Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp

A. MỤC TIÊU GIÁO DỤC:

- HS hiểu rõ truyền thống của nhà trường của lớp biết đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau.

- Tự hào và tôn trọng truyền thống tốt đẹp của nhà trường, của lớp.

- Biết tự xác định trách nhiệm của bản thân phải học tập tốt để phát huy truyền thống tốt đẹp đó.

B. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG TRONG THÁNG.

- Tham dự lễ khai giảng năm học mới.

- Tổ chức cho HS bầu ban cán sự lớp.

- Tổ chức HS học nội quy trường lớp. Trao đổi về vị trí, nhiệm vụ của người học sinh lớp 8.

- Xây dựng kế hoạch phát huy truyền thống của lớp, của nhà trường.

- Thi hát những bài hát về nhà trường và thiếu nhi.

 

doc21 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 44137 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày 24 tháng 8 năm 2011 Ngày dạy: Ngày 27 tháng 8 năm 2011( Chiều thứ 7); Chủ Điểm tháng 9 Tiết 1-2: “Truyền thống nhà trường” A. Mục tiêu giáo dục: - HS hiểu rõ truyền thống của nhà trường của lớp biết đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau. - Tự hào và tôn trọng truyền thống tốt đẹp của nhà trường, của lớp. - Biết tự xác định trách nhiệm của bản thân phải học tập tốt để phát huy truyền thống tốt đẹp đó. B. Nội dung hoạt động trong tháng. - Tham dự lễ khai giảng năm học mới. - Tổ chức cho HS bầu ban cán sự lớp. - Tổ chức HS học nội quy trường lớp. Trao đổi về vị trí, nhiệm vụ của người học sinh lớp 8. - Xây dựng kế hoạch phát huy truyền thống của lớp, của nhà trường. - Thi hát những bài hát về nhà trường và thiếu nhi. C. Tiến hành hoạt động . Hoạt động 1 Truyền thống nhà trường, dự lễ khai giảng năm học mới. 1. Yêu cầu giáo dục: Giúp HS hiểu được trách nhiệm của bản thân. - Tất cả HS phải mặc quần áo đồng phục, đeo khăn quàng. - Mang 1 lọ hoa, 8 lá cờ. - Có đầy đủ ghế ngồi - Nghiêm túc trật tự. 2. Tiến hành hoạt động. a.Chuẩn bị cho hoạt động. - Trước ngày khai giảng GV tập trung HS phổ biến những yêu cầu và giao việc cho các thành viên thực hiện : -Mang cờ: Lê Anh, Trịnh Huyền, Vũ Thương, Trần Nam - Chuẩn bị hoa tươi: Nguyễn Lâm Thương. b. Tiến hành: - Kiểm tra lại việc thực hiện của HS trước lúc tập trung 15 phút. - Trong buổi lễ GV theo dõi ciệc thực hiện của HS- HS ngồi nghiêm túc chú ý lắng nghe. 3. Kết thúc hoạt động.GV tập trung HS nhận xét buổi lễ của các HS và nhắc nhở HS chuẩn bị cho tiết học đầu tiên. Hoạt động 2 Bầu ban cán sự lớp 1. Yêu cầu giáo dục: Giúp HS: - Hiểu được vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ lớp trong quá trình học tập và rèn luyện - Có kỹ năng giao tiếp thể hiện sự tôn trọng phục tùng và ủng hộ cán bộ lớp hoạt động. - Có ý thức trách nhiệm trong việc lựa chọn những cán bộ có năng lực và lòng nhiệt tình và tinh thần trách nhiệm cao. 2. Nội dung và hình thức hoạt động . a. Nội dung. - Báo cáo tổng kết của đội ngũ cán bộ lớp sau 1 năm học. - Bầu đội ngũ cán bộ lớp mới. b. Hình thức hoạt động. - Nghe báo cáo và thảo luận. - Bầu cán sự lớp bằng hình thức bỏ phiếu kín. 3. Chuẩn bị cho hoạt động. - GV họp với ban cán sự lớp cũ để xây dựng báo cáo năm học và dự kiến cho năm học này. - Thống nhất chương trình hoạt động - Phân công người viết báo cáo: Nguyễn Lâm Thương. - Phân công người viết kế hoạch: Nguyễn Cẩm Vân. - Phân công người viết biên bản: Vũ Huyền Thương. 4. Tiến hành hoạt động. a. Em : Lê Thị Vân Anh báo cáo kết quả hoạt động của lớp trong năm học qua. - Cả lớp thảo luận góp ý. - Thư ký: Ghi biên bản. GV tổng kết nhừng ý kiến thảo luận. b. Bầu ban cán sự lớp GV yêu cầu HS thảo luận để thống nhất hình thức bầu ban cán sự lớp. - Đề cử những HS có năng lực để làm cán bộ lớp nhưng không lặp lại chức vụ năm ngoái. 1. Lớp trưởng: Nguyễn Cẩm Vân 2. Lớp phó học tập: Lê Thị vân Anh 3. Lớp phóVăn thể: Nguyễn Lâm Thương. 4. Lớp phó Lao động: Ngân Bùi Việt Nam. 5. Thủ Quỹ: Lê Phương Thảo. Cán sự bộ môn: Toán : Nguyễn Cảm Vân ; Ngữ Văn : Nguyễn Lâm Thương Lịch Sử: Lê Phương Thảo ; Vật Lý: Lê Thị vân Anh Sinh Học: Vũ Huyền Thương Địa Lý: Phan Huyền Thương 5. Kết thúc hoạt động: Ban cán sự lớp mới nhận nhiệm vụ. Hoạt động 3 Tổ chức HS thảo luận nội quy và nhiệm vụ năm học. 1. Yêu cầu giáo dục: Giúp HS - Hiểu vị trí nhiệm vụ quan trọng của HS. - Tự giác quyết tâm cao trong học tập. - Giúp nhau thực hiện tốt nhiệm vụ năm học. 2. Nội dung và hình thức hoạt động . a. Nội dung. Nhiệm vụ của HS trong nhà trường. b. Hình thức hoạt động. - GVCN thông qua nội quy trường lớp. - HS thảo luận góp ý kiến - GV lấy ý kiến tham khảo bổ xung vào nội quy cho hoàn chỉnh hơn. 3. Chuẩn bị cho hoạt động. - GV Chuẩn bị bản nội quy. - HS chuẩn bị các ý kiến để thảo luận góp ý. 4. Tiến hành hoạt động. - GVCN Tuyên bố lý do, Thông qua nội quy, nhấn mạnh những điểm quan trọng . - HS thảo luận góp ý kiến. 5. Kết thúc hoạt động. GVCN chốt các ý kiến bổ sung cho nội quy của lớp được hoàn chỉnh và yêu cầu HS ép và đóng lên tường phía trước lớp học. Ngày soạn: Ngày 30 tháng 9 năm 2011 Ngày dạy: Ngày 1 tháng 10 năm 2011( Chiều thứ 7) Chủ Điểm tháng 10 Tiết 3,4: “Chăm ngoan học giỏi” A. Mục tiêu giáo dục: - HS nhận thức được ý nghĩa các lời dạy của Bác. - Biết vận dụng các phương pháp học tập, rèn luyện các kỹ năng trong hoạt động nhận thức. - Có động cơ học tập đúng đắn, trung thực trong học tập. B. Nội dung hoạt động trong tháng. - Thảo luận chủ đề “Làm thế nào để học tập tốt theo lời Bác Hồ dạy”. - Giao ước thi đua giữa các cá nhân. - Thi tìm hiểu các tấm gương học tập tốt. - Sinh hoạt văn nghệ. C. Tiến hành hoạt động . Hoạt động 1 Làm thế nào để học tập tốt theo lời Bác dạy. 1. Yêu cầu giáo dục: Giúp HS: - Hiểu ý nghĩa lời Bác dạy, hiểu các kinh nghiệm và phương pháp học tập khoa học để đạt kết quả tốt như mong muốn. - Khiêm tốn học hỏi, có thái độ học tập tích cực. - Rèn luyện và thực hành các phương pháp học tập cùng giúp đỡ nhau học tập tốt. 2. Nội dung và hình thức hoạt động . a.Nội dung. - Nội dung và ý nghĩa của việc học tập tốt. - Các kinh nghiện để học tập tốt các môn học. b. Hình thức hoạt động. - Trao đổi và thảo luận từng tổ về các vấn đề  Làm thế nào để học tập tốt. 3. Chuẩn bị cho hoạt động. a. Phương tiện cho hoạt động. - Các bản báo cáo về kinh nghiệm học tập, phương pháp học tập tốt do cá nhân chuẩn bị. - Bảng, giấy trong, bút dạ, máy chiếu. b. Về tổ chức. - GVCN: Lê Thị Thanh + Nêu nội dung Yêu cầu từng tổ, nhóm thảo luận về những báo cáo của cá nhân đã chuẩn bị. + Hướng dẫn HS viết báo cáo. + Quy định thời gian cho một báo cáo là 1 tiết. + Phân công: Người điều khiển: Lê Thị Vân Anh. Thư ký: Nguyễn Lâm Thương. Trang trí cho hoạt động các bạn nam Các tiêt mục văn nghệ em Nguyễn Thị Cẩm Vân chủ trì. + Dự kiến mời các GV bộ môn làm ban cố vấn: CôTâm , Cô Mười, Thầy Thìn. - Nhiệm vụ của HS: + Thực hiện các yêu cầu được giao. + Lớp trưởng kiểm tra sự chuẩn bị. + Người điều khiển: Lê Thị Vân Anh. 4. Tiến hành hoạt động. - Đại diện các tổ báo cáo về kinh nghiệm học tập của tổ . - Đại diện các nhóm nhận xét và bổ sung. - GVCN tổng hợp các ý kiến, xin ý kiến của ban cố vấn và cho điểm. 5. Kết thúc hoạt động - Thư ký đọc kết quả từng nhóm . - Cảm ơn các thầy co giáo cố vấn. - Nhận xét buổi hoạt động. Hoạt động 2 Giao ước thi đua giữa các tổ, cá nhân. 1. Yêu cầu giáo dục: Giúp HS: - Hiểu được lời dạy của Bác, hiểu được nội dung giao ước thi đua. - Có ý thức thi đua lành mạnh,có thái độ động cơ học tập tôt. - Đoàn kết giúp đỡ nhau, cùng nhau học tập tích cực. 2. Nội dung và hình thức hoạt động . a. Nội dung. - Học tập theo 5 điều Bác dạy. - Hưởng ứng cuộc thi đua. b. Hình thức hoạt động. - Các tổ cá nhân thi đua. - Hết tháng tổng kết 1 lần. - Thảo luận chỉ tiêu và biện pháp hoạt động. 3. Tiến hành hoạt động. - GVCN Nêu nội dung, yêu cầu và kế hoạch tổ chức (Nội dung thi đua đã chuẩn bị sẵn) - Lớp trưởng điều khiển hoạt động, nêu thể lệ giao ước thi đua mời đại diện các tổ lên ký vào bản giao ước thi đua. - Tổ trưởng giao ước thi đua xong mời một thành viên cua tổ mình lên đọc giao ước thi đua. - Sau khi các tổ giao ước thi đua xong lớp phó học tập trình bày tóm tắt chương trình thi đua của cả lớp trong năm. - Hạnh kiểm: Tốt: 30 bạn = 83% Khá: 6 = 017% TB: 0% Không có loại yếu kém. - Học lực: Giỏi: 4= 11% Khá: 10=28% TB: 20= 56% Yếu: 2= 5% - Tập thể HS : Lớp tiên tiến *Thảo luận: - Lớp trưởng điều khiển hoạt động nêu chỉ tiêu của lớp và biện pháp thực hiện để lớp thảo luận. - Cả lớp thảo luận phát biểu ý kiến thảo luận từng chỉ tiêu, từng biện pháp cụ thể và lấy biểu quyết thể hiện sự nhất trí của tập thể lớp. 4. Kết thúc hoạt động. - Lớp trưởng thông qua chương trình hành động thi đua của lớp. - GVCN nhận xét đánh giá buổi hoạt động. Ngày soạn: Ngày 3 tháng 11 năm 2011 Ngày dạy: Ngày 5tháng 11 năm 2011( Chiều thứ 7) Chủ Điểm tháng 11 Tiết 5,6: “Tôn sư trọng đạo” A. Mục tiêu giáo dục: - Hiểu được lao động của thầy giáo là động khoa học với nhiều vất vả và khó khăn. - Biết thể hiện hành vi giao tiếp có văn hoá với thầy cô. - Kính trọng vâng lời thầy cô, tạo điều kiện để thầy cô hoàn thành nhiệm vụ của mình. B. Nội dung hoạt động trong tháng. - Thảo luận theo chủ đề “Tình nghĩa thầy trò” - Đăng ký “Tuần học tốt” - Tổ chức kỷ niệm ngày Nhà Giáo Việt Nam. - Thi viết, vẽ về chủ đề thầy, cô giáo. C. Tiến hành hoạt động . Hoạt động 1 Thảo luận theo chủ đề :Tình nghĩa thầy trò 1. Yêu cầu giáo dục: Giúp HS - Yêu quí và tôn trọng thầy côgiáo. - Kính trọng lễ phép với thầy cô giáo. 2. Nội dung và hình thức hoạt động . a. Nội dung. - Những kỷ niệm sâu sắc về tình cảm của HS đối với thầy cô giáo. - Những truyện kể, những bài thơ, bài hát ca ngợi thầy cô giáo ca ngợi tình nghĩa thầy trò. b. Hình thức hoạt động - Trao đổi, thảo luận, kể truyện, thảo luận, Sinh hoạt văn nghệ. 3. Chuẩn bị cho hoạt động. - Tư liệu HS sưu tầm: Các bài viết truện kể, bài thơ, bài hát, tranh ảnh.....và những kỷ niệm về tình nghĩa thầy trò. - Các câu hỏi để HS trao đổi thảo luận. - Phương tiện để trang trí, trình bày sản phẩm và vị trí trưng bày cho các tổ. * Về tổ chức. - Nhiệm vụ của Giáo viên. + Nêu ý nghĩa nội dung và định hướng hoạt động cho HS. + Gợi ý hướng dẫn cho cán bộ lớp và chi đội.( Làm báo tường) + Động viên và khuyến khích toàn thể HS tham gia vào công việc phù hợp với khả năng và nguyện vọng của mỗi em. - Nhiệm vụ của HS. + Sưu tầm tài liệu. + Tổ chức phân công người chủ trì viết báo tường: Cẩm Võn 4. Tiến hành hoạt động. a. Khởi động giới thiệu chương trình hoạt động b. Trưng bày và giới thiệu kết quả. - Các tổ trưng bày sản phẩm ở vị trí quy định - Đại diện các tổ khát quát kết quả sưu tầm. + Nội dung. + Số lượng. + Cá nhân hoạt động tốt nhất: Lõm Thương, Cẩm Võn - Hs chịu trách nhiệm viết báo tường và cán sự lớp thảo luận chọn bài hay đưa vào báo tường. - Giao bài chọn được đưa cho người chịu trách nhiệm viết. 5. Kết thúc hoạt động: - Giáo viên chủ nhiệm nhận xét hoạt động của các tổ, động viên khuyến khích cá nhân và các tổ hoạt động tốt. Nhắc nhở các cá nhân còn lề mề. Hoạt động 2 Tổ chức hoạt động kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam. 1. Yêu cầu giáo dục: Giúp HS. - Nhận thức được ý nghĩa của ngày nhà giáo Việt nam 20-11. - Có thái độ chân trọng, quý mến và luôn ghi nhớ công ơn thầy cô giáo. - Biết lễ phép và vâng lời thầy cô. 2. Nội dung và hình thức hoạt động theo chủ trương chung của nhà trường. *Kết thúc buổi lễ nhận xét tuyên dương các em thực hiện tốt: Võn Anh, Phương Thảo, Cẩm võn, Lõm Thương Ngày soạn: Ngày 01 tháng 12 năm 2011 Ngày dạy: Ngày 03 tháng 12 năm 2011 Chủ điểm tháng 12. Tiết 7-8: “Uống nước nhớ nguồn” A. Mục tiêu giáo dục: - HS nhận thức được truyền thống tốt dẹp của dân tộc, cảu quân đội ta. - Biết chân trọng giữ, gìn và phát huy các truyền thống đó. - Tự hào kính trọng, biết ơn anh bộ đội. B. Nội dung hoạt động trong tháng. - Hướng dẫn HS tìm hiểu truyền thống cách mạng của các anh hùng ở địa phương . - Hướng dẫn HS sưu tầm các bài hát, các bài thơ nói về quê hương, đất nước và các anh hùng . C. Tiến hành hoạt động . Hoạt động 1 Truyền thống cách mạng của quê hương. 1. Yêu cầu giáo dục: Giúp HS - Hiểu rõ truyền thống cách mạng của quê hương và ý nghĩa truyền thống đó đối với sự phát triển của quê hương, gia đình và bản thân. - Tự hào về quê hương biết ơn các thế hệ anh cha đã hy sinh sương máu để bảo vệ và quê hương đất nước. - Tự giác học tập tốt rèn luyện tốt, tích cực tham gia các phong trào hoạt động của địa phươnggóp phần bảo vệ và phát huy truyền thống cách mạng của quê hương. 2. Nội dung và hình thức hoạt động . a. Nội dung. - Thảo luận về truyền thống cách mạng của địa phương. - Thi văn nghệ. - Hội vui học tập. - Giao lưu với cựu chiến binh của địa phương. b. Về hình thức. - Báo cáo kết quả hoạt động 3. Chuẩn bị cho hoạt động. a.Về phương tiện cho hoạt động. - Tư liệu sưu tầm về truyền thống cách mạng của quê hương. - Tư liệu sưu tầm các bài hát, các bài thơ nói về quê hương, đất nước và các anh hùng . b. Về tổ chức. Giáo viên nêu nội dung hoạt động + Phân công cho từng tổ tìm hiểu truyền thống quê hương một giai đoạn lịch sử cụ thể. Đội 1: Trong cách mạng tháng tám . Đội 2: Trong kháng chiến chống Pháp Đội 3: Trong kháng chiến chống Mỹ Đội 4: Trong thời kỳ hiện nay. - Về nhiệm vụ của HS. + Phân công người chịu trách nhiệm tổng hợp: Vũ Thị Huyền Thương + Phân công tổ giám khảo: 1. GVCN 2. Lê Thị Vân Anh 4. Nguyễn Lâm Thương 5. Lê Hoàng Anh 4.Tiến hành hoạt động - GV Thông báo nội dung và thời gian nạp bài vào ngày 20/12. - Tổ giám khảo chấm bài. - Thông báo kết quả đúng ngày 22/12. 5. Kết thúc hoạt động - Tổ giám khảo nhận xét những các nhân tập thể xuất sắc, trao thưởng ( Mỗi cá nhân xuất sắc 1 cuốn vở) - Nhắc nhở cá nhân tập thể hoạt động chưa tốt. Hoạt động 2. Thi văn nghệ, Hội vui học tập. 1. Yêu cầu giáo dục: Giúp HS - Biết hát và thưởng thức các bài hát ca ngợi quê hương đất nước - Có tinh thần yêu thích văn nghệ, yêu que hương đất nước, phát triển tình cảm thẩm mỹ. 2. Nội dung và hình thức hoạt động . a. Nội dung. - Ca ngợi quê hương đất nước. - Ca ngợi Đảng, Bác Hồ và quân đội anh hùng. - Ca ngợi anh hùng liệt sĩ, các bà mẹ Việt nam anh hùng. b. Về hình thức hoạt động: Thi hát cá nhân, thi hát theo tổ. 3. Chuẩn bị cho hoạt động. a.Về phương tiện hoạt động : Các bài hát, các bài thơ, câu truyện về quê hương đất nước. b. Về tổ chức: GVCN phổ biến cho cả lớp biết yêu cầu nội dungvà hình thức hoạt động . - GVCN cùng ban cán sự lớp thống nhất trương trình hoạt động - Phân công dẫn chương trình: Nguyễn Cẩm Vân. - Dự kiến ban giám khảo: 1. GVCN 2. Lê Thị Vân Anh 4. Nguyễn Lâm Thương 5. Lê Hoàng Anh 4. Tiến hành hoạt động. a. Khởi động: Dẫn chương trình thông báo nội dung và thẻ lệ hoạt dộng. b. Du lịch trên quê hương đất nước qua bài hát bài thơ. - Yêu cầu HS hát bài hát có tên địa danh quê hương đất nước. - Bài hát sau trùng với bài hát trước không được tính điểm. c. Tìm ẩn số của bài hát, bài thơ. - Yêu cầu HS tìm nhanh đuúng tổ nào tìm được nhiều ẩn số tổ đó sẽ thắng. - Người dẫn chương trình nêu từng ẩn số VD: “Mẹ về nón lá nghiêng che” có trong bài hát nào? do ai sáng tác? - Tuỳ theo mức độ đúng sai để tính điểm. Lần 1 trả lời đúng: 30 điểm Lần 2 trả lời đúng: 20 điểm Lần 3 trả lời đúng: 10 điểm 5. Kết thúc hoạt động: - Thư ký thông báo kết quả và trao phần thưởng cho tổ xuất sắc nhất. - GVCN nhận xét buổi hoạt động Ngày soạn: Ngày 1 tháng 1 năm 2013 Ngạy dạy: …………………. Chủ điểm tháng 1 - 2. Mừng Đảng, mừng xuân A. Mục tiêu giáo dục: - HS nhận thức rõ về vai trò và công ơn đảng đối với quê hương đất nước. - Rèn luyện lối sống có văn hoá, giữ gìn và phát huy bản sắc dân dân tộc. - Tự hào tin tưởng vào sự lãnh đạo của đảng. B. Nội dung hoạt động trong tháng. - Tổ chức hoạt động thi tìm hiểu về Đảng. - Tổ chức hoạt động ((Thi viết, ca ngợi công ơn của Đảng và quê hương )) - Tổ chức hoạt động văn nghệ (( Mừng Đảng, Mừng xuân)). C. Tiến hành hoạt động . Hoạt động 1 Thi tìm hiểu về truyền thống vẻ vng của Đảng. 1. Yêu cầu giáo dục: Giúp HS - Nhận thức ý nghĩa ngày thành lập Đảng (3-2) các mốc lớn và sự kiện lịch sử truyền thống vẻ vang của Đảng. - Biết ơn và tự hào về Đảng về truyền thống cách mạng dân tộc do đảng lãnh đạo. - Học tập tốt, rèn luyện tốt để đền đáp công ơn của Đảng. 2. Nội dung và hình thức hoạt động . a. Nội dung. - Lịch sử ngày thành lập Đảng 3-2 -1930. - Các sự kiện lịch sử của Đảng - Các bài hát bài thơ về Đảng. b. Hình thức hoạt động. - Các đội thi đấu với nhau. - Mỗi đội có 3 thành viên tự đăng ký, đặt tên cho đội của mình với ban tổ chức.Số còn lại trong lớp làm các thành viên giám khảo cổ vũ cho các đội tham gia chơi. 3. Chuẩn bị cho hoạt động. a. Phương tiện cho hoạt động. - Các tư liệu, tranh ảnh, câu đố có liên quan đến cuộc thi. - Đáp án - thang điểm cho từng câu hỏi. - Lá cờ cho mỗi đội để báo hiệu khi có câu trả lời b. Về tổ chức. - Giáo viên chủ nhiệm nêu chủ đề cuộc thi cho cả lớp và hướng dẫn cho các thành viên sưu tầm, tìm hiểu tư liệu, tranh ảnh, bài thơ, bài hát về Đảng. - Hội ý với đội cốt cán để thống nhất về nội dung, hình thức, yêu cầu của cuộc thi và phân công các công việc chuẩn bị. + Bầu Ban giám khảo, dẫn chương trình, thư ký. + Phân công công việc cho các thành viên cho ban giám khảo. +Phân công việc cho các thành viên khác trong lớp làm công tác chuẩn bị: Như kê bàn ghế, trang trí, tiếp tân phục vụ. Cụ thể : - Dẫn chương trình Em Nguyễn Thị Cẩm Vân. - BanCố vấn 1. Lê Thị Thanh. GV dạy văn 2. Cô Ngô Thị Dung Tổng phụ trách đội 3. Thầy Nguyễn Cơ Thạch Bí thư đoàn trường - Giám khảo: 1. GVCN 2. Tổng phụ trách đội - Thư ký: Vũ Thị Huyền Thương *Đội Hoa học trò: 1. Lê Phương Thảo Đội trưởng. 2. Lê Thị Hồng Ngọc. Thư ký 3. Trịnh Thị Huyền. Thành viên 4. Bùi Trọng Mỹ 5. Vũ Thái Dương 6. Phan Huyền Thương 7. Nguyễn Lâm Thương *Đội Tuổi thơ: 1. Lờ Tuấn Anh. Đội trưởng. 2. Lê Thị Như Quỳnh. Thư ký 3. Lê Hoàng Anh- Thành viên 4. Nguyễn Minh Vương 5. Nguyễn Chí Vĩ 6. Nguyễn Ngọc Huynh 7. Lê Thị Vân Anh 4. Tiến hành hoạt động. a. Khởi động: - Giới thiệu các đại biểu. - Giới thiệu mục đích cuộc thi. b. Cuộc thi. * Phần thứ nhất:Thể hiện năng khiếu của mình do các đội đã đăng ký từ trước về năng khiếu của mình(Mỗi đội được thể hiện tài năng của mình trong thời gian 3 phút) Điểm cho phần này là 30 điểm. * Phần thứ 2: Thi trả lời các câu hỏi Mỗi câu hỏi được chuẩn bị trong thời gian là 30 giây. Sau khi người dẫn chương trình đọc xong câu hỏi và nói 30 giây bắt đầu. Đội nào báo hiệu phất cờ sớm nhất thì đội đó được quyền trả lời, nếu đội đó trả lời sai người dẫn chương trình thông báo quyền trả lời dành cho đội còn lại nếu cả ba đội trả lời sai hoặc hết thời gian thì quyền trả lời dành cho khán giả. - Ban giám khảo công bố điểm sau khi đã công bố đáp án . Điểm của từng đội được ghi lên bảng. người dẫn chương trình thường xuyên công bố tổng điểm của từng đội. - Đối với câu hỏi khó mời cố vấn giải đáp, khi các cổ động viên trả lời có quà tặng . - Trong quá trình vừa thi vừa xen kẽ các tiết mục văn nghệ, các trò chơi tập thể cho thêm phần sinh động. 5. Kết thúc hoạt động. - Ban giám khảo tổng hợp thư ký thông báo kết quả của từng đội. - Dẫn trương trình công bố kết quả cuộc thi. Đội giải nhất: Đội giải nhì: Đội giải ba: - Trao phần thưởngcho từng đội. - Dần chương trình chuyển lời cảm ơn các đại biểu, ban cố vấn đã giúp để thực hiện thành công buổi sinh hoạt. Ngày soạn: Ngày 13 tháng 3 năm 2012 Ngày dạy: Ngày 17 tháng 3 năm 2012 Chủ điểm tháng 3 TIẾN BƯỚC LấN ĐOÀN A. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG. - Tổ chức hoạt động Thi đua giành nhiều giờ tốt, điểm tốt, chào mừng ngày 8/3 và ngày 26/ 3 - Đánh giá kết quả hoạt động tháng. B. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG. Hoạt động 1. 1. Yêu cầu giáo dục: Giúp HS - Nhận thức được mục đích, lí tưởng của đoàn và nhiệm vụ của đoàn viên thanh niên hiện nay. - Tự hào và tin tưởng ở tổ chức đoàn. - Rèn luyện đạo đức tư cách người đoàn viên và phấn đấu được đứng trong đội ngũ của đoàn. 2. Nội dung và hình thức hoạt động a.Nội dung -HS phát biểu ý kiến của mình về mục đích lý tưởng, nhiệm vụ của đoàn, về nhiệm vụ và vai trò của người đoàn viên, thanh niên hiện nay; nhận thức về truyền thống vẻ vang của Đoàn; ý nghĩa ngày thành lập đoàn 26 -3. - Thảo luận các vấn đề trên và rút ra được những bài học bổ ích về đạo đức tư cách người đoàn viên, về con đường phấn đấu trở thành đoàn viên... b. Hình thức hoạt động. - Tổ chức diễn đàn thảo luận. - Các tiết mục văn nghệ xen kẽ. 3. Chuẩn bị cho hoạt động. a. Phương tiện cho hoạt động. - Các tư liệu tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (Bài viết, dách báo, điều lệ đoàn) và các tư liệu có liên quan đến tổ chức đoàn của nhà trường - Các văn bản thảo luận của HS về từng vấn đề có liên quan tới diễn đàn. - Các tiết mục văn nghệ ( bài hát bài thơ về Đoàn...) b. Về tổ chức. - Nhiệm vụ của GV chủ nhiệm: + Nêu yêu cầu, nội dung hoạt động và hình thức tiến hành. Đề nghị mỗi HS đều chuẩn bị một nội dung để tham gia ý kiến và làm công tác chuẩn bị. - Phân công trách nhiệm cho các thành viên và thông báo nội dung * Chuẩn bị nội dung diễn đàn: Bạn hiểu gì về ý nghĩa ngày thành lập đoàn 26 -3 -1931. Vai trò và nhiệm vụ của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh hiện nay? Nhiệm vụ của Đoàn viên hiện nay là gì? Bạn có muốn phấn đấu trở đoàn viên không tại sao? Lý tưởng của thanh niên hiện nay là gì? Bạn hiểu gì về tổ chức Đoàn ở trường ta ? Bạn học tập được những gì ở những gương đoàn viên tiêu biểu? Hãy cho ví dụ cụ thể? * Phân công người điều khiển chung: Nguyễn Thị Cẩm Vân. * Phân công người dẫn chương trình: Nguyễn Lâm Thương * Phân công trang trí: Lê Phương Thảo, Lê Hoàng Anh, Bùi Việt Nam * Mời các đại biểu (là ban cố vấn): 1. Cô Lê Thị Thanh GV dạy văn- Chủ nhiệm 2. Cô Ngô thị Dung Tổng phụ trách đội *Ban giám khảo: Em: Lê Thị Vân Anh. Em: Vũ Thị Huyền Thương Cô : Lê Thị Thanh Cô: Ngô Thị Dung 4. Tiến hành hoạt động. a. Khởi động: Dẫn chương trình nêu mục đích buổi hoạt động. b. Trương bày và giới thiệu sản phẩm dự thi. - Người dẫn chương trình đề nghị các tổ mang báo tường của mình lên vị trí trưng bày. Các tờ báo được treo ở trước bảng để cả lớp có thể quan sát dễ dàng . - Lần lượt mời đại diện các tổ lên giới thiệu khái quát tờ báo tường của tổ mình. + ý tưởng chọn tên cho tờ báo. + ý tưởng trang trí. + Số bài thơ, bài văn, tranh ảnh. + ý tưởng thể hiện nội dung. + Số bạn trong tổ tham gia. - Mỗi tổ có thời gian từ 3 -5 phút để giới thiệu tờ báo của mình - đồng thời ban cố ván và ban giám khảo sẽ chấm điểm. c. Bình báo và văn nghệ. - Người dẫn chương trình đề nghị mỗi tổ chọn một bài viết hay nhất (Văn, thơ, truyện...)và một bức tranh hoặc một bức ảnh để thảo luận trước lớp. - Lần lượt các tổ lên thể hiện sáng tác được chọn với nội dung súc tích ngắn gọn, có ý nghĩa... ban giám khảo chấm điểm. - Sau khi kết thúc BGK công bố điểm cho từng tổ và nhận xét cả 2 hoạt động . - Cuối cùng là phần trình diễn một tết mục văn nghệ của lớp do đăng ký từ trước. Kết thúc hoạt động - Trao phần thưởng cho các tổ và các cá nhân xuất sắc. Hoạt động 2: Đánh giá kết quả hoạt động theo chủ điểm 1. Học sinh tự đánh giá xếp loại: Câu 1. Qua các hoạt động của chủ điểm Tiến lên đoàn em nhận thức được những gì về đoàn?(viết ngắn gọn). Câu 2.Tham gia các hoạt động chủ điểm trong tháng em tự xếp mình ở mức độ nào? Tốt Khá Trung bình Yếu 2. Tổ xếp loại Tốt Khá Trung bình Yếu 3. Giáo viên xếp loại Tốt Khá Trung bình Yếu Ngày soạn: 30/3/2013 Ngày dạy: …………………….. Chủ điểm tháng 4 Hòa bình và hữu nghị A. Nội dung hoạt động trong tháng. - Thi tìm hiểu về tổ chức UNESCO. - Sinh hoạt văn nghệ chào mừng ngày Miền nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước 30 -4. B. Tiến hành hoạt động . Hoạt động 1. Bạn biết gì về UNESCO. 1. Yêu cầu giáo dục: Giúp HS - Hiểu được mục đích, chức năng và cơ cấu tổ chức của UNESCO- Tổ chức quốc tế về giáo dục, khoa học và văn hoá. - Biết thể hiện sự hiểu biết của mình về tổ chức UNESCO. - ủng hộ và quan tâm đối với những việc làm, những hoạt động vì sự phát triển của mỗi quốc gia, của cộng đồng quốc tế. 2. Nội dung và hình thức hoạt động . a. Nội dung. - Mục đích hoạt động của UNESCO. - Chức năng của UNESCO. - Cơ cấu tổ chức của UNESCO. b. Hình thức hoạt động. - Thi tìm hiều về tổ chức UNESCO dưới hình thức hái hoa dân chủ. 3. Chuẩn bị cho hoạt động. a. Phương tiện cho hoạt động. - Tài liệu, sách báo nói về tổ chức UNESCO. - Sơ đồ cơ cấu tổ chức UNESCO - Phiếu câu hỏi, (mỗi câu hỏi trả lời đúng được 10 điểm). - Cây hoa để gài câu hỏi. - Khăn bàn, lọ hoa. b. Về tổ chức. - Giáo viên phát động toàn lớp sưu tầm các tư liệu, sách báo, tranh ảnh nói về tổ chức UNESCO để chuẩn bị cho nội dung tìm hiểu. - Phối hợp với cô Lê Thị Tâm Giáo viên dạy môn GDCD và cô Hoàng Ngọc Liên GV Dạy môn lịch sử để xây dựng cơ cấu tổ chức UNESCO. - Xây dựng câu hỏi cho cuộc thi tìm hiểu UNESCO được thành lập vào ngày tháng năm nào? Vì sao lại có sự ra đời của tổ chức này? Mục đích của UNESCO là gì? UNESCO có những chức năng nào? Nêu cơ cấu tổ chức của UNESCO? Việt nam được kết nạp vào UNESCO năm nào? UNESCO có phải là một cơ quan của liên hiệp quốc không? - Phân công HS chuẩn bị +Cây hoa: Em Vũ Thị Huyền Thương. +Phiếu để ghi câu hỏi: Em Lê Thị Hồng Ngọc. - Dẫn chương trình: Em Lê Thị Như Quỳnh. - Ban giám khảo: Em Lê Thị Vân Anh. Em Nguyễn Lâm Thương Em Nguyễn Thị Cẩm Vân. Cô Cự Thị Huệ. Giáo viên môn lịch sử Cô Lê Thị Tâm. Giáo viên môn GDCD. 4. Tiến hành hoạt động. - Lớp kê bàn ghế theo hình chữ U, ở giữa có cây hoa treo những bông hoa có các câu hỏi - Người dẫn chương trình nêu rõ yêu cầu củ

File đính kèm:

  • docgiao an HDNGLL.doc
Giáo án liên quan