I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Hiểu được khái niệm, mục đích, yêu cầu và tầm quan trọng của thao tác lập luận bình luận.
- Nắm được những nguyên tắc và cách thức cơ bản của thao tác lập luận bình luận.
2. Kĩ năng
- Biết vận dụng thao tác lập luận bình luận vào bài viết văn và ứng xử trong cuộc sống.
3. Thái độ
- Có thái độ học tập đúng đắn để hiểu và áp dụng trong học tập và trong thực tiễn cuộc sống: Học bình luận không chỉ là học một thao tác lập luận thông thường mà còn góp phần rèn luyện một phẩm chất mà con người hiện đại cần phải có.
II. Chuấn bị bài học
1. Giáo viên
- Soạn giáo án, chuẩn bị bài giảng trước, đọc tài liệu tham khảo.
- Chuẩn bị các đồ dùng dạy học.
2. Học sinh
- Đọc và soạn bài trước ở nhà: soạn theo hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa.
III. Phương tiện dạy học
- Đối với giáo viên: sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án, thiết kế bài giảng, tài liệu tham khảo.
6 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1381 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án ngữ văn lớp 10 tiết 99 Làm văn: Thao tác lập luận bình luận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 99: Làm văn.
THAO TÁC LẬP LUẬN BÌNH LUẬN
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Hiểu được khái niệm, mục đích, yêu cầu và tầm quan trọng của thao tác lập luận bình luận.
- Nắm được những nguyên tắc và cách thức cơ bản của thao tác lập luận bình luận.
2. Kĩ năng
- Biết vận dụng thao tác lập luận bình luận vào bài viết văn và ứng xử trong cuộc sống.
3. Thái độ
- Có thái độ học tập đúng đắn để hiểu và áp dụng trong học tập và trong thực tiễn cuộc sống: Học bình luận không chỉ là học một thao tác lập luận thông thường mà còn góp phần rèn luyện một phẩm chất mà con người hiện đại cần phải có.
II. Chuấn bị bài học
Giáo viên
Soạn giáo án, chuẩn bị bài giảng trước, đọc tài liệu tham khảo.
Chuẩn bị các đồ dùng dạy học.
Học sinh
Đọc và soạn bài trước ở nhà: soạn theo hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa.
III. Phương tiện dạy học
Đối với giáo viên: sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án, thiết kế bài giảng, tài liệu tham khảo.
Đối với học sinh: sách giáo khoa, sách bài tập, vở soạn bài ở nhà, sách tham khảo.
IV. Phương pháp dạy học
Tổ chức dạy học theo cách kết hợp các phương pháp: đọc hiểu, gợi mở, nêu và giải quyết vấn đề, phân tích, tổng hợp, so sánh, thảo luận trao đổi nhóm.
Tích hợp các phân môn: Tiếng Việt, Tập làm văn và Đọc văn.
V. Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra sĩ số và ổn định tổ chức lớp (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: không
3. Bài mới
* Vào bài
Ở tiết học trước, khi học đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” của nhà văn Vic-to Huy-gô, các em đã được tiếp xúc với một trong những thuật ngữ văn học. Đó là “bình luận ngoại đề”. Để các em có thể hiểu rõ hơn, đầy đủ hơn về một trong những thao tác lập luận quan trọng trong văn nghị luận, cũng như trong đời sống hiện nay: thao tác lập luận bình luận; cô và các em sẽ đi vào tiết học hôm nay. Các em mở vở ra ghi bài:
Tiết 99. Thao tác lập luận bình luận
*Bài học
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
và học sinh
Nội dung cần đạt
GV: yêu cầu Hs đọc phần I trong sgk và trả lời các câu hỏi.
Gv nhận xét và chốt kiến thức.
GV: Dựa vào khái niệm, em hãy nêu mục đích của bình luận?
HS: trả lời
GV: chốt
GV: Để tăng tính thuyết phục, hấp dẫn, lời bình luận cần phải đảm bảo những yêu cầu gì?
HS: trả lời
GV: chốt
GV: nhấn mạnh:
Bình luận có vai trò và tầm quan trọng trong cuộc sống con người. Muốn các cuộc tranh luận có hiệu quả và bổ ích chúng ta cần thành thạo kĩ năng bình luận.
GV: Phân biệt sự khác nhau giữa ba kiểu lập luận: giải thích, chứng minh, bình luận.
HS: Trả lời
GV: chuẩn xác kiến thức
(Gv sử dụng bảng so sánh đã được chuẩn bị trước)
GV: hướng dẫn Hs trả lời lần lượt các câu hỏi trong mục II, sgk.
Gv chốt kiến thức.
GV mở rộng:
- Bước 2: Chúng ta có thể chọn một trong ba hướng khi đánh giá về vấn đề cần bình luận, nhưng dù theo hướng nào đi chăng nữa, cũng phải xuất phát từ một cơ sở duy nhất: cơ sở chân lí. Sau khi đã lựa chọn được một cách thức phù hợp với chân lí rồi thì nhiệm vụ của người bình luận là tìm đầy đủ những lí lẽ và dẫn chứng để có thể thuyết phục người đọc đặt niềm tin vào sự đánh giá.
- Bước 3: Để đạt được kết quả tốt, ý kiến bàn luận cần phải:
+ Phù hợp với hiện tượng bàn luận, không xa đề, lạc đề.
+ Chính xác, sâu rộng, có khả năng gợi ra những suy nghĩ mới mẻ, lí thú.
GV gọi Hs đọc bài tập 2. Dành 5 phút cho các em chuẩn bị bài. Gọi 1 Hs đứng lên chữa bài tập. Các Hs khác góp ý. Gv chốt..
GV yêu cầu hs về nhà làm bài tập 3
I.Mục đích, yêu cầu
Khái niệm
Một số hoạt động bình luận: Bình luận tình hình thời sự, bóng đá, văn học, quân sự...
Khái niệm: Bình luận là một thao tác lập luận nhằm đề xuất và thuyết phục người nghe (người đọc) tán đồng với những nhận xét, đánh giá, bàn luận về sự đúng – sai, phải – trái, hay – dở của riêng mình về vấn đề nhất định trong văn học hay cuộc sống.
Mục đích
Là đánh giá (bình) (xác định phải trái, đúng sai, hay dở) và bàn bạc (luận) (trao đổi ý kiến)
Yêu cầu
Phải có sự đánh giá đúng – sai, hay – dở, phải – trái về vấn đề (Bình).
Phải có sự trao đổi, mở rộng về vấn đề (Luận).
Ý kiến phải lôi cuốn, thuyết phục.
So sánh: Giải thích, chứng minh và bình luận
Giải thích
Chứng minh
Bình luận
Mục đích
Giúp người nghe hiểu vấn đề
Giúp tin rằng nhận định ấy có căn cứ trong sự thật
Đánh giá hiện tượng chính xác, toàn diện và bàn sâu, rộng về vấn đề
Đối tượng hướng tới
Người chưa hiểu
Người chưa tin, chưa rõ
Người đã biết, đã có ý kiến riêng về vấn đề
→ Bình luận không phải là sự
kết hợp giữa chứng minh và giải thích (Bài tập 1, sgk)
II. Cách bình luận
Tiến trình bình luận gồm ba bước:
- Bước 1: Nêu vấn đề cần bình luận
+ Nêu rõ được thái độ và sự đánh giá của người bình luận trước vấn đề đưa ra.
+ Trình bày rõ ràng, trung thực
- Bước 2: Đánh giá vấn đề cần bình luận
+ Đứng hẳn về một phía mình cho là đúng để bác bỏ cái sai.
+ Kết hợp phần đúng của mỗi phía và loại bỏ phần sai để tìm ra tiếng nói chung trong sự đánh giá.
+ Đưa ra cách đánh giá của riêng mình.
- Bước 3: Bàn về vấn đề cần bình luận
+ Bàn về thái độ, hành động, cách giải quyết trước vấn đề đang được xem xét.
+ Bàn về những điều rút ra khi liên hệ với thời đại, hoàn cảnh, lứa tuổi …
+ Bàn về những vấn đề sâu xa hơn mà vấn đề được bình luận gợi ra.
III. Luyện tập
Bài 1: Gv đã hướng dẫn trong phần bài học
Bài 2:
Đoạn trích có sử dụng thao tác bình luận bởi:
Mục đích của bài viết: nêu lợi – hại của vấn đề giao thông để đưa ra quan điểm: cần cẩn trọng, giữ an toàn khi tham gia giao thông.
Bố cục ba phần:
+ Phần I (đoạn 1): Nêu vấn đề an toàn giao thông.
+ Phần II (đoạn 2 + 3 +4): tình hình giao thông – thực trạng và những ảnh hưởng xấu.
+ Phần III (đoạn 5 + 6): thái độ, hành động và đề ra hướng giải quyết.
Bài 3: bài tập về nhà
4. Củng cố
- Gv gọi Hs nhắc lại những nội dung cần nhớ trong tiết học.
- Gv yêu cầu Hs đọc phần Ghi nhớ, sgk.
5. Dặn dò
- Học bài cũ.
- Soạn bài mới.
6. Nhận xét tiết học
- Gv nhận xét tiết học của lớp và đánh giá kết quả vào trong sổ đầu bài.
File đính kèm:
- Tiet 99 Thao tac lap luan binh luan.doc