Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 10 tiết 5-6: Chủ đề hoạt động tháng 11 thanh niên với truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo (2 tiết)

I. Mục tiêu hoạt động:

 - Hiểu được nội dung và giá trị của truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo, xác định được trách nhiệm của thanh niên, học sinh trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống đó.

 - Biết cách cư xử đúng mực với thầy, cô giáo trong mọi tình huống.

 - Kính trọng, yêu quý thầy, cô giáo; tích cực, tự giác học tập để phát huy truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo của dân tộc.

II. Nội dung hoạt động:

Tiết 5: Những dòng cảm xúc về thầy, cô giáo

Tiết 6: Kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam

III. Công tác chuẩn bị:

 1. Giáo viên:

 - Giao cho cán bộ lớp xây dựng chương trình giao lưu.

 - Định hướng những nội dung hoạt động đã xây dựng để học sinh chuẩn bị viết những dòng cảm xúc của bản thân về thầy, cô giáo (gợi ý những chủ đề cụ thể).

 - Giao nhiệm vụ cho đội ngũ cán bộ lớp chủ động thiết kế chương trình buổi sinh hoạt.

 - Duyệt lần cuối cùng các thiết kế của học sinh.

 - Định hướng nội dung, giao nhiệm vụ cho đội ngũ cán bộ lớp tổ chức hoạt động kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam.

 2. Học sinh:

 * Hoạt động 1: Chuẩn bị những vấn đề cần hỏi và tranh luận trong giao lưu.

 * Hoạt động 2: Cán bộ lớp thảo luận cách thực hiện hoạt động này, những công việc cần phải chuẩn bị, dự kiến phân công tiến hành chuẩn bị các việc trên, cụ thể:

 + Phát động toàn lớp ai cũng có bài viết hoặc bài sưu tầm theo gợi ý nội dung ở trên.

 + Tập hợp các bài viết, bài sưu tầm, phân loại theo từng dạng khác nhau để làm báo tường.

+ Thống nhất hình thức và chương trình hoạt động “Những dòng cảm xúc về thầy, cô giáo” (tọa đàm trao đổi trong toàn lớp, thi đọc thơ, ngâm thơ tự sáng tác hoặc hát những bài hát nói về công ơn của thầy, cô giáo ).

* Hoạt động 3: Cán bộ lớp họp bàn để xây dựng kế hoạch, chương trình hoạt động kỷ niệm.

+ Thi trả lời câu hỏi về truyền thống Tôn sư trọng đạo và ý nghĩa của ngày Nhà giáo VN

+ Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng tổ học sinh hoạt động kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam; chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ và sắp xếp thành chương trình biểu diễn.

IV: Tổ chức tiến hành các hoạt động:

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 15870 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 10 tiết 5-6: Chủ đề hoạt động tháng 11 thanh niên với truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo (2 tiết), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết chương trình: 5 & 6 Chủ đề hoạt động tháng 11 THANH NIÊN VỚI TRUYỀN THỐNG HIẾU HỌC VÀ TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO (2 tiết) I. Mục tiêu hoạt động: - Hiểu được nội dung và giá trị của truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo, xác định được trách nhiệm của thanh niên, học sinh trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống đó. - Biết cách cư xử đúng mực với thầy, cô giáo trong mọi tình huống. - Kính trọng, yêu quý thầy, cô giáo; tích cực, tự giác học tập để phát huy truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo của dân tộc. II. Nội dung hoạt động: Tiết 5: Những dòng cảm xúc về thầy, cô giáo Tiết 6: Kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam III. Công tác chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Giao cho cán bộ lớp xây dựng chương trình giao lưu. - Định hướng những nội dung hoạt động đã xây dựng để học sinh chuẩn bị viết những dòng cảm xúc của bản thân về thầy, cô giáo (gợi ý những chủ đề cụ thể). - Giao nhiệm vụ cho đội ngũ cán bộ lớp chủ động thiết kế chương trình buổi sinh hoạt. - Duyệt lần cuối cùng các thiết kế của học sinh. - Định hướng nội dung, giao nhiệm vụ cho đội ngũ cán bộ lớp tổ chức hoạt động kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam. 2. Học sinh: * Hoạt động 1: Chuẩn bị những vấn đề cần hỏi và tranh luận trong giao lưu. * Hoạt động 2: Cán bộ lớp thảo luận cách thực hiện hoạt động này, những công việc cần phải chuẩn bị, dự kiến phân công tiến hành chuẩn bị các việc trên, cụ thể: + Phát động toàn lớp ai cũng có bài viết hoặc bài sưu tầm theo gợi ý nội dung ở trên. + Tập hợp các bài viết, bài sưu tầm, phân loại theo từng dạng khác nhau để làm báo tường. + Thống nhất hình thức và chương trình hoạt động “Những dòng cảm xúc về thầy, cô giáo” (tọa đàm trao đổi trong toàn lớp, thi đọc thơ, ngâm thơ tự sáng tác hoặc hát những bài hát nói về công ơn của thầy, cô giáo…). * Hoạt động 3: Cán bộ lớp họp bàn để xây dựng kế hoạch, chương trình hoạt động kỷ niệm. + Thi trả lời câu hỏi về truyền thống Tôn sư trọng đạo và ý nghĩa của ngày Nhà giáo VN + Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng tổ học sinh hoạt động kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam; chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ và sắp xếp thành chương trình biểu diễn. IV: Tổ chức tiến hành các hoạt động: Tên hoạt động Nội dung hoạt động Người thực hiện -Khởi động, tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, tên chủ đề hoạt động tháng 11 (5 phút) * Những dòng cảm xúc về thầy, cô giáo (40 phút) *. Kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11 (40 phút) - Hát một bài hát thường dùng trong sinh hoạt tập thể của đoàn viên thanh niên hoặc chơi một trò chơi. - Kính thưa quí vị đại biểu, quí thầy cô cùng các bạn. Chúng ta lại gặp nhau trong chương trình GDNGLL chủ đề tháng 11: “Thanh niên với truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo”. - Xin giới thiệu đại biểu: cô Cúc, chủ nhiệm lớp đến dự. - Vỗ tay… *. Thực hiện chuyên đề nói về công ơn của thầy, cô giáo, về ngày Nhà giáo Việt Nam. - Thực hiện chuyên đề (với hình thức là cuộc họp mặt nói chuyện chuyên đề, hoặc sinh hoạt câu lạc bộ hay diễn đàn) nói về công ơn của thầy, cô giáo, về ngày Nhà giáo Việt Nam. - Chủ tọa nêu ý nghĩa của buổi sinh hoạt chuyên đề, giới thiệu đại biểu, thông báo chương trình hoạt động. - Đại diện cán bộ lớp báo cáo tóm tắt kết quả bài viết (báo, văn, thơ…) hoặc các tư liệu sưu tầm được của lớp về chủ đề hoạt động nêu trên. - Thành viên của lớp trình bày cảm xúc, lòng biết ơn thầy, cô giáo qua bài phát biểu cảm nghĩ, bài thơ (ngâm thơ), bài văn (đọc), những kỷ niệm khó quên trong quan hệ thầy – trò (kể). Đây vừa là dịp tọa đàm, ôn lại kỷ niệm, vừa tạo tiền đề, cơ sở, phục vụ cho việc hoàn thành quyển tập san chính thức để chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11. - Trao đổi của lớp về những băn khoăn, suy nghĩ xung quanh chủ đề hoạt động *. Báo cáo tìm hiểu về truyền thống Tôn sư trọng đạo và ý nghĩa ngày Nhà giáo Việt Nam: + Khái niệm truyền thống Tôn sư trọng đạo. + Những biểu hiện của truyền thống Tôn sư trọng đạo xưa và nay. + Ý nghĩa của truyền thống Tôn sư trọng đạo đối với việc giáo dục học sinh nói riêng và đối với toàn xã hội nói chung. + Giá trị nhân văn, giá trị xã hội của truyền thống Tôn sư trọng đạo. + Ý nghĩa của ngày Nhà giáo Việt Nam: Ngày 20 – 11 ở nước ta trước tiên là ngày giáo viên, cán bộ ngành giáo dục biểu thị sự nhất trí hoàn toàn với đường lối cách mạng của Đảng, với các chủ trương lớn của Nhà nước. Đó cũng là ngày động viên, cổ vũ các thầy, cô giáo thực hiện tốt đường lối và chủ trương giáo dục của Đảng và Nhà nước, là ngày biểu dương, khen thưởng thành tích của các thầy giáo, cô giáo. Các em học sinh đã hưởng ứng ngày 20 – 11 hàng năm bằng những hoạt động tỏ lòng quý mến, biết ơn thầy giáo, cô giáo, cố gắng học tập, rèn luyện đạo đức. Các bậc cha mẹ học sinh, các cấp chính quyền đoàn thể ở địa phương cũng nhân ngày này tổ chức thăm hỏi các giáo viên hoặc tổ chức trao đổi với các giáo viên về sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ. - Các thành viên trong lớp bổ sung hoặc đưa ra những băn khoăn, thắc mắc, những điều chưa hiểu để lớp và giáo viên cùng giải đáp. - Thi trả lời câu hỏi: Câu 1. Hội nghị các nhà giáo họp và thông qua bản Hiến chương các nhà giáo và quyết định lấy ngày 20 – 11 hàng năm là Ngày quốc tế Hiến chương các nhà giáo tại đâu ? Vào tháng năm nào ? Đáp: Tại Vácsava (Ba Lan), tháng 8 – 1957. Câu 2. Lần đầu tiên, Ngày quốc tế Hiến chương các nhà giáo được tổ chức trên miền Bắc nước ta vào thời gian (ngày, tháng, năm) nào ? Đáp: Ngày 20 – 11 – 1958. Câu 3. Hãy cho biết ý nghĩa của ngày Nhà giáo Việt Nam. Đáp: Đây là ngày biểu dương nghề dạy học, củng cố lòng yêu nghề của các nhà giáo, và cũng là dịp để phụ huynh, học sinh và xã hội thể hiện tình cảm biết ơn và tinh thần trách nhiệm đối với nhà giáo. Câu 4. Hội đồng Bộ trưởng lấy ngày 20 – 11 – năm nào làm ngày Nhà giáo Việt Nam ? Đáp: Quyết định số 167 – HĐBT ngày 28 – 09 – 1982 của Hội đồng Bộ trưởng lấy ngày 20 – 11 từ nay (20 – 11 – 1982) làm ngày Nhà giáo Việt Nam. Câu 5. Hãy kể tên một vài nhà giáo ưu tú, “Đạo cao đức trọng” mà em biết và hết lòng kính phục. Hãy nêu những danh hiệu vinh dự mà Nhà nước ta trao tặng cho các nhà giáo Việt Nam. Đáp: - Một số nhà giáo ưu tú, “đạo cao đức trọng” như: Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Thủ khoa Nguyễn Hữu Huân, Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Đình Chiểu… - Những danh hiệu vinh dự mà Nhà nước trao tặng cho nhà giáo Việt Nam như: “nhà giáo nhân dân”, “nhà giáo ưu tú”. *. Tổ chức kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam với các nội dung cơ bản sau. + Chủ tọa tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu (nếu có). + Một đại diện học sinh nêu ý nghhĩa của ngày Nhà giáo Việt Nam, nhắc lại truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta là tôn sư trọng đạo, truyền thống tốt đẹp của nhà trường là thi đua dạy tốt, học tốt. + Tặng hoa cho giáo viên khách mời (nếu có). + Phát biểu của GVCN (hoặc giáo viên khách mời nếu có). + Đại diện học sinh lớp phát biểu cảm nghĩ chúc mừng. + Liên hoan văn nghệ giữa thầy và trò về chủ đề trường, lớp, công ơn thầy cô giáo. + Kết thúc lễ kỷ niệm bằng một bài hát tập thể tùy chọn. -VTM+Bí thư CĐ hướng dẫn. -NDCT. - Cả lớp. -NDCT và HS -NDCT -NDCT và HS - Giáo viên V. Kết thúc hoạt động (5 phút) - Cán bộ lớp nhận xét về tinh thần tham gia của lớp, dặn lớp viết thu hoạch cá nhân sau buổi hoạt động (hoạt động 2), đánh giá kết quả đạt được sau hoạt động, nhắc nhở học sinh chuẩn bị chủ đề hoạt động tháng 12: “Thanh niên với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, đọc các tài liệu giáo viên đã giới thiệu, trả lời câu hỏi gợi ý của giáo viên và soạn các chủ đề thi hùng biện. - Giáo viên tuyên dương những cá nhân học sinh và tổ chức có nhiều ý kiến hay, thiết thực, đánh giá về khả năng tổ chức và điều hành hoạt động của đội ngũ cán bộ lớp, nhắc nhở học sinh chuẩn bị tốt chủ đề hoạt động tháng 12 và định hướng thời gian tiến hành các hoạt động tháng 12./.

File đính kèm:

  • doctiết 5,6.doc
Giáo án liên quan