Giáo án Học Nhạc

1. Giới thiệu

Encore (đọc là ăng-co) là phần mềm hỗ trợ cho việc học nhạc.

Với phần mềm Encore, em có thể:

ã Mở bản nhạc và nghe.

ã Tập đọc nhạc.

ã Tập hát.

ã Tập ghi nhạc.

ã Tập đánh đàn và ghi nhạc qua bàn phím máy tính nhờ hình bàn phím đàn oóc-gan của phần mềm.

ã Nối máy tính với đàn oóc-gan và phần mềm sẽ tự động ghi lại bản nhạc em chơi trên đàn.

2. Khởi động

 

doc20 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1184 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Học Nhạc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
85 chơi cùng máy tính Bài 1 Làm quen với phần mềm Encore 1. Giới thiệu Encore (đọc là ăng-co) là phần mềm hỗ trợ cho việc học nhạc. Với phần mềm Encore, em có thể: Mở bản nhạc và nghe. Tập đọc nhạc. Tập hát. Tập ghi nhạc. Tập đánh đàn và ghi nhạc qua bàn phím máy tính nhờ hình bàn phím đàn oóc-gan của phần mềm. Nối máy tính với đàn oóc-gan và phần mềm sẽ tự động ghi lại bản nhạc em chơi trên đàn. 2. Khởi động Để khởi động Encore, em nháy đúp chuột vào biểu tượng: . Màn hình chính của Encore có thể như hình 1. vạch nhịp Chỉ số nhịp Thanh Notes Thanh công cụ Hình 1 3. Mở bản nhạc Các bước thực hiện 1. Nháy chuột lên mục File. 2. Nháy chuột vào mục Open. 3. Dùng nút € của Look in để tìm thư mục NhactieuhocViệc này HS đã biết chưa? (Trong chương 1 đã dạy chưa?) - Để tiện ử dụng SGK này, cần tạo một Thư mục đặt tên là Nhactieuhoc và lưu vào đây những bản nhạc có nêu trong SGK ( được ghi trong CD dính kèm SGK). . 4. Nháy đúp chuột lên tên tệp muốn mở. 4. Nghe bản nhạc Để nghe bản nhạc đang mở, em hãy nhấn phím cách. Em có thể hát hay xướng âm theo bản nhạc đang mở. Ví dụ Với tệp chuechcon.enc, màn hình chính của Encore có thể như sau: Hình 2 Thực hành Khởi động phần mềm Encore và quan sát màn hình. Mở tệp nhạc thatlahay.enc trong thư mục NhacTieuhoc. Nghe và hát hay xướng âm theo bản nhạc vừa mở. Mở và nghe tệp nhạc mà em thích. Quan sát những kí hiệu có trên bản nhạc: khuông nhạc, khoá Son, vạch nhịp, chỉ số nhịp và các nốt nhạc (dành cho các em học nhạc). Bài 2 Em học nhạc với Encore 1. Khuông nhạc, khoá son Khuông nhạc Năm dòng kẻ song song cách đều nhau tạo nên một khuông nhạc. Nốt nhạc được viết trên dòng kẻ hoặc trong khe giữa hai dòng kẻ. Hình 3 Khoá sol Khoá sol (son) được ghi ở đầu mỗi khuông nhạc. Khoá sol xác định tên các nốt nhạc ghi trên khuông nhạc. Bảy nốt nhạc cơ bản là Đô Rê Mi Pha Sol La Si. 2. Cao độ của nốt nhạc Tám nốt Đô Rê Mi Pha Sol La Si Đố sắp xếp cao dần. Mức trầm bổng của một nốt nhạc trên khuông nhạc được gọi là cao độ của nốt nhạc đó. Thực hành Nghe nhạc: Nháy chuột vào nút trên thanh công cụ hoặc nhấn phím A. Nháy chuột vào nút để nghe cả đoạn nhạc. Nháy nút phải chuột để nghe từng nốt tiếp sau con trỏ. Tập đọc nhạc Nghe và đọc nhạc nhiều lần tám nốt Đô, Rê, Mi, Fa, Sol, La, Si, Đố ghi ở trên khuông nhạc sau: Mở bản nhạc “Trời đã sáng rồi”. Nghe và tập đọc bản nhạc đó. Mở và nghe một bản nhạc em yêu thích trong thư mục nhactieuhoc. Mở và nghe một bản nhạc dạng Midi trong thư mục nhactieuhoc (ví dụ chieckhantay.mid). Bài 3 Em học nhạc với Encore (tiếp theo) 1. Trường độ của nốt nhạc Thời gian ngân dài của một nốt nhạc hay còn gọi là trường độ của nốt nhạc. Lấy thời gian ngân dài của nốt tròn làm đơn vị trường độ. Ta biết: Nốt trắng có trường độ bằng nửa nốt tròn: = + Nốt đen có trường độ bằng nửa nốt trắng: = + Nốt móc đơn có trường độ bằng nửa nốt đen: = + Nốt móc kép có trường độ bằng nửa nốt đơn: = + Khi hát hay đọc nhạc, em cần đọc đúng cao độ và trường độ của từng nốt nhạc. 2. Nhịp và phách Những vạch đứng trên khuông nhạc chia bản nhạc thành nhiều nhịp, mỗi vạch đứng đó gọi là vạch nhịp. Đầu mỗi dòng khuông nhạc có ghi số chỉ nhịp. nhịp nhịp số chỉ nhịp vạch nhịp đơn vạch nhịp đôi Mỗi nhịp được chia thành nhiều phách, mỗi phách có trường độ bằng một nốt đen. Ví dụ: Nhịp có hai phách: phách 1 là mạnh, phách 2 là nhẹ. Chú ý : Phách mạnh hát to, phách nhẹ hát nhỏ hơn. Số chỉ nhịp có dạng phân số, nhưng không có gạch ngang, ví dụ . Số trên (bằng 2) cho biết số phách trong mỗi nhịp. Nếu số này bằng 2 thì mỗi nhịp có 2 phách. Số dưới (bằng 4) cho biết trường độ của mỗi phách bằng một nốt đen, vì = +=+++. Thực hành Tập đọc bản nhạc sau có sử dụng Encore: Tập hát và đọc nhạc bản nhạc sau: Chú ý : Khi hai nốt móc đơn đứng liền nhau thì được viết thành . Bài 4 Ghi Nhạc nhờ Encore Để ghi một bản nhạc nhờ Encore, em thực hiện như sau: 1. Nháy chuột chọn mục FileđNew (hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+N) để mở trang màn hình soạn thảo nhạc. 3. Khi đó hộp thoại Choose Page Layout (Chọn cách sắp xếp trang) được mở ra như sau: 4. Em nháy chuột chọn Single Staves (khuông đơn) và thay đổi các số như hình sau: Khuông đơn (có một bè nhạc) Có 1 khuông trên 1 dòng nhạc Có 3 nhịp trên 1 dòng nhạc Có 4 dòng nhạc trong 1 trang Khi đó khuông nhạc được mở ra như hình 9. Hình 4 1. Thay đổi số chỉ nhịp Bản nhạc thường ngầm định là nhịp bốn-bốn. Nếu muốn thay đổi nhịp thành hai-bốn, em thực hiện như sau: 1. Đưa con trỏ soạn nhạc về nhịp đầu tiên của khuông nhạc. 2. Nháy chuột chọn mục MeasuresđTime Signature. Hộp thoại Set time Signature (sửa nhịp) có thể như sau: 3. Nháy chuột vào nút Vạch kết bài . 4. Nháy chuột vào nút . 5. Chọn OK. Chú ý : Em có thể di chuyển các khuông nhạc bằng cách: đưa trỏ chuột vào góc trên của cuối dòng nhạc thứ hai, nhấn giữ phím Ctrl và kéo thả chuột đến vị trí mong muốn. Em đã thử nhưng không đúng, lúc đươc lúc không? khi thì phím Ctrl khi thì phím Alt... ???? 2. Ghi nốt nhạc vào khuông Để ghi một bản nhạc vào máy tính nhờ phần mềm Encore, em làm như sau: 1. Dùng chuột kéo thả nốt nhạc trên thanh Notes vào một dòng nhạc hoặc vào khe giữa hai dòng nhạc. 2. Cứ làm như thế cho đến hết bản nhạc. 3. Chỉnh sửa Để xoá một nốt nhạc sai, em hãy đặt con trỏ soạn nhạc vào vị trí bên phải nốt nhạc, sau đó nhấn phím Backspace. Thực hành Em hãy ghi lại bản nhạc “Thật là hay” vào máy tính: Chú ý : Em cần tạo khoá và xác định nhịp trước khi ghi nhạc. Bài 5 ghi nhạc nhờ ENCORE (tiếp theo) 1. Dấu nối và dấu luyến Dấu nối để nối hai hoặc nhiều nốt nhạc liền nhau có cùng cao độ. Cách tạo: 1. Nhấn giữ phím Shift và kéo thả chuột để chọn những nốt cần nối. 2. Nhấn tổ hợp phím Ctrl+L, một hình vòng cung cho biết dấu nối đã chọn. Hình 7 Dấu luyến để nối hai hoặc nhiều nốt nhạc liền nhau có cao độ khác nhau. Cách tạo: 1. Nhấn giữ phím Shift và kéo thả chuột để chọn những nốt cần nối. 2. Nhấn Ctrl+L, dấu luyến cũng có hình vòng cung (hình 8). Hình 8 2. Thêm tên bản nhạc, tác giả, tựa đề Thêm tên bản nhạc, tác giả, tựa đề Nháy chuột chọn ScoresđText Elements, hộp thoại được mở ra như sau: Thêm tên bài hát: chọn Score Title rồi gõ tên vào ô trống phía dưới. Thêm tên tác giả: chọn Composer rồi gõ tên tác giả. Thêm tựa đề: chọn Intructions rồi gõ tựa đề. Chú ý: Nháy chuột lên nút Font để chọn phông tiếng Việt. Hình 10 3. Thêm lời bài hát Để thêm lời bài hát, em mở thanh Graphic, bằng cách: 1. Nháy chuột vào vị trí chữ Notes trên thanh Notes vài lần cho đến khi xuất hiện thanh Graphic (hình 10). 2. Nháy chuột chọn nút [L] trên thanh Graphic. 3. Nháy chuột vào nốt nhạc đầu tiên của bản nhạc. 4. Gõ lời bài hát tại vị trí con trỏ. 5. Nhấn phím cách rồi gõ tiếp lời bài hát. Chú ý : - Khi đã ghi lời bài hát, nếu kéo thả một nốt nhạc thì lời của nốt nhạc đó cũng di chuyển theo. - Có thể kéo thả mũi tên để di chuyển lời bài hát. Thực hành Ghi nhạc và lời bài hát “Ngày mùa vui”: Hãy ghi một bản nhạc mới với yêu cầu: Có 3 dòng nhạc trong một trang, có 1 khuông trên một dòng (có một bè), có 4 nhịp trong một khuông, chọn nhịp ba-bốn cho bản nhạc và khoá Son. Hãy mở một bài hát dạng midi (chẳng hạn: tệp demngontay.mid), nghe và ghi lại nhạc của bài hát đó với yêu cầu: Số khuông nhạc: 1 khuông trên một dòng. Số dòng nhạc: 5 dòng trong một trang. Số nhịp: 7 nhịp trên một khuông Hướng dẫn: Nháy chuột lên nút để nghe từng đoạn hay cả bài. Nghe và hát nhiều lần bản nhạc đó để học thuộc. Sau khi ghi xong bản nhạc bằng Encore, nghe lại bản nhạc em vừa ghi để xem có đúng với bài hát gốc hay không. Hãy ghi lại nhạc và lời bài hát “Inh lả ơi” dưới đây: Bài 6 sinh hoạt tập thể với Encore 1. Đánh đàn với bàn phím máy tính Bàn phím đàn oóc-gan của Encore giúp các em tập đánh đàn và ghi nhạc qua bàn phím máy tính. Các bước thực hiện: 1. Nháy chuột chọn WindowsđKeyboard, bàn phím đàn oóc-gan xuất hiện như hình 12. Hình 12 Thực hành Em hãy tự luyện gõ nhạc với những phím chữ A, S, D,… trên bàn phím máy tính theo hình 13. Hình 13 Ghi nhạc và lời bài: “Lý cây xanh”. Rồi nghe và hát đúng bản nhạc. Mở tệp reovangbinhminh.mid để nghe và hát theo. Mở tệp reovangbinhminh.enc, trong đó có những nốt nhạc sai. Em tìm ra những nốt nhạc sai và sửa lại cho đúng. 2. Sinh hoạt tập thể Khi sinh hoạt tập thể, tập hát và không có nhạc cụ hay nhạc công, em có thể dùng Encore mở bản nhạc thay cho nhạc cụ đệm. Buổi tập hay sinh hoạt văn nghệ sẽ sôi nổi, hào hứng hơn. Em hãy thu thập những bản nhạc yêu thích để: Nghe, tập đọc nhạc, hát ka-ra-ô-kê. Làm nhạc đệm cho buổi tập hát.

File đính kèm:

  • dochoc nhac.doc
Giáo án liên quan