các cảm xúc đó.
- Biết thể hiện cảm xúc của mình phù hợp với từng hoàn cảnh.
- Biết xử sự, hành động hợp lí khi biết được cảm xúc của mọi người xung quanh vào từng hoàn cảnh.
- Trẻ hào hứng tham gia vào các trò chơi.
- Phát triển ngôn ngữ nói mạch lạc, thể hiện được sự hiểu biết và cảm nhận của mình.
II.CHUẨN BỊ
- Nhạc bài hát: “ Nụ cười xinh”
- Hình ảnh các mặt cảm xúc: Vui vẻ, giận dữ, buồn, khóc nhè, ngạc nhiên
- Các video
- Giấy, sáp màu
- Gương nhỏ
- Các thẻ mặt cảm xúc
III.TIẾN HÀNH
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 37960 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án hoạt động: Cảm xúc của bé - Lĩnh vực phát triển: Nhận thức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án
Tên hoạt động: Cảm xúc của bé
Lĩnh vực phát triển: Nhận thức
Độ tuổi: 5- 6 tuổi
Người soạn: Bùi Thu Trang - lớp 5 tuổi C2
I.mục đích - yêu cầu
- Trẻ nhận biết, phân biệt các đặc điểm của các cảm xúc của bản thân mình và mọi người xung quanh.
- Biết nguyên nhân gây nên các cảm xúc đó.
- Biết thể hiện cảm xúc của mình phù hợp với từng hoàn cảnh.
- Biết xử sự, hành động hợp lí khi biết được cảm xúc của mọi người xung quanh vào từng hoàn cảnh.
- Trẻ hào hứng tham gia vào các trò chơi.
- Phát triển ngôn ngữ nói mạch lạc, thể hiện được sự hiểu biết và cảm nhận của mình.
II.chuẩn bị
- Nhạc bài hát: “ Nụ cười xinh”
- Hình ảnh các mặt cảm xúc: Vui vẻ, giận dữ, buồn, khóc nhè, ngạc nhiên
- Các video
- Giấy, sáp màu
- Gương nhỏ
- Các thẻ mặt cảm xúc
III.tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: Cùng nhau ca hát
- Cô và trẻ cùng nhau nhún nhảy theo bài hát : “ Nụ cười xinh”
- Cô hỏi trẻ:
+ Chúng mình vừa hát bài hát gì?
+ Các cháu cảm thấy như thế nào khi vừa nhún nhảy theo bài hát?
+ Vui vẻ thì chúng mình sẽ thế nào nhỉ?
+ Chúng mình cười tươi cô xem nào?
+ Trái với cười là gì nhỉ?
+ Các trạng thái vui vẻ, khóc nhè được gọi là gì nhỉ?
+ Kể tên các cảm xúc mà cháu biết?
Hoạt động 2: Tìm hiểu về các cảm xúc
- Cô và trẻ cùng tìm hiểu đặc điểm của từng khuôn mặt cảm xúc
- Cô đưa ra hình ảnh em bé cười
+ Em bé đang làm gì?
+ Khuôn mặt em bé đang cười như thế nào?
( Mắt: hơi híp, nheo. Miệng thì mở ra)
- Cô đưa ra hình ảnh em bé buồn
+ Lúc này mặt em bé như thế nào nhỉ?
( Mắt hơi cụp xuống)
- Cô đưa ra hình ảnh em bé khóc
+ Khuôn mặt em bé khóc nhè như thế nào?
( Miệng thì há ra,mắt thì hơi nhắm, có nước mắt)
- Cô đưa ra hình ảnh mặt giận dữ
( Lông mày nhíu vào nhau, mắt hơi nheo)
- Cô đưa ra hình ảnh mặt ngạc nhiên
( Mắt mở to, mồm cũng mở to)
- Đấy chính là đặc điểm của các cảm xúc của mọi người xung quanh chúng ta.
- Cô hỏi trẻ, muốn nhìn thấy các cảm xúc của mình được biểu hiện qua khuôn mặt mình của mình không?
- Hỏi trẻ cách để nhìn được?
- Cô tặng cho mỗi trẻ 1 chiếc gương
- Cô yêu cầu trẻ làm mặt cười
+ Nhận xét khi mặt mình cười như thế nào?
+ Khi nào thì cười?
+ Cho trẻ cười to,cười mỉm
- Trẻ làm mặt buồn( mếu) ,khóc nhè
+ Nhận xét khi mặt buồn và mếu, khóc nhè khi nào?
+ Khi nào thì buồn, mếu, khóc nhè?
+ Khi gặp trường hợp các bạn buồn, khóc nhè thì chúng mình phải làm gì?
+ Có phải lúc nào cũng khóc nhè và buồn không?
- Trẻ làm mặt giận dữ
+ Nhận xét khi mặt giận dữ thì như thế nào?
+ Khi nào thì giận dữ?
+ Khi giận dữ vì việc làm không đúng của bạn thì chúng mình sẽ làm thế nào?
- Trẻ làm mặt ngạc nhiên
+ Nhận xét khi mặt ngạc nhiên thì như thế nào?
+ Khi nào thì ngạc nhiên?
- Cô mời chúng mình đứng dậy ,soi gương xem mình đã gọn gàng, xinh đẹp để tham gia cuộc thi: “ Cảm xúc của bé”
- Cô bật nhạc bài: : “ Nụ cười xinh” trẻ vừa đi vừa hát về 3 nhóm ngồi bàn ( 8 trẻ/ 1 bàn)
Hoạt động 3: Cảm xúc của bé
- Phần thi thứ nhất: Đội nào nhanh hơn
+ Cô chuẩn bị các lá thăm có hình ảnh các cảm xúc
+ Cách chơi : Lần lượt đội trưởng của từng đội lên bốc thăm. Sau đó thể hiện khuôn mặt theo lá thăm đó để các đội còn lại đoán.
- Phần thi thứ hai: Đội nào thông minh
+ Cô chuẩn bị các video
+ Cách chơi: Trẻ xem video. Sau đó hội thảo cả đội, và giơ thẻ mặt cảm xúc của mình khi xem xong mỗi đoạn video.
Hỏi trẻ vì sao lại chọn như vậy?
Hoạt động 4: Vẽ cảm xúc
- Cô cho trẻ vẽ thêm mắt, mũi,mồm theo cảm xúc mà trẻ thích
- Trẻ cầm sản phẩm đi triển lãm tranh
- Vui vẻ
- cười
- khóc
- Cảm xúc
- Vui vẻ, buồn, khóc nhè, giận dữ, ngạc nhiên
File đính kèm:
- Giao an Cam xuc cua be.doc