Tiết: 01
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
NGOÀI GIỜ LÊN LỚP 10
I/. Mục tiêu hoạt động: Giúp học sinh:
1/. Nâng cao hiểu biết, củng cố mỡ rộng kiến thức, có ý thức về quyền và trách nhiệm của học sinh đối với bản thân gia đình và xã hội, bước đầu có ý thức định hướng nghề nghiệp.
2/. Tiếp tục rèn luyện các kỷ năng cơ bản đã được hình thành từ gìơ hoạt động ngoài giờ ở THCS.
3/. Có thái độ đúng đắn trước mọi vấn đề, biết cảm thụ cái đẹp trong cuộc sống.
II/. Nội dung chương trình:
1/. Tháng 9: Thanh niên học tập rèn luyện vì sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
2/. Tháng 10: Thanh niên với tình bạn, tình yệu và gia đình.
3/. Tháng 11: Thanh niên với truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo.
4/. Tháng 12: Thanh niên với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
5/. Tháng 1: Thanh niên với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
6/. Tháng 2: Thanh niên với lý tưởng cách mạng.
7/. Tháng 3: Thanh niên với vấn đề lập nghiệp.
8/. Tháng 4: Thanh niên với hòa bình, hữu nghị và hợp tác.
9/. Tháng 5: Thanh niên với Bác Hồ
10/. Tháng 6+7+8 (hè): Mùa hè tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng.
32 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 24195 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp khối 10, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 01
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
NGOÀI GIỜ LÊN LỚP 10
I/. Mục tiêu hoạt động: Giúp học sinh:
1/. Nâng cao hiểu biết, củng cố mỡ rộng kiến thức, có ý thức về quyền và trách nhiệm của học sinh đối với bản thân gia đình và xã hội, bước đầu có ý thức định hướng nghề nghiệp.
2/. Tiếp tục rèn luyện các kỷ năng cơ bản đã được hình thành từ gìơ hoạt động ngoài giờ ở THCS.
3/. Có thái độ đúng đắn trước mọi vấn đề, biết cảm thụ cái đẹp trong cuộc sống.
II/. Nội dung chương trình:
1/. Tháng 9: Thanh niên học tập rèn luyện vì sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
2/. Tháng 10: Thanh niên với tình bạn, tình yệu và gia đình.
3/. Tháng 11: Thanh niên với truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo.
4/. Tháng 12: Thanh niên với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
5/. Tháng 1: Thanh niên với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
6/. Tháng 2: Thanh niên với lý tưởng cách mạng.
7/. Tháng 3: Thanh niên với vấn đề lập nghiệp.
8/. Tháng 4: Thanh niên với hòa bình, hữu nghị và hợp tác.
9/. Tháng 5: Thanh niên với Bác Hồ
10/. Tháng 6+7+8 (hè): Mùa hè tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng.
III/. Phương thức tổ chức:
1/. Tổ chức phù hợp với trình độ của học sinh và phù hợp với đặc điểm điều kiện của trường của địa phương (nội dung và hình thức có thể thay đổi cho thích ứng với điều kiện cho phép).
2/. Hoạt động cụ thể: Có nhiều hình thức:
Thảo luận nhóm – đóng vai - giải quyết vấn đề - giao nhiệm vụ - trò chơi - hoạt động nhóm nhỏ - diễn đàn – hái hoa dân chủ - giải đáp ô chữ - cá nhân trả lời trực tiếp...
3/. Thời gian thực hiện: 01 tiết (kế giờ SHCN cuối tuần)
IV/. Tài liệu và phương tiện tổ chức:
1/. Giáo viên dựa vào sách dành cho giáo viên để tổ chức hoạt động cho học sinh
2/. Học sinh nhận tư liệu từ giáo viên hoặc sưu tầm thêm theo yêu cầu sau đó tìm hiểu chuẩn bị để có giờ hoạt động tốt.
V/. Đánh giá kết quả hoạt động:
1/. Mục tiêu đánh giá: Đánh giá nhận thức của học sinh về các năng lực mà các em phải rèn luyện, về các vấn đề trong chương trình. Khích lệ tinh thần của các em về mọi mặt để hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập ở trường phổ thông.
2/. * Nội dung đánh giá cá nhân:
- Về mức độ nhận thức,
- Về ý thức trách nhiệm.
- Về hiệu quả đóng góp.
* Đánh giá tập thể lớp:
- Số lượng học sinh tham gia hoạt động.
- Ý thức cộng đồng, trách nhiệm và tinh thần hợp tác trong hoạt động.
3/. Các hình thức đánh giá:
- Qua bài viết thu hoạch của học sinh.
- Quan sát hoạt động của học sinh.
- Qua tọa đàm, trao đổi.
- Qua nhận xét đánh giá của người khác.
4/. Qui trình đánh giá:
- Thư ký, Ban giám khảo đánh giá theo những tiêu chí hoạt động.
- Giáo viên chủ nhiệm đánh giá.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
Tiết : 02
CHỦ ĐỀ THÁNG 9:
THANH NIÊN HỌC TẬP, RÈN LUYỆN VÌ SỰ NGHIỆP
CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC.
I/. Mục tiêu hoạt động:
- Học sinh hiểu được vai trò của CNH, HĐH trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, xác định được quyền và trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp CNH, HĐH.
- Biết xây dựng kế hoạch học tập và rèn luyện để có thể thực hiện được bổn phận của thanh niên học sinh, phấn đấu trở thành những công dân có ích cho tương lai.
- Tích cực chủ động, tự giác trong học tập và rèn luyện, sẵn sàng tham gia các hoạt động thể hiện vai trò của thanh niên học sinh trong sự nghiệp chung.
II/. Nội dung và hình thức hoạt động:
* Nội dung hoạt động:
1/. Tìm hiểu về yêu cầu nhiệm vụ của năm học.
2/. Hiểu về truyền thống nhà trường.
3/. Vị trí và vai trò của học sinh trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
*Hình thức hoạt động:
Hướng dẫn học sinh thảo luận theo nhóm về các vấn đề đặt ra.
III/. Chuẩn bị:
1/. Giáo viên:
- Chuẩn bị các tài liệu có liên quan đến nội dung hoạt động để cung cấp cho học sinh.
- Cử học sinh chuẩn bị trang trí bảng, dẫn chương trình.
2/. Học sinh:
- Nhận nội dung chuẩn bị nội dung trả lời.
- Trang trí lớp chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ.
IV/ Tổ chức hoạt động:
1/. Tổ chức: Khởi động tuyên bố lý do - Giới thiệu đại biểu – hát tập thể.
2/. Hoạt động cụ thể:
* Xác định vai trò nhiệm vụ của năm học đầu tiên cấp THPT (Học sinh thảo luận và đại diện nhóm trả lời).
* Tìm hiểu về truyền thống của nhà trường.
- Câu hỏi1: Trường được thành lập vào năm nào? Lúc đầu có tên là gì? Cơ sở cũ đặt tại đâu?.
-Câu hỏi 2: Tên trường THPT YJUT có vào năm nào?.
- Câu hỏi 3: Hiện tại trường gồm bao nhiêu lớp (Trong đó: bao nhiêu lớp 10, bao nhiêu lớp 11, bao nhiêu lớp 12)?.
- Câu hỏi 4: Cảm nghĩ của em khi học tại trường này?.
* Tìm hiểu về vị trí vai trò của thanh niên học sinh THPT trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
- Câu hỏi 1: Em hiểu thế nào về CNH, HĐH đất nước.
- Câu hỏi 2: Để thực hiện CNH, HĐH đất nước cần có những điều kiện gì về con người.
- Câu hỏi 3: Vai trò trách nhiệm của thanh niên học sinh trong sự nghiệp CNH, HĐH.
V/. Kết thúc hoạt động:
- Giáo viên chủ nhiệm tổng kết các ý kiến phát biểu, kết luận một số nội dung cơ bản.
- Nhận xét đánh giá hoạt động của học sinh.
- Yêu cầu mỗi học sinh viết chương trình hành động của bản thân để làm tròn trách nhiệm của mình trong học tập và rèn luyện.
*Dặn dò :Tuần sau :Trao đổi về phương pháp học tập tích cực ở trường PT .
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tiết :03
CHỦ ĐỀ THÁNG 9 :
TRAO ĐỔI VỀ PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬPTÍCH CỰC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG.
I/. Mục tiêu hoạt động:
- Học sinh hiểu được ý nghĩa, tác dụng và yêu cầu của phương pháp học tập tích cực. Trên cơ sở đó, các em có quyền được biểu đạt và lựa chọn cho mình phương pháp học tập phù hợp với điều kiện và khả năng học tập của bản thân.
- Có ý thức sẳn sàng giúp đỡ bạn, cùng nhau khắc phục khó khăn, học theo phương pháp học tập tích cực.
- Bước đầu biết vận dụng phương pháp học tập tích cực vào các tiết học, môn học .
II/. Nội dung và hình thức hoạt động:
* Nội dung hoạt động:
1/. Sự cần thiết phải học tập theo phương pháp tích cực.
2/. Thế nào là phương pháp học tập tích cực.
3/. Cách thực hiện phương pháp học tập tích cực.
4/. Giải đáp ô chữ.
* Hình thức hoạt động:
Hướng dẫn học sinh thảo luận theo nhóm về các vấn đề đặt ra. Giải đáp ô chữ.
III/. Chuẩn bị:
1/. Giáo viên:
- Định hướng học sinh những nội dung về phương pháp học tập tích cực.
- Chuẩn bị về nội dung, câu hỏi gợi ý hướng dẫn cho học sinh thảo luận trả lời.
2/. Học sinh:
- Nhận nội dung chuẩn bị nội dung trả lời.
- Trang trí lớp chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ.
IV/ Tổ chức hoạt động:
1/. Tổ chức:
Khởi động tuyên bố lý do - Giới thiệu đại biểu – hát tập thể.
2/. Hoạt động cụ thể:
* Hoạt động 1: Trao đổi về phương pháp hoạt động tích cực.
Câu hỏi 1: Có bạn cho rằng cứ học như cũ vừa đỡ mệt mà vẫn có hiệu quả. Các bạn có nhất trí với ý kiến trên không?.
Hoặc có bạn cho rằng “Tôi không có điều kiện học tập theo phương pháp mới, tôi chỉ có thể học tập như cách học từ trứơc đến nay”. Bạn ấy nói như vậy có sai không? Vì sao?.
- Câu hỏi 2: Theo em thì tại sao phải học tập theo phương pháp tích cực?.
- Câu hỏi 3: Thế nào là phương pháp học tập tích cực?.
- Câu hỏi 4: Cách thực hiện phương pháp học tập tích cực?.
* Hoạt động 2: Viết bài thu hoạch về cách học cho một môn học cụ thể (về nhà).
* Hoạt động 3: Giải ô chữ:
- Hàng 1: Ô chữ có 06 chữ cái. Đây là một yêu cầu đối với giáo viên nhằm giúp học sinh đạt kết quả tốt trong học tập (dạy tốt).
- Hàng 2: Ô chữ có 07 chữ cái: Một đức tính cần có của học sinh (chịu khó)
- Hàng 3: Ô chữ có 06 chữ cái: Điều học sinh phải làm để đạt kết quả cao trong học tập (học tốt)
- Hàng 4: Ô chữ có 07 chữ cái: Từ đồng nghĩa với từ siêng năng (chăm chỉ).
- Hàng 5: Ô chữ có 06 chữ cái: Hình ảnh người đưa đò trong giáo dục (thầy cô)
- Hàng 6: Ô chữ có 08 chữ cái: Điều giáo viên làm khi áp dụng phương pháp học tập tích cực (hướng dẫn)
- Hàng 7: Ô chữ có 09 chữ cái: Động từ chỉ việc đạt kết quả như mong muốn trong công việc (thành công).
Từ khóa: (tích cực).
V/. Kết thúc hoạt động:
- Giáo viên chủ nhiệm củng cố lại toàn bộ vấn đề nhấn mạnh phương pháp học tập tích cực và tác dụng của nó.
- Nhận xét đánh giá chung.
*Dặn dò :Tuần sau :Tìm hiểu những vấn đề cơ bản về luận giáo dục .
---------------------------------------------------------------------------------------------------
Tiết :04
CHỦ ĐỀ THÁNG 9 :
TÌM HIỂU NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LUẬT GIÁO DỤC.
I/. Mục tiêu hoạt động:
- Học sinh nắm được quyền và nghĩa vụ học tập của mình và một số vấn đề cơ bản của luật giáo dục có liên quan trực tiếp đến quyền và trách nhiệm của người học sinh.
- Có ý thức tôn trọng và có trách nhiệm với việc thực hiện Luật giáo dục.
- Thực hiện và vận động những ngừơi xung quanh thực hiện tốt các điều khoản của Luật Giáo dục trong phạm vi trách nhiệm của người học sinh.
II/. Nội dung và hình thức hoạt động:
* Nội dung hoạt động:
Tìm hiểu một số vấn đề cơ bản trong luật giáo dục (2005) như, được tổ chức dưới hình thức thi để khắc sâu các hiểu biết đó và tạo không khí sôi nổi trong lớp.
* Hình thức hoạt động:
Hướng dẫn học sinh thảo luận theo nhóm về các vấn đề đặt ra.
III/. Chuẩn bị:
1/. Giáo viên:
- Cung cấp cho học sinh tài liệu về Luật giáo dục theo nhóm tổ.
- Hướng dẫn học sinh nội dung cần đọc và nắm.
- Giáo viên chuẩn bị câu hỏi: Trắc nghiệm
2/. Học sinh:
- Chuẩn bị bảng con để ghi câu trả lời cho nhóm mình.
- Chuẩn bị giấy viết câu hỏi. - Trang trí bảng.
IV/ Tổ chức hoạt động:
1/. Tổ chức: Khởi động tuyên bố lý do - Giới thiệu đại biểu – hát tập thể.
Công bố thể lệ cuộc thi: mỗi đội cử một người hái hoa, đọc to câu hỏi, hội ý ở đội 30 giây và trả lời câu hỏi. Nếu đúng, MC công bố để thư ký ghi điểm.
2/. Hoạt động cụ thể: Tìm hiểu sau câu 4 xen vào 02 bài hát.
- Câu hỏi 1: “Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân” được ghi ở điều mấy trong Luật giáo dục?. chọn 1 trong 3 phương án:
A: Điều 7 B: Điều 10 C: Điều 12
- Câu hỏi 2: Câu mở đầu ở điều 10 là câu nào trong 3 câu sau đây?.
A: Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục.
B: Nhà nước ưu tiên, tạo điều kiện cho con em dân tộc thiểu số...
C: Học tập là quyền lợi và nghĩa vụ của công dân.
- Câu hỏi 3: Điều 27 của Luật Giáo dục nói về:
A: Phương pháp giáo dục phổ thông.
B: Chưng trình giáo dục phổ thông.
C: Mục tiêu giáo dục phổ thông.
- Câu hỏi 4: Điều nào trong những điều sau đang nói về “Mục tiêu giáo dục”.
A: Điều 5 B: Điều 2 C: Điều 10
- Câu hỏi 5: Người học có nhiệm vụ nào sau đây:
A: Được nhà trường, cơ sở giáo dục rèn luyện giáo dục khác tôn trọng và đối xử bình đẳng, được cung cấp đầy đủ thông tin về việc học tập, rèn luyện của mình.
B: Thực hiện nhiệm vụ học tập, rén luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường, cơ sở giáo dục khác.
C: Được hưởng chính sách ưu tiên của Nhà nước trong tuyển dụng vào các cơ quan nhà nước nếu tốt nghiệp loại giỏi và có đạo đức.
- Câu hỏi 6: Điều 85 nói về:
A: Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục.
B: Quyền và nghĩa vụ của công dân.
C: Nhiệm vụ của người học.
- Câu hỏi 7: Người học có quyền gì sau đây:
A: Tham gia lao động là hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường phù hợp với lứa tuổi, sức khỏa và năng lực..
B: Được tham gia hoạt động của các đoàn thể, tổ chức xã hội trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác theo quy định của pháp luật..
C: Góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường, cơ sở giáo dục khác..
- Câu hỏi 8: Quyền của người học thuộc điều mấy.
A: Điều 85 B: Điều 86 C: Điều 87
V/. Kết thúc hoạt động:
- Giáo viên đánh giá mức độ hiểu biết luật giáo dục.
- Nhấn mạnh cho học sinh hiểu rõ những vấn đề cơ bản của luật Giáo dục.
- Nhận xét - dùng kết quả thi để đánh giá học sinh.
*Dặn dò :Hoạt động tuần tới tháng 10. .:Thanh niên với tình bạn tình yêu và gia đình .
Tiết: 06
CHỦ ĐỀ THÁNG 10:
THANH NIÊN VỚI TÌNH BẠN, TÌNH YÊU VÀ GIAI ĐÌNH
Thi hỏi – đáp về tình bạn, tình yêu và gia đình
I/. Mục tiêu:
- Học sinh hiểu rõ hơn về tình bạn, tình bạn khác giới ở tuổi học sinh, tình yêu và gia đình; các em có quyền tự do và được bảo vệ trong các mối quan hệ đó; lứa tuổi vị thành niên và vai trò của gia đình trong giáo dục vị thành niên. .
- Có ý thức xây dựng một tình bạn trong sáng và tự hào về tình bạn ñoù của mình.
- Hiểu được cách ứng xử trong quan hệ tình bạn, đặt biệt tình bạn khác giới và có hành vi đúng mức trong quan hệ bạn bè.
II/. Nội dung và hình thức hoạt động:
* Nội dung hoạt động:
- Thi hỏi đápvà xử lí tình huống về tình bạn, tình yêu và gia đình.
- Hát với nhau chủ đề về thầy cô, bạn bè, gia đình..
III/. Công tác chuẩn bị:
1/. Giáo viên: - Soạn các câu hỏi, tình huống - đáp án.
2/. Học sinh: - Học sinh được phân công phải soạn cách xử lý tình huống, chuẩn bị bài hát và sưu tầm thêm các tình huống giao tiếp, cử người dẫn chương trình, thư ký và mời ban giám khảo, chuẩn bị trang trí lớp, theo hình thức tổ chức thi.
IV/ Tổ chức hoạt động:
1/. Tổ chức: Khởi động tuyên bố lý do - Giới thiệu đại biểu – hát tập thể.
2/. Hoạt động cụ thể:
* Hoạt động 1:
- Câu hỏi 1: Thế nào là tình bạn chân chính?. Vai trò của tình bạn bè trong cuộc sống của mỗi người?.
Tình bạn chân chính là tình bạn trong sáng không vụ lợi, sẳn sàng giúp đỡ nhau trong hoạn nạn, không tính toán thiệt hơn. Tình bạn có vai trò rất lớn trong cuộc sống của mỗi con người chúng ta, giúp chúng ta vượt qua những khó khăn và thử thách trong cuộc sống.
- Câu hỏi 2: Tuổi học sinh có nên có bạn khác giới không?.
Tình bạn không chỉ bó hẹp trong cùng một giới mà còn tình bạn khác giới. Tuổi học sinh cũng thế ngoài xây dựng tình bạn cùng giới, cũng nên có tình bạn khác giới nhưng phải trong sáng, lành mạnh.
- Câu hỏi 3: Tình bạn giúp cho em những gì trong học tập và trong cuộc sống?.
Trong học tập bạn bè cùng nhau tìm ra cách giải những bài tập khó, bằng cách học nhóm hay đôi bạn học tập.Trong cuộc sống: Bạn bè là nơi chúng ta dễ tìm thấy sự đồng cảm, chia sẽ những khó khăn trong cuộc sống; Ngoài ra một người bạn tốt còn giúp ta nhìn lại mình và khắc phục khuyết điểm của bản thân.
- Câu hỏi 4: một lần đi học sớm, bạn nhìn thấy một bạn nam đang hút thuoác trong lớp, bạn sẽ làm gì?.
Đầu tiên là khuyên bạn không nên hút thuốc. Có thể phân tích tác hại của thuốc lá cho bạn nghe. Nếu bạn vẫn không sửa đổi thì báo cho thầy, cô chủ nhiệm để kịp thời chấn chỉnh.
-Câu hỏi 5: Khi biết em chơi thân với một người bạn khác giới cùng lớp, bố mẹ em tỏ ý không bằng lòng. Em sẽ nói với bố mẹ như thế nào?.
Giải thích cho bố mẹ rõ đây là bạn cùng lớp. Chúng con chỉ xem nhau như bạn, bố mẹ đừng hiểu lầm con. Hơn nữa bạn ấy là học sinh giỏi của lớp, đô lúc con không hiểu bài nên nhờ bạn giảng lại con mới hiểu.
(Đây là câu hỏi tình huống, tuỳ tình hình lớp, giáo viên có thể mở rộng)
- Câu hỏi 6: Tuổi học trò có nên có tình yêu không?. Tại sao?.
Tuổi học trò chỉ nên dùng lại ở tình bạn, không nên vượt qua giới hạn này, bỡi lẽ lứa tuổi này chưa hiểu rõ tình yêu là gì nên sẽ có suy nghĩ sai lệch và bắt chước người lớn, phim ảnh nên để lại hậu quả khôn lường. Mặt khác nó sẽ ảnh hưởng đến học tập. (Ở câu này giáo viên có thể giải thích thêm).
- Câu hỏi 7: Tại sao nam và nữ đến tuổi dậy thì thu hút nhau?.
Về mặt sinh học con người khi đang ở thời kỳ phôi thai thường mang đầy đủ cả hai giới tính Nam và Nữ. Sau đó phát triển theo một hướng nhất định để cho ra đời một bé trai hay gái nhưng vẫn còn lưu lại “một chút gì đó” của giới tính đã mất đi điều này biểu hiện rất rõ trong cuộc sống. Có những bạn Nam lại rất Nữ tính, có những bạn Nữ lại rất Nam tính. Chính vì thế cho nên cảm thấy an tâm hơn khi gần người bạn khác giới vì đã bổ sung giới tính đã mất đi đó. Cho nên thông thường thu hút nhau là vì lẽ đó.
- Câu hỏi 8: em và bạn kết bạn với nhau đã khá lâu. Bỗng có một người bạn thứ 3 xuất hiện, bạn em tỏ ra khó chịu em sẽ xử sự như thế nào?.
Có câu thêm một người bạn là bớt đi một kẻ thù việc có thêm người bạn là hoàn toàn bình thường. Em giải thích cho bạn của em biết việc xuất hiện người bạn kia sẽ không ảnh hưởng đến tình bạn của hai chúng ta.
- Câu hỏi 9: Có một người bạn khác giới muốn làm quen và kết bạn với em, em nên xử sự như thế nào?. (Dự phòng)
* Hoạt động 2: Hát với nhau: chủ đề: Thầy cô, bạn bè, mái trường.
(Ở hoạt động này giáo viên có thể thi đua giữa các tổ hát về chủ đề trên. Sau lượt thi tổ nào hát được nhiều bài hát nhất sẽ thắng)
V/. Kết thúc hoạt động:
- Giáo viên chủ nhiệm tổng kết hoạt động và khẳng định các em có quyền được tự do kết giao trong tình bạn.
- Nhận xét điểm mạnh, điểm yếu chung của lớp và của từng đội.
- Dùng kết quả thi làm điểm đánh giá học sinh.
*Dặn dò :Tuần sau : Chủ đề: Xử lý tình huống trong giao tiếp, ứng xử.
Tiết: 06
CHỦ ĐỀ THÁNG 10 :
HỘI THI NHỮNG NGƯỜI BẠN GÁI ĐÁNG MẾN .
I/. Mục tiêu hoạt động:
- Học sinh nhận thức được nét đẹp, nét đáng mến của người bạn gái trong cuộc sống, trong quan hệ với bạn khác giới và trong gia đình.
- Có thái độ lịch thiệp, trân trọng và giữ gìn những nét tính cách đáng quý của nữ giới trong các mối quan hệ.
- Biết ứng xử, thể hiện hành vi phù hợp của nữ giới trong các mối quan hệ với bạn bè và người trên.
II/. Nội dung và hình thức hoạt động:
* Nội dung hoạt động: - Tổ chức hội thi trong lớp với các nội dung về nữ giới.
- Hoạt động diễn ra trong 02 tiết.
* Hình thức hoạt động: Chia lớp thành 04 tổ đại diện bóc thăm câu hỏi và trả lời, giám khảo đánh giá cho điểm.
III/. Công tác chuẩn bị:
1/. Giáo viên:
- Cung cấp cho học sinh những tài liệu cần thiết về giới tính về các vấn đề liên quan đến vị thành niên. Chuẩn bị một số câu hỏi kiểm tra kiến thức và cách xử lý tình huống .
2/. Học sinh:
- Cử đại diện 04 tổ phân công chuẩn bị để có thể hoàn thành tốt bài thi. Chuẩn bị các câu hỏi cho đội bạn. Chuẩn bị trang trí lớp theo yêu cầu, chọn thư ký, người dẫn chương trình (Nam) và chọn Ban giám khảo.
IV/ Tổ chức hoạt động:
1/. Tổ chức: Khởi động tuyên bố lý do - Giới thiệu đại biểu – hát tập thể.
2/. Hoạt động cụ thể:
* Hoạt động 1: Thi năng khiếu.
- Hát bài hát theo chủ đề yêu cầu, câu hỏi phụ : Sáng tác này của ai?.
- Kể lại một kỷ niệm 05 – 07 phút.
- Tìm hiểu một vấn đề (câu tục ngữ, danh ngôn,...).
* Hoạt động 2: Các đội lần lượt đặt ra các câu hỏi, tập trung vào chủ đề, cho đội bạn.
V/. Kết thúc hoạt động:
- Đại diện Ban giám khảo và nhận xét về mức độ nắm vững kiến thức thể hiện khi ra câu hỏi, khi trả lời câu hỏi và khả năng diễn đạt khi hùng biện?.
Gíao viên phát biểu động viên các em học sinh và xếp loại học sinh theo kết quả thi của các đội.
* Daën doø: Tuaàn sau: chuû ñeà thaùng 10: hoäi thi nhöõng ngöôøi baïn gaùi daùng meán.
Tiết: 07
CHUÛ ÑEÀ THÁNG 10 :
HỘI THI NHỮNG NGƯỜI BẠN GÁI ĐÁNG MẾN
I/. Mục tiêu hoạt động:
- Học sinh nhận thức được nét đẹp, nét đáng mến của người bạn gái trong cuộc sống, trong quan hệ với bạn khác giới và trong gia đình.
- Có thái độ lịch thiệp, trân trọng và giữ gìn những nét tính cách đáng quý của nữ giới trong các mối quan hệ.
- Biết ứng xử, thể hiện hành vi phù hợp của nữ giới trong các mối quan hệ với bạn bè và người trên.
II/. Nội dung và hình thức hoạt động:
* Nội dung hoạt động: - Tổ chức hội thi trong lớp với các nội dung về nữ giới.
- Hoạt động diễn ra trong 02 tiết.
* Hình thức hoạt động: Chia lớp thành 04 tổ đại diện bóc thăm câu hỏi và trả lời, giám khảo đánh giá cho điểm.
III/. Công tác chuẩn bị:
1/. Giáo viên:
- Cung cấp cho học sinh những tài liệu cần thiết về giới tính về các vấn đề liên quan đến vị thành niên. Chuẩn bị một số câu hỏi kiểm tra kiến thức và cách xử lý tình huống .
2/. Học sinh:
- Cử đại diện 04 tổ phân công chuẩn bị để có thể hoàn thành tốt bài thi. Chuẩn bị các câu hỏi cho đội bạn. Chuẩn bị trang trí lớp theo yêu cầu, chọn thư ký, người dẫn chương trình (Nam) và chọn Ban giám khảo.
IV/ Tổ chức hoạt động:
1/. Tổ chức: Khởi động tuyên bố lý do - Giới thiệu đại biểu – hát tập thể.
2/. Hoạt động cụ thể:
* Hoạt động 3: Kiểm tra kiến thức về Nữ giới và cách thức xử lý tình huống.
- Câu hỏi1: Nam giới và Nữ giới có gì khác nhau về ăn mặc, cách ứng xử?.
- Câu hỏi 2: Tại sao người ta gọi Nữ giới là phái đẹp?.
- Câu hỏi 3: Làm thế nào để giữ được nét đẹp của Nữ giới trong ăn mặc, đi đứng, nói năng, trong quan hệ với Thầy Cô, Cha Mẹ, Bạn bè?.
- Câu hỏi 4: Khi bị mẹ mắng mà không phải lỗi của mình, em sẽ xử sự như thế nào?.
- Câu hỏi 5: Thời nay Nữ sinh có cần rèn luyện tính tự tin mạnh mẽ, quyết định không?. Tại sao?.
-Câu hỏi 6: Khi có bạn trai đến chơi nhưng bố mẹ không muốn cho gặp, em sẽ xử sự như thế nào?.
- Câu hỏi 7: Bạn của anh trai đến chơi, anh bận nên đề nghị em tiếp giúp, nhưng em lại không muốn. Em sẽ làm gì để anh không giận?.
- Câu hỏi 8: Có người nói bạn gái chỉ cần mặc đẹp khi đi ra đường, còn ở nhà ăn mặc thế nào cũng được, em có ý kiến gì về quan niệm đó?.
- Câu hỏi 9: Có người cho rằng: Phụ nữ là “phái đẹp” nên ăn mặc phải thể hiện được nét đẹp của cơ bản (Ví dụ: áo ngắn, quần trễ, quần bó...). Có người lại cho rằng phụ nữ Việt Nam cần phải thật kín đáo mới thể hiện được nữ tính của mình. Ý kiến của em như thế?.
V/. Kết thúc hoạt động:
- Đại diện Ban giám khảo và nhận xét về mức độ nắm vững kiến thức thể hiện khi ra câu hỏi, khi trả lời câu hỏi và khả năng diễn đạt khi hùng biện?.
- Gíao viên phát biểu động viên các em học sinh và xếp loại học sinh theo kết quả thi của các đội.
*Dặn dò :Tuần sau : Chủ đề tháng 10: Xử lý tình huống trong giao tiếp ứng xử.
Tiết: 08
CHỦ ĐỀ THÁNG10:
XỬ LÝ TÌNH HUỐNG TRONG GIAO TIẾP, ỨNG XỬ
I/. Mục tiêu hoạt động:
- Học sinh nắm được các tình huống cơ bản trong giao tiếp, cách ứng xử trong quan hệ với thầy, cô giáo, với gia đình, với bạn bè khác giới; hiểu được các em có quyền được bảo vệ trong tình húông nếu bị xâm hại .
- Biết lắng nghe, chia sẽ với bạn bè và biết cách ứng xử linh hoạt, phù hợp trong các tình huống giao tiếp xảy ra hàng ngày.
II/. Nội dung và hình thức hoạt động:
* Nội dung hoạt động:
- Thi xử lý các tình huống giả định khi giao tiếp, ứng xử trong các quan hệ giả định khi giao tiếp, ứng xử trong các quan hệ bạn bè cùng giới, khác giới và lớn tuổi, thầy cô giáo....
- Học sinh sưu tầm tình huống: Nội dung các tình huống đi sâu vào vấn đề trong quan hệ với mọi người.
*Hình thức hoạt động:
Hướng dẫn học sinh thảo luận theo nhóm về các vấn đề đặt ra.
III/. Công tác chuẩn bị:
1/. Giáo viên: Soạn các câu hỏi tình huống - đáp án.
2/. Học sinh:
- Học sinh được phân công phải soạn cách xử lý tình huống.
- Học sinh sưu tầm thêm các tình huống giao tiếp trong cư xử, dẫn chương trình, thư ký và mời ban giám khảo, chuẩn bị trang trí lớp, theo hình thức tổ chức thi.
IV/ Tổ chức hoạt động:
1/. Tổ chức: Khởi động tuyên bố lý do - Giới thiệu đại biểu – hát tập thể.
2/. Hoạt động cụ thể:
* Hoạt động 1: thi xử lý tình huống (6 nhóm).
- Câu hỏi1: Tình cờ bạn biết được điều bí mật của mình bị đã bị ngừơi bạn gái thân thiết tiết lộ cho người khác. Bạn sẽ xử lý như thế nào?.
- Câu hỏi 2: Bạn phát hiện nhật ký của mình bị ai đó lấy ra đọc. hành vi đó đã vi phạm quyền bí mật đời tư của bạn. Bạn sẽ xử lý như thế nào?.
- Câu hỏi 3: Một tốp bạn gái đang đứng nói chuyện ở sân trường thì mấy bạn trai đi qua giả vờ đùa nhau để xô vào các bạn gái đó. Nếu là một trong số các bạn gái đó bạn sẽ nói gì với các bạn trai?. Nếu là con trai khi nhìn thấy các bạn mình làm như vậy, bạn sẽ nói gì với các bạn mình?..
- Câu hỏi 4: Bạn là con trai, có một bạn trai khác đến nói với bạn là: “Bạn Lê lớp mình nó thích cậu lắm” Bạn sẽ nói gì với người bạn của mình?.
- Câu hỏi 5: Bạn là con gái, có một bạn gái cùng lớp nói với bạn là: “Bạn Quang lớp mình hay để ý đến bạn lắm. Hình như nó thích bạn”. Bạn sẽ nói gì?.
- Câu hỏi 6: Bạn làm bài kiểm tra giống hệt người ngồi bên cạnh nhưng khi trả bài, bài của bạn được thấp điểm hơn. Bạn sẽ phản ứng như thế nào?.
- Câu hỏi 7: Một lần, vì bực bội điều gì đó, mẹ đã vô cớ mắng bạn. Bạn biết chắc là mình bị oan, bạn sẽ nói gì với mẹ?. Và bạn định nói vào lúc nào?.
- Câu hỏi 8: Nếu bạn không đồng ý với cách ứng xử của bố mẹ định hướng mình vì bạn cho rằng, bố mẹ quá khắt khe, bạn sẽ phản ứng như thế nào?.
* Hoạt động 2: Học sinh nêu tình huống cho nhóm bạn – yêu cầu nhóm bạn xử lý tình huống.
V/. Kết thúc hoạt động:
- Giáo viên chủ nhiệm tổng kết, đánh giá ưu nhược trong cách xử lý tình huống giao tiếp của học sinh. Hướng dẫn các em vào những cách xử lý hợp lý. Tuyên dương những em có khả năng ứng xử tốt.
*Dặn dò :Tuần sau : Chủ đề tháng 11 .
Tiết: 09
CHỦ ĐỀ THÁNG 11 :
TÌM HIEÅU VỀ NGHỀ DẠY HỌC.
I/. Mục tiêu hoạt động:
I/ Muïc tieâu hoaït ñoäng
Học sinh nắm được ý nghĩa, vị trí, đặc điểm, yêu cầu của nghề dạy học, mô tả về cách tìm hiểu thông tin về nghề. Tìm hiểu được thông tin về nghề dạy học, liên hệ bản thân để chọn nghề. Có ý thức thái độ đúng đắn về nghề dạy học.
II/. Nội dung và hình thức hoạt động:
* Nội dung hoạt động: hiểu tầm quan trọng của nghề dạy học, ý nghĩa của nghề, hướng HS chọn nghề.
* Hình thức hoạt động :Học sinh thảo luận nhóm theo hệ thống câu hỏi-đại diện nhóm t
File đính kèm:
- Giao an hoat dong ngoai gio len lop 10.doc