Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp khối 10 - Thanh niên với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc

1.Kiến thức :

 _ Hiểu rõ trách nhiệm của thanh niên học sinh là tích cực học tập rèn luyện, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của công dân.

 _ Hiểu được các loại tệ nạn XH, đặc biệt là tệ nạn mại dâm, ma túy, tác hại của tệ nạn XH đối với mỗi cá nhân, mỗi gia đình & sự tiến bộ XH.

 _ Hiểu được ý nghĩa ngày Quốc phòng toàn dân, ngày thành lập QĐNDVN.

2. Kỹ năng :

_ Tích cực chủ động sẵn sàng tham gia các hoạt động XD và bảo vệ Tổ quốc do nhà trường và địa phương tổ chức.

_ Thực hiện nghiêm chỉnh các nội quy, quy định về nề nếp học tập, những chuẩn mực trong đời sống cộng đồng.

_ Xác định được trách nhiệm của học sinh trong đấu tranh phòng chống các tệ nạn XH.

_ Trách nhiệm của thanh niên học

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 2867 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp khối 10 - Thanh niên với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở GD _ ĐT _ TP Hồ Chí Minh GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Trường THPT Lê Quý Đôn KHỐI 10 CHỦ ĐỀ HOẠT ĐỘNG THÁNG 12-2006 “ THANH NIÊN với SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG & BẢO VỆ TỔ QUỐC “ I.MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG : 1.Kiến thức : _ Hiểu rõ trách nhiệm của thanh niên học sinh là tích cực học tập rèn luyện, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của công dân. _ Hiểu được các loại tệ nạn XH, đặc biệt là tệ nạn mại dâm, ma túy, tác hại của tệ nạn XH đối với mỗi cá nhân, mỗi gia đình & sự tiến bộ XH. _ Hiểu được ý nghĩa ngày Quốc phòng toàn dân, ngày thành lập QĐNDVN. 2. Kỹ năng : _ Tích cực chủ động sẵn sàng tham gia các hoạt động XD và bảo vệ Tổ quốc do nhà trường và địa phương tổ chức. _ Thực hiện nghiêm chỉnh các nội quy, quy định về nề nếp học tập, những chuẩn mực trong đời sống cộng đồng. _ Xác định được trách nhiệm của học sinh trong đấu tranh phòng chống các tệ nạn XH. _ Trách nhiệm của thanh niên học sinh trong phát huy truyền thống của cha anh. 3. Thái độ: _ Tin tưởng vào đường lối XD & bảo vệ Tổ Quốc do Đảng và Nhà nước vạch ra. _ Có thái độ quyết tâm trong việc thực hiện nghĩa vụ công dân, tích cực trong học tập rèn luyện, tham gia tích cực trong phòng chống các tệ nạn XH _ Có thái độ tích cực lên án, đấu tranh với các biểu hiện sai trái có thể dẫn đến tệ nạn XH trong học sinh. _ Biết cách từ chối không tham gia vào các tệ nạn XH, biết vận động bạn bè, người thân đấu tranh phòng chống các tệ nạn XH. _ Có thái độ tự hào về quân đội và nhân dân VN anh hùng, có hành động tích cực, rèn luyện, xứng đáng với các truyền thống anh hùng của các thế hệ cha anh. II.NỘI DUNG & HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG : 1.Nội dung: _ Tổ chức cho nhóm viết bài về 5 tấm gương thành đạt trong cuộc sống, nghề nghiệp của bộ đội đã chuyển ngành.. _ Mỗi nhóm viết một bài, chụp chân dung “Sống đẹp”. _ Tổ chức cho học sinh học bài hát: “ AIDS đến rồi”, sưu tầm tư liệu, tài liệu nói về tệ nạn XH, nhất là ma tuý & mại dâm. _ HS mỗi nhóm chuẩn bị 3 bài hát & 3 bài thơ ca ngợi anh bộ đội, ca ngợi quân đội VN anh hùng. 2. Phương pháp : _ Bài viết, hình ảnh, tư liệu. _ Thi đố vui, thi tìm hiểu, trò chơi vận động. III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ : Phương tiện : Giấy, hình ảnh, bài viết Tổ chức : Chia lớp thành 6 nhóm chuẩn bị những nội dung GVCN yêu cầu với BCH lớp đã phân công. IV. CÁCH THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG : GVCN nói ý nghĩa , muc đích , yêu cầu của chủ đề tháng HOẠT ĐỘNG của GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG của HỌC SINH I.HOẠT ĐỘNG 1: GVCN phân công cán bộ lớp : + Ghi chủ đề sinh hoạt tuần lên bảng: “Trách nhiệm của thanh niên học sinh trong việc góp phần XD đất nước” DCT đọc từng bài sưu tầm về 5 tấm gương thành đạt trong nghề nghiệp cho học sinh hay tóm tắt để HS nắm được( có thể trình chiếu hình ảnh hay những bài viết về tấm gương đó) sau đó đưa ra câu hỏi cho các nhóm thảo luận như : 1. Em có những nhận xét gì về sự phấn đấu của các tấm gương mà em được biết? 2. Theo em, với những tấm gương thành đạt đó, em học ở họ những điều gì? Điều nào mà em cho là tâm đắc nhất? Tại sao? 3. Những điều mà em tâm đắc nhất, bản thân em có thể thực hiện được không? Những vấn đề nào là khó khăn, vấn đề nào là thuận lợi để có thể thực hiện được điều tâm đắc đó? 4.Em có cần sự giúp đỡ như thế nào từ gia đình, bạn bè, nhà trường, BGH, GVCN, GVBM.. * Mỗi nhóm dựa trên cơ sở thảo luận, viết bài với chủ đề” Tôi là ai”, “Tôi thích gì”, và mỗi nhóm gửì 2 thông điệp cho các nhóm. Thông điệp phải trang trí đẹp, có ý nghĩa. GVCN tổng kết lại theo ý kiến của các nhóm. II. HOẠT ĐỘNG 2 : Ban cán sự lớp cho các nhóm thi hát bài “AIDS đến rồi”, nhận xét. Người quản trò cho các nhóm chơi trò chơi sau : TRÒ1: TRÒ NÓI THẦM Mục đích : Tìm hiểu quá trình truyền tin chính xác, đặc biệt là thông tin chính xác về HIV/AIDS. Cách chơi như sau :(Có thể nói thầm 2,3 lần rồi mới kết thúc trò chơi) Câu nói thầm: 1. HIV hãy đề phòng, nó lùng sục ta ở khắp nơi. 2.Không bị nhiễm HIV qua sự giao tiếp hàng ngày với người đã mắc bệnh 3.Muỗi chích không bị Siđa 4.Ống chích kim tiêm là kẻ thù nguy hiểm nhất 1. Người quản trò nói thầm một điều gì đó với HS ngồi đầu bàn, sau đó câu nói thầm lại được nói tiếp cho HS bên cạnh, cứ như thế cho đến hết lớp, theo nguyên tắc từ trái qua phải từ trên xuống dưới( một HS chỉ được truyền đạt thông điệp một lần không lặp lại). 2.Người cuối cùng của lớp sẽ thông báo cho cả lớp biết mình nghe được câu gì. 3.Người đầu tiên nói câu này sẽ nói lại cho cả lớp biết mình đã nói câu gì lúc đầu. So sánh với người cuối cùng xem đúng hay sai. Sau khi trò chơi kết thúc , BCH nêu câu hỏi thảo luận như sau : a.Thông điệp có bị thay đổi khi nó được chuyển từ người đầu tiên đến người cuối cùng không? b.Nguyên nhân nào làm cho thông điệp bị thay đổi? c.Làm thế nào để thông điệp được truyền đi một cách chính xác & bảo đảm sự chính xác? BCH nhận xét & kết luận : Một thông tin do người khác cung cấp, mọi người phải lắng nghe, hiểu rõ thông tin đó & nhận thức đầy đủ về một thông tin, nhất là càng quan trọng hơn đối với các vấn đề về HIV/AIDS phải đảm bảo không truyền thông tin sai lệch cho bạn bè hoặc trong cộng đồng của mình. III.HOẠT ĐỘNG 3: BCH lớp yêu cầu các nhóm nêu những cảm nhận sâu sắc nhất của nhóm về nội dung cuốn sách” Mãi mãi tuổi 20” & “ Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm”. Mỗi nhóm sưu tầm những câu chuyện sống đẹp trong đời thường ( của học sinh, sinh viên.) Các nhóm thảo luận & thống nhất ý kiến, sau đó ghi vào giấy A4 dán lên bảng để các nhóm khác tham khảo & có ý kiến. Mỗi nhóm lên giải thích ý nghĩa của thông điệp mà nhóm muốn gửi đến các bạn & dán ở bản tin lớp. Các nhóm thảo luận & thống nhất ý kiến, sau đó ghi lên bảng để các nhóm khác tham khảo. Nhóm có thể nêu những điều tâm đắc nhất sau khi đọc 2 cuốn sách này. Mỗi nhóm nêu 3 điều mà nhóm tâm đắc nhất. Các nhóm sẽ lên thi hát, thi đọc thơ. Hay chơi trò chơi đoán tên các bài hát ca ngợi anh bộ đội Cụ Hồ ( chuẩn bị nhạc bài hát) GVCN tổng kết điểm của các nhóm qua các hoạt động, khen thưởng , biểu dương các nhóm & cá nhân tích cực trong hoạt động của nhóm.

File đính kèm:

  • docGAHDNGLL-12.doc
Giáo án liên quan