Giáo án học kì 2 Tự nhiên xã hội 1

Tuần: 21

Môn : TNXH

BÀI : AN TOÀN TRÊN ĐƯỜNG ĐI HỌC

I.Mục tiêu : Sau giờ học học sinh biết :

 -Tránh được một số tình huống nguy hiểm có thể xãy ra trên đường đi học.

 -Quy định đi bộ trên đường, khi đi bộ ở thành phố thì đi trên vĩa hè, sang đường khi có đèn tín hiệu xanh và đi trên phần đường có vạch quy định. Ở những nơi không có vĩa hè thì đi sát lề đường bên phải.

 -Biết đi bộ trên vĩa hè hoặc đi sát lề đường bên phải của mình.

 -Có ý thức chấp hành quy định về trật tự ATGT.

II.Đồ dùng dạy học:

-Các hình bài 20 phóng to.

-Các tấm bìa tròn màu đỏ, màu xanh và các tấm hình vẽ các phương tiện giao thông. Kịch bản trò chơi.

 

doc27 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1039 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án học kì 2 Tự nhiên xã hội 1, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 21 Môn : TNXH BÀI : AN TOÀN TRÊN ĐƯỜNG ĐI HỌC I.Mục tiêu : Sau giờ học học sinh biết : -Tránh được một số tình huống nguy hiểm có thể xãy ra trên đường đi học. -Quy định đi bộ trên đường, khi đi bộ ở thành phố thì đi trên vĩa hè, sang đường khi có đèn tín hiệu xanh và đi trên phần đường có vạch quy định. Ở những nơi không có vĩa hè thì đi sát lề đường bên phải. -Biết đi bộ trên vĩa hè hoặc đi sát lề đường bên phải của mình. -Có ý thức chấp hành quy định về trật tự ATGT. II.Đồ dùng dạy học: -Các hình bài 20 phóng to. -Các tấm bìa tròn màu đỏ, màu xanh và các tấm hình vẽ các phương tiện giao thông. Kịch bản trò chơi. III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS 1.Ổn định : 2.Bài mới: Giáo viên nêu: Hãy kể một tai nạn giao thông mà con đã chứng kiến? Theo con vì sao tai nạn xãy ra? Để tránh được tai nạn có thể xãy ra. Hôm nay lớp ta tìm hiểu về một số quy định để đi đường. Giáo viên giới thiệu tựa bài và ghi bảng. Hoạt động 1 : Thảo luận nhóm: Mục đích: Biết được một số tình huống nguy hiểm có thể xãy ra trên đường đi học. Bước 1: Giao nhiệm vụ và thực hiện nhiệm vụ. Giáo viên chia nhóm, cứ 2 nhóm 1 tình huống với yêu cầu: Điều gì có thể xãy ra? Em sẽ khuyên các bạn trong tình huống đó như thế nào? Bước 2: Kiểm tra kết quả hoạt động Gọi đại diện các nhóm trình bày. Giáo viên nêu thêm: Để cho tai nạn không xãy ra chúng ta phải chú ý điều gì khi đi đường? Ghi bảng ý kiến của học sinh. Hoạt động 2: Làm việc với SGK: MĐ: Học sinh nhận biết được quy định về đường bộ Các bước tiến hành: Bước 1: GV giao nhiệm vụ và thực hiện: Cho học sinh quan sát tranh trang 43 và trả lời các câu hỏi sau: Bức tranh 1 và 2 có gì khác nhau? Bức tranh 1 người đi bộ đi ở vị trí nào trên đường? Bức tranh 2 người đi bộ đi ở vị trí nào trên đường? Đi như vậy bảo đảm an toàn chưa? Bước 2: Kiểm tra kết quả hoạt động: Gọi học sinh nêu nội dung theo yêu cầu các câu hỏi trên. Giáo viên nêu thêm: Khi đi bộ chúng ta cần chú ý điều gì? Hoạt động 3: Trò chơi : “Đi đúng quy định”. MĐ: Học sinh biết thực hiện các quy định về trật tự ATGT Các bước tiến hành: Bước 1: Hướng dẫn chơi: Đèn đỏ, tất cả mọi người và phương tiện giao thông phải dừng đúng vạch. Đèn xanh, mọi người và xe cộ được phép đi lại. Đèn đỏ, thì 1 học sinh cầm biển đỏ đưa lên, đèn xanh thì đưa biển xanh lên. Ai vi phạm luật giao thông thì phải nhắc lại quy định đi bộ trên đường. Bước 2: Thực hiện trò chơi: Giáo viên theo dõi học sinh chơi và sửa sai giúp học sinh chơi tốt hơn. Giáo viên nhận xét về hoạt động của học sinh. 4.Củng cố : Hỏi tên bài: Giáo viên hệ thống nội dung bài học. Nhận xét. Tuyên dương. 5.Dăn dò: Học bài, xem bài mới. Thực hiện đúng luật đi bộ trên đường. Học sinh kể về các tai nạn mà các em đã chứng kiến. Học sinh nhắc lại tựa bài học. Học sinh lắng nghe nội dung thảo luận. Học sinh thảo luận theo nhóm 8 em. Nêu những tình huống xãy ra và lời khuyên của mình. Học sinh các nhóm trình bày và bổ sung cho nhau các ý kiến hay. Không được chạy lao ra đường, bám theo ngoài ô tô… Học sinh khác nhắc lại. Học sinh lắng nghe nội dung yêu cầu. Học sinh quan sát tranh ở SGK để hoàn thành câu hỏi của giáo viên. Học sinh nói trước lớp cho cô và các bạn cùng nghe. Học sinh khác nhận xét và bổ sung. Cần đi sát mép đường bên phải của mình còn trên đường có vỉa hè thì đi trên vỉa hè. Vài học sinh nhắc lại. Học sinh chí ý lắng nghe quy cách chơi và chơi thử một vài lần. Học sinh thực hiện trò chơi. Học sinh nêu tên bài. Học sinh nhắc nội dung bài học. Tuần: 22 Thứ tư ngày… tháng… năm 2009 Môn : TNXH BÀI : CÂY RAU I.Mục tiêu : Sau giờ học học sinh biết : -Nêu tên được một số loại rau và nơi sống của chúng. -Biết quan sát phân biệt nói tân được các bộ phận chính của cây rau. -Biết ích lợi của cây rau. -Có ý thức thường xuyên ăn rau và rửa sạch rau trước khi ăn. II.Đồ dùng dạy học: -Đem các cây rau đến lớp. -Hình cây rau cải phóng to. -Chuẩn bị trò chơi: “Tôi là rau gì?” III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS 1.Ổn định : 2.Bài mới: Giáo viên giới thiệu cây rau và tựa bài, ghi bảng. Hoạt động 1 : Quan sát cây rau: Mục đích: Biết được các bộ phận của cây rau phân biệt được các loại rau khác nhau. Bước 1: Giao nhiệm vụ và thực hiện hoạt động. Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát cây rau đã mang đến lớp và trả lời các câu hỏi: Chỉ vào bộ phận lá, thân, rể của cây rau? Bộ phận nào ăn được? Giáo viên chỉ vào cây cải phóng to cho học sinh thấy. Bước 2: Kiểm tra kết quả hoạt động: Gọi một vài học sinh trình bày về cây rau của mình. Giáo viên kết luận: Có rất nhiều loại rau khác nhau. Giáo viên kể thêm một số loại rau mà học sinh mang đến lớp. Các cây rau đều có rể, thân, lá. Các loại rau ăn lá và thân như: rau muống, rau cải… Các loại rau ăn lá như: bắp cải, xà lách… Các loại rau ăn rể như: củ cải, cà rốt … Các loại rau ăn thân như: su hào … Hoa (suplơ), quả (cà chua, su su, đậu, dưa chuột … ) Hoạt động 2: Làm việc với SGK: MĐ: Học sinh biết đặt câu hỏi và trả lời theo các hình trong SGK. Biết lợi ích phải ăn rau và nhất thiết phải rửa rau sạch trước khi ăn. Các bước tiến hành: Bước 1: GV giao nhiệm vụ và thực hiện: Chia nhóm 4 học sinh ngồi 2 bàn trên và dưới. Cho học sinh quan sát và trả lời các câu hỏi sau trong SGK. Bước 2: Kiểm tra kết quả hoạt động: Gọi học sinh nêu nội dung đã thảo luận trên. Hoạt động 3: Trò chơi : “Tôi là rau gì?”. MĐ: Học sinh được củng cố những hiểu biết về cây rau mà các em đã học. Các bước tiến hành: Bước 1: Giao nhiệm vụ: Gọi 1 học sinh lên giới thiệu các đặc điểm của mình. Gọi học sinh xung phong đoán xem đó là rau gì? 4.Củng cố : Hỏi tên bài: Giáo viên hệ thống nội dung bài học. Khi ăn rau chúng ta cần chú ý điều gì? Nhận xét. Tuyên dương. 5.Dăn dò: Học bài, xem bài mới. Thực hiện: thường xuyên ăn rau và rửa rau trước khi ăn. Học sinh mang cây rau bỏ lên bàn để giáo viên kiểm tra. Học sinh chỉ vào cây rau đã mang đến lớp và nêu các bộ phận ăn được của cây rau. Học sinh xung phong trình bày trước lớp cho cả lớp xem và nghe. Học sinh lắng nghe và nhắc lại. Học sinh kể thêm một vài cây rau khác mà các em biết. Học sinh quan sát tranh ở SGK để hoàn thành câu hỏi theo sách. Học sinh nói trước lớp cho cô và các bạn cùng nghe. Học sinh khác nhận xét và bổ sung. Học sinh nêu: Tôi màu xanh trồng ở ngoài đồng, tôi có thể cho lá và thân. Học sinh khác trả lời: Như vậy, bạn là rau cải. Các cặp học sinh khác thực hiện (khoảng 7 đến 8 cặp). Học sinh nêu: Cây rau. Rửa rau sạch, ngâm nước muối trước khi ăn. Tuần 23: Môn : TNXH BÀI : CÂY HOA I.Mục tiêu : Sau giờ học học sinh biết : -Nêu tên được một số cây hoa và nơi sống của chúng. -Biết quan sát phân biệt nói tên được các bộ phận chính của cây hoa. -Biết ích lợi của cây hoa. -Có ý thức chăm sóc cây hoa ở nhà, không bẻ cành,hái hoa ở nơi công cộng. II.Đồ dùng dạy học: -Đem các loại cây hoa đến lớp. Hình cây hoa phóng to theo bài 23. -Chuẩn bị phiếu kiểm tra. III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS 1.Ổn định : 2.KTBC: Hỏi tên bài. Vì sao chúng ta nên ăn nhiều rau? Khi ăn rau cần chú ý điều gì? Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh. Nhận xét bài cũ. 3.Bài mới: Giáo viên giới thiệu cây hoa và tựa bài, ghi bảng. Hoạt động 1 : Quan sát cây hoa: Mục đích: Biết được các bộ phận của cây hoa phân biệt được các loại hoa khác nhau. Bước 1: Giao nhiệm vụ và thực hiện hoạt động. Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát cây hoa (bông hoa) đã mang đến lớp và trả lời các câu hỏi: Chỉ rõ bộ phận lá, thân, rể của cây hoa? Vì sao ai cũng thích ngắm hoa? Bước 2: Kiểm tra kết quả hoạt động: Gọi một vài học sinh chỉ và nêu tên các bộ phận của cây hoa mà mang đến lớp, … Giáo viên kết luận: Có rất nhiều loại rau khác nhau. Mỗi loại hoa có màu sắc, hình dáng và hương thơm khác nhau. Có nhiều loại hoa có màu sắc đẹp, có loại hoa có sắc lại không có hương thơm, có hoa có màu sắc lại có cả hương thơm. Các loại hoa đều có rể, thân, lá và hoa. Hoạt động 2: Làm việc với SGK: MĐ: Học sinh biết đặt câu hỏi và trả lời theo các hình trong SGK. Biết lợi ích lợi của việc trồng hoa. Các bước tiến hành: Bước 1: GV giao nhiệm vụ và thực hiện: Chia nhóm 4 học sinh ngồi 2 bàn trên và dưới. Cho học sinh quan sát và trả lời các câu hỏi sau trong SGK. Bước 2: Kiểm tra kết quả hoạt động: Gọi học sinh nêu nội dung đã thảo luận trên. Các ảnh và tranh ở trang 48,49 trong SGK có các loại hoa nào? Em còn biết có những loại hoa nào nữa không? Hoa được dùng để làm gì? Hoạt động 3: Trò chơi với phiếu kiểm tra. MĐ: Học sinh được củng cố những hiểu biết về cây hoa mà các em đã học. Các bước tiến hành: Bước 1: Giao nhiệm vụ: Chia lớp thành 2 đội, giáo viên dán 2 phiếu kiểm tra lên bảng. Trong thời gian 3 phút đội nào được nhiều câu đúng nhất đội đó sẽ thắng cuộc (mỗi học sinh chỉ được quyền ghi một dấu). CÂU HỎI TRONG PHIẾU Hãy đánh dấu “Đ” hoặc “S” vào ô trống nếu thấy câu trả lời là đúng hay sai: Cây hoa là loại thực vật. Cây hoa khác cây su hào. Cây hoa có rể, thân, lá, hoa. Lá của cây hoa hồng có gai. Thân cây hoa hồng có gai. Cây hoa để trang trí, làm cảnh, làm nước hoa. Cây hoa đồng tiền có thân cứng. 4.Củng cố : Hỏi tên bài: Giáo viên hệ thống nội dung bài học. Hãy cho biết ích lợi của cây hoa? Giáo dục bảo vệ chăm sóc hoa. Nhận xét. Tuyên dương. 5.Dăn dò: Học bài, xem bài mới. Thực hiện: Thường xuyên chăm sóc và bảo vệ hoa. Học sinh trả lời các câu hỏi trên. Học sinh mang cây hoa bỏ lên bàn để giáo viên kiểm tra. Học sinh nhắc tựa. Học sinh chỉ vào cây hoa đã mang đến lớp và nêu các bộ phận của cây hoa. Vì hoa thơm và đẹp. Học sinh xung phong trình bày trước lớp cho cả lớp xem và nghe. Học sinh lắng nghe và nhắc lại. Học sinh kể thêm một vài cây hoa khác mà các em biết. Học sinh quan sát tranh ở SGK để hoàn thành câu hỏi theo sách. Học sinh nói trước lớp cho cô và các bạn cùng nghe. Học sinh khác nhận xét và bổ sung. Hai đội thi nhau tiếp sức hoàn thành các câu hỏi của đội mình Học sinh khác cổ vũ cho đội mình chiến thắng. Học sinh nêu tên bài và trả lời câu hỏi củng cố trên Hoa dùng làm cảnh, trang trí, làm mước hoa … Tuần: 24 Môn : TNXH BÀI : CÂY GỖ I.Mục tiêu : Sau giờ học học sinh biết : -Nêu tên được một số cây gỗ và nơi sống của chúng. -Biết quan sát phân biệt nói đúng tên các bộ phận chính của cây gỗ. -Biết ích lợi của việc trồng cây gỗ. -Có ý thức bảo vệ cây cối không bẻ cành, hái lá. II.Đồ dùng dạy học: -Hình ảnh các cây gỗ phóng to theo bài 24. -Phần thưởng cho trò chơi. III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS 1.Ổn định : 2.KTBC: Hỏi tên bài. Hãy nêu ích lợi của câu hoa? Nhận xét bài cũ. 3.Bài mới: Giáo viên giới thiệu một số vật dụng trong lớp làm bằng gỗ như: bàn học sinh ngồi, bàn giáo viên … và tựa bài, ghi bảng. Hoạt động 1 : Quan sát cây gỗ: Mục đích: Phân biệt được cây gỗ với các cây khác, biết được các bộ phận chính của cây gỗ Bước 1: Giao nhiệm vụ và thực hiện hoạt động. Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát cây điệp, tràm … ở sân trường để phân biệt được cây gỗ và cây hoa, trả lời các câu hỏi sau: Tên của cây gỗ là gì? Các bộ phận của cây? Cây có đặc điểm gì? (cao, thấp, to, nhỏ) Bước 2: Kiểm tra kết quả hoạt động: Gọi một vài học sinh nêu tên các bộ phận của cây gỗ và tên cây gỗ đó là gì Giáo viên kết luận: Cây gỗ giống các cây rau, cây hoa cũng có rể, thân, lá và hoa. Nhưng cây gỗ có thân to, cành lá xum xuê làm bóng mát. Hoạt động 2: Làm việc với SGK: MĐ: Học sinh biết lợi ích lợi của việc trồng gỗ. Các bước tiến hành: Bước 1: GV giao nhiệm vụ và thực hiện: Chia nhóm 4 học sinh ngồi 2 bàn trên và dưới. Cho học sinh quan sát và trả lời các câu hỏi sau trong SGK. Cây gỗ được trồng ở đâu? Kể tên một số cây mà em biết? Đồ dùng nào được làm bằng gỗ? Cây gỗ có lợi ích gì? Bước 2: Kiểm tra kết quả hoạt động: Gọi học sinh nêu nội dung đã thảo luận trên. Giáo viên kết luận: Cây gỗ được trồng để lấy gỗ, làm bóng mát, ngăn lũ. Cây gỗ có rất nhiều lợi ích. Vì vậy Bác Hồ đã nói: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Hoạt động 3: Trò chơi với phiếu kiểm tra. MĐ: Học sinh được củng cố những hiểu biết về cây gỗ mà các em đã học. Các bước tiến hành: Giáo viên cho học sinh tự làm cây gỗ , một số học sinh hỏi các câu hỏi Bạn tên là gì? Bạn sống ở đâu? Bạn có ích lợi gì? 4.Củng cố : Hỏi tên bài: Giáo viên hệ thống nội dung bài học. Cây gỗ có ích lợi gì? Giáo dục các em có ý thức bảo vệ cây trồng Nhận xét. Tuyên dương. 5.Dăn dò: Học bài, xem bài mới. Thực hiện: Thường xuyên chăm sóc và bảo vệ cây trồng. Học sinh nêu tên bài học. 3 học sinh trả lời câu hỏi trên. Học sinh nghe giáo viên nói và bổ sung thêm một số cây lấy gỗ khác mà các em biết. Học sinh nhắc tựa. Chia lớp thành 2 nhóm: Nhóm 1: Quan sát cây điệp trước sân trường và trả lời các câu hỏi. Nhóm 2: Quan sát cây tràm trước cổng trường và trả lời các câu hỏi. Học sinh chỉ vào từng cây và nêu. Học sinh khác nhận xét. Học sinh lắng nghe và nhắc lại. Học sinh kể thêm một vài cây gỗ khác mà các em biết. Học sinh quan sát tranh ở SGK để hoàn thành câu hỏi theo sách. Học sinh nói trước lớp cho cô và các bạn cùng nghe. Học sinh khác nhận xét và bổ sung. Học sinh lắng nghe và nhắc lại. Tổ chức theo cặp hai học sinh hỏi và đáp. Tôi tên là phượng vĩ. Được các bạn trồng ở sân trường. Cho gỗ, cho bóng mát … Nhiều cặp học sinh tự hỏi và đáp theo mẫu trên. Học sinh nêu tên bài và trả lời câu hỏi củng cố. Vỗ tay tuyên dương các bạn. Tuần 25 Môn : TNXH BÀI : CON CÁ I.Mục tiêu : Sau giờ học học sinh biết : -Biết tên một số loại cá và nơi sống của chúng. -Nói được tên các bộ phận bên ngoài của con cá. -Nêu được một số cách đánh bắt cá -Biết những lợi ích của cá và tránh những điều không lợi do cá (không ăn cá độc, cá ươn thối hay thiu, tránh hốc xương). II.Đồ dùng dạy học: -Một con cá thật đựng trong bình -Hình ảnh bài 25 SGK. -Bút màu, bộ đồ chơi câu cá (cá bìa hoặc nhựa, cần câu). III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS 1.Ổn định : 2.KTBC: Hỏi tên bài. Hãy nêu ích lợi của cây gỗ? Nhận xét bài cũ. 3.Bài mới: Giáo viên giới thiệu một số thức ăn hằng ngày trong gia đình trong đó có cá. Từ đó giáo viên giới thiệu và ghi bảng tựa bài. Hoạt động 1 : Quan sát con cá. Mục đích: Học sinh biết tên con cá mà cô và các bạn mang đến lớp. Chỉ được các bộ phận của con cá. Mô tả được con cá bơi và thở. Các bước tiến hành: Bước 1: Giao nhiệm vụ và thực hiện hoạt động. Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát con cá và trả lời các câu hỏi sau: Tên của con cá? Tên các bộ phận mà đã quan sát được? Các sống ở đâu? Nó bơi bằng cách nào? Cá thở như thế nào? Học sinh thực hành quan sát theo nhóm. Bước 2: Kiểm tra kết quả hoạt động: Gọi mỗi học sinh trả lời một câu. Giáo viên kết luận: Cá có đầu, mình, vây, đuôi. Cá bơi bằng đuôi, bằng vây và thở bằng mang Hoạt động 2: Làm việc với SGK: MĐ: Học sinh trả lời các câu hỏi trong SGK. Biết một số cách bắt cá. Biết ích lợi của cá Các bước tiến hành: Bước 1: GV giao nhiệm vụ và thực hiện: Chia nhóm 2 học sinh. Cho học sinh quan sát và trả lời các câu hỏi trong SGK. Bước 2: Kiểm tra kết quả hoạt động: Gọi học sinh nêu nội dung đã thảo luận trên, một em nêu câu hỏi, một em trả lời. Bước 3: Cả lớp suy nghĩ và trả lời các câu hỏi sau: Người ta dùng gì để bắt cá ở trong hình trang 53 ? Con biết những cách nào để bắt cá? Con biết những loại cá nào? Con thích ăn những loại cá nào? Ăn cá có lợi ích gì? Gọi học sinh trả lời học sinh khác bổ sung. Giáo viên kết luận:Có rất nhiều cách bắt cá: đánh cá bằng lưới hoặc câu (không đánh cá bằng cách nổ mìn làm chết nhiều loại sinh vật dưới nước). Ăn cá có rất nhiều ích lợi, rất tốt cho sức khoẻ, giúp cho xương phát triển. Hoạt động 3: Thi vẽ cá và mô tả con cá mà mình vẽ.. MĐ: Học sinh được củng cố những hiểu biết về các bộ phận của con cá, gọi được tên con cá mà mình vẽ. Các bước tiến hành: Bước 1: Giao nhiệm vụ và thực hành. Cho học sinh mang giấy ra và vẽ con cá mà mình thích. Cho chỉ và nói được các bộ phận bên ngoài của con cá. 4.Củng cố : Hỏi tên bài: Trò chơi đi câu cá: Giáo viên đưa ra một số con cá và 4 cần câu. Hướng dẫn cách chơi và tổ chức cho các em chơi trong thời gian 3 phút. Giáo viên hệ thống nội dung bài học. Giáo dục các em có ý thức ăn cá để xương phát triển tốt. Nhận xét. Tuyên dương. 5.Dăn dò: Học bài, xem bài mới. Học sinh nêu tên bài học. 3 học sinh trả lời câu hỏi trên. Học sinh nghe giáo viên nói và bổ sung thêm một số thức ăn mà trong đó có cá. Học sinh nhắc tựa. Chia lớp thành 2 nhóm: Nhóm 1: Quan sát con cá của nhóm mang đến lớp và trả lời các câu hỏi. Nhóm 2: Quan sát con cá của nhóm và trả lời các câu hỏi. Các nhóm: các em lần lượt trả lời các câu hỏi nêu trên và bổ sung cho nhau, mỗi em trả lời một câu, nhóm này bổ sung cho nhóm kia Học sinh lắng nghe và nhắc lại. Học sinh quan sát tranh ở SGK để hoàn thành câu hỏi theo sách. Học sinh nói trước lớp cho cô và các bạn cùng nghe. Học sinh khác nhận xét và bổ sung. Học sinh hoạt động cá nhân, lớp để hoàn thành các câu hỏi trên. Học sinh lắng nghe và nhắc lại. Học sinh vẽ con cá và nêu được tên, các bộ phận bên ngoài của con cá. Học sinh nêu tên bài. Các em chơi câu cá tiếp sức, mỗi em chỉ được câu 1 con cá và giao cần câu cho bạn câu tiếp. Trong thời gian 3 phút đội nào câu được nhiều cá hơn đội đó sẽ thắng cuộc. Vỗ tay tuyên dương nhóm thắng cuộc. Học sinh nhắc lại. Thực hành ở nhà. Tu ần 26. Môn : TNXH BÀI : CON GÀ I.Mục tiêu : Sau giờ học học sinh biết : -Quan sát và nói tên được các bộ phận bên ngoài của con gà. -Phân biệt được gà trống, gà mái, gà con. -Biết những lợi ích của việc nuôi gà, có ý thức chăm sóc gà. II.Đồ dùng dạy học: -Một số tranh ảnh về con gà. -Hình ảnh bài 26 SGK. Phiếu học tập … . III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS 1.Ổn định : 2.KTBC: Hỏi tên bài. Hãy nêu các bộ phận của con cá? Ăn thịt cá có lợi ích gì? Nhận xét bài cũ. 3.Bài mới: Cho cả lớp hát bài :Đàn gà con. Bài hát nói đến con vật nào? Từ đó giáo viên giới thiệu và ghi bảng tựa bài. Hoạt động 1 : Quan sát con gà. Mục đích: Học sinh biết tên các bộ phận của con gà, phân biệt được gà trống, gà mái, gà con. Các bước tiến hành: Bước 1: Giao nhiệm vụ và thực hiện hoạt động. Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tranh vẽ con gà và phát phiếu học tập cho học sinh. Bước 2: Học sinh quan sát và thực hiện trên phiếu học tập. Nội dung Phiếu học tập: 1.Khoanh tròn vào chữ đặt trước các câu đúng: Gà sống trên cạn. Cơ thể gà gồm: đầu, mình, lông, chân. Gà ăn thóc, gạo, ngô. Gà ngủ ở trong nhà. Gà không có mũ. Gà di chuyển bằng chân. Mình gà chỉ có lông. 2.Đánh dấu X vào ô trống nếu thấy câu trả lời là đúng: Cơ thể gà gồm: Đầu Cổ Thân Vẩy Tay Chân Lông Gà có ích lợi: Lông để làm áo Lông để nuôi lợn Trứng và thịt để ăn Phân để nuôi cá, bón ruộng Để gáy báo thức Để làm cảnh 3.Vẽ con gà mà em thích. Giáo viên chữa bài cho học sinh. Hoạt động 2: Đi tìm kết luận: MĐ: Củng cố về con gà cho học sinh. Hãy nêu các bộ phận bên ngoài của con gà? Gà di chuyển bằng gì? Gà trống, gà mái, gà con khác nhau chỗ nào? Gà cung cấp cho ta những gì? 4.Củng cố : Hỏi tên bài: Gọi học sinh nêu những hiểu biết của mình về con gà. Nêu các bộ phận bên ngoài của con gà? Nhận xét. Tuyên dương. 5.Dăn dò: Học bài, xem bài mới. Luôn luôn chăm sóc gà, cho gà ăn hằng ngày, quét dọn chuồng gà để gà chống lớn. Học sinh nêu tên bài học. 2 học sinh trả lời câu hỏi trên. Học sinh hát bài hát : Đàn gà con kết hợp vỗ tay theo. Con gà. Học sinh nhắc tựa. Học sinh quan sát tranh vẽ con gà và thực hiện hoạt động trên phiếu học tập. Học sinh thực hiện cá nhân trên phiếu. Gọi học sinh này nêu, học sinh khác nhận xét và bổ sung. Khoanh trước các chữ : a, b, c, e, f, g. Học sinh thực hiện cá nhân trên phiếu. Gọi học sinh này nêu, học sinh khác nhận xét và bổ sung. Cơ thể gà gồm: đầu, thân, lông, cổ, chân. Gà có lợi ích: Trứng và thịt để ăn. Phân để nuôi cá, bón ruộng. Để gáy báo thức. Để làm cảnh. Học sinh vẽ con gà theo ý thích. Các bộ phận bên ngoài của gà gồm có: Đầu, mình, lông, mắt, chân … . Gà di chuyển bằng chân. Gà trống mào to, biết gáy. Gà mái nhỏ hơn gà trống, biết đẻ trứng. Gà con bé tí xíu. Thịt, trứng và lông. Học sinh nêu tên bài. Học sinh tự nêu, học sinh khác bổ sung và hoàn chỉnh. Học sinh xung phong nêu. Thực hành ở nhà. Tu ần 27 Môn : TNXH BÀI : CON MÈO I.Mục tiêu : Sau giờ học học sinh biết : -Chỉ và nói được tên các bộ phận bên ngoài của con mèo. -Tả được con mèo (lông, móng, vuốt, ria … ) -Biết những lợi ích của việc nuôi mèo, có ý thức chăm sóc mèo. II.Đồ dùng dạy học: -Một số tranh ảnh về con mèo. -Hình ảnh bài 27 SGK. Phiếu học tập … . III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS 1.Ổn định : 2.KTBC: Hỏi tên bài. Nuôi gà có lợi ích gì ? Cơ thể gà có những bộ phận nào ? Nhận xét bài cũ. 3.Bài mới: Cho cả lớp hát bài :Chú mèo lười. Bài hát nói đến con vật nào? Từ đó giáo viên giới thiệu và ghi bảng tựa bài. Hoạt động 1 : Quan sát và làm bài tập. Mục đích: Học sinh biết tên các bộ phận bên ngoài của con mèo. Vẽ được con mèo. Các bước tiến hành: Bước 1: Giao nhiệm vụ và thực hiện hoạt động. Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tranh vẽ con mèo và phát phiếu học tập cho học sinh. Bước 2: Học sinh quan sát và thực hiện trên phiếu học tập. Nội dung Phiếu học tập: 1.Khoanh tròn vào chữ đặt trước các câu đúng: Mèo sống với người. Mèo sống ở vườn. Mèo có màu lông trắng, nâu, đen. Mèo có bốn chân. Mèo có hai chân. Mèo có mắt rất sáng. Ria mèo để đánh hơi. Mèo chỉ ăn cơn với cá. 2.Đánh dấu X vào ô trống nếu thấy câu trả lời là đúng: Cơ thể mèo gồm: Đầu Chân Tai Đuôi Tay Ria Lông Mũi Mèo có ích lợi: Để bắt chuột. Để làm cảnh. Để trông nhà. Để chơi với em bé. 3.Vẽ con mèo mà em thích. Giáo viên chữa bài cho học sinh. Hoạt động 2: Đi tìm kết luận: MĐ: Củng cố những hiểu biết về con mèo cho học sinh. Hãy nêu các bộ phận bên ngoài của con mèo? Nuôi mèo để làm gì? Con mèo ăn gì? Chúng ta chăm sóc mèo như thế nào? Khi mèo có những biểu hiện khác lạ hay khi mèo cắn ta phải làm gì? 4.Củng cố : Hỏi tên bài: Gọi học sinh nêu những hiểu biết của mình về con mèo. Nêu các bộ phận bên ngoài của con mèo? Nhận xét. Tuyên dương. 5.Dăn dò: Học bài, xem bài mới. Luôn luôn chăm sóc mèo, cho mèo ăn hằng ngày, khi mèo cắn phải đi tiên phòng dại. Học sinh nêu tên bài học. 2 học sinh trả lời câu hỏi trên. Học sinh hát bài hát : Chú mèo lười, kết Con mèo. Học sinh nhắc tựa. Học sinh lắng nghe. Học sinh quan sát tranh vẽ con mèo và thực hiện hoạt động trên phiếu học tập. Học sinh thực hiện cá nhân trên phiếu. Gọi học sinh này nêu, học sinh khác nhận xét và bổ sung. Khoanh trước các chữ : a, c, d, f, g. Học sinh thực hiện cá nhân trên phiếu. Gọi học sinh này nêu, học sinh khác nhận xét và bổ sung. Cơ thể mèo gồm: đầu, tai, lông, đuôi, chân, ria, mũi. Mèo có lợi ích: Để bắt chuột. Để làm cảnh. Học sinh vẽ con mèo theo ý thích. Các bộ phận bên ngoài của gà gồm có: đầu, tai, lông, đuôi, chân, ria, mũi. Để bắt chuột. Để làm cảnh. Cơm, cá và các thức ăn khác. Chăm sóc cẩn thận, cho ăn đầy đủ để mèo chống lớn. Nhốt lại, đi tiêm phòng dại tại cơ sở y tế. Học sinh nêu tên bài. Học sinh tự nêu, học sinh khác bổ sung và hoàn chỉnh. Học sinh xung phong nêu. Thực hành ở nhà. Tu ần 28. Môn : TNXH BÀI : CON MUỖI I.Mục tiêu : Sau giờ học học sinh biết : -Tên các bộ phận bên ngoài của con muỗi. -Nơi thường sinh sống của muỗi. -Một số tác hại của muỗi và một số cách phòng trừ chúng. -Có ý thức tham gia diệt muỗi và thực hiện các biện pháp phòng tránh muỗi đốt. II.Đồ dùng dạy học: -Một số tranh ảnh về con muỗi. -Hình ảnh bài 28 SGK. Phiếu thảo luận nhóm. III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS 1.Ổn định : 2.KTBC: Hỏi tên bài. Kể tên các bộ phận bên ngoài của con mèo Nuôi mèo có lợi gì? Nhận xét bài cũ. 3.Bài mới: Giáo viên giới thiệu và ghi bảng tựa bài. Hoạt động 1 : Quan sát con muỗi. Mục đích: Học sinh biết tên các bộ phận bên ngoài của con muỗi. Các bước tiến hành: Bước 1: Giao nhiệm vụ và thực hiện hoạt động. Giáo viên nêu yêu cầu : quan sát tranh con muỗi, chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài của con muỗi Giáo viên h

File đính kèm:

  • docTNXH tuan 21-35 lop 1.doc
Giáo án liên quan