I.Mục đích- Yêu cầu
1. Kiến thức:
- Trẻ thuộc bài hát
-Trẻ biết tên bài hát, tên tác giả
- Biết được tên một số con vật sống ở trong rừng
- Biết làm động tác minh hoạ một số con vật như: Khỉ, Hươu, Voi, Gấu
2. Kĩ năng:
- Vận động nhịp nhàng theo lời ca bài hát
- Biết vận động dưới các hình thức khác nhau
- Nghe giai điệu, xem hình ảnh đoán được tên bài hát
3. Thái độ
- Biết thể hiện cảm súc của mình qua bài hát
- Hào hứng tham gia vào hoạt động
6 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 19289 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án hoạt động phát triển thẩm mĩ - Dạy VĐMH bài “Đố bạn”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng giáo dục – Đào tạo huyện Ứng Hoà
Trường mầm non Đội Bình
--------- ¶ ---------
Giáo án
HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THẨM MĨ
Đề tài: Dạy VĐMH bài “Đố bạn”
NDKH: Nghe hát bài “Trống cơm”
Trò chơi: “Những nốt nhạc vui”
Người dạy: NguyÔn ThÞ C«ng Viªn
Năm học: 2010 - 2011
Giáo án
Hoạt động phát triển thẩm mĩ
Chủ đề: Thế giới động vật
NDTT: Dạy VĐMH bài “Đố bạn”
NDKH: Nghe hát bài “ Trống cơm”
Trò chơi: “Những nốt nhạc vui”
Đối tượng dạy: 5-6 tuổi
Số trẻ: 22 cháu
Thời gian dạy: 30 phút
Người dạy: NguyÔn ThÞ C«ng Viªn
Địa điểm dạy: Lớp mẫu giáo 5 tuổi thôn Triều Khúc
I.Mục đích- Yêu cầu
1. Kiến thức:
- Trẻ thuộc bài hát
-Trẻ biết tên bài hát, tên tác giả
- Biết được tên một số con vật sống ở trong rừng
- Biết làm động tác minh hoạ một số con vật như: Khỉ, Hươu, Voi, Gấu
2. Kĩ năng:
- Vận động nhịp nhàng theo lời ca bài hát
- Biết vận động dưới các hình thức khác nhau
- Nghe giai điệu, xem hình ảnh đoán được tên bài hát
3. Thái độ
- Biết thể hiện cảm súc của mình qua bài hát
- Hào hứng tham gia vào hoạt động
II. Chuẩn bị
- Máy vi tính
- Đàn
- Một số mũ các con vật bằng đồ chơi
- Trang phục phù hợp
III. Cách tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.Ổn định tổ chức- Gây hứng thú
* Giới thiệu khách:
- Các con ơi. Nghe tin lớp mình ngoan, học giỏi. Rất vinh dự cho lớp mình hôm nay được đón các cô giáo ở các thôn trong xã về thăm lớp mình, chúng mình cùng lễ phép chào các cô giáo nào!
- Để mở đầu chương trình văn nghệ xin mời các bé hãy nổi nhạc lên. Cô cho trẻ chơi trò chơi “ Trời nắng, trời mưa”
- Nắng nghe, nắng nghe.
- Nghe cô đọc câu đố
“Con gì nhảy nhót leo trèo
Mình đầy lông lá nhăn nheo làm trò”
- Con khỉ sống ở đâu?
- Trong rừng còn có những con vật nào nữa. Con nào biết?
- Bây giờ chúng mình cùng quan sát lên màn hình xem trong rừng còn có những con vật nào?
- Trong tất cả những con vật này con yêu thích nhất những con vật nào? Cô mời 1- 2 trẻ
- Vì sao con lại yêu thích những con vật này?
Đúng rồi Khỉ, Hươu, Voi và Gấu là những con vật sống ở trong rừng rất hiền lành và có ích như voi thì giúp người chở hàng hoá còn khỉ biết làm xiếc cho mọi người xem đấy.
- Các con có biết những con vật này có trong bài hát nào không? Cô mời 2-3 trẻ trả lời
- À bạn thì nói những con vật đó có trong bài “Đố bạn” Có bạn lại cho rằng đó là bài chú voi con. Vậy muốn biết chính xác những con vật này có trong bài hát nào, chúng mình cùng lắng nghe giai điệu bài hát nhé.
- Cô bật nhạc cho trẻ nghe một đoạn bài “Đố bạn”
- Các bé đoán được đó là bài hát nào?
- Một tràng pháo tay dành cho các bé.
- Các bé đẫ được hát bài này chưa?
- Xin mời các bé cùng hát lại lời bài hát ( Lần1)
Đàm thoại:
- Các bé vừa hát bài gì? Của tác giả nào?
- Nội dung bài hát nói về điều gì?
Đúng rồi đó chính là bài hát “Đố bạn” do nhạc sĩ Hồng Ngọc sáng tác rất là hay. Bài hát nói về những con vật quý hiếm sống ở trong rừng, mỗi con có một dáng vẻ khác nhau trông rất nghộ nghĩnh và rất đáng yêu.
Vậy muốn bảo vệ các con vật sống trong rừng, mọi người cần phải làm gì?
- Các con hãy cùng hát lại lời bài hát một lần nữa thật hay hơn nhé ( Lần 2).
2. Nội dung
* Dạy vận động:
- Bài hát này còn hay hơn nữa khi vừa hát vừa kết hợp vận động minh hoạ nội dung bài hát
Chúng mình cùng quan sát cô hát và vận động mẫu.
- Cô vừa hát vừa vận động. Khi hát tới con vật nào thì làm động tác minh hoạ vận động của con vật đó.
- Cô vận động lại lần nữa cho trẻ quan sát.
* Dạy trẻ thực hiện:
- Cô cho trẻ vận động cùng cô 2-3 lần và quan sát sửa sai cho trẻ
- Vừa xong cô thấy các con vận động minh hoạ lời bài hát rất là hay cô khen tất cả các con.
- Giờ cô muốn các con cùng thi đua xem tổ nào vận động giỏi nhất.
- Cô cho từng tổ thi đua vận động.
-Từng nhóm thể hiện
- Cá nhân thể hiện( Cô bao quát sửa sai)
- Cả lớp cùng đứng lên vận động thể hiện bằng sự sáng tạo của mình.
* Nghe hát: Bài “Trống Cơm” dân ca quan họ Bắc Ninh
Qua các phần thi đua cô thấy các bé hát và vận động rất là hay cô khen tất cả các con và ngay sau đây xin mời các con hãy cùng thưởng thức một giai điệu dân ca do cô giáo thể hiện bài “ Trống cơm”
- Cô hát lần 1. Gợi hỏi trẻ tên bài hát, tên tác giả?
- Cô hát lần 2 kết hợp múa cho trẻ quan sát.
- Bài hát thuộc làn điệu dân ca nào?
- Con thấy giai điệu bài hát như thế nào?
- Nội dung bài hát nói về điều gì?
Đúng rồi bài hát nói về cái “Trống Cơm” với đôi bàn tay khéo léo vỗ lên những tiếng kêu nhịp nhàng , vui nhộn rất là hay.
- Cô muốn bài hát trở nên hay hơn, sôi động hơn nữa
Xin mời các con cùng đứng lên phụ hoạ giúp cô nào?
- Cô khen tất cả các con.
* Trò chơi “Những nốt nhạc vui”
- Đến với lớp học hôm nay cô thấy bé nàocũng hát rất hay, vận động rất giỏi bé nào cũng rất hăng hái tham gia vào các hoạt động học cô thưởng cho bé một trò chơi mang tên “ Những nốt nhạc vui”
- Cách chơi: Cô chia lớp ra thành 2 đội một đội nam đứng ở bên tay phải cô, đội nữ đứng ở bên tay trái cô
- Và trên màn hình của cô có suất hiện các nốt nhạc màu đỏ, màu xanh, màu vàng. Các bé sẽ chọn một nốt nhạc bất kì cho đội mình. Khi mở các nốt nhạc đó ra các bé thấy các hình ảnh.
- Nhiệm vụ của bé là phải đoán sao cho đúng tên bài hát và hát được bài hát đó.
- Đội nào đoán được đúng tên và thể hiện được bài hát đó thì sẽ dành chiến thắng. Nếu trả lời sai nhường quyền trả lời cho đội bạn. Các bé đã rõ luật chơi chưa?
- Xin mời đại diện của hai đội lên oẳn tù tỳ.
- Quyền chọn nốt nhạc đầu tiên thuộc về đội bạn Nam(Nữ). - Mời đội bạn Nam(Nữ) chọn nốt nhạc
- Chúng mình xem nốt nhạc màu đỏ được mở ra. 1 2 3 mở
- 1 phút hội ý cho đội bạn
- 1 phút đã hết. Đội bạn hãy cho biết hình ảnh đó có trong bài hát nào?
- Chúng mình cùng xem đáp án. Đáp án chính sác là bài
“ Con chuồn chuồn”
- Mời đội bạn Nam“ Nữ” thể hiện.
- 1 Tràng pháo tay dành cho đội bạn Nam “Nữ”
Tiếp theo mời các bạn Nữ (Nam) chọn nốt nhạc
- Nốt nhạc màu xanh được mở ra hình ảnh “ Cá vàng bơi”
- 1 phút hội ý cho các bạn Nữ (Nam)
- 1 phút đã hết.- Các bạn Nữ (Nam) cho biết hình ảnh đó có trong bài hát nào?
- Đáp án chính xác là bài “Cá vàng bơi”
- Mời đội bạnNữ “Nam” thể hiện lời bài hát
- Xin chúc mừng đội bạn Nữ (Nam)
Trò chơi” Những nốt nhạc vui” các bé đã khám phá nốt nhạc màu đỏ và nốt nhạc màu xanh rồi. Chỉ còn một nốt nhạc nữa thôi đó là nốt nhạc
- Xin mời 2 đội cùng mở. 1 2 3 mở
- 1 phút hội ý cho cả 2 đội.
- 1 phút đã hết.
- Hai đội cho biết hình ảnh “ Con Lợn, Vịt, Chim” đó có trong bài hát nào?
- Đáp án cuối cùng cũng được mở ra bài “ Vì sao con chim hay hót”
Mời cả hai đội cùng thể hiện
Xin chúc mừng cả 2 đội đều chiến thắng trong trò chơi này.
3. Kết thúc:
- Các bé ơi lại đây với cô nào!
- Vừa xong các con được học những gì?
- Chúng mình thấy giờ học hôm nay như thế nào?
- Đúng rồi đến với buổi học hôm nay cô cũng thấy các bé hát múa rất là hay. Cô khen tất cả các con.
Về nhà các con hãy hát và múa cho ông bà bố mẹ xem những bài hát mà ở trường cô dạy nhé!
Giờ học đến đây là hết rồi xin chào các cô giáo. Chào tạm biệt các bé!
- Trẻ chào cô giáo
- Trẻ chơi trò chơi
- Nghe gì, nghe gì!
- Con khỉ
- Ở trong rừng
- 2-3 trẻ trả lời
- Trẻ gọi tên con vật
- Trẻ trả lời
- Bài đố bạn
- Bài chú voi con
-Trẻ nghe giai điệu
- Bài “Đố bạn”
- Trẻ vỗ tay
- Rồi ạ.
- Trẻ hát cùng cô
- Trẻ trả lời
- Nói về các con vật.
- Không được phá rừng
- Không được săn bắn thú rừng.
- Trẻ hát kết hợp vỗ tay đi về chỗ ngồi.
- Trẻ chú ý quan sát
- Trẻ vỗ tay
- Trẻ thực hiện
- Trẻ đứng thành 3 vòng tròn để vận động bằng sự sáng tạo
-Trẻ trả lời
- Làn điệu “ Dân ca quan họ Bắc Ninh”
- Giai điệu bài hát nhanh vui tươi nhộn nhàng
- Nói về “Cái trống”
-Trẻ hưởng ứng cảm xúc âm nhạc cùng cô
-Trẻ vỗ tay.
- Rồi ạ
- Trẻ chọn nốt nhạc
- Hình ảnh “Con chuồn chuồn”
- Bài “ Con chuồn chuồn”
- Rê
- Trẻ hát kết hợp vỗ tay
- Hoan hô
- Trẻ chọn nốt nhạc
- Hình ảnh” Cá vàng bơi”
- Bài “ Cá vàng bơi”
- Rê
- Trẻ hát kết hợp vỗ tay
- Hoan hô
- Màu vàng
- Hình ảnh “Con lợn, con vịt, con chim”
- Nhất trí.
- Bài “ Vì sao con chim hay hót”
- Rê.
- Trẻ hát thể hiện điệu bộ cử chỉ.
- Trẻ vỗ tay
- Trẻ ngồi quanh cô
- Trẻ trả lời
- Rất thú vị
- Trẻ vỗ tay
- Vâng ạ
- Trẻ chào các cô giáo
File đính kèm:
- do ban cuc hay cua NguyenthiVien.doc