Giáo án Hoạt động tập thể tuần 27 đến 30

Hoạt động tập thể

Sưu tầm tranh ảnh về bè bạn năm châu

I. Mục tiêu:

- Học sinh hiểu ý nghĩa của việc sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về cuộc sống của thiếu nhi các nước trên thế giới, là giúp các em mở rộng kiến thức, tìm hiểu về thiếu nhi thế giới.

- Biết cách sưu tầm tranh ảnh theo chủ đề, phục vụ cho mục đích tìm hiểu, giao lưu với thiếu nhi thế giới.

- Giáo dục học sinh ý thức cộng đồng, kỹ năng thi giao tiếp.

II. Cách tiến hành:

1. Ổn định: Hát

2. Kiểm tra:

Nêu hiểu biết của em về ngày 26/3 (1 học sinh nêu ý kiến trả lời)

 

doc13 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1363 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hoạt động tập thể tuần 27 đến 30, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hoạt động tập thể Sưu tầm tranh ảnh về bè bạn năm châu I. Mục tiêu: - Học sinh hiểu ý nghĩa của việc sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về cuộc sống của thiếu nhi các nước trên thế giới, là giúp các em mở rộng kiến thức, tìm hiểu về thiếu nhi thế giới. - Biết cách sưu tầm tranh ảnh theo chủ đề, phục vụ cho mục đích tìm hiểu, giao lưu với thiếu nhi thế giới. - Giáo dục học sinh ý thức cộng đồng, kỹ năng thi giao tiếp. II. Cách tiến hành: 1. ổn định: Hát 2. Kiểm tra: Nêu hiểu biết của em về ngày 26/3 (1 học sinh nêu ý kiến trả lời) 3. Hướng dẫn học sinh nội dung sưu tầm tranh ảnh về cuộc sống thiếu nhi các nước trên thế giới: Chia lớp thành 3 nhóm cùng nhiệm vụ theo tổ thảo luận 3 câu hỏi: + Tổ 1: Em hiểu biết gì về thiếu nhi các nước trên thế giới. + Tổ 2: Các bạn thiếu nhi các nước học tập và vui chơi như thế nào? + Tổ 3: Tóm lược sự giống nhau và khác nhau giữa thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi các nước khác. Tiến hành thảo luận nhóm 5--7 phút. Nhóm trưởng điều khiển thảo luận, ghi kết quả thảo luận vào phiếu sau đó thảo luận chung trước lớp. Đại diện từng nhóm nêu kết quả thảo luận, các nhóm khác nhận xét, bổ xung. - Giáo viên chốt ý đúng: Câu 1: Học sinh nêu được lối sống, tập quán, sinh hoạt (các tranh ảnh có nội dung này) Câu 2: Học sinh nêu nội dung về học tập, các trò chơi của các bạn thiếu nhi thế giới. Câu 3: Học sinh nêu rõ sự giống nhau đều là trẻ con, suy nghĩ, hành động giống thiếu nhi Việt Nam, đều phải học tập, các ý thích về vui chơi…. Khác nhau: Màu da, tiếng nói (ngôn ngữ) dáng vẻ bên ngoài… Giáo viên đưa ra một số tranh ảnh đã chuẩn bị cho học sinh quan sát, nêu nhận xét. 4. Củng cố, dặn dò: Tìm hiểu về cuộc sống của thiếu nhi các nước trên thế giới có ích lợi gì? Dặn học sinh về nhà sưu tầm tranh ảnh thuộc chủ đề để phục vụ cho tiết 2. Hoạt động tập thể Tổ chức hoạt động chào mừng ngày thành lập Đoàn I. Mục tiêu: - Phát động thi đua lập thành tích chào mừng ngày thành lập đoàn 26/3. - Học sinh hiểu ý nghĩa ngày 26/3. - Giáo dục học sinh ý thức rèn luyện đội viên, tiến bước lên đoàn. II. Cách tiến hành: 1. ổn định: Hát 2. Hướng dẫn tổ chức hoạt động chào mừng ngày 26/3. a. Tìm hiểu ý nghĩa ngày 26/3. Học sinh thảo luận các câu hỏi: Ngày 26/3 là ngày gì? Đội thiếu niên và Nhi đồng đặt dưới sự phụ trách chăm lo của đoàn thể nào? Lịch sử ra đời của ngày 26/3? Đại diện các nhóm nêu kết quả thảo luận. - Ngày 26/3 là ngày thành lập đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. - Đội thiếu niên và nhi đồng đặt dưới sự chăm lo, phụ trách của Đoàn. - Lịch sử ngày 26/3: Theo đề nghị của Ban thường vụ Trung ương Đoàn thanh niên lao động Việt Nam, được Bộ chính trị và Chủ tịch Hồ Chí Minh đồng ý, Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ ba họp từ 22-25/3/1961 đã quyết định lấy ngày 26/3/1931 làm ngày kỷ niệm thành lập đoàn hàng năm. b. Phát động thi đua chào mừng ngày 26/3. - Liên hoan văn nghệ. - Tham gia phong trào tiến bước lên đoàn. - Mỗi đội viên nhi đồng làm 1 việc tốt. - Giành nhiều bông hoa điểm 10. 3. Liên hoan văn nghệ: Tiến lên Đoàn viên (Phạm Tuyên). Khăn quàng thắm mãi vai em (Hàn Ngọc Bích). Reo vang bình minh (Lưu Hữu Phước) Ca ngợi chị Võ Thị Sáu, Kim Đồng. 4. Củng cố dặn dò: Tìm hiểu về những tấm gương anh hùng tuổi trẻ. Thực hiện nội dung thi đua. Hoạt động tập thể Liên hoan văn nghệ chào mừng ngày 8/3 I. Mục đích, yêu cầu: - Học sinh tham gia các tiết mục liên hoan văn nghệ với nội dung: Chào mừng ngày quốc tế phụ nữ 8/3. - Lựa chọn tiết mục xuất sắc liên hoan văn nghệ cấp trường. - Giáo dục học sinh ý thức vun đắp tình cảm trong sáng tuổi học trò, biết quan tâm đến các bạn nữ, chị gái, mẹ, bà nhân ngày 8/3. II. Cách tiến hành: 1. Tổ chức: Hát 2. Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh (trang phục biểu diễn) 3. Liên hoan văn nghệ: - Giáo viên sắp xếp các tiết mục văn nghệ thành một chương trình 1 học sinh dẫn chương trình: Khi giới thiệu đến tiết mục nào nhóm hay cá nhân đã chuẩn bị lên biểu diễn. Gợi ý các nội dung văn nghệ: - Các bài hát; hát kết hợp nhóm múa phụ hoạ: Quà mùng 8/3, Mẹ và cô, Bàn tay mẹ, Cháu yêu bà… - Các bài thơ: Mẹ, Bàn tay cô giáo, Cô giáo lớp em - Các câu chuyện: Cô bé trùm khăn đỏ, Dê con vâng lời mẹ. 4. Củng cố dặn dò 8/3 là ngày quốc tế phụ nữ, thể hiện quyền bình đẳng giữa nam và nữ. Xuất phát từ phong trào đấu tranh đòi giải phóng phụ nữ ở các nước châu Âu, lan rộng ra các châu lục và quốc gia toàn cầu. ở Việt Nam, kỷ niệm ngày 8/3 gắn với kỷ niệm 2 bà Trưng, 2 người phụ nữ lãnh đạo cuộc khởi nghĩa đầu tiên chống ách đô hộ của ngoại xâm thắng lợi trên đất nước ta. Nhân ngày 8/3 người ta thường tặng hoa, giành tình cảm yêu thương đối với người phụ nữ (bạn gái, chị, mẹ, bà, cô giáo)… - Công bố tiết mục dự hội diễn cấp trường. - Khen những học sinh biểu diễn tốt. Hoạt động tập thể Thực hành vệ sinh môi trường I. Mục tiêu: - Học sinh tiếp tục hiểu nội dung về giáo dục môi trường. - Biết cách bảo vệ môi trường sống lành mạnh - Giáo dục ý thức vệ sinh môi trường II. Cách tiến hành: 1. ổn định: Hát 2. Kiểm tra: Giáo viên kiểm tra lớp học trước giờ học. Xung quanh lớp (bồn hoa, sau cửa sổ) 3. Hướng dẫn nội dung thực hành vệ sinh môi trường - Môi trường sống gồm những yếu tố nào? (Không khí, nước, nhà ở..) - Vệ sinh môi trường có ích lợi gì? (Con người, sinh vật sống khoẻ mạnh, an toàn) - Chia lớp thành 3 nhóm theo tổ, thảo luận: Cần làm gì để bảo vệ môi trường? Học sinh trao đổi trước lớp nội dung thảo luận - Liên hệ bản thân em (Chăm sóc cây hoa, giữ gì lớp sạch đẹp) - Thực hành Chia lớp theo tổ thực hành Tổ 1: Vệ sinh trong lớp Tổ 2: Vệ sinh sân sau nhà 2 tầng Tổ 3: Vệ sinh sân trường trước phòng học - Học sinh quét dọn, vệ sinh lớp. - Dặn học sinh thường xuyên thực hành. Hoạt động tập thể Sinh hoạt lớp: Sơ kết tháng I. Mục tiêu: - Sơ kết đánh giá những việc đã làm được, chưa làm được trong tháng 3. - Triển khai nội dung công tác tháng 4. Phát động thi đua chào mừng ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng 30/4. - Giáo dục truyền thống yêu nước, anh hùng dân tộc. II. Cách tiến hành: 1. Tổ chức: Nêu nội dung sinh hoạt 2. Kiểm tra: Đồ dùng học tập. 3. Sơ kết tháng 3: - Học sinh phản ánh kết quả hoạt động tháng 1 những việc làm được, tồn tại, thiếu sót. - Giáo viên đánh giá: + Nền nếp: Tự quản tốt + Học tập: Nhiều tiến bộ. Thi giữa học kỳ 2 đạt loại tốt. + Lao động ngoài giờ lên lớp: Tốt + Bán trú: Nền nếp ăn, ngủ tốt, đúng giờ 4. Phương hướng tháng 4 - Phát động thi đua chào mừng ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng 30/4. - Học bài hát trò chơi mới. 5. Liên hoan văn nghệ đến hết giờ Hoạt động tập thể Thực hành kiểm tra vệ sinh cá nhân I. Mục tiêu: - Học sinh hiểu những yêu cầu về vệ sinh cá nhân như trang phục, đầu tóc và sức khoẻ cá nhân. - Thực hành các nội dung về vệ sinh cá nhân. - Giáo dục học sinh ý thức tự phục vụ, giữ vệ sinh cá nhân để đảm bảo sức khoẻ. II. Cách tiến hành: 1. Tổ chức: Hát 2. Hướng dẫn thực hành kiểm tra vệ sinh cá nhân. a. Hướng dẫn nội dung vệ sinh cá nhân: Chia nhóm thảo luận theo các câu hỏi. Câu 1: Thế nào là vệ sinh cá nhân? Câu 2: Vệ sinh cá nhân là làm những việc gì? Câu 3: Vệ sinh cá nhân có ích lợi gì? Đại diện các nhóm nêu kết quả thảo luận. Giáo viên chốt lại các ý đúng. - Vệ sinh cá nhân là mỗi người biết tự mình giữ vệ sinh thân thể, quần áo, đầu tóc. - Vệ sinh cá nhân là biết ăn đủ no, uống đủ nước mỗi ngày, quần áo ấm về mùa lạnh, mát về mùa nóng, đi giày dép cẩn thận, giữ sạch tay, chân, đầu tóc… - ích lợi: + Đảm bảo sức khoẻ tốt. + Vệ sinh sạch sẽ trông sẽ xinh xắn, dễ thương và đáng yêu hơn. b. Hướng dẫn thực hành kiểm tra vệ sinh cá nhân: - Kiểm tra chung: 2 học sinh trong bàn luân phiên tự kiểm tra theo nhóm đôi. Nội dung chủ yếu là quần áo, trang phục, đầu tóc, giày dép và tay sạch. - Kiểm tra từng học sinh Cán bộ lớp kiểm tra từng học sinh. Nhận xét, nhắc nhở những bạn chưa đảm bảo vệ sinh tốt. 3. Củng cố, dặn dò: - Nêu ích lợi của vệ sinh cá nhân. - Dặn học sinh thường xuyên thực hiện vệ sinh cá nhân. Nhất là nội dung mặc đủ ấm về mùa đông. Hoạt động tập thể Tổ chức hội vui học tập I. Mục tiêu: - Tổ chức cho học sinh hội vui học tập theo chủ đề Toán tuổi thơ, văn học và tuổi trẻ, âm nhạc…. - Rèn kỹ năng giao tiếp, ứng xử, tính toán, trả lời nhanh các câu hỏi hoặc tình huống. - Giáo dục lòng say mê tìm hiểu tri thức. II. Cách tiến hành: 1. Tổ chức: Hát 2. Chuẩn bị: Một số phiếu thăm ghi nội dung câu hỏi hoặc giải toán nhanh. 3. Hướng dẫn hoạt động. - Cho học sinh ngồi theo các nhóm cùng sở thích. - Giáo viên phổ biến nội dung buổi hoạt động tập thể. - Hướng dẫn cách chơi. - Tiến hành chơi như sau: + Các nhóm lần lượt bốc thăm phiếu, lựa chọn nội dung thể hiện. + Lần lượt từng nhóm cử đại diện lên trả lời câu hỏi hoặc giải bài. + Các nhóm khác nêu nhận xét. Bộ câu hỏi Tiếng Việt: a) Đọc tiếp câu thơ sau: Đêm nay con ngủ giấc tròn Mẹ là ……………………………. b) Nêu tên bài thơ có dòng thơ sau: Những lời cô giáo giảng ấm trang vở thơm tho .. c) Điền từ còn thiếu vào chỗ trống: Dữ như………… hiền như………… Bộ câu hỏi toán: a) Tổng của 20 và 21 là bao nhiêu? b) Tích của 4 và 5 là mấy? c) Hiệu của 15 và 10 là bao nhiêu? d) Thương của 2 số bằng nhau là mấy? Bộ câu hỏi âm nhạc: a) Tên tác giả của bài hát Chị ong nâu và em bé b) Hát 1 bài về chủ đề nhà trường. c) Kể tên các bài hát có các con vật. Đáp án: Tiếng Việt: a) Ngọn gió của con suốt đời b) Cô giáo lớp em. c) Dữ như cọp (hổ) hiền như bụt Toán: a) 41 b) 20 c) 5 d) 1 Âm nhạc: a) Nhạc sĩ Tân Huyền b) Lớp chúng ta đoàn kết, con đường đến trường. c) Chú voi con ở Bản Đôn, Đàn gà gon…. 4. Củng cố, dặn dò: - Cả lớp hát 1 bài tự chọn. - Sưu tầm thêm các nội dung hay cho tiết sau. Hoạt động tập thể Sinh hoạt sao: Hái hoa dân chủ: Chủ điểm Tiến bước lên Đoàn I. Mục tiêu: - Tổ chứchái hoa dân chủ. Chủ điểm: Tiến bước lên Đoàn chào mừng ngày thành lập đoàn 26/3. - Học sinh hiểu ý nghĩa ngày 26/3. - Giáo dục học sinh ý thức rèn luyện đội viên, tiến bước lên đoàn. II. Cách tiến hành: 1. ổn định: Hát 2. Hướng dẫn tổ chức hoạt động chào mừng ngày 26/3. a. Tìm hiểu ý nghĩa ngày 26/3. Học sinh thảo luận các câu hỏi: Ngày 26/3 là ngày gì? Đội thiếu niên và Nhi đồng đặt dưới sự phụ trách chăm lo của đoàn thể nào? Lịch sử ra đời của ngày 26/3? Đại diện các nhóm nêu kết quả thảo luận. - Ngày 26/3 là ngày thành lập đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. - Đội thiếu niên và nhi đồng đặt dưới sự chăm lo, phụ trách của Đoàn. - Lịch sử ngày 26/3: Theo đề nghị của Ban thường vụ Trung ương Đoàn thanh niên lao động Việt Nam, được Bộ chính trị và Chủ tịch Hồ Chí Minh đồng ý, Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ ba họp từ 22-25/3/1961 đã quyết định lấy ngày 26/3/1931 làm ngày kỷ niệm thành lập đoàn hàng năm. b. Phát động thi đua chào mừng ngày 26/3. - Liên hoan văn nghệ. - Tham gia phong trào tiến bước lên đoàn. - Mỗi đội viên nhi đồng làm 1 việc tốt. - Giành nhiều bông hoa điểm 10. 3. Liên hoan văn nghệ: Tiến lên Đoàn viên (Phạm Tuyên). Khăn quàng thắm mãi vai em (Hàn Ngọc Bích). Reo vang bình minh (Lưu Hữu Phước) Ca ngợi chị Võ Thị Sáu, Kim Đồng. 4. Củng cố dặn dò: Tìm hiểu về những tấm gương anh hùng tuổi trẻ. Thực hiện nội dung thi đua. Hoạt động tập thể Thực hành vệ sinh trường lớp I. Mục tiêu: - Học sinh tiếp tục hiểu nội dung về giáo dục môi trường. - Biết cách bảo vệ môi trường sống lành mạnh - Giáo dục ý thức vệ sinh môi trường II. Cách tiến hành: 1. ổn định: Hát 2. Kiểm tra: Giáo viên kiểm tra lớp học trước giờ học. Xung quanh lớp (bồn hoa, sau cửa sổ) 3. Hướng dẫn nội dung thực hành vệ sinh môi trường - Môi trường sống gồm những yếu tố nào? (Không khí, nước, nhà ở..) - Vệ sinh môi trường có ích lợi gì? (Con người, sinh vật sống khoẻ mạnh, an toàn) - Chia lớp thành 3 nhóm theo tổ, thảo luận: Cần làm gì để bảo vệ môi trường? Học sinh trao đổi trước lớp nội dung thảo luận - Liên hệ bản thân em (Chăm sóc cây hoa, giữ gì lớp sạch đẹp) - Thực hành Chia lớp theo tổ thực hành Tổ 1: Vệ sinh trong lớp Tổ 2: Vệ sinh sân sau nhà 2 tầng Tổ 3: Vệ sinh sân trường trước phòng học - Học sinh quét dọn, vệ sinh lớp. - Dặn học sinh thường xuyên thực hành. Hoạt động tập thể Thực hành vệ sinh trường lớp I. Mục tiêu: - Học sinh biết tham gia lao động vệ sinh, chăm sóc hoa, cây cảnh. - Rèn kỹ năng vệ sinh, lao động - Giáo dục ý thức giữ gìn trường lớp sạch đẹp II. Cách tiến hành: 1. ổn định. 2. Kiểm tra: Đồ dùng, dụng cụ lao động 3. Tiến hành - Giáo viên phổ biến nội dung, phân công + Tổ 1+3: Vệ sinh lớp học + Tổ 2: Lau bồn cây, chăm sóc hoa. - Học sinh thực hiện nội dung được phân công. + Tổ 1: Nhặt giấy rác trong lớp, lau bảng, bàn học, xắp xếp bàn ghế ngay ngắn, xếp gối gọn gàng. + Tổ 3: Lau cửa sổ, cánh cửa trước và sau. + Tổ 2: Chia làm 2 nhóm: + Nhóm 1: Lau 2 bồn cây trước cửa lớp + Nhóm 2: Nhặt lá, vệ sinh trước cửa lớp, 2 bồn hoa trước phòng 9. - Giáo viên quan sát, đôn đốc các nhóm. 4. Nhận xét: - Giáo viên đánh giá kết quả, khen những học sinh và tổ làm tốt công việc được giao. - Dặn học sinh hàng ngày giữ vệ sinh lớp học, lau chăm sóc bồn hoa, cây cảnh. Hoạt động tập thể Tổ chức câu lạc bộ yêu văn, toán tuổi thơ I. Mục tiêu: - Học sinh được tham gia sinh hoạt trong các câu lạc bộ yêu văn, toán tuổi thơ do nhà trường tổ chức, chỉ đạo. - Rèn kỹ năng giao tiếp, tính toán. - Giáo dục học sinh chăm học, ham hiểu biết. II. Cách tiến hành: 1. Ôn định: Hát 2. Chuẩn bị: Cho học sinh đăng ký tên vào các câu lạc bộ yêu văn, toán tuổi thơ. 3. Hướng dẫn thực hiện. a. Giáo viên công bố danh sách số học sinh đăng ký vào các câu lạc bộ. b. Nêu cách thức hoạt động các câu lạc bộ. - Hình thức hoạt động: Đọc báo văn học tuổi trẻ, Báo toán tuổi thơ. Tham gia giải các bài tập trong báo. + Mỗi tuần sinh hoạt 1 buổi vào chiều thứ 5. + Giao lưu toán tuổi thơ, văn học tuổi trẻ. - Nội dung hoạt động: + Đọc báo + Tham gia giải. + Trao đổi, giao lưu các nội dung văn, thơ, toán trong các báo. Gửi tin bài cho chương trình phát thanh măng non và các báo Thiếu niên – Nhi đồng. 4. Liên hoan văn nghệ - Chơi trò chơi: Thả thơ. - Chơi trò chơi: Rồng rắn lên mây. Hoạt động tập thể Sơ kết tuần I. Mục tiêu: - Sơ kết đánh giá các hoạt động, công tác tuần 30, triển khai nội dung công tác tuần 31. - Rèn cho học sinh ý thức tham gia các hoạt động chung của lớp, trường. - Tích cực học tập chào mừng ngày 26/3. II. Cách tiến hành: 1. Ôn định: Hát 2. Kiểm tra: Đồ dùng, sách vở. Vở ghi chính tả 3. Sơ kết tuần 30 - Học sinh phản ánh tình hình hoạt động tuần 30 - Học sinh tự nhận xét kết quả thi đua mừng ngày thành lập Đoàn 26/3. - Giáo viên nhận xét, đánh giá + Nền nếp: Thực hiện tốt. + Học tập: Còn một số học sinh chưa tự giác, đi học muộn + Lao động vệ sinh: Tốt + Ăn ngủ bán trú: Tốt - Khen: Quân, Thuỳ Linh, Hà Mai, Thái, Hiền 4. Phương hướng tuần 31 - Tiếp tục thi đua học tập mừng ngày thành lập đoàn 26/3. - Giành nhiều hoa điểm 10. 5. Liên hoan văn nghệ. Hoạt động tập thể Thực hành vệ sinh lớp học, chăm sóc cây hoa I. Mục tiêu: - Học sinh biết tham gia lao động vệ sinh, chăm sóc hoa, cây cảnh. - Rèn kỹ năng vệ sinh, lao động - Giáo dục ý thức giữ gìn trường lớp sạch đẹp II. Cách tiến hành: 1. ổn định. 2. Kiểm tra: Đồ dùng, dụng cụ lao động 3. Tiến hành - Giáo viên phổ biến nội dung, phân công + Tổ 1+3: Vệ sinh lớp học + Tổ 2: Lau bồn cây, chăm sóc hoa. - Học sinh thực hiện nội dung được phân công. + Tổ 1: Nhặt giấy rác trong lớp, lau bảng, bàn học, xắp xếp bàn ghế ngay ngắn, xếp gối gọn gàng. + Tổ 3: Lau cửa sổ, cánh cửa trước và sau. + Tổ 2: Chia làm 2 nhóm: + Nhóm 1: Lau 2 bồn cây trước cửa lớp + Nhóm 2: Nhặt lá, vệ sinh trước cửa lớp, 2 bồn hoa trước phòng 9. - Giáo viên quan sát, đôn đốc các nhóm. 4. Nhận xét: - Giáo viên đánh giá kết quả, khen những học sinh và tổ làm tốt công việc được giao. - Dặn học sinh hàng ngày giữ vệ sinh lớp học, lau chăm sóc bồn hoa, cây cảnh.

File đính kèm:

  • docHDTT4 27-30.doc