Giáo án Hoạt động góc chủ đề: một số loại quả

I/ YÊU CẦU :

Trẻ phản ánh được vai chơi phát triển óc sáng tạo, phát triển ngôn ngữ mở rộng nhận thức diễn đạt câu rõ ràng, mạch lạc, có thói quen chăm lao động.

 1- Góc phân vai :

a) Nhóm bán hàng : Quầy bán trái cây, quầy giải khát.

- Khi khách đến người bán hàng phải vui vẻ tiếp đón khách tận tình, biết trao đổi với nhau bằng ngôn ngữ của trò chơi.

- Người mua hàng biết lựa chọn món hàng và cảm ơn khi nhận hàng.

- Người bán quầy giải khát phải biết làm một số loại nước uồng và sinh tố hoặc nước ép trái cây như : đá chanh, hạt é, trà đường, rau má, cam vắt . Biết giữ vệ sinh sạch sẽ.

 

doc15 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 20854 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hoạt động góc chủ đề: một số loại quả, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG GÓC CHỦ ĐỀ : MỘT SỐ LOẠI QUẢ THỜI GIAN : 50-60 PHÚT GIÁO VIÊN : TRẦN THỊ NHÀI DẠY LỚP : CHỒI 1 NGÀY DẠY : I/ YÊU CẦU : Trẻ phản ánh được vai chơi phát triển óc sáng tạo, phát triển ngôn ngữ mở rộng nhận thức diễn đạt câu rõ ràng, mạch lạc, có thói quen chăm lao động. 1- Góc phân vai : a) Nhóm bán hàng : Quầy bán trái cây, quầy giải khát. - Khi khách đến người bán hàng phải vui vẻ tiếp đón khách tận tình, biết trao đổi với nhau bằng ngôn ngữ của trò chơi. - Người mua hàng biết lựa chọn món hàng và cảm ơn khi nhận hàng. - Người bán quầy giải khát phải biết làm một số loại nước uồng và sinh tố hoặc nước ép trái cây như : đá chanh, hạt é, trà đường, rau má, cam vắt …. Biết giữ vệ sinh sạch sẽ. - Biết sử dụng ngôn ngữ của trò chơi và phối hợp với các góc chơi khác. b) Nhóm nấu ăn - Biết chế biến một số món ăn từ rau quả, biết làm mốtố loại sinh tố trái cây, biết chọn mua những loại trái cây tươi ngon có lợi cho sức khoẻ mua về cho cả gia đình ăn 2- Góc xây dựng : Xây vườn cây ăn quả. - Tái tạo và phản ánh lại quang cảnh vừon cây ăn quả. - Biết bố cục công trình hợp lý khi xây dựng, thể hiện được đặc trưng của vườn cây ăn quả là có nhiều cây ăn quả như : cam, mận, xoài, thanh long... - Biết phối hợp vai với các góc chơi khác, biết sử dụng ngôn ngữ của trò chơi. 3- Góc học tập : Sưu tầm tranh ảnh và làm album về các loại quả và cây ăn quả . - Trẻ biết gắn đúng quả cho cây. - Biết cách phết hồ và dán những hình ảnh trẻ sưu tầm được làm thành bộ sưu tập về các loại quả. - Đọc truyện theo tranh qua đó trẻ biết được quá trình trồng và chăm sóc cây. 4- Góc nghệ thuật : Tô màu tranh vườn cây ăn quả, mâm quả…; nặn các loại quả mà trẻ thích, - Cháu biết chọn và tô màu phù hợp với bức tranh. - Biết cách phết hồ và dán để tạo ra sản phẩm đẹp, sáng tạo. - Biết dùng những kỹ năng đã học để nặn các loại quả mà trẻ thích. 5- Góc thiên nhiên : Chăm sóc cây. - Trẻ biết cách chăm sóc cây như : Tưới nước cho cây, lau lá, tỉa lá vàng, héo. - Biết cách xới đất để trồng cây và ươm hạt. II/ CHUẨN BỊ : Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi và chỗ chơi ở các góc như sau: 1- Góc phân vai : Quầy trái cây, quầy giải khát, gia đình nấu những món ăn từ rau quả. - Các loại trái cây như ; xoài mận, khế, na, … - Các loại thức uống như : Hạt é, nước rau má, nước cam vắt…, muỗng, ly, bàn, ghế,… - Bộ đồ chơi nấu ăn. 2- Góc xây dựng : Vườn cây ăn quảù. - Hàng rào, cổng, gạch, các loại cây ăn quả như : cây xoài, cây mận, cây na, cây cam… 3- Góc học tập : - Tranh ảnh từ sách báo, tranh lô tô về một số loại quả. - Hồ dán,giấy màu, kéo. - Một số quả được cắt từ hoạ báo hoặc giấy màu… - Truyện tranh về các loại quả. 4- Góc nghệ thuật : - Tranh vườn cây ăn quả cho trẻ tô màu. - Bút màu, màu nước, đất nặn, bảng con… 5- Góc thiên nhiên : Chăm sóc cây. - Bình tưới, cây xanh, kéo, nón. - Một số cây con và một số hạt như : hạt mít, hạt xoài, hạt mận… III/ HƯỚNG DẪN : 1- Thoả thuận trước khi chơi : - Lớp hát bài “ Quả ”. - Bài hát nói đến những loại quả gì ? - Lớp mình đang hoạt động về chủ đề gì ? - Hôm nay lớp mình sẽ chơi những góc nào ? a. Góc phân vai : quầy bán trái cây, quầy giải khát, gia đình - Người bán hàng làm những nhiệm vụ gì ? ( Trưng bày hàng đẹp mắt, phải vui vẻ, chào mời khách, biết cảm ơn khi khách mua hàng kiểm tra hàng trước khi giao cho khách …) - Còn người mua hàng thì sao? ( Biết chọn lựa, mua xong phải biết thanh toán tiền ). - Ở quầy gia khát, khi có khách đến tiếp viên phải làm gì ?( Vui vẻ, chào mời khách ). b. Góc xây dựng : Xây vườn trồng cây ăn qủa. - Góc xây dựng con chơi gì ? ( Xây vườn trồng cây ăn quả). - Trong công trình có những ai ? ( Chủ công trình, công nhân xây dựng …) - Xây khu vườn thì con xây những gì thì con xây những gì ? ( Xây đường đi, xây hàng rào sau đó xới đất để trồng cây…) - Khi chơi các con phải như thế nào ? ( Đoàn kết, phối hợp cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ). c. Góc học tập : Sưu tầm tranh ảnh về các loại cây ăn quả và các loại quả để làm sách, làm album. - Góc học tập chơi trò chơi gì ? - Cô giới thiệu cho trẻ biết cách cắt và dán. d. Góc nghệ thuật : Tô cắt, nặn, dán về các loại quả - Góc nghệ thuật chơi gì ? - Để tô cắt dán được con cần những vật liệu gì ? ( Bút màu, hồ, kéo giấy). e. Góc thiên nhiên : Chăm sóc cây, xới đất để trồng cây và ươm hạt - Góc thiên nhiên con làm gì ? ( tưới cây, lau lá …) Khi tưới nước cho cây con phải làm như thế nào ? ( tưới nước vừa phải… ). - Để trồng cây thì con phải làm gì? - Trẻ đọc thơ “ hoa kết trái” và về nhóm chơi mà trẻ thích để thoả thuận vai chơi. 2- Qúa trình chơi : - Cho trẻ tự chọn góc chơi . - Từng nhóm thoả thuận vai chơi phân vai và bầu nhóm trưởng . - Trong quá trình chơi cô bao quát gợi ý để trẻ nhập vai chơi, cô giao tiếp với trẻ bằng ngôn ngữ của trò chơi. Dùng ngôn ngữ của vai chơi để gợi ý giúp trẻ phản ánh đúng nhiệm vụ của vai chơi, biết liên kết giữa các vai chơi góc chơi một cách tự nhiên. - Tạo điều kiện cho trẻ trao đổi bằng ngôn ngữ của trò chơi đồng thời lồng các môn học vào các góc chơi. Ví dụ : Cô đến góc chơi gia đình và nói “ Chị đang nấu món gì thế? Món này nấu như thế nào? … - Bác A ơi những cái lá vàng này phải để ở đâu vậy ? ( Góc thiên nhiên ). - “ Bác B ơi ở khu vườn này ít cây ăn quả quá theo bác thì sẽ làm gì để có nhiều cây ăn quả hơn?” (Góc xây dựng ). - “ Các bạn nặn được nhiều loại quả đẹp quá, các bạn có định bán không, tôi sẽ chỉ chỗ cho các bạn ” ( Góc nghệ thuật). - “ Tôi nghe nói gần đây có một vườn cây ăn quả có rất nhiều loại quả, các bạn có muốn đến đó xem không ? ”. - Cô tạo tình huống cho trẻ liên kết góc chơi đồng thời bao quát sử lý tình huống xảy ra trong quá trình chơi . - Gợi ý để trẻ phát triển trò chơi theo ý tưởng sáng tạo của trẻ. 3- Nhận xét hành động sau khi chơi : - Cô đến từng góc, dùng ngôn ngữ của vai chơi để nhận xét hành động của từng vai, trò chơi ở các góc. - Nhận xét công việc của những vai chơi hoàn thành và nhắc nhở những vai chưa tích cực tham gia hoạt động. - Cô hướng cho trẻ đến một góc tiêu biểu nhất sau đó nhận xét góc chơi đó để tất cả trẻ học tập rút kinh nghiệm. 4- Nhận xét buổi chơi : Kết thúc hoạt động góc . - Cô tập trung trẻ lại để nhận xét tuyên dương góc chơi, vai chơi, và các trò chơi còn hạn chế. - Nhắc cháu thu dọn đồ dùng đồ chơi ngăn nắp và vệ sinh sạch se Tắc Vân, ngày 19 tháng 12 năm 2007. Người viết Trần Thị Nhài GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG GÓC CHỦ ĐỀ :MỘT SỐ LUẬT LỆ GIAO THÔNG THỜI GIAN : 50-60 PHÚT GIÁO VIÊN : TRẦN THỊ NHÀI DẠY LỚP : CHỒI 1 NGÀY DẠY : 20/12/2007 I/ YÊU CẦU : Trẻ phản ánh được vai chơi phát triển óc sáng tạo, phát triển ngôn ngữ mở rộng nhận thức diễn đạt câu rõ ràng, mạch lạc, có thói quen chăm lao động. 1- Góc phân vai : a) Nhóm bán hàng : Quầy bán trái cây, quầy giải khát. - Khi khách đến người bán hàng phải vui vẻ tiếp đón khách tận tình, biết trao đổi với nhau bằng ngôn ngữ của trò chơi. - Người mua hàng biết lựa chọn món hàng và cảm ơn khi nhận hàng. - Người bán quầy giải khát phải biết làm một số loại nước uồng và sinh tố hoặc nước ép trái cây như : đá chanh, hạt é, trà đường, rau má, cam vắt …. Biết giữ vệ sinh sạch sẽ. - Biết sử dụng ngôn ngữ của trò chơi và phối hợp với các góc chơi khác. 2- Góc xây dựng : Xây vườn cây ăn quả. - Tái tạo và phản ánh lại quang cảnh vừon cây ăn quả. - Biết bố cục công trình hợp lý khi xây dựng, thể hiện được đặc trưng của vườn cây ăn quả là có nhiều cây ăn quả như : cam, mận, xoài, thanh long... - Biết phối hợp vai với các góc chơi khác, biết sử dụng ngôn ngữ của trò chơi. 3- Góc học tập : Sưu tầm tranh ảnh và làm album về các loại quả và cây ăn quản . - Trẻ biết gắn đúng quả cho cây. - Biết cách phết hồ và dán những hình ảnh trẻ sưu tầm được làm thành bộ sưu tập về các loại quả 4- Góc nghệ thuật : Tô màu tranh vườn cây ăn quả, mâm quả…; nặn các loại quả mà trẻ thích, - Cháu biết chọn và tô màu phù hợp với bức tranh. - Biết cách phết hồ và dán để tạo ra sản phẩm đẹp, sáng tạo. - Biết dùng những kỹ năng đã học để nặn các loại quả mà trẻ thích. 5- Góc thiên nhiên : Chăm sóc cây. - Trẻ biết cách chăm sóc cây như : Tưới nước cho cây, lau lá, tỉa lá vàng, héo. II/ CHUẨN BỊ : Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi và chỗ chơi ở các góc như sau: 1- Góc phân vai : Cô giáo, quầy sách, quán ăn. - Đồ chơi đóng vai cô giáo mẫu giáo : Trống lắc, tranh ảnh, ghế ngồi … - Quầy sách : Các loại sổ sách và dụng cụ dạy học : Sổ sách, truyện tranh, bút màu, bút máy, thước, nhãn vở … - Quán ăn : Bàn ghế, tô, chén, đũa muỗng, bún mì, đùi gà, tôm khô, giá … ( Bằng đồ chơi ). 2- Góc xây dựng : Công viên văn hoá. - Hàng rào, cổng, gạch, các loại cây xanh, hoa, các con thú, ghế đá, xích đu, đu quay, nhà banh … 3- Góc học tập : - Tranh ảnh từ sách báo, tranh lô tô về một số nghề. - Hồ dán,giấy màu, kéo. 4- Góc nghệ thuật : - Hoa, lá cắt bằng giấy màu, hồ dán, đất nặn, tranh ảnh về giáo viên. 5- Góc thiên nhiên : Chăm sóc cây. - Bình tưới, cây xanh, kéo, nón. III/ HƯỚNG DẪN : 1- Thoả thuận trước khi chơi : - Lớp hát bài “ Cô giáo ”. - Bài hát nói về ai ? - Cô giáo làm nghề gì ? - Lớp mình đang hoạt động về chủ đề gì ? - Hôm nay lớp mình sẽ chơi những góc nào ? a. Góc phân vai : Cô giáo, quầy sách, quán ăn. - Cô giáo làm những công việc gì ? - Người bán hàng làm những nhiệm vụ gì ? ( Trưng bày hàng đẹp mắt, phải vui vẻ, chào mời khách, biết cảm ơn khi khách mua hàng kiểm tra hàng trước khi giao cho khách …) - Còn người mua hàng thì sao? ( Biết chọn lựa, mua xong phải biết thanh toán tiền ). - Ở quán ăn, khi có khách đến nhân viên phải làm gì ?( Vui vẻ, chào mời khách ). b. Góc xây dựng : Xây công viên. - Góc xây dựng con chơi gì ? ( Xây công viên). - Trong công trình có những ai ? ( Chủ công trình, công nhân xây dựng …) - Xây công viên thì con xây những gì ? ( Xây đường đi, khu vui chơi, bồn hoa …) - Khi chơi các con phải như thế nào ? ( Đoàn kết, phối hợp cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ). c. Góc học tập : Sưu tầm tranh ảnh về nghề giáo viên và làm sách về nghề giáo viên gắn tranh đồ dùng phù hợp với nghề. - Góc học tập chơi trò chơi gì ? - Cô giới thiệu cho trẻ biết cách chơi gắn tranh phù hợp với ngành nghề . d. Góc nghệ thuật : Tô cắt, nặn, dán về nghề giáo viên. - Góc nghệ thuật chơi gì ? - Để tô cắt dán được con cần những vật liệu gì ? ( Bút màu, hồ, kéo giấy). e. Góc thiên nhiên : Chăm sóc cây. - Góc thiên nhiên con làm gì ? ( tưới cây, lau lá …) Khi tưới nước cho cây con phải làm như thế nào ? ( tưới nước vừa phải… ). - Trẻ đọc thơ “ Cô giáo của em” và về nhóm thảo thuận vai chơi với nhau” 2- Qúa trình chơi : - Cho trẻ tự chọn góc chơi : - Từng nhóm thoả thuận vai chơi phân vai và bầu nhóm trưởng . - Trong quá trình chơi cô bao quát gợi ý để trẻ nhập vai chơi, cô giao tiếp với trẻ bằng ngôn ngữ của trò chơi. Dùng ngôn ngữ của vai chơi để gợi ý giúp trẻ phản ánh đúng nhiệm vụ của vai chơi, biết liên kết giữa các vai chơi góc chơi một cách tự nhiên. - Tạo điều kiện cho trẻ trao đổi bằng ngôn ngữ của trò chơi đồng thời lồng các môn học vào các góc chơi. Ví dụ : Cô đến góc chơi gia đình và nói “ Chị đã đưa bé Huỳnh đi học chưa ?” hay “ Chị làm nghề gì thế ?”. - Bác A ơi những cái lá vàng này phải để ở đâu vậy ? ( Góc thiên nhiên ). - “ Bác B ơi ở khu vui chơi này nắng quá theo bác phải làm sao đây ?” (Góc xây dựng ). - “ Các bạn dán hoa đẹp quá, các bạn định tặng cho ai thế ” ( Góc nghệ thuật). - “ Tôi nghe nói gần đây mới xây một công viên rất đẹp các bạn có thể dẫn tôi đến đó không ? ”. - Cô tạo tình huống cho trẻ liên kết góc chơi đồng thời bao quát sử lý tình huống xảy ra trong quá trình chơi . - Gợi ý để trẻ phát triển trò chơi theo ý tưởng sáng tạo của trẻ. 3- Nhận xét hành động sau khi chơi : - Cô đến từng góc, dùng ngôn ngữ của vai chơi để nhận xét hành động của từng vai, trò chơi ở các góc. - Nhận xét công việc của những vai chơi hoàn thành và nhắc nhở những vai chưa tích cực tham gia hoạt động. - Cô hướng cho trẻ đến một góc tiêu biểu nhất sau đó nhận xét góc chơi đó để tất cả trẻ học tập rút kinh nghiệm. 4- Nhận xét buổi chơi : Kết thúc hoạt động góc . - Cô tập trung trẻ lại để nhận xét tuyên dương góc chơi, vai chơi, và các trò chơi còn hạn chế. - Nhắc cháu thu dọn đồ dùng đồ chơi ngăn nắp và vệ sinh sạch se Tắc Vân, ngày 19 tháng 12 năm 2007. Người viết Trần Thị Nhài

File đính kèm:

  • docHoat dong goc thi vong tinh.doc