Giáo án Học vần 1 tuần 3 - Trường tiểu học Minh Khai

Môn : Học vần

BÀI : O , C

I.Mục tiêu : Sau bài học học sinh có thể:

 -Đọc và viết được: o, c, bò, cỏ.

 -Đọc được các tiếng ứng dụng:bo,bò,bó,co,cò,cỏ và câu ứng dụng bò bê có bó cỏ

 -Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: vó bè.

 -Nhận ra được chữ o, c trong các từ của một đoạn văn.

II.Đồ dùng dạy học:

 -Tranh minh hoạ (hoặc các mẫu vật các từ khoá: bò, cỏ và câu ứng dụng bò bê có bó cỏ).

 -Tranh minh hoạ phần luyện nói: vó bè.

 

doc15 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 844 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Học vần 1 tuần 3 - Trường tiểu học Minh Khai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn : Học vần BÀI : O , C I.Mục tiêu : Sau bài học học sinh có thể: -Đọc và viết được: o, c, bò, cỏ. -Đọc được các tiếng ứng dụng:bo,bò,bó,co,cò,cỏ và câu ứng dụng bò bê có bó cỏ -Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: vó bè. -Nhận ra được chữ o, c trong các từ của một đoạn văn. II.Đồ dùng dạy học: -Tranh minh hoạ (hoặc các mẫu vật các từ khoá: bò, cỏ và câu ứng dụng bò bê có bó cỏ). -Tranh minh hoạ phần luyện nói: vó bè. III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1.KTBC : Hỏi bài trước. Đọc sách kết hợp bảng con. Đọc câu ứng dụng: ve ve ve, hè về.. Viết bảng con. GV nhận xét chung. 2.Bài mới: 2.1.Giới thiệu bài: GV treo tranh yêu cầu học sinh quan sát và trả lời câu hỏi: Tranh vẽ gì? Trong tiếng bò, cỏ có âm gì và dấu thanh gì đã học? GV viết bảng: bò, cỏ Hôm nay, chúng ta sẽ học chữ và âm mới: o, c (viết bảng o, c) 2.2.Dạy chữ ghi âm: a) Nhận diện chữ: GV hỏi: Chữ o giống vật gì? GV có thể minh hoạ bằng các mẫu vật và yêu cầu học sinh tìm chữ o trong bộ chữ và cài lên bảng cài. Nhận xét, bổ sung. b) Phát âm và đánh vần tiếng: -Phát âm. GV phát âm mẫu: âm o. (lưu ý học sinh khi phát âm mở miệng rộng, môi tròn). GV chỉnh sữa cho học sinh. -Giới thiệu tiếng: GV gọi học sinh đọc âm o. GV theo dõi, chỉnh sữa cho học sinh. Có âm o muốn có tiếng bò ta làm như thế nào? Yêu cầu học sinh cài tiếng bò. GV cho học sinh nhận xét một số bài ghép của các bạn. GV nhận xét và ghi tiếng bò lên bảng. Gọi học sinh phân tích . Hướng dẫn đánh vần GV hướng dẫn đánh vần 1 lần. Gọi đọc sơ đồ 1. GV chỉnh sữa cho học sinh. Âm c (dạy tương tự âm o). - Chữ “c” gồm một nét cong hở phải. - So sánh chữ “c" và chữ “o”. -Phát âm: Gốc lưỡi chạm vào vòm mềm rồi bật ra, không có tiếng thanh. -Viết giống âm o, điểm dừng bút trên đường kẻ ngang dưới một chút. Đọc lại 2 cột âm. Viết bảng con: o – bò, c – cỏ. GV nhận xét và sửa sai. Dạy tiếng ứng dụng: Cô có bo, (co) hãy thêm cho cô các dấu thanh đã học để được tiếng có nghĩa. GV gọi học sinh đánh vần và đọc trơn tiếng. Gọi học sinh đọc trơn tiếng ứng dụng. Gọi học sinh đọc toàn bảng. 3.Củng cố tiết 1: Tìm tiếng mang âm mới học Đọc lại bài NX tiết 1. Tiết 2 Tiết 2 : Luyện đọc trên bảng lớp. Đọc âm, tiếng, từ lộn xộn. GV nhận xét. - Luyện câu: Giới thiệu tranh rút câu ghi bảng: bò bê có bó cỏ. Gọi đánh vần tiếng bò, có, bó cỏ, đọc trơn tiếng. Gọi đọc trơn toàn câu. GV nhận xét. - Luyện nói: Chủ đề luyện nói hôm nay là gì nhỉ? GV gợi ý cho học sinh bằng hệ thống các câu hỏi, giúp học sinh nói tốt theo chủ đề. Giáo dục tư tưởng tình cảm. - Đọc sách kết hợp bảng con. GV đọc mẫu. Gọi học sinh đọc sách kết hợp đọc tiếng từ ở bảng con. GV nhận xét cho điểm. -Luyện viết: GV cho học sinh luyện viết ở vở Tiếng Việt trong 3 phút. GV hướng dẫn học sinh viết trên bảng. Theo dõi và sữa sai. Nhận xét cách viết. 4.Củng cố : Gọi đọc bài, tìm tiếng mới mang âm mới học 5.Nhận xét, dặn dò: NX –TD Dặn về nhà học bài xem trước bài sau Học sinh nêu tên bài trước. 6 em. N1: l – lê, h – hè. Toàn lớp. Đàn bò đang ăn cỏ. Âm b, thanh huyền, thanh hỏi đã học. Theo dõi. Giống quả trứng, quả bóng bàn…. Toàn lớp thực hiện. Lắng nghe. Quan sát GV làm mẫu, nhìn bảng, phát âm. 6 em, nhóm 1, nhóm 2. Lắng nghe. Thêm âm b đứng trước âm o, dấu huyền ở trên âm o. Cả lớp cài: bò. Nhận xét một số bài làm của các bạn khác. Lắng nghe. 1 em Đánh vần 4 em, đọc trơn 4 em, nhóm 1, nhóm 2. 2 em. Lớp theo dõi. Giống nhau: Cùng là nét cong. Khác nhau: Âm c nét cong hở, âm o có nét cong kín. Lắng nghe. 2 em. Nghỉ 5 phút. Toàn lớp. QS viết trên không -Viết bảng con Bò, bó, bõ, bỏ, bọ. Cò, có, cỏ, cọ. 6 em, nhóm 1, nhóm 2. 1 em. Đại diện 2 nhóm, mỗi nhóm 2 em. 6 em, nhóm 1, nhóm 2. Lắng nghe. Học sinh tìm âm mới học trong câu (tiếng bò, có, bó, cỏ). 6 em. 7 em. “vó bè”. Học sinh luyện nói theo hướng dẫn của GV. 10 em Nghỉ 5 phút. Toàn lớp thực hiện. Lắng nghe. HS nêu tên bài vừa học Về nhà học bài xem trước bài ô,ơ Môn : Học vần BÀI : Ô , Ơ. I.Mục tiêu : Sau bài học học sinh có thể: -Đọc và viết được: ô, ơ, cô, cờ. -Đọc được các tiếng ứng dụng hô, hồ, hổ, bơ, bờ, bở và câu ứng dụng bé có vở vẽ. -Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: bờ hồ. -So sánh ô, ơ và o trong các tiếng của một văn bản. II.Đồ dùng dạy học: -Tranh minh hoạ (hoặc các mẫu vật) của các từ khoá: cô cờ và câu ứng dụng bé có vở vẽ. -Tranh minh hoạ phần luyện nói: bờ hồ. III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1.KTBC : Hỏi bài trước. Đọc sách kết hợp bảng con. Đọc câu ứng dụng: Viết bảng con: bò, cỏ. GV nhận xét chung. 2.Bài mới: 2.1.Giới thiệu bài: GV đưa tranh thứ 1 hỏi: Tranh vẽ gì? GV đưa ra lá cờ hỏi: Trên tay cô có gì? Trong tiếng cô, cờ có âm gì và dấu thanh gì đã học? Hôm nay, chúng ta sẽ học chữ và âm mới: ô, ơ (viết bảng ô, ơ) 2.2.Dạy chữ ghi âm: a) Nhận diện chữ: GV hỏi: Chữ ô giống với chữ nào đã học? Chữ ô khác chữ o ở điểm nào? Yêu cầu học sinh tìm chữ ô trên bộ chữ. Nhận xét, bổ sung. b) Phát âm và đánh vần tiếng: -Phát âm. GV phát âm mẫu: âm ô. (lưu ý học sinh khi phát âm mở miệng hơi hẹp hơn o, môi tròn). GV chỉnh sữa cho học sinh. -Giới thiệu tiếng: GV gọi học sinh đọc âm ô. GV theo dõi, chỉnh sữa cho học sinh. Có âm ô muốn có tiếng cô ta làm như thế nào? Yêu cầu học sinh cài tiếng cô. GV cho học sinh nhận xét một số bài ghép của các bạn. GV nhận xét và ghi tiếng cô lên bảng. Gọi học sinh phân tích . Hướng dẫn đánh vần GV hướng dẫn đánh vần 1 lần. Gọi đọc sơ đồ 1. GV chỉnh sữa cho học sinh. Âm ơ (dạy tương tự âm ô). - Chữ “ơ” gồm một chữ o và một dấu “?” nhỏ ở phía phải, trên đầu chữ o. - So sánh chữ “ơ" và chữ “o”. -Phát âm: Miệng mở trung bình. -Viết: Lưu ý: Chân “râu” (dấu hỏi nhỏ) chạm vào điểm dừng bút. Đọc lại 2 cột âm. Viết bảng con: ô – cô, ơ - cờ. GV nhận xét và sửa sai. Dạy tiếng ứng dụng: Cô có tiếng hô, hô, hãy thêm cho cô các dấu thanh đã học để được tiếng có nghĩa. GV gọi học sinh đánh vần và đọc trơn tiếng. Gọi học sinh đọc trơn tiếng ứng dụng. Gọi học sinh đọc toàn bảng. 3.Củng cố tiết 1: Tìm tiếng mang âm mới học Đọc lại bài NX tiết 1. Tiết 2 Tiết 2 : Luyện đọc trên bảng lớp. Đọc âm, tiếng, từ lộn xộn. GV nhận xét. - Luyện câu: Giới thiệu tranh rút câu ghi bảng: bé có vở vẽ. Gọi đánh vần tiếng vở, đọc trơn tiếng. Gọi đọc trơn toàn câu. GV nhận xét. - Luyện nói: Chủ đề luyện nói hôm nay là gì nhỉ? GV gợi ý cho học sinh bằng hệ thống các câu hỏi, giúp học sinh nói tốt theo chủ đề. Giáo dục tư tưởng tình cảm. Đọc sách kết hợp bảng con. GV đọc mẫu. Gọi học sinh đọc sách kết hợp đọc tiếng từ ở bảng con. GV nhận xét cho điểm. -Luyện viết: GV cho học sinh luyện viết ở vở Tiếng Việt trong 3 phút. GV hướng dẫn học sinh viết trên bảng. Theo dõi và sữa sai. Nhận xét cách viết. 4.Củng cố :Hỏi lại bài Gọi đọc bài, tìm tiếng mới mang âm mới học 5.Nhận xét, dặn dò: NX-TD Dặn về nhà học bài xem bài Ôn tập Học sinh nêu tên bài trước. 6 em. N1: o – bò, N2: c – cỏ. Toàn lớp. Cô giáo dạy học sinh tập viết. Lá cờ Tổ quốc. Âm c, thanh huyền đã học. Theo dõi. Giống chữ o. Khác: Chữ ô có thêm dấu mũ ở trên chữ o. Toàn lớp thực hiện. Lắng nghe. Quan sát GV làm mẫu, nhìn bảng, phát âm. 6 em, nhóm 1, nhóm 2. Lắng nghe. Thêm âm c đứng trước âm ô. Cả lớp cài: cô. Nhận xét một số bài làm của các bạn khác. Lắng nghe. 1 em Đánh vần 4 em, đọc trơn 4 em, nhóm 1, nhóm 2. 2 em. Lớp theo dõi. Giống nhau: Đều có một nét vòng khép kín. Khác nhau: Âm ơ có thêm “dấu”. Lắng nghe. 2 em. Nghỉ 5 phút. HS quan sát tập viết trên không -Viết bảng con . Toàn lớp. Hồ, hố, hổ, hộ, hỗ. 6 em, nhóm 1, nhóm 2. 1 em. Đại diện 2 nhóm, mỗi nhóm 2 em. 6 em, nhóm 1, nhóm 2. Lắng nghe. Học sinh tìm âm mới học trong câu (tiếng vở). 6 em. 7 em. “bờ hồ”. Học sinh luyện nói theo hệ thống câu hỏi của GV. 10 em Nghỉ 5 phút. Toàn lớp thực hiện. Lắng nghe. HS nêu bài Ô, Ơ Thi đua tìm NX –Bổ sung –TD Lớp lắng nghe về nhà thực hiện Môn : Học vần BÀI: ÔN TẬP I.Mục tiêu : Sau bài học học sinh có thể: -Đọc viết một cách chắc chắn các âm, chữ vừa học trong tuần:ê, v, l, h, o, c, ô, ơ -Ghép được các chữ rời thành chữ ghi tiếng. -Ghép chữ ghi tiếng với các dấu thanh đã học để được các tiếng khác nhau có nghĩa. -Nghe, hiểu và kể lại theo tranh truyện kể “hổ”. II.Đồ dùng dạy học: -Sách Tiếng Việt 1, tập một. -Bảng ôn (tr. 24 SGK). -Tranh minh hoạ câu ứng dụng: bé vẽ cô, bé vẽ cờ. -Tranh minh hạo cho truyện kể “hổ”. III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1.KTBC : GV cho học sinh viết bảng con (2 học sinh viết bảng lớp và đọc): ô – cô, ơ – cờ. Gọi học sinh đọc các từ ứng dụng của bài 10: hô, hồ, hổ, bơ, bờ, bở, và đọc câu ứng dụng: bé có vở vẽ. Nhận xét, sửa lỗi cho học sinh. 2.Bài mới: 2.1 Giới thiệu bài: Ghi tựa Gọi học sinh nhắc lại các âm và chữ mới đã được học thêm. GV gắn bảng ô đã đươc phóng to và nói: Cô có bảng ghi những âm và chữ mà chúng ta học từ đầu năm đến giờ. Các em hãy nhìn xem còn thiếu chữ nào nữa không? 2.2 Ôn tập a) Các chữ và âm đã học. Gọi học sinh lên bảng chỉ và đọc các chữ ở bảng ôn 1 (SGK) và thực hiện theo yêu cầu của GV. GV đọc. GV chỉ chữ. b) Ghép chữ thành tiếng. Lấy chữ b ở cột dọc và ghép với chữ e ở dòng ngang thì sẽ được tiếng gì? GV ghi bảng be. Gọi học sinh tiếp tục ghép b với các chữ còn lại ở dòng ngang và đọc các tiếng vừa ghép được. Tương tự, GV cho học sinh lần lượt ghép hết các chữ ở cột dọc với chữ ở dòng ngang và điền vào bảng (lưu ý không ghép c với e, ê). GV hỏi: Trong tiếng ghép được, thì các chữ ở cột dọc đứng ở vị trí nào? Các chữ ở dòng ngang đứng ở vị trí nào? Néu ghép chữ ở dòng ngang đứng trước và chữ ở cột dọc đứng sau thì có được không? GV gắn bảng ôn 2 (SGK). Yêu cầu học sinh kết hợp lần lượt các tiếng ở cột dọc với các thanh ở dòng ngang để được các tiếng có nghĩa. GV điền các tiếng đó vào bảng. Giúp học sinh phân biệt nghĩa của các từ khác nhau bởi dấu thanh. GV chỉnh sữa phát âm cho học sinh. c) Đọc từ ngữ ứng dụng Giải nghĩa từ ngữ ứng dụng: + lò cò: co một chân lên và nhảy bằng chân còn lại từng quãng ngắn một. + vơ cỏ: thu gom cỏ lại một chỗ. GV chỉnh sữa phát âm cho học sinh. d) Tập viết từ ngữ ứng dụng Viết mẫu lên bảng lớp lò cò, vơ cỏ. Vừa viết vừa lưu ý học sinh cách viết nét nối giữa các chữ, vị trí của dấu thanh. Yêu cầu học sinh nhận xét một số bài viết của các bạn. Bạn viết đúng chưa? Đẹp chưa? Trình bày đã hợp lí chưa? GV chỉnh sữa chữ viết, vị trí dấu thanh cho học sinh. 3.Củng cố tiết 1: Đọc lại bài NX tiết 1. Tiết 2 Tiết 2: Luyện tập a) Luyện đọc Đọc lại bài học ở tiết trước. GV chỉnh sữa phát âm cho học sinh. *Đọc câu ứng dụng GV gắn tranh và hỏi: Các em thấy gì ở trong tranh? Bạn có đẹp không? Bạn nhỏ trong tranh đang cho chúng ta xem hai tranh đẹp mà bạn vừa vẽ về cô giáo và lá cờ Tổ quốc. Đó chính là nội dung của câu ứng dụng hôm nay. Hãy đọc cho cô. GV chỉnh sữa phát âm cho học sinh giúp học sinh đọc trơn tiếng . GV đọc mẫu câu ứng dụng. b) Luyện viết Yêu cầu học sinh tập các từ ngữ còn lại của bài trong vở Tập viết. c) Kể chuyện: hổ (lấy từ truyện “Mèo dạy Hổ” ). Xưa kia, Mèo nổi tiếng là một thầy dạy võ cao siêu. Hổ to lớn phục phịch nhưng không biết võ. Nó cậy mình có hình dáng giống Mèo liền lân la đến làm quen và cuối cùng xin Mèo truyền cho võ nghệ. Mèo nhận lời. Hằng ngày, Hổ đén lớp, học tập chuyên cần. Nó muốn nhanh chóng nắm hết bí quyết võ thuật của Mèo để làm chúa tể. Thấy Hổ ham học hỏi, Mèo cũng không tiếc công sức và thời gian, dạy dỗ nó rất tận tình. Thấm thoát Hổ đã theo gần hết khoá học. Nó đắc chí về khả năng vỏ nghệ của mình và nghĩ rằng vốn của thầy đã cạn rồi. Một lần, Hổ phục sẵn, khi thấy Mèo đi qua, nó liền nhảy ra vồ Mèo định ăn thịt. Mèo liền chống trả lại rất quyết liệt. Nhân lúc Hổ sơ ý, Mèo nhảy tót lên một cây cao. Hổ đứng dưới rất gầm gào, bất lực. Đến lúc đó Hổ mới tiếc là chưa học hết các môn võ của thầy. Sau trận ấy Hổ xấu hổ quá. Nó chạy thật xa vào rừng và không bao giờ dám gặp Mèo nữa. Dựa vào nội dung trên, GV kể lại một cách diễn cảm có kèm theo tranh. GV chia lớp thành 4 nhóm. Mỗi nhóm cử 4 đại diện vừa chỉ vào tranh vừa kể đúng tình tiết thể hiện ở mỗi tranh, Nhóm nào có tất cả 4 người kể đúng là nhóm đó chiến thắng. Qua câu chuyện này, các em thấy được Hổ là con vật như thế nào? 4.Củng cố, dặn dò: GV chỉ bảng ôn cho học sinh theo dõi và đọc theo. Yêu cầu học sinh tìm chữ và tiếng trong một đoạn văn bất kì. Về nhà học bài, xem lại bài xem trước bài 12. Thực hiện bảng con. Học sinh đọc. Chỉ trên bảng lớp. Âm ê, v, l , h, o, c, ô, ơ. Đủ rồi. 1 học sinh lên bảng chỉ và đọc các chữ ở Bảng ôn 1 Học sinh chỉ chữ. Học sinh đọc âm. Be. 1 học sinh ghép: bê, bo, bô, bơ. Thực hiện ghép các chữ ở cột dọc với chữ ở dòng ngang và điền vào bảng. Đồng thanh đọc những tiếng ghép được trên bảng. Đứng trước. Đứng sau. Không, vì không đánh vần được, không có nghĩa. Học sinh đọc theo GV chỉ bảng, 1 học sinh lên bảng đọc toàn bộ bảng. 1 học sinh đọc các dấu thanh và bê, vo. Cá nhân, nhóm, lớp. Lắng nghe. CN, nhóm, lớp đọc các từ ngữ ứng dụng viết trên bảng. 1 học sinh lên biểu diễn. Lắng nghe. Nghỉ 5 phút. QS viết trên không -Viết bảng con Viết bảng con từ ngữ: lò cò, vơ cỏ. Học sinh nhận xét và trả lời các câu hỏi của GV. Học sinh tập viết lò cò trong vở Tập Viết Đọc: co, cỏ, cò, cọ. Đọc toàn bộ bài trên bảng lớp (CN, nhóm, lớp). Em bé đang giơ hình vẽ cô gái và lá cờ, trên bàn có bút vẽ màu… Đẹp. Bé vẽ cô, bé vẽ cờ. Nghỉ 5 phút. Học sinh tập các từ ngữ còn lại của bài trong vở Tập viết. Theo dõi và lắng nghe. Lắng nghe. Đại diện 4 nhóm 4 em để thi đua với nhau. +Tranh 1: Hổ đến xin Mèo truyền cho võ nghệ. Mèo nhận lời. +Tranh 2: Hằng ngày, Hổ đến lớp học tập chuyên cần. +Tranh 3: Một lần Hổ phục sẵn, khi thấy Mèo đi qua, nó liền nhảy ra vồ Mèo định ăn thịt. +Tranh 4: Nhân lúc Hổ sơ ý, Mèo nhảy tót lên một cây cao. Hổ đứng dưới đất gầm gào, bất lực. 2Hổ là con vật vô ơn, đáng khinh bỉ. HS nêu tựa bài Học sinh tìm chữ và tiếng trong một đoạn văn bất kì. Học sinh lắng nghe, thực hành ở nhà. Môn : Học vần BÀI : I, A I.Mục tiêu : Sau bài học học sinh có thể: -Đọc và viết được: I, a, b, bi, cá. -Đọc được các từ ngữ và câu ứng dụng. -Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: lá cờ. -Nhận ra được chữ i,a trong các từ của một đoạn văn. II.Đồ dùng dạy học: -Sách TV1 tập I, vở tập viết 1 tập I -Bộ ghép chữ tiếng Việt. -Một số viên bi. -Tranh vẽ con cá hoặc con cá đồ chơi bằng nhựa. -Tranh minh hoạ từ khoá. -Tranh minh hoạ câu ứng dụng và luyện nói theo chủ đề: lá cờ. III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1.KTBC : Hỏi bài trước. Đọc sách kết hợp bảng con. Viết bảng con (2 học sinh lên bảng viết): lò cò, vơ cỏ. Gọi học sinh đọc câu ứng dụng: bé vẽ cô, bé vẽ cờ. GV nhận xét chung. 2.Bài mới: 2.1.Giới thiệu bài GV cầm một viên bi và hỏi: cô có cái gì đây? GV đưa tranh con cá và hỏi: Đây là cái gì? Trong chữ bi, cá có chữ nào đã học? Hôm nay, cô sẽ giới thiệu với các em chữ ghi âm mới: I, a. 2.2.Dạy chữ ghi âm a) Nhận diện chữ: GV viết chứ i trên bảng và nói: chữ I in trên bảng là một nét sổ thẳng và một dấu chấm ở trên nét sổ thẳng. Chữ i viết thường gồm nét xiêng phải và nét móc ngược, phia trên có dấu chấm. Yêu cầu học sinh tìm chữ i trong bộ chữ. Nhận xét, bổ sung. b) Phát âm và đánh vần tiếng: -Phát âm. GV phát âm mẫu: âm i. Lưu ý học sinh khi phát âm miệng mở hẹp hơn khi phát âm ê, đây là âm có độ mở hẹp nhất. -Giới thiệu tiếng: GV gọi học sinh đọc âm i GV theo dõi, chỉnh sữa cho học sinh. Có âm i muốn có tiếng bi ta là như thế nào? Yêu cầu học sinh cài tiếng bi. GV nhận xét và ghi tiếng bi lên bảng. Gọi học sinh phân tích tiếng bi. Hướng dẫn đánh vần GV hướng dẫn đánh vần 1 lân. Gọi đọc sơ đồ 1. GV chỉnh sữa cho học sinh. Âm a (dạy tương tự âm i). - Chữ “a” gồm một nét móc cong hở phải và một nét móc ngược. - So sánh chữ “a và chữ “i”. -Phát âm: miệng mở to nhất, môi không tròn. -Viết: Khi viết nét cong, điểm đặt bút hạ thấp hơn điểm đặt bút khi viết chữ o, Đến điểm dừng bút thì lia bút lên tới đường kẻ ngang trên. Đưa nét bút thẳng xuống viết nét móc phải Đọc lại 2 cột âm. Viết bảng con: ê – bê, v – ve. GV nhận xét và sửa sai. Dạy tiếng ứng dụng: GV ghi lên bảng: bi – vi – li, ba – va – la . GV gọi học sinh đánh vần và đọc trơn tiếng. Gọi học sinh đọc trơn tiếng ứng dụng. Gọi học sinh đọc toàn bảng. 3.Củng cố tiết 1: Tìm tiếng mang âm mới học Đọc lại bài NX tiết 1. Tiết 2 Tiết 2 : Luyện đọc trên bảng lớp. Đọc âm, tiếng, từ lộn xộn. GV nhận xét. - Luyện câu: Giới thiệu tranh rút câu ghi bảng: bé hà có vở ô li. Gọi đánh vần tiếng hà, li, đọc trơn tiếng. Gọi đọc trơn toàn câu. GV nhận xét. - Luyện nói: Chủ đề luyện nói hôm nay là gì nhỉ? GV gợi ý cho học sinh bằng hệ thống các câu hỏi, giúp học sinh nói tốt theo chủ đề (GV tuỳ trình độ lớp mà đặt câu hỏi gợi ý). VD: Trong tranh vẽ gì? Đó là những cờ gì? Cờ Tổ quốc có màu gì? Cờ Tổ quốc thường được treo ở đâu? Ngoài cờ Tổ quốc (cờ đỏ sao vàng), em còn biết loại cờ nào nữa? Lá cờ Đội có màu gì? Ở giữa lá cờ Đội có hình gì? Lá cờ Hội có màu gì? Cờ Hội thường xuất hiện trong những dịp nào? Giáo dục tư tưởng tình cảm. - Đọc sách kết hợp bảng con. GV đọc mẫu. Gọi học sinh đọc sách kết hợp đọc tiếng từ ở bảng con. GV nhận xét cho điểm. -Luyện viết: GV cho học sinh luyện viết ở vở Tiếng Việt trong 3 phút. GV hướng dẫn học sinh viết trên bảng. Theo dõi và sữa sai. Nhận xét cách viết. 4.Củng cố : Gọi đọc bài, tìm tiếng mới mang âm mới học 5.Nhận xét, dặn dò: NX –tiết học –TD Dặn về nhà học bài xem trước bài N,M Học sinh nêu tên bài trước. Học sinh đọc bài. N1: lò cò, N2: vơ cỏ. 1 học sinh đọc. Bi. Cá. Có chữ b, c. Theo dõi và lắng nghe. Tìm chữ i đưa lên cao cho cô giáo kiểm tra. Lắng nghe. Quan sát làm mẫu và phát âm nhiều lần (cá nhân, nhóm, lớp). CN 6 em, nhóm 1, nhóm 2. Lắng nghe. Ta cài âm b trước âm i. Cả lớp 1 em CN đánh vần 4 em, đọc trơn 4 em, nhóm 1, nhóm 2. CN 2 em. Lớp theo dõi. Giống nhau: đều có nét móc ngược. Khác nhau: Âm a có nét cong hở phải. Lớp theo dõi hướng dẫn của GV. CN 2 em. Nghỉ 5 phút. Toàn lớp. -viết trên không -Viết bảng con CN 6 em, nhóm 1, nhóm 2. 1 em. Đại diện 2 nhóm, mỗi nhóm 2 em. CN 6 em, nhóm 1, nhóm 2. Học sinh tìm âm mới học trong câu (tiếng hà, li). CN 6 em. CN 7 em. “lá cờ”. Học sinh trả lời theo sự hiểu biết của mình.. VD: 3 lá cờ. Cờ Tổ quốc, cờ Đội, cờ Hội. …. CN 10 em Nghỉ 5 phút. Toàn lớp thực hiện. Lắng nghe. -HS nêu tên bài vừa học -thi tìm tiếng từ mang âm i, a NX- TD Về nhà thực hiện Môn : Tập viết BÀI : LỄ – CỌ – BỜ – HỔ I.Mục tiêu : -Giúp học sinh nắm được nội dung bài viết, đọc được các từ: lễ, cọ, bờ, hổ. -Viết đúng độ cao các con chữ. -Biết cầm bút, tư thế ngồi viết. II.Đồ dùng dạy học: -Mẫu viết bài 3, vở viết, bảng … . III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1.KTBC: Hỏi tên bài cũ. Gọi 4 học sinh lên bảng viết. Gọi 1 tổ nộp vở để GV chấm. Nhận xét bài cũ. 2.Bài mới : Qua mẫu viết GV giới thiệu và ghi tựa bài. GV hướng dẫn HS quan sát bài viết. GV viết mẫu, vừa viết vừa nêu cách viết. Gọi HS đọc nội dung bài viết. Phân tích độ cao, khoảng cách các chữ ở bài viết. Yêu cầu học sinh viết bảng con. GV nhận xét sửa sai. Nêu yêu cầu số lượng viết ở vở tập viết cho học sinh thực hành. 3.Thực hành : Cho học sinh viết bài vào tập. GV theo dõi nhắc nhở động viên một số em viết chậm, giúp các em hoàn thành bài viết 4.Củng cố : Gọi học sinh đọc lại nội dung bài viết. Thu vở chấm một số em. Nhận xét tuyên dương. 5.Dặn dò : Viết bài ở nhà, xem bài mới. 1 học sinh nêu tên bài viết tuần trước, 4 học sinh lên bảng viết: e, b, bé Chấm bài tổ 3. HS nêu tựa bài. HS theo dõi ở bảng lớp. lễ, cọ, bờ, hổ. Học sinh nêu : các con chữ được viết cao 5 dòng kẽ là: l, b, h (lễ, bờ, hổ, còn lại các nguyên âm viết cao 2 dòng kẽ. Khoảng cách giữa các chữ bằng 1 vòng tròn khép kín. Học sinh viết 1 số từ khó. Thực hành bài viết. lễ, cọ, bờ, hổ. Lắng nghe về nhà viết bài ở nhà, xem bài mới. Môn : Học vần BÀI : N , M I.Mục tiêu : Sau bài học học sinh có thể: -Đọc và viết được: n, m. -Đọc được các tiếng và từ ngữ ứng dụng: no, nơ, nô, mo, mô, mê, ca nô, bó mạ và câu ứng dụng: bò bê có cỏ, bò bê no nê. -Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: bố mẹ, ba má. -Nhận ra được chữ n, m trong các từ của một đoạn văn bản bất kì. II.Đồ dùng dạy học: -Sách TV1 tập I, vở tập viết 1 tập I -Một cái nơ thật đẹp, vài quả me. -Bộ ghép chữ tiếng Việt. -Tranh minh hoạ từ khoá. -Tranh minh hoạ câu ứng dụng và phân luyện nói “bố mẹ, ba má”. III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1.KTBC : Hỏi bài trước. Đọc sách kết hợp bảng con. Chia lớp thành 2 nhóm viết bảng con. Đọc câu ứng dụng: bé hà có vở ô li. GV nhận xét chung. 2.Bài mới: 2.1. Giới thiệu bài GV cầm nơ, quả me trên tay hỏi: Cô có cái gì đây? Nơ (me) dùng để làm gì? Trong tiếng nơ và me, chữ nào đã học? Hôm nay chúng ta sẽ học các chữ mới còn lại: n, m. GV viết bảng n, m. 2.2. Dạy chữ ghi âm. a) Nhận diện chữ: GV viết bằng phấn màu lên bảng chữ n và nói: Chữ n in gồm một nét sổ thẳng và một nét móc xuôi. Chữ n thường gồm một nét móc xuôi và một nét móc hai đầu. Yêu cầu học sinh tìm chữ n trên bộ chữ. Nhận xét, bổ sung. b) Phát âm và đánh vần tiếng: -Phát âm. GV phát âm mẫu: âm n. Lưu ý học sinh khi phát âm n, đầu lưỡi chạm lợi, hơi thoát ra qua cả miệng và mũi. -Giới thiệu tiếng: GV gọi học sinh đọc âm n. GV theo dõi, chỉnh sữa cho học sinh. Có âm n muốn có tiếng nơ ta làm như thế nào? Yêu cầu học sinh cài tiếng nơ. GV nhận xét và ghi tiếng nơ lên bảng. Gọi học sinh phân tích . Hướng dẫn đánh vần GV hướng dẫn đánh vần 1 lân. Gọi đọc sơ đồ 1. GV chỉnh sữa cho học sinh. Âm m (dạy tương tự âm n). - Chữ “m” gồm 2 nét móc xuôi và một nét móc hai đầu. - So sánh chữ “n” và chữ “m”. -Phát âm: Hai môi khép lại rồi bật ra, hơi thoát ra qua cả miệng và mũi. -Viết: Lưu ý học sinh nét móc xuôi thứ hai phải rộng gấp hai nét móc xuôi thứ nhất Đọc lại 2 cột âm. Viết bảng con: n – ơ, m – me. GV nhận xét và sửa sai. Dạy tiếng ứng dụng: GV ghi lên bảng: no – nô – nơ, mo – mô – mơ. GV gọi học sinh đánh vần và đọc trơn tiếng. Gọi học sinh đọc trơn tiếng ứng dụng. Gọi học sinh đọc toàn bảng. 3.Củng cố tiết 1: Tìm tiếng mang âm mới học Đọc lại bài NX tiết 1. Tiết 2 Tiết 2 : Luyện đọc trên bảng lớp. Đọc âm, tiếng, từ lộn xộn. GV nhận xét. - Luyện câu: GV trình bày tranh, yêu cầu học sinh quan sát và trả lời câu hỏi: Tranh vẽ gì? Từ tranh vẽ rút ra câu ứng dụng ghi bảng: bò bê có cỏ, bò bê no nê. Gọi đánh vần tiếng no, nê, đọc trơn tiếng. Gọi đọc trơn toàn câu. GV nhận xét. - Luyện nói: Chủ đề luyện nói hôm nay là gì nhỉ? GV gợi ý cho học sinh bằng hệ thống các câu hỏi, giúp học sinh nói tốt theo chủ đề (GV tuỳ trình độ lớp mà đặt câu hỏi gợi ý). VD: Ơ quê em gọi người sinh ra mình là gì? Con có biết cách gọi nào khác không? Nhà em có mấy anh em? Em là con thứ mấy? Bố mẹ con làm nghề gì? Hằng ngày bố mẹ, ba má…làm gì để chăm sóc và giúp đỡ em trong học tập? Em có yêu bố mẹ không? Vì sao? Em đã làm gì để bố mẹ vui lòng? Em có biết bài hát nào nói về bố mẹ không? Giáo dục tư tưởng tình cảm. - Đọc sách kết hợp bảng con. GV đọc mẫu. Gọi học sinh đọc sách kết hợp đọc tiếng từ ở bảng con. GV nhận xét cho điểm. -Luyện viết: GV cho học sinh luyện viết ở vở Tiếng Việt trong 3 phút. GV hướng dẫn học sinh viết trên bảng. Theo dõi và sữa sai. Nhận xét cách viết. 4.Củng cố : -Hôm nay chúng ta học âm gì ? Gọi đọc bài, tìm tiếng mới mang âm mới học 5.Nhận xét, dặn dò: NX- tiết học –TD Dặn về nhà học bài xem trước bài D,Đ Học sinh nêu tên bài trước. Học sinh đọc bài. N1: i – bi , N2: a – cá. 1 em đọc. Nơ (me). Nơ dùng để cài đầu. (Me dùng để ăn, nấu canh.) Âm ơ, âm e. Theo dõi và lắng nghe. Tìm chữ n và đưa lên cho GV kiểm tra. Lắng nghe. CN 6 em, nhóm 1, nhóm 2. Ta cài âm n trước âm ơ. C

File đính kèm:

  • docGiao an Hoc van-TV T03.doc
Giáo án liên quan