Ai cũng biết rằng, lứa tuổi thiếu niên là lứa tuổi có nhiều biến động về tâm sinh lý, dễ tiếp thu cái tốt cũng như cái xấu. Trước những biểu hiện ngày một xuống cấp về đạo đức của một số học sinh, học sinh bỏ học đi đánh bi da, học sinh ăn cắp tài sản của công dân. Một số người đỗ lỗi cho các em gây ra cho gia đình cho xã hội. Thực ra, nhà trường phải chịu trách nhiệm chính trước những hành vi sai trái của học sinh và có khả năng ngăn chặn được những biểu hiện đạo đức xấu trong học sinh.
Là một giáo viên chủ nhiệm lớp tôi luôn luôn suy nghĩ làm thế nào để học sinh ngoan và luôn tỏ ra biết vâng lời. Do vậy tôi đã tìm tòi, học hỏi ở đồng nghiệp, những người có kinh nghiệm giáo dục học sinh để dạy bảo các em. Ngoài những học sinh bình thường còn có những học sinh cá biệt. Đó là điều băn khoăn trăn trở đối với tôi trong quá trình làm công tác chủ nhiệm. Từ đó tôi nghĩ đến việc giáo dục học sinh nói chung và học sinh cá biệt nói riêng
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2287 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Học sinh cá biệt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giáo dục học sinh nói chung và
giáo dục học sinh cá biệt nói riêng
I/. đặt vấn đề:
Ai cũng biết rằng, lứa tuổi thiếu niên là lứa tuổi có nhiều biến động về tâm sinh lý, dễ tiếp thu cái tốt cũng như cái xấu. Trước những biểu hiện ngày một xuống cấp về đạo đức của một số học sinh, học sinh bỏ học đi đánh bi da, học sinh ăn cắp tài sản của công dân. Một số người đỗ lỗi cho các em gây ra cho gia đình cho xã hội. Thực ra, nhà trường phải chịu trách nhiệm chính trước những hành vi sai trái của học sinh và có khả năng ngăn chặn được những biểu hiện đạo đức xấu trong học sinh.
Là một giáo viên chủ nhiệm lớp tôi luôn luôn suy nghĩ làm thế nào để học sinh ngoan và luôn tỏ ra biết vâng lời. Do vậy tôi đã tìm tòi, học hỏi ở đồng nghiệp, những người có kinh nghiệm giáo dục học sinh để dạy bảo các em. Ngoài những học sinh bình thường còn có những học sinh cá biệt. Đó là điều băn khoăn trăn trở đối với tôi trong quá trình làm công tác chủ nhiệm. Từ đó tôi nghĩ đến việc giáo dục học sinh nói chung và học sinh cá biệt nói riêng.
II/. giải quyết vấn đề:
1, Đi sâu tìm hiểu phát hiện tâm lý của học sinh.
Việc tìm hiểu cần phải tiến hành theo kế hoạch. Lớp 7B tôi chủ nhiệm có 44 học sinh, 16 nữ, tuổi từ 12 - 13 tuổi. Đặc điểm tâm lý “vừa người lớn, vừa trẻ em” thể hiện ở những khía cạnh sau:
- Trẻ em: Muốn được giáo viên khen, tị nạnh nhau, thích cho điểm, hiếu động.
- Người lớn: Trao đổi tâm tư với nhau, giữ kẻ giữa nam và nữ, học sinh nam sĩ diện trước nữ, tỏ ra khôn ngoan khi nhận xét người khác.
Học sinh lớp tôi trong việc làm thường thiếu tự giác, hành vi cư xử có những biểu hiện thiếu văn minh. Vì sao vậy ? Theo tìm hiểu thì đa số là con em các gia đình buôn bán nhỏ, nghề xe ôm, nghề đánh bắt cá ở xa, là những nghề tự do, thường ngày hay chửi bới và tranh giành lẫn nhau, buôn gian bán lận, đầu cơ tích trữ. Lớn lên trong các gia đình như vậy các em thường lười học và hư hỏng. Trong lớp có 4 học sinh cá biệt, có 2 học sinh bệnh thần kinh, có 2 học sinh hoàn cảnh gia đình nghèo, không có bố hoặc không có mẹ. Tìm hiểu các em qua nhiều nguồn::
+ Tìm hiểu qua phụ huynh phải có mục đích cụ thể và phải khéo léo. Vì tâm lí phụ huynh ai cũng muốn con nên, trước hết cần làm cho phụ huynh nhận thức rằng cha mẹ có trách nhiệm làm thế nào cho con mình có hành vi và đạo đức tốt, và góp ý cụ thể cho từng gia đình cách giáo dục con cái.
+ Tìm hiểu qua bạn bè của các em kể cả thân và không thân, thậm chí có thành kiến. Không nên để lộ ý định điều tra.
+ Tìm hiểu chính bản thân học sinh dó qua các giờ học, giờ chơi. Tìm hiểu nhận thức của các em về phẩm chất đạo đức. Qua điều tra nên có nhận xét về từng học sinh. Ví dụ: Em A tính bướng bỉnh, cô giáo phê bình thì trừng mắt cãi lại, lười biếng ghi chép bài học. Nguyên nhân: ông bố ba hoa, bà mẹ hay chửi mắng mọi người, không kể cấp thứ.
2, Kế hoạch giáo dục:
+ Mục đích chính của công tác giáo dục tư tưởng đặt ra đối với lớp 7B là: Làm cho học sinh nhận thức được vai trò làm chủ của mình trong nhà trường có ý thức phụ tùng tổ chức và kỷ luật, có tinh thần đoàn kết, có lòng nhân ái. Đây là tiêu chuẩn chủ yếu để đánh giá đạo đức của học sinh.
+ Biện pháp giáo dục: Thái độ của giáo viên là nghiêm khắc, chặt chẽ, vừa có độ lượng, biện pháp giáo dục là thông qua trí dục, giáo dục lao động, thông qua đoàn đội, thông qua gia đình.
a, Giáo dục thông qua môn học giáo dục và các môn học khác.
Lớn lên trong gia đình thiếu văn hoá, học sinh không hiểu sự cần thiết có hành vi văn minh, ví dụ không hiểu tại sao nói chuyện với người lớn lại phải thưa, phải dạ. Đối với học sinh cấp I có thể dùng lời khen để khuyến khích hành vi đạo đức, nhưng đối với lứa tuổi cấp II biện pháp đó kém tác dụng, cần cung cấp kiến thức đạo đức và tạo hứng thú hành vi đạo đức.
Liên hệ thực tế các biểu hiện tốt và xấu.
- Em B mất mũ ca lô của mình, bắt gặp một chiếc mũ ca lô khác không rõ của ai, em B không lấy để sử dụng. Việc làm đó có ý nghĩa gì ? (phân tích)
- Em C bị mất cái bút rất khổ tâm, em nào chú ý lấy của bạn thì việc làm đó tai hại thế nào đến bản thân, đến lớp ? (phân tích).
- Buôn gian, bán lậu, buôn hàng quốc cấm có hại gì ? (phân tích).
Thực hành: Học sinh lớp tôi có thói hay đổ lỗi cho nhau. Tôi đề ra cho lớp phấn đấu thực hiện không nói dối, không cãi lại lời nói thật, biết nhận lỗi, biết phê bình bạn thành thật.
Từ thực tế công tác giáo dục rút ra phải coi trọng bồi dưỡng nhận thức, nâng dần từ cảm tính lên lý tính, giúp các em tự kiểm điểm mình, nâng dần ý thức về đạo đức của bản thân. Thực hành phải sát sườn, liên tục để củng cố nhận thức và tư đó nâng cao yêu cầu thực hành.
b, Giáo dục học sinh thông qua tổ chức Đoàn, đội.
Đoàn đội là chỗ dựa của giáo viên, giáo viên có trách nhiệm cố vấn giúp các em tập làm công tác người lớn, tập làm chủ nhân đất nước.
- Trước hết phải tôn trọng ban cán sự đội và bồi dưỡng các em công tác. Hướng dẫn các em lập kế hoạch góp ý kiến trong việc chỉ đạo đội, trao đổi thống nhất nhận xét các đội viên. Đối với ban cán sự tiêu chuẩn xếp loại phải cao hơn và gắn với kết quả phong trào. Ví dụ em N - phân đội trưởng hiền lành, chăm học nhưng vì tác động đối với phân đội còn yếu nên không xếp tốt mà chỉ xếp khá.
Tôn trọng hoạt động đoàn đội của các em, chăm nom các buổi lễ, đại hội, sơ tổng kết cả về tinh thần và nội dung, làm cho mỗi đội viên thấy vai trò quan trọng của Đội và danh dự đội viên. Rèn luyện nghi thức đội nghiêm chỉnh, luôn luôn kiểm tra tư cách đội viên, bồi dưỡng ý thức chấp hành mệnh lệnh chỉ huy.
Tổ chức sinh hoạt tốt các tiết học ngoài giờ, qua đó để bình chọn tổ, nhóm điển hình, tổ nhóm chậm tiến và có kế hoạch giáo dục. Trong các tiết sinh hoạt vào cuối tuần của tuần đầu tiên, tôi cho từng em nói về hoàn cảnh của gia đình mình, sau đó lưu ý mọi người quan tâm đến hoàn cảnh đặc biệt của một số em. Trong các tiết sinh hoạt tiếp theo cho các em tự nhận xét ưu khuyết điểm về mình. Nêu gương tốt những em có thái độ đúng đắn, kết quả nhiều em có thái độ thành thật nhận lỗi, thẳng thắn phê bình góp ý với bạn. Ngoài những buổi sinh hoạt 15’ đầu giờ, hát một số bài hát quy định, thì trong buổi sinh hoạt lớp tôi thường cho các em hát 1 đến 2 bài hát mà các em thích nhằm giáo dục tính hồn nhiên, hoạt bát, yêu đời, tạo cho các em những kỷ niệm tươi đẹp của tuổi thơ ấu gắn với trường với lớp.
c, Giáo dục học sinh cá biệt:
Lớp 7B có 4 học sinh cá biệt, hoàn cảnh khác nhau, yêu cầu đặt ra là nâng lên từng bước, muốn vậy giáo viên phải kiên trì và có tính thương yêu các em, biết hướng các em vào những hoạt động tích cực, có thái độ đối với các em cứng rắn nhưng mềm dẻo. Giáo viên cần làm cho các em hiểu được mình, các em nhất trí với những suy nghĩ và việc làm của giáo viên, thường xuyên trao đổi tâm tình với các em để tỏ sự quan tâm của giáo viên, tuyệt đối không được thành kiến với học sinh và để học sinh hiểu lầm mình, tuyên dương kịp thời khi các em có tiến bộ.
- Theo sát tâm lý từng em để giáo dục uốn nắn, kiên quyết sữa những cái xấu bản chất, bình tĩnh theo dõi uốn nắn những biểu hiện xấu hàng ngày. Ví dụ em T con gia đình buôn bán nhiều tiền tính thích chơi, hay đánh bạc với người lớn ở cạnh nhà, lười học tập, tôi nhận định bản chất em này là tự do, không muốn gò vào khuôn phép. Em T có nhiều lúc bị mẹ trói lại rồi đánh đập, nhưng gan lì. Đối với em này phải giáo dục tỉ mỉ. Để giáo dục bỏ tính tự do tuỳ tiện, tính hay đánh bạc, tôi cho T tự kiểm điểm trước lớp, tự đề ra yêu cầu phấn đấu cụ thể, hàng tuần, hàng tháng phấn đấu thực hiện tốt những mặt nào.
Đối với học sinh cá biệt cần chú ý nhiều hơn đến khâu tự kiểm điểm bản thân, cần theo dõi chặt chẽ 15’ sinh hoạt đàau buổi, các buổi múa hát tập thể.
- Phối hợp với gia đình để giáo dục:
Cần hiểu tâm lý của phụ huynh như bao che cho con (gia đình em Th.), mong con tiến bộ (gia đình em V), không quan tâm (gia đình em L,) nhu nhược (gia đình em D), từ đặc điểm tâm lý đó mà báo cho phụ huynh biết tiến bộ của con em họ và trao đổi với họ yêu cầu mục đích giáo dục. Điều chủ yếu nhất là làm sao cho phụ huynh kính nể, tin tưởng và ủng hộ việc làm của giáo viên chủ nhiệm.
III/. kết thúc vấn đề:
Qua công tác thực tiễn rút ra những kinh nghiệm sau:
- Giáo viên phải nhận thức trách nhiệm của mình trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh, công việc quan trọng và nặng nề đòi hỏi phải kiên trì liên tục.
- Thái độ phải nghiêm khắc nhưng độ lượng.
- Giáo dục theo đặc điểm tâm lý của từng học sinh, cần chú trọng đến hoạt động đội.
- Luôn luôn nâng cao nhận thức cho các em, lấy giáo dục ý thức tập thể làm mục tiêu chính, tập trung giải quyết cái bản chất và xoá bỏ các hiện tượng xấu.
- Đưa các em vào các hoạt động tích cực, qua đó thường xuyên thử thách. Đối với những em thuộc gia đình có văn hoá thì nghiêm khắc chặt chẽ, lúc cần mềm dẻo đối với những em thuộc gia đình thiếu văn hoá thì giáo dục bằng tình cảm là chính, sau đó kết hợp biện pháp nghiêm khắc. Quan tâm phát hiện và ngăn chặn ảnh hưởng xấu của môi trường xung quanh đến học sinh.
Cố gắng gây tình cảm với các em, làm sao các em vừa kính nể, vừa mến phục, vừa gần gũi để có thể trao đổi mọi điều với cô giáo chủ nhiệm./.
File đính kèm:
- Giao duc HS ca biet .doc