Giáo án Ngữ văn 10 nâng cao Tiết 18: ra-Ma buộc tội (trích sử thi ra-ma-ya-na)

A. mục tiêu bài học

Giúp HS:

1.Kiến thức:

Hiểu được ý và hành động bảo vệ danh dự của các nhân vật Ra-ma và Xi-ta.

Nắm đợc nghệ thuật trần thuật và thể hiện nhân vật của tác giả qua đoạn trích.

2. Kĩ năng: Cảm thụ văn học, cảm thụ tác phẩm sử thi.

3. Thái độ, tình cảm: Trân trọng những giá trị văn hoá của sử thi, yêu mến các tác phẩm văn học của nhân loại.

B. Phương pháp: GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm; kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.

 C. Phương tiện dạy học.

1.GV : SGK + SGV + giáo án.

2. HS: SGK + Vở ghi + bài soạn .

D. Tiến trình lên lớp

1. Kiểm tra bài cũ: 5

a. Câu hỏi: ?Nêu đại ý đoạn trích?

b.Đáp án:

- biến tâm trạng của Ra-ma và Xi-ta sau khi Ra-ma đã cứu được Xi-ta.

- Miêu tả thái độ, hành động và diễn biến tâm trang của Ra ma.

2. Giới thiệu bài mới:(1)

 

doc5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 8977 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 nâng cao Tiết 18: ra-Ma buộc tội (trích sử thi ra-ma-ya-na), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn ngày: 30/9 Giảng ngày: 2/10 TIẾT: 17 + 18, Môn : Văn học. Ra-ma buộc tội (Trích sử thi Ra-ma-ya-na) Van-ma-ki Tiết 2 A. mục tiêu bài học Giúp HS: 1.Kiến thức: Hiểu được ý và hành động bảo vệ danh dự của các nhân vật Ra-ma và Xi-ta. Nắm đợc nghệ thuật trần thuật và thể hiện nhân vật của tác giả qua đoạn trích. 2. Kĩ năng: Cảm thụ văn học, cảm thụ tác phẩm sử thi. 3. Thái độ, tình cảm: Trân trọng những giá trị văn hoá của sử thi, yêu mến các tác phẩm văn học của nhân loại. B. Phương pháp: GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm; kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. C. Phương tiện dạy học. 1.GV : SGK + SGV + giáo án. 2. HS: SGK + Vở ghi + bài soạn . D. Tiến trình lên lớp 1. Kiểm tra bài cũ: 5’ a. Câu hỏi: ?Nêu đại ý đoạn trích? b.Đáp án: - biến tâm trạng của Ra-ma và Xi-ta sau khi Ra-ma đã cứu được Xi-ta. - Miêu tả thái độ, hành động và diễn biến tâm trang của Ra ma. 2. Giới thiệu bài mới:(1’) 3. Nội dung: T0 HĐ CỦA GV HĐ CỦA HS Kiến thức cần đạt 10’ 15’ ?Ngoài đề cao lí tưởng chiến đấu của cộng đồng; Ra-ma còn bộc lộ thái độ gì? ?Thái độ, lời nói, cử chỉ giận dữ của Ra-ma là thể hiện diễn biến về tâm trạng. Em hãy phân tích rõ tâm trạng ấy? - Tâm trạng của Ra-ma cũng được miêu tả theo diễn biến mâu thuẫn giữa danh dự dòng họ và tình yêu: “Phải biết chắc điều này chẳng phải vì nàng mà ta đánh thắng kẻ thù với sự giúp đỡ của bạn bè. Ta làm điều đó vì nhân phẩm của ta, để xoá bỏ vết ô nhục, để bảo vệ uy tín và danh dự dòng họ lừng lẫy tiếng tăm của ta. Nay ta phải nghi ngờ tính cách của nàng. Vì nàng đã lưu lại lâu trong nhà một kẻ xa lạ. Giờ đây nàng đang đứng trước mặt ta nhưng trông thấy nàng ta không chịu nổi chẳng khác nào ánh sáng đối với một kẻ đau mắt”. Từ tức giận đến ghen tuông nghi ngờ đức hạnh: “người đã sinh trưởng trong một gia đình cao quý có thể nào lại lấy về một người vợ từng sống trong nhà một kẻ khác. Đơn giản mụ ta là vật để yêu đương”. Từ nghi ngờ đức hạnh, Ra-ma đã ruồng bỏ Xi-ta “Ta không cần đến nàng nữa. Nàng muốn đi đâu tuỳ ý”. - Vì danh dự của gia đình dòng họ quyền quý cao sang, vì vinh quang chiến thắng, vì lòng tự hào của cả cộng đồng, tất cả không cho phép Ra-ma chấp nhận bất cứ một sự mờ ám nào có thể làm tổn hại đến danh dự. “Thấy người đẹp với guơng mặt bông sen, với những cuộn tóc lợn sóng đứng trớc mặt mình, lòng Ra-ma đau như dao cắt”. Đau vì ý thức cá nhân trỗi dậy, tính ích kỉ bộc lộ dần. =>Chính vì những lí do trên mà Ra-ma ruồng bỏ Xi-ta và nói những lời đay nghiến Xi-ta trước mặt mọi người. ?Vì sao Ra-ma ra sức cứu Xi-ta rồi lại kết tội và ruồng bỏ nàng. Tại sao Ra-ma nói những lời đay nghiến Xi-ta trước những người khác? ?Em có suy nghĩ gì về thái độ, tâm trạng của Ra-ma và hoàn cảnh của Ra-ma? Trớc lời buộc tội của Ra-ma Xi-ta thể hiện thái độ, tâm trạng nh thế nào? “Gian-na-ki mở tròn đôi mắt đẫm lệ”. Nỗi đau cứ tăng dần. “Đau đớn đến nghẹt thở như một cây dây leo bị vòi voi quật nát”. Trước mọi người “Nàng muốn chôn vùi hình hài thân xác của mình. Mỗi lời nói của Ra-ma xuyên vào trái tim nàng như một mũi tên. Nước mắt nàng đổ ra như suối”. Giọng nói nghẹn ngào nức nở”. ?Xi-ta đã bênh vực mình nh thế nào. Lời đáp và hành động của Xi-ta cho ta thấy phẩm chất gì của nàng? lời lẽ “Số phận của thiếp đáng chê trách”. Khi người ta không tự quyết định đợc cuộc sống, con ngời thường đổ cho số phận. Xi-ta cũng vậy nàng làm sao có thể cưỡng được khi quỷ vương đảo La-ka dùng mưu bắt cóc nàng “Nhưng cái gì nằm trong sự kiểm soát của thiếp, tức trái tim thiếp đây là thuộc về chàng”. Chỉ có trái tim và tình yêu của nàng vẫn dành cho Ra-ma. “Hồi chàng phái Ha-nu-man tới dò tin tức của thiếp, sao chàng không gửi cho thiếp lời nhắn nhủ chàng từ bỏ thiếp” và “chàng chẳng cần mạo hiểm để có thể nguy hại đến thân mình và bạn hữu của chàng đã khỏi phải chịu những phiền muộn đau khổ”. “Hỡi đức vua! Như một người thấp hèn bị cơn giày vò, người đang nghĩ về thiếp như một phụ nữ tầm thường” và “vì không thể suy xét cho đúng đắn, chàng đã không hiểu được bản chất của thiếp. Chàng không nghĩ đến vì sao hồi thanh niên chàng đã cưới thiếp”. ?Trong hoàn cảnh của Xi-ta lúc này, nàng đã chọn cách giải quyết nh thế nào? Xi-ta nói với Lắc- ma-na (em trai của Ra-ma). “Em hãy chuẩn bị cho chị một dàn hoả thiêu. Với nông nỗi đáng buồn hiện nay, đó là phương thức duy nhất trong chị. Chị không muốn sống sau những lời tố cáo lầm lạc như vậy. Chồng chị không hài lòng về chị. Chàng đã ruồng rẫy chị trước mặt mọi người. Giờ thì chị sẽ từ bỏ tấm thân này cho ngọn lửa”. - Thần lửa có mặt ở khắp mọi nơi, biết tất cả những hành động tốt xấu mà con người đã làm. Nghi lễ thử lửa là sự kiểm chứng đức hạnh con người. Xi-ta chỉ còn cách bước lên ngọn lửa thiêu để thể hiện lòng chung thuỷ của mình. ?Tìm chi tiết mang tính huyền thoại và phân tích? Trang tuyệt thế giai nhân ấy đã nộp mình cho lửa. Kết cục nàng không chết. Quả là có yếu tố thần linh. Tác giả lựa chọn chi tiết này cũng là cách giải quyết mâu thuẫn căng thẳng giữa tình yêu và nhân phẩm. Chỉ có thần linh mới chứng giám được, mới kiểm chứng được đức hạnh con người. Người ấn Độ từ lâu đã xem Ra-ma-ya-na như một kinh thánh và tin rằng: “Chừng nào sông chưa cạn, đá chưa mòn thì Ra-ma-y-na còn làm say mê lòng người và cứu họ ra khỏi vòng tội lỗi”. =>Nếu ta đọc tiếp tác phẩm ở chương tám mươi (thử thách), ta thấy “Thần A-nhi hiện ra mang Gian-na-ki trong vạt áo. Gia-na-ki trông như mặt trăng lấp lánh, trang sức, y phục đỏ, những cuộn tóc đen nhánh của nàng phất phơ ở phía sau. Lửa không thể thiêu đốt đồ trang sức, vòng hoa hay quần áo của nàng. Thần lửa A-nhi nhân chứng của mọi sự việc trao nàng cho Ra-ma và nói Gia-na-ki của người đây. Nàng trong sáng nàng không phạm bất cứ một tội lỗi nào bằng lời nói, việc làm và ý nghĩ”. Nhảy vào lửa thiêu là một chi tiết huyền thoại. II. Đọc - hiểu 1. Diễn biến tâm trạng của Ra-ma - Ra-ma còn bộc lộ nghi ngờ trinh tiết của Xi-ta - Đó là thái độ của một người ghen tuông, ích kỉ. Ra-ma đã lăng nhục Xi-ta trước mặt mọi người, không nhận nàng làm vợ, ruồng rẫy và đuổi nàng. - Ra-ma gọi Xi-ta bằng lời lẽ không bình thường. “Hỡi phu nhân cao quý”. Ngôn ngữ ấy thiếu sự âu yếm chân thành mà lạnh lùng kênh kiệu. - Ra-ma lăng nhục Xi-ta đến thế này. “Nàng có thể để tâm đến Lắc-ma-na, Bha-ra-ta, Xa-tru-na (ba người em ruột của Ra-ma), Xu-gơri-va hay nếu nàng thích nàng có thể đi theo Vi-phi-sa-na cũng được”. - Ra-ma đã ruồng bỏ Xi-ta. - Con người ghen tuông, mối nghi ngờ đức hạnh của Xi-ta đã nổi lên trong lòng Ra-ma - Ra-ma sinh trưởng trong một gia đình quý tộc đã dám hi sinh tình yêu vì bổn phận ngời anh hùng, một đức vua mẫu mực. Chàng yêu hết mình nhưng cũng ghen tuông cực độ, có lúc oai phong lẫm liệt nhng cũng có lúc tầm thường nhỏ nhen, có lúc cương quyết rắn rỏi nhưng cũng có lúc mềm yếu. Bản chất thiện/ác, sáng/tối, tốt/xấu luôn luôn tương phản trong tính cách của Ra-ma. - Đoạn trích cho người đọc, người nghe nhận thức được hoàn cảnh của Ra-ma thật ngặt nghèo, đòi hỏi chàng có sự lựa chọn quyết liệt. Danh dự hay tình yêu. Ra-ma đã chọn danh dự. 2. Tâm trạng và thái độ của Xi-ta - Sau chiến thắng của Ra-ma, Xi-ta được giải thoát. + Nàng bộc lộ niềm vui và hạnh phúc. + Song trước những lời lẽ của Ra-ma đã làm cho Xi-ta thấy ngạc nhiên đến sững sờ và đau đớn tột độ. - Xi ta đã tự bênh vực: + Nàng đổ cho số phận của mình. + Xi-ta khẳng định tình yêu chung thuỷ của mình. + Nàng mà trách móc Ra-ma. + Nàng phê phán mạnh mẽ Ra – ma. => Rõ ràng Xi-ta là một con ngời không dễ dàng cam chịu những phũ phàng, ngang trái. Nàng là một con nguời mạnh mẽ, cương quyết. Nàng thực sự chung thuỷ trong tình yêu - Nàng không bỏ đi, không tự sát. Nàng nhảy vào lửa để chứng minh cho lòng chung thuỷ. - Ngời ta thường nói “lửa thử vàng”. Nàng đem thân mình thử lửa để chứng minh tình yêu và đức hạnh thuỷ chung. Xi-ta chính là thứ vàng mười trong suốt. Nàng được thần lửa A-nhi che chở vì nàng trong sáng không phạm bất cứ một tội lỗi nào bằng lời nói việc làm hay ý nghĩ”. => Xi-ta nhảy vào lửa là một chi tiết huyền thoại. 4. Củng cố, luyện tập: . Tham khảo phần ghi nhớ sgk. a. Câu hỏi củng cố. ?Học xong bài này cần ghi nhớ những điều gì? - Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật - Ra- ma trọng danh dự hi sinh cả tình yêu. Cả hai đều trọng danh dự và nhân phẩm, cả hai đều hi sinh tình yêu vì thế tác phẩm nặng về tính giáo huấn, xung đột gay gắt về đạo lí trong tâm trạng nhân vật. - Đoạn trích đã đề cao, khẳng định sức mạnh của tâm hồn và trí tuệ con người. Đồng thời làm rõ giá trị hạnh phúc gia đình khi người Hi Lạp chuyển từ chế độ thị tộc sang chế độ chiếm hữu nô lệ. b.Bài tập nâng cao Qua đoạn trích "Ra-ma buộc tội" tìm hiểu vài nét đặc trưng trong cách thể hiện nhân vật anh hùng của sử thi ấn Độ. - Ra-ma là nhân vật anh hùng trong sử thi ấn Độ. Người anh hùng ấy không chỉ ca ngợi ở sức mạnh chiến đấu như tiêu diệt quỷ vương, Ra-va-na mà còn được ca ngợi ở đạo đức và danh dự. + Bắt buộc phải xảy ra chiến tranh, nhưng Ra-ma-ya-na không coi trọng miêu tả chiến tranh mà miêu tả sự xung đột giữa cái thiện và cái ác, đạo lí và phi đạo lí. Ra-ma là người anh hùng hiện diện cho cái thiện và đạo lí. Quỷ vương Ra-va-na là hiện diện của cái ác, phi đạo lí. Đoạn trích đã thể hiện tính xung đột gay gắt về đạo lí. + Ra-ma xuất hiện từ thế giới thần linh, mang yếu tố nửa thần nửa người, đã xuất hiện nhiều trong thần thoại và truyền thuyết cùng với Xi-ta và Ha-nu-man. Nhân vật Ha-nu-man (tướng khí) đi nhanh như gió. + Qua nhân vật anh hùng Ra-ma, ta nhận thấy sử thi ấn Độ nặng về tính giáo huấn. Đó là trọng danh dự sẵn sàng hi sinh tình yêu như Ra-ma và hết lòng vì quốc vương, vì thân bằng cố hữu sẵn sàng đem thân chiến đấu để bảo vệ đạo lí, lẽ phải, sự công bằng. Trên đây là những ý cơ bản để chứng minh đặc trưng trong cách thể hiện nhân vật anh hùng của sử thi ấn Độ. E. Hướng dẫn học bài : - Học vở ghi: nắm vững kiến thức vở ghi. - Đọc sgk củng cố kiến thức đã học. - Đọc trước sgk, soạn bài: An Dương và Mỵ Châu Trọng Thuỷ theo hướng dẫn SGK. Giờ sau học văn học .

File đính kèm:

  • doctiet 18.doc