Giáo án hồi trống cổ thành

I. Mục tiêu bài học

 Sau khi học xong bài này, học sinh cần đạt được:

1. Về kiến thức

1.1. Mục tiêu bậc 1:

¬- Nêu được những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả La Quán Trung

- Tóm tắt được nội dung chính của tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa

- Xác định được nội dung và vị trí đoạn trích

- Nhớ được những hành động của Trương Phi khi gặp Quan Công

1.2. Mục tiêu bậc 2:

- Phân tích được tính cách nhân vật qua hành động, từ đó thấy được bản chất của Trương Phi là nóng nảy, bộc trực; Quan Công là điềm đạm, trung nghĩa.

- Phân tích được ý nghĩa của hồi trống Cổ Thành để làm nổi bật không khí chiến trận, thấy được tình anh em kết nghĩa và vẻ đẹp tâm hồn của cả hai nhân vật.

- Phân tích được tính chất kể chuyện biểu hiện ở cốt truyện, ngôn từ, hành động, nhân vật mang tính cá thể cao.

1.3. Mục tiêu bậc 3:

- So sánh và từ đó rút ra đánh giá về tính cách của hai nhân vật, liên hệ với thực tế đời sống.

- Học sinh liên hệ với quan niệm về chữ “nghĩa” trong thời đại nay.

 

doc13 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4632 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án hồi trống cổ thành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GVHD: Ngô Viết Đông Sinh viên TT: Đặng Thái Bảo Ngọc Tổ: Ngữ văn Trường TTSP: THPT Hương Thủy Giáo án HỒI TRỐNG CỔ THÀNH (Trích hồi 28 - Tam quốc diễn nghĩa) ---La Quán Trung-- I. Mục tiêu bài học Sau khi học xong bài này, học sinh cần đạt được: 1. Về kiến thức 1.1. Mục tiêu bậc 1: - Nêu được những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả La Quán Trung - Tóm tắt được nội dung chính của tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa - Xác định được nội dung và vị trí đoạn trích - Nhớ được những hành động của Trương Phi khi gặp Quan Công 1.2. Mục tiêu bậc 2: - Phân tích được tính cách nhân vật qua hành động, từ đó thấy được bản chất của Trương Phi là nóng nảy, bộc trực; Quan Công là điềm đạm, trung nghĩa. - Phân tích được ý nghĩa của hồi trống Cổ Thành để làm nổi bật không khí chiến trận, thấy được tình anh em kết nghĩa và vẻ đẹp tâm hồn của cả hai nhân vật. - Phân tích được tính chất kể chuyện biểu hiện ở cốt truyện, ngôn từ, hành động, nhân vật mang tính cá thể cao. 1.3. Mục tiêu bậc 3: - So sánh và từ đó rút ra đánh giá về tính cách của hai nhân vật, liên hệ với thực tế đời sống. - Học sinh liên hệ với quan niệm về chữ “nghĩa” trong thời đại nay. 2. Về kĩ năng - Giúp cho học sinh có được kĩ năng phân tích một tác phẩm tiểu thuyết Trung Hoa cổ điển. - Củng cố cho học sinh kĩ năng tìm kiếm, khai thác và tổng hợp thông tin. 3. Về thái độ - Nhận thức được vị trí của tác phẩm đối với nền tiểu thuyết Trung Quốc nói chung và trên thế giới nói riêng. - Giúp cho học sinh thấy được tầm quan trọng của chữ tín, nghĩa trong xã hội. - Dạy cho học sinh biết quý trọng tình cảm anh em bạn bè. II. Trọng tâm bài học Bài học này tập trung làm nổi bật sự quyết tâm bảo vệ tín nghĩa của Trương Phi và vẻ đẹp trung nghĩa của Quan Công. III. Bố cục - Tìm hiểu nhân vật - Ý nghĩa nhan đề tác phẩm, hồi trống Cổ Thành IV. Phương pháp, phương tiện dạy học 1. Phương pháp -GV có thể tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm. kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi. 2. Phương tiện - Bảng, phấn, giáo án - Sách giáo khoa, sách chuẩn kiến thức chuẩn kĩ năng, Sách thiết kế bài dạy. - Sách tham khảo: Tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc (Trần Xuân Đề), Lịch sử văn học Trung Quốc, tập II (PGS. Nguyễn Khắc Phi). -Bản đồ Tam Quốc, tranh minh họa. V. Yêu cầu học sinh chuẩn bị - Tìm đọc những bài viết về tác giả La Quán Trung và tác phẩm, phần tóm tắt của tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa - Học bài cũ; đọc và soạn bài mới ở nhà. VI. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ Câu hỏi kiểm tra: “Em hãy khát quát những nét phẩm chất, tính cách của Ngô Tử Văn thông qua tác phẩm “chuyện chức phán sự đền Tản Viên” đã được học ở tuần trước.” 3. Giới thiệu bài mới Trong cuộc sống có lúc nào các em rơi vào tình cảnh bị ai đó hiểu lầm, phải cố gắng giải thích, thanh minh hết sức nhưng vẫn không làm cho họ tin là mình vô tội không? Cô biết thực tế là có những trường hợp như thế. Hôm nay chúng ta sẽ tiếp xúc với tác phẩm “Tam quốc diễn nghĩa” thông qua đoạn trích “Hồi trống Cổ Thành” để tìm hiểu xem, cũng rơi vào tình huống, hoàn cảnh trớ trêu như cô đã nói ở trên, những nhân vật của chúng ta đã giải quyết như thế nào nhé. 4. Tiến trình cụ thể Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS tim hiểu phần Tiểu dẫn Gv: Mời một em đọc phần tiểu dẫn. Gv: Em hãy trình bày những nét chính về tác giả La Quán Trung Gv: Hãy nêu những hiểu biết của em về tác phẩm Gv bổ sung; Cho học sinh xem bản đồ Tam quốc Gv bổ sung: Tác giả đã xây dựng một hệ thống nhân vật dặc sắc với những nét tính cách riêng biệt, độc đáo, thu hút: tiêu biểu là tam tuyệt (tuyệt nghĩa-Quan Công, tuyệt trí-Khổng Minh, tuyệt gian-Tào Tháo), ngoài ra còn có Lưu Bị, Trương Phi, Chu Du, Triệu Vân, Hoa Đà… Bằng nghệ thuật kể chuyện tác giả tái diễn các trận đánh sinh động, đáng nhớ như Xích Bích, Quan Độ, Kì Sơn… Gv bổ sung: Vị trí đoạn trích nằm ở nửa đầu hồi 28. Nhan đề “hồi trống Cổ Thành” là do người biên soạn SGK đặt. Gv: Mời một học sinh đọc đoạn trích. Đặt câu hỏi: “Em có thể chia đoạn trích thành mấy phần?” Gv bổ sung: Tuy nhiên, nếu đi theo cách bổ dọc thì chúng ta sẽ dễ dàng tiếp cận tác phẩm cũng như khai thác được những nét đặc sắc về nội dung lẫn nghệ thuật của đoạn trích được sâu sắc hơn. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc – hiểu văn bản tác phẩm Gv định hướng: Trương Phi là một dũng tướng lừng lẫy. Thân cao tám thước, đầu báo mắt tròn, râu hùm hàm én, tiếng như sấm động. Gv: Trước khi gặp Quan Công, Trương Phi đã có những biểu hiện như thế nào? Khi gặp Quan Công thì hành động ra sao? Đến khi Sái Dương đến thì Trương Phi như thế nào? (Sau khi HS trả lời, Gv sử dụng bảng phụ khái quát lại các chi tiết, dẫn chứng mà HS đã nêu. Phần cột có các chi tiết về Quan Công tạm thời bị che lại, để sử dụng cho phần phân tích nhân vật Quan Công) Gv: Thông qua các chi tiết trên, em hãy lí giải tại sao Trương Phi lại có những hành động như vậy? Gv: Việc Sái Dương xuất hiện đóng vai trò gì? Gv bổ sung: Nếu không có nhân vật Sái Dương xuất hiện đúng lúc thì khéo lắm tác giả cũng chỉ có thể để Quan Công thanh minh, giải bày và cuối cùng Trương Phi cũng chấp nhận, tuy nhiên như thế sẽ khiến câu chuyện tầm thường, nhạt nhẽo. Gv định hướng: Quan Công là một danh tướng tài ba, Mọi người thường biết đến hình ảnh của một Quan Công tay cầm long đao, cưỡi ngựa xích thố. mặt đỏ như hai quả táo chồng lên nhau, có ba chòm râu dài suông đuột. Gv: Thông qua những chi tiết về Quan Công ở bảng phụ, em hãy cho biết vì sao Quan Công chỉ một mực né tránh mũi mâu và thanh minh lúng túng, tội nghiệp? Gv: Vì sao Quan Công chẳng nói chẳng rằng xông vào đánh, chưa một hồi trống đã chém rơi đầu Sái Dương? Gv: Tác giả tả hồi trống Cổ Thành bằng mấy câu? Có thể bỏ đi sự xuất hiện của hồi trống được không? Nhận xét ý nghĩa của hồi trống? Gv: Thông qua đoạn trích, em cảm nhận được những nét đặc sắc nghệ thuật gì? I.Tìm hiểu chung 1. Tác giả - La Quán Trung (1330? - 1400?) tên La Bản, hiệu là Hồ Hải tản nhân. Ông lớn lên vào cuối thời Nguyên đầu thời Minh. - Quê quán: Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc. - Tính cô độc, lẻ loi, thích ngao du đây đó. - Là người có những đóng góp xuất sắc cho trường phái tiểu thuyết lịch sử thời Minh Thanh. - Tác phẩm để lại: Tam quốc diễn nghĩa, Tùy Đường lưỡng triều chí truyện, Tấn Đường ngũ đại sử diễn nghĩa, Bình yêu truyện 2. Tác phẩm a. Nguồn gốc: - La Quán Trung căn cứ vào lịch sử, truyện kịch dân gian (thoại bản) để viết Tam quốc diễn nghĩa. Đến đời Thanh, Mao Tôn Cương chỉnh lí, viết lời bình thành 120 hồi và lưu truyền đến nay b. Thể loại: -Tiểu thuyết lịch sử chương hồi. c. Nội dung - Kể lại quá trình hình thành và diệt vong của ba tập đoàn phong kiến Ngụy (Tào Tháo) – Thục ( Lưu Bị) – Ngô ( Tôn Quyền) - Thể hiện khát vọng hòa bình, thống nhất của nhân dân d. Giá trị - Tư tưởng: + Vạch trần bản chất tàn bạo, giả dối của giai cấp thống trị + Cuộc sống loạn li, bi thảm của nhân dân và thể hiện mơ ước về một xã hội với những vua hiền, tướng giỏi -Nghệ thuật + Giá trị lịch sử, quân sự + Tài kể chuyện đặc sắc của tác giả, đặc biệt là nghệ thuật miêu tả các trận chiến sinh động và hấp dẫn. 3. Đoạn trích “hồi trống Cổ Thành” a. Tóm tắt: Trước đó, 3 anh em Lưu - Quan - Trương náu mình dưới trướng của Tào Tháo, hiểu bản chất gian hùng của Tháo, họ bỏ đi. Bị đuổi đánh, mỗi người mỗi ngả, Quan Công vì bảo vệ hai chị dâu đã tạm hàng Tào với điều kiện, hàng Hán chứ không hàng Tào, khi nào nghe tin anh thì sẽ đi ngay. Tuy được Tào Tháo ban thưởng hậu nhưng nghe tin Lưu Bị đang ở Hà Bắc, Quan Vũ bỏ Tào Tháo, trả ấn tín, vàng bạc; phò hai chị dâu qua 5 ải chém 6 tướng Tào ngăn trở, về tới Cổ Thành thì gặp Trương Phi. Những tưởng anh em mừng rỡ đoàn tụ, ngờ đâu Trương Phi nghi ngờ Quan Công bội nghĩa, quyết sống mái với Quan Công. b. Bố cục: Có nhiều cách để phân chia -Có thể chia làm 2 phần: (1)Nghi ngờ càng tăng, giải nghi gian nan. (2)Chém Sái Dương, hồi trống giải nguy -Có thể chia làm 6 phần: (1)Giới thiệu nhân vật, sự việc, hoàn cảnh. (2)Mở đầu mâu thuẫn giữa Trương Phi và Quan Công. (3)Mâu thuẫn phát triển, các sự việc tiếp diễn. (4)Đỉnh điểm: Sái Dương xuất hiện. (5)Mở nút: Quan Công chém Sái Dương sau 1 hồi trống. (6)Kết thúc: Trương Phi biết lỗi, Khóc lạy Vân Trường. II. Đọc – hiểu văn bản 1. Hình tượng nhân vật Trương Phi và Quan Công a. Trương Phi Chi tiết Trương Phi Quan Công Trước khi gặp -Chẳng nói chẳng rằng -lập tức mặc áo giáp, vác mâu lên ngựa -dẫn một nghìn quân, đi tắt ra cửa bắc -Nghe tin Trương Phi thì tỏ ra mừng rỡ vô cùng. -Sai ngay Tôn Càn vào thành báo tin Khi gặp mặt Khi Sái Dương đến Diện mạo: mắt trợn tròn xoe, râu hùm vểnh ngược Hành động: hò hét như sấm, múa xà mâu chạy lại đâm QC Xưng hô: mày - tao Lập luận: - bỏ anh - hàng Tào - được phong hầu tứ tước - đến đây đánh lừa tao - đâu có bụng tốt - đến để bắt ta đó Nghĩ: QC đem theo quân đến bắt mình Hành động: múa bát xà mâu hăm hở xông lại đâm QC Yêu cầu: đánh ba hồi trống, chém đầu tướng giặc Thái độ: mừng rỡ vô cùng Hành động: giao long đao, tế ngựa lại đón Xưng hô: hiền đệ, em Lập luận: -em không biết, ta cũng khó nói -đến hỏi chị -đừng nói vậy, oan uổng quá Thanh minh: tất phải đem quân mã chứ -Chấp nhận lời thách thức -Chưa dứt hồi trống chém đầu Sái Dương - Trương Phi coi Quan Công là kẻ phản bội: phản bội lời thề kết nghĩa vườn đào, phản bội lại triều đình nhà Thục, đã ở trong doanh trại Tào, chịu ân huệ của Tào. Trương Phi không thể chấp nhận một kẻ phản bội như vậy. - Trương Phi đinh ninh cho rằng Quan Công vâng lệnh Tào Tháo đến để bắt mình nên quyết định sống chết, đối xử với người anh kết nghĩa như kẻ thù. Câu nói đầu tiên ném vào Quan Công như cái tát: “Mày đã bội nghĩa, còn mặt nào đến gặp tao nữa”. -Hai chị và Tôn Càn càng thanh minh cho Quan Công bao nhiêu lại càng đổ dầu sôi vào lửa bấy nhiêu vì Trương Phi cho rằng Quan Công mắc thêm tội lừa hai chị. => Tính cách nóng nảy, hành động nông nổi tuy nhiên là người thẳng thắn, một con người trung nghĩa, không chấp nhận kẻ bội bạc. Chúng ta cần hiểu và thông cảm cho Trương Phi. -Đang lúc bế tắc thì lù lù một tướng Tào và đội quân của y xuất hiện. Chi tiết này được đưa vào đúng lúc và hợp lý bởi vì Sái Dương vốn có hiềm khích với Quan Công từ lâu, nay lại giết cháu ngoại của y nên y mang quân đến báo thù. Sái Dương xuất hiện làm tăng thêm kịch tính cho đoạn trích. Đây vừa là cao trào của mâu thuẫn vừa là điểm mở nút, giải quyết mâu thuẫn. Nếu Quan Công đã hàng Tào thì sẽ không dám giết tướng dưới trướng của Tào Tháo. -Sau khi hiểu chuyện, Trương Phi “rỏ nước mắt khóc, thụp lạy Vân Trường. Chứng tỏ là người khiêm tốn, biết phục thiện. Tiểu kết: Tác giả ca ngợi một Trương Phi cương trực đến nóng nảy, trung thành và căm ghét sự phản bội, không tin lời nói chỉ tin việc làm, biết cầu thị, phục thiện. b. Quan Công -Xuất phát từ nét tính cách nhũn nhặn khiêm nhường, biết tiến biết thoái nên Quan Công chỉ tránh mũi mâu và biết thanh minh mà thôi. (Liên hệ trong thực tế cuộc sống chúng ta cũng phải nên học tập Quan Công). Bên cạnh đó, không phải đến tận Cổ Thành Quan Công mới bị rơi vào tình cảnh bị ngờ vực, trước đó khi ở với Tào Tháo, Lưu Bị cũng hiểu lầm, đã viết thư trách cứ nặng nề, chua chát. Quan Công đã đau xót khóc to và viết thư thanh minh. Bây giờ rơi vào tình cảnh này lần nữa, Quan Công mang trong mình khát vọng minh oan không những chỉ với Trương Phi mà còn với Lưu Bị và cả hậu thế nữa. -Chém Sái Dương là cách thanh minh tốt nhất, nhanh chóng và có hiệu quả nhất mà Quan Công có thể làm trong lúc này. Chính khát vọng minh oan đã nhân sức mạnh dũng khí và tài năng của Quan Công lên gấp bội. Tiểu kết: Tác giả đề cao một Quan Vân Trường trí dũng song toàn, biết tiến biết thoái, khiêm nhường, nhũn nhặn khi ở thế “tình ngay lí gian”, biết dùng hành động chém tướng để minh oan, thể hiện lòng trung nghĩa. 2. Âm vang hồi trống Cổ Thành - Trong đoạn trích, hồi trống ở đoạn cuối là một điểm sáng, chứa đựng linh hồn của cả đoạn. Nó ngân vang trong đoạn trích và dường như trong cả tác phẩm, thể hiện khí thế hào hùng của chiến trận. Hồi trống đó vang lên cũng chính là lúc lời giải đáp cho câu hỏi ngay từ đầu đoạn trích được tìm thấy. Nó tạo nên vầng hào quang xung quanh các nhân vật, tôn thêm vẻ đẹp của các anh hùng. - Ở đây, tác giả đã cho nhân vật của mình gióng lên ba hồi trống, bản thân nó cũng chứa đựng những ý tưởng. Ba hồi không quá dài mà cũng không quá ngắn, nó vừa đủ dài để cho Quan Công có thể lấy đầu của Sái Dương, vừa đủ ngắn để cho mọi người có thể thấy được tài năng và sức mạnh của Quan Công. Đồng thời, ba hồi trống trận vang lên cũng thể hiện được khí thế hào hùng, âm vang của chiến trận. Thể hiện được cái ý vị của Tam quốc. - Hồi trống trong đoạn trích mang nhiều ý nghĩa. + Hồi trống thách thức: Trương Phi nghi ngờ Quan Công phản bội, lệnh trong ba hồi trống phải chém đầu Sái Dương. Đây là hồi trống để thử thách lòng trung thành của Quan Công, thử thách tài năng của Quan Công. Hồi trống vang lên cũng có nghĩa là Quan Công phải lao vào một cuộc chiến đối mặt với kẻ thù, đối mặt với hiểm nguy và cái chết. Tiếng trống giục giã như hối thúc nhân vật hành động. + Hồi trống minh oan: Quan Công đã không ngần ngại chấp nhận lời thách thức của TP để khẳng định lòng trung thành của mình. Bản thân sự dũng cảm đó đã thể hiện được tấm lòng Quan Công. Hơn thế nữa, ngay khi chưa dứt một hồi trống, đầu Sái Dương đã rơi xuống đất, và những tiếng trống tiếp theo đó reo vang như là để minh oan cho Quan Công + Hồi trống đoàn tụ: Kết thúc ba hồi trống, Quan Công giết tướng giặc, mọi nghi ngờ được hóa giải, và đó là lúc mà các anh hùng đoàn tụ. Hồi trống còn có ý nghĩa như là sự ngợi ca tình nghĩa huynh đệ, ngợi ca tấm lòng trung nghĩa của các anh hùng. Tiếng trống lúc này không còn thúc giục, căng thẳng, vội vã mà tiếng trống như reo vui chúc mừng cuộc hội ngộ của ba anh em. 3. Nghệ thuật đoạn trích - Tính cách nhân vật nhất quán, điển hình, mang tính biểu tượng: Trương Phi tượng trưng cho sự nóng nảy, cương trực, Quan Công tượng trưng cho chữ nghĩa. Những nét tính cách đó được thể hiện qua hành động và lời nói chứ không phải sự miêu tả và giới thiệu của tác giả. - Về tình huống truyện: xây dựng những tình huống xung đột kịch tính, tạo nên sự hấp dẫn, hồi hộp cho đoạn trích: tình huống bị hiểu nhầm; tình huống Sái Dương kéo quân đến; tình huống đánh trống chém đầu tướng giặc. Tình tiết truyện được đẩy nhanh, diễn biến căng thẳng. - Nghệ thuật kể chuyện: thể hiện nghệ thuật kể chuyện theo kiểu tiểu thuyết chương hồi, theo trình tự thời gian của sự việc. Lối kể chuyện lôi cuốn hấp dẫn. III. Tổng kết 1. Nội dung: - Xây dựng hình tượng các anh hùng thời Tam quốc với những nét đẹp của lòng trung nghĩa, trọng chữ tín. Đặc biệt là nhân vật Trương Phi. Đồng thời qua đó đề cao tình cảm anh em bạn bè keo sơn, chung thủy. - Hồi trống chứa đựng linh hồn đoạn trích, đó là hồi trống thách thức, minh oan, đoàn tụ. 2. Nghệ thuật - Tính cách nhân vật nhất quán, xung đột giàu kịch tính -Lối kể chuyện lôi cuốn, hấp dẫn. IV. Củng cố kiến thức V. Hướng dẫn tự học ở nhà Nhận xét của Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực tập

File đính kèm:

  • docHoi trong Co Thanh(2).doc
Giáo án liên quan