Tiết 41 Bài : iêu - yêu
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
-Đọc và viết được: iêu, diều sáo, yêu, yêu quý; từ và câu ( đoạn thơ) ứng dụng
-Đọc được từ và câu(đoạn thơ) ứng dụng
-Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề Bé tự giới thiệu
2. Kĩ năng:
-Rèn kĩ năng viết đúng chính tả.
-Rèn kĩ năng đọc.
-Luyện nói theo chủ đề Bé tự giới thiệu
3. Thái độ:
Yêu thích môn học, tích cực, tự giác học tập.
GD tình cảm cho hs.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
-Bộ ảnh DAV lớp 1, Bộ ảnh DLN lớp 1 :
+ Tranh, ảnh minh họa các từ khóa : diều sáo, yêu quý
+ Tranh, ảnh minh họa câu(đoạn thơ) ứng dụng
+Các phiếu từ ghi các từ ngữ sau: buổi chiều, hiểu bài, yêu cầu , già yếu
6 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 5746 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Học vần 1 tiết 41: iêu - yêu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 04/11/2013
Tuần 11
Tiết 41 Bài : iêu - yêu
MỤC TIÊU:
Kiến thức:
-Đọc và viết được: iêu, diều sáo, yêu, yêu quý; từ và câu ( đoạn thơ) ứng dụng
-Đọc được từ và câu(đoạn thơ) ứng dụng
-Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề Bé tự giới thiệu
2. Kĩ năng:
-Rèn kĩ năng viết đúng chính tả.
-Rèn kĩ năng đọc.
-Luyện nói theo chủ đề Bé tự giới thiệu
3. Thái độ:
Yêu thích môn học, tích cực, tự giác học tập.
GD tình cảm cho hs.
CHUẨN BỊ:
Giáo viên:
-Bộ ảnh DAV lớp 1, Bộ ảnh DLN lớp 1 :
+ Tranh, ảnh minh họa các từ khóa : diều sáo, yêu quý
+ Tranh, ảnh minh họa câu(đoạn thơ) ứng dụng
+Các phiếu từ ghi các từ ngữ sau: buổi chiều, hiểu bài, yêu cầu , già yếu
2. Học sinh:
-SGK Tiếng việt 1/ tập 1.
-Bộ Học vần Tiếng Việt.
-Bảng con, phấn, khăn lau bảng…
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định lớp:
Hát bài : “ Quê hương tươi đẹp ”.
KTBC:
-Cho HS đọc bảng con: GV ghi 2 mặt của bảng con các âm hoặc tiếng hoặc từ đã học: iu, êu, au, âu,sáo sậu,líu lo,kêu gọi, mùa hè (4 lần/HS).
-Cho HS viết bảng con các âm hoặc tiếng hoặc từ : líu lo, cây nêu
-Cho HS đọc trong SGK: đọc toàn bài trong SGK.
-Nhận xét, cho điểm.
TIẾT 1
Bài mới:
Dạy vần mới
iêu
ØGiới thiệu bài:
Nhận diện chữ:
-GV nói: “Hôm nay chúng ta sẽ học một vần mới là vần iêu”. Vừa nói vừa viết vần iêu lên bảng.
- Nhận diện vần:
+ Vần iêu gồm mấy âm ghép lại?( gồm 2 âm: âm đôi iê đứng trước và âm u đứng sau )
- Cho HS so sánh iêu với êu?
Phát âm và đánh vần tiếng:
-Phát âm mẫu(2 lần) : iêu(i-ê-u-iêu)
-cho HS ghép vần iêu có trong Bộ HVTV – cho HS nhìn bảng cài của mình và phát âm
-H:
+Muốn ghép được tiếng diều, cô làm như thế nào?
+Vậy ghép cho cô tiếng diều nào?
-Cho HS nhìn bảng cài và đánh vần tiếng diều
-GV viết chữ diều
-H:
+ Ai đọc trơn cho cô tiếng này nào?
+Vậy cô muốn viết được tiếng diều, cô sẽ viết như thế nào?
-GV viết chữ diều lên bảng
-Giới thiệu tranh có từ khóa: diều sáo
(giải thích sơ lược)
@Hướng dẫn viết chữ:
-GV viết mẫu : iêu, vừa viết vừa hướng dẫn:
Đặt bút ở dòng kẻ thứ 2 viết con chữ i , nối bút viết con chữ ê ,nối bút viết con chữ u, dừng bút ở dòng kẻ thứ 2.
+Lưu ý hs:
Độ cao
Độ rộng
-Nhận xét và chữa lỗi
&GV đọc trơn lại:
iêu
diều
diều sáo
yêu
( Quy trình tương tự )
-Lưu ý:
1. Cấu tạo vần.( gồm 2 âm: âm đôi yê đứng trước và âm u đứng sau )
2. So sánh vần yêu và iêu
3.Phát âm
-Đánh vần tiếng mới
4.Viết: nét nối giữa các con chữ và dấu thanh
*Nghỉ giữa giờ
-GV viết các từ ứng dụng lên bảng: buổi chiều, hiểu bài, yêu cầu, già yếu
Đọc từ ngữ ứng dụng:
-H:
+Trong 4 từ trên bảng, các con hãy tìm cho cô các tiếng có vần vừa học?
GV gạch chân các vần mới học của các tiếng HS tìm được.
Kết hợp giải nghĩa từ khó ( nếu có từ khó )
-Yêu cầu HS:
+ phát âm lại vần mới
+đánh vần tiếng mới:
+đánh vần tiếng mới + cũ
+đọc trơn tiếng mới
+đọc trơn tiếng mới + cũ
+đọc trơn từ
& GV đọc trơn lại toàn bài :
iêu yêu
diều yêu
diều sáo yêu quý
buổi chiều yêu cầu
hiểu bài già yếu
Chuyển sang tiết 2
TIẾT 2
* Luyện tập
Luyện đọc:
-Luyện đọc lại bài ở tiết 1( bài trên bảng lớp )
-Gv đọc mẫu trong SGK cho HS chỉ theo.
-Theo dõi, nhận xét, sửa lỗi phát âm cho HS
Đọc câu ứng dụng:
-Giới thiệu tranh , H: Tranh vẽ gì?
-Chốt nội dung tranh – Đưa ra câu (đoạn văn ) ứng dụng
-YC :
-Tìm tiếng có vần (âm) mới học
Gọi HS phân tích, đánh vần, đọc trơn tiếng có vần mới học + các tiếng khác : đọc trơn
+HS yếu: đánh vần: tiếng mới + tiếng cũ
GV đọc mẫu câu(đoạn thơ) ứng dụng
Gọi HS đọc lại câu(đoạn thơ) ứng dụng
GV chỉnh sửa cho HS
Nghỉ giữa giờ
b. Luyện viết:
GV giới thiệu và hướng dẫn HS viết trong Vở Tập Viết:
+ Lưu ý: độ cao con chữ, khoảng cách giữa cách chữ.
Cho HS nhắc lại : Cách viết vần mới học
Tư thế ngồi viết
Cho HS viết từng dòng
Giáo viên theo dõi học sinh viết, hướng dẫn chỉ cách viết, đúng ô đúng mẫu.
Chấm một số vở
GV nhận xét
c. Luyện nói :
-GV nêu chủ đề luyện nói: Bé tự giới thiệu
-Yêu cầu Hs nhắc lại
Cho HS quan sát tranh SGK, H:
Trong tranh vẽ những gì ?
- Các con biết các bạn trong tranh đang nói gì không?
- Ai đang giới thiệu về mình nhỉ?
- Con hãy tự giới thiệu về mình cho các bạn cùng nghe ?
+Con tên là gì?
+con mấy tuổi?
+con học lớp mấy?
+nhà con ở đâu?...
-GV chốt ý.
4. Củng cố :
Các em vừa học vần gì ?
Cho HS đọc lại bài
Chơi trò: tìm tiếng có vần mới học
GV nhận xét
5. Dặn dò:
Về nhà các em học bài và xem trước bài tiếp theo.
Nhận xét tiết học.
-Hát
-11 HS nối tiếp dãy đọc- cá nhân
-Lớp viết bảng con.
-3 hoặc 4 HS đọc cá nhân_ lớp đọc đồng thanh (1 lần).
-Quan sát, lắng nghe
-Trả lời
-Nêu được điểm giống và khác nhau.
-Đọc trơn lại: iêu- êu
-Quan sát GV phát âm mẫu, 2 HS phát âm lại.
-Ghép vần mới – nối tiếp phát âm (nhìn vào bảng cài của mình) – đồng thanh.
-Đọc trơn: cá nhân – đồng thanh
-Cá nhân: (2 HS)
Ta ghép âm d đứng trước, vần iêu đứng sau, dấu huyền trên âm ê.
-Lớp ghép tiếng mới vào bảng cài- nối tiếp đánh vần tiếng ghép được: dờ-iêu-diêu-huyền-diều
-Đồng thanh
- diều
-Nhắc lại
-Cá nhân: đọc trơn
-Quan sát, lắng nghe
-Viết vào bảng con
-3/4 Hs đọc _đồng thanh
-Quan sát.
-HS đọc : yêu-iêu
-Hát
-Tìm tiếng có vần mới học
+Phát âm vần mới ( 3/ 4 HS)
+Đánh vần ( 3/4 HS)
Cá nhân
-Đồng thanh đọc trơn
-5/6 HS đọc lại ( Hs đầu –cuối đọc theo thứ tự, các hs còn lại đọc không theo thứ tự)
-Đồng thanh
-Hát
-Cá nhân, đồng thanh
-Theo dõi GV đọc – 1/ 2 hs đọc, + phân tích tiếng
-Xem tranh, TL
HS tìm
HS phân tích, đánh vần, đọc trơn:
+Đọc trơn: tiếng mới+cũ, đọc cụm từ (chú ý: dấu câu-để hs đọc đúng )
HS nghe
HS đọc cá nhân, lớp
HS đọc cá nhân. lớp
HS nhận xét
Hát vui
HS nhắc lại
HS viết vào vở
-Viết
HS nộp vở
-trả lời
-Nhắc lại
-đọc
-chơi
Ø Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- tuan 11.docx