I-Mục tiêu phát triển
1-Phát triển thể chất:
- Trẻ biết lợi ích của việc ăn uống đầy đủ và hợp lí đối với sức khỏe của con người ( cần ăn uống đầy đủ để có sức khỏe tốt ) và có sức khỏe tốt để làm việc.
- Trẻ biết làm tốt một số công việc tự phục vụ trong sinh hoạt hằng ngày.
- Trẻ nhận biết và tránh một số nơi lao động , một số dụng cụ lao động có thể gây nguy hiểm.
- Trẻ có kỹ năng và giữ thăng bằng trong một số vận động: ném xa, chuyền bóng, bước lên xuống bục cao, bò, trườn, có thể thực hiện mô phỏng một số hành động, thao tác trong lao đông của một số nghề.
2-Phát triển nhận thức
- Giúp trẻ nhận biết trong xã hội có nhiều nghề,ích lợi của các nghề đối với đời sống con người
- Phân biệt được một số nghề phổ biến và một số nghề truyền thống của địa phương qua một số đặc điểm nổi bật
- Phân loại dụng cụ,sản phẩm của một số nghề
- Đếm và nhận biết số lượng trong phạm vi 10
- Nhận biết hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật
100 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2487 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Kế hoạch chủ đề: Nghề nghiệp (thời gian thực hiện: 5 tuần), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH
CHỦ ĐỀ: NGHỀ NGHIỆP
Thời gian thực hiện: 5 tuần ( 21/10 – 22/11/2013)
I-Mục tiêu phát triển
1-Phát triển thể chất:
Trẻ biết lợi ích của việc ăn uống đầy đủ và hợp lí đối với sức khỏe của con người ( cần ăn uống đầy đủ để có sức khỏe tốt ) và có sức khỏe tốt để làm việc.
Trẻ biết làm tốt một số công việc tự phục vụ trong sinh hoạt hằng ngày.
Trẻ nhận biết và tránh một số nơi lao động , một số dụng cụ lao động có thể gây nguy hiểm.
Trẻ có kỹ năng và giữ thăng bằng trong một số vận động: ném xa, chuyền bóng, bước lên xuống bục cao, bò, trườn, có thể thực hiện mô phỏng một số hành động, thao tác trong lao đông của một số nghề.
2-Phát triển nhận thức
Giúp trẻ nhận biết trong xã hội có nhiều nghề,ích lợi của các nghề đối với đời sống con người
Phân biệt được một số nghề phổ biến và một số nghề truyền thống của địa phương qua một số đặc điểm nổi bật
Phân loại dụng cụ,sản phẩm của một số nghề
Đếm và nhận biết số lượng trong phạm vi 10
Nhận biết hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật
3-Phát triển ngôn ngữ
Mở rộng vốn từ về tên các nghề nghiệp, tên các dụng cụ, công cụ lao động trong chủ đề
Trẻ phát âm to, rõ, mạch lạc
Nghe hiểu và thực hiện được yêu cầu
4-Phát triển tình cảm -xã hội
Biết mọi nghề đều có ích cho xã hội,đều đáng quý ,đáng trân trọng
Biết yêu quý người lao động
Biết giữ gìn và sử dụng tiết kiệm các sản phẩm lao động
5-Phát triển thẩm mỹ:
Biết hát và vận động theo nhạc một số bài hát về chủ đề nghề nghiệp
Biết phối hợp các đường nét,màu sắc,hình dạng qua vẽ, nặn , cắt ,xé, dán, xếp hình để tạo ra các sản phẩm có nội dung hình ảnh về các nghề
II-Chuẩn bị học liệu:
Tranh ảnh về một số nghề
Giấy vẽ,đất nặn,hồ,kéo,bút màu
Một số tranh ảnh về nội dung thơ truyện
Khối gỗ,cây xanh,bao thuốc
Lựa chọn một số trò chơi ,thơ truyện liên quan đến chủ đề
II- MẠNG NỘI DUNG
Tên chủ đề nhánh
Nội dung
CÔNG VIỆC CỦA CHÚ CÔNG NHÂN
Biết được công việc của cô chú công nhân: sửa chữa, may quần áo, cạo mủ,..
Nhận biết trang phục của các ngành nghề
Biết phân loại và gọi tên nghề công nhân theo sản phẩm tạo ra: thợ điện, thợ may, thợ hàn, ...
Biết tên gọi và công dụng của một số dụng cụ lao động: chổi, búa, máy may, mỏ hàn,..
CÔNG VIỆC CỦA CÔ CẤP DƯỠNG
Biết được công việc của cô cấp dưỡng: nấu ăn trong nhà trường
Biết tên gọi, cách sử dụng một số dụng cụ nấu ăn: muỗng, chén, nồi, bếp, xe đẩy, thang máy,...
Biết trang phục của cô cấp dưỡng
CÔNG VIỆC CỦA BỐ MẸ
Biết được công việc của bố mẹ: tên gọi, nơi làm việc
Biết được tên gọi của một số công việc nhà: quét nhà, nấu cơm, giặt đồ,...
CÔNG VIỆC CỦA BÁC SĨ, Y TÁ
Biết được công việc của bác sĩ, y tá: khám và chữa bệnh
Biết nơi làm việc của bác sĩ, y tá: bệnh viện
Biết tên gọi, cách sử dụng của một số dụng cụ khám chữa bệnh: ống nghe, kim tiêm, que đè lưỡi,...
CÔNG VIỆC CỦA CÔ GIÁO
Biết được công việc của cô giáo là dạy học và chăm sóc trẻ
Giáo dục ngày 20/11 là ngày nhà giáo Việt Nam
KẾ HOẠCH TUẦN 8 ( 21/10 -25/10/2013)
CHỦ ĐẾ :NGHỀ NGHIỆP
Thời gian thực hiện: 5 tuần ( 21/10/2013 – 22/11/2013)
HOẠT ĐỘNG
NỘI DUNG
ĐÓN TRẺ
Đón trẻ, nhắc nhở trẻ cất đồ dùng đúng nơi
Trò chuyện với trẻ về những công việc của các cô chú công nhân trẻ biết
TIÊU CHUẨN BÉ NGOAN
Đi học đều, đúng giờ
Tích cực tham gia các hoạt động
Nhận biết đúng đồ dùng, vị trí của bản thân
THỂ DỤC SÁNG
- Trẻ tập theo cô các động tác của bài Chim bồ câu
ĐIỂM DANH
Sau khi tập TDS cô điểm danh, báo sĩ số trẻ đi học
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
THỨ 2
THỨ 3
THỨ 4
THỨ 5
THỨ 6
Trò chuyện về công việc của các chú thợ điện
TC: chuyền bóng
Hát: Cháu yêu cô chú công nhân
TC: Về nhà hình vuông, hình tròn
Chơi tự do
Quan sát hình ảnh công việc của các cô chú công nhân
TCDG: nhảy lò cò
Đọc thơ: Bé tập làm thợ xây
Bé vẽ phấn
Trò chuyện về công việc của công nhân cao su
Chơi với đò chơi ngoài trời
HOẠT ĐỘNG CHUNG
GD ÂN
LQVT
TH
TD
LQVH
Công việc của chú công nhân
Nhận biết hình tròn – hình tam giác
Tô màu một số dụng cụ lao động
Bước lên xuống bục cao ( cao 30 cm)
Thơ: Em làm thợ xây
HOẠT ĐỘNG GÓC
Góc phân vai:
Cô giáo – bác sĩ
Góc nghệ thuật:
Tô màu các dụng cụ lao động
Lăn tròn đất nặn
Biểu diễn văn nghệ
Góc học tập:
Làm sách các các nghề bé biết
Đọc thơ các bài thơ trong chủ đề
Phân loại trang phục của một số nghề
Góc xây dựng:
Xây doanh trại bộ đội
GIÁO DỤC LỄ GIÁO
Giáo dục tính mạnh dạn, tự tin
Trẻ biết trả lời tròn câu
VỆ SINH ĂN – NGỦ
Rèn thao tác súc miệng, đánh răng
Vệ sinh – ăn trưa
SINH HOẠT CHIỀU
Thứ 2: Công việc của các cô chú công nhân
Thứ 3: hát “ Cháu yêu cô chú công nhân”
Thứ 4: thao tác rửa mặt
Thứ 5: ôn phân biệt ĐDĐC theo hình dạng
Thứ 6: đọc thơ “ Em làm thợ xây”
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG TUẦN 8 ( 21/10 -25/10/2013)
CHỦ ĐẾ :NGHỀ NGHIỆP
Thời gian thực hiện: 5 tuần ( 21/10/2013 – 22/11/2013)
HOẠT ĐỘNG
YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
CÁCH TIẾN HÀNH
NXĐG
THỂ DỤC SÁNG
Bài Chim bồ câu
Trẻ tập được các động tác của bài Chim bồ câu
Trẻ chú ý tập các động tác theo nhịp nhạc
Sân bãi
Nhạc
Trống lắc
Khởi động: cho trẻ đi vòng tròn thực hiện các kiểu đi – chạy theo nhạc
Trọng động:
Hai tay khum trước miệng rồi mở ra, nhún chân
Hai tay đưa trước, lên cao
Hai tay chống hông, quay người sang trái – pahi3
Tay vung vẫy hai bên, nhún chân theo nhịp bài hát
Hai tay dưa ngang -> cúi người 1 tay chống hông, 1 tay chạm chân
Bật tách chân, khép chân tay chống hông rồi đưa lên cao
Hồi tỉnh: hít thở sâu theo nhạc
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
THƯ 2:
Trò chuyện về công việc của các chú thợ điện
TC: chuyền bóng
Trẻ biết được cộng việc, trang phục của các chú thợ điện
Trẻ biết phối hợp cùng bạn khi chơi trò chơi
Sân chơi
Trò chơi
Câu hỏi trò chuyện
Bóng
TC: gà mổ thóc ( trẻ đi bắt chước động tác mổ thóc của gà)
Quan sát các thiết bị điện trong trường -> Cô và trẻ cùng trò chuyện về công việc của chú thợ điện -> các chú phải trèo cao rất nguy hiểm để bắt điện cho chúng ta sử dụng -> giáo dục trẻ không nên trèo cao
TC: chuyền bóng: chia trẻ thành 2 hàng nam – nữ, cho trẻ thực hiện động tác cầm bóng đưa xuống thấp luồn qua 2 chân đưa ra sau cho bạn, bạn sau bắt bóng và thực hiện động tác như trên chuyền cho bạn phía sau mình.
THỨ 3:
Hát: Cháu yêu cô chú công nhân
TC: Về nhà hình vuông, hình tròn
Chơi tự do
Trẻ hát theo cô bài hát
Trẻ nhận biết và phân biệt được hình vuông, tròn
Trẻ thích thú tham gia các hoạt động
Phấn
Sân chơi
Cô và trẻ cùng hát bài “ Cháu yêu cô chú công nhân” -> chia nhóm thi đua ai hát to, rõ hơn
TC “ Về nhà” : cô vẽ hình tròn, hình vuông xuống nền, cho trẻ quan sát và hỏi trẻ về hình dạng. Cô làm cá mẹ dẫn trẻ đi bơi -> khi có cá mập xuất hiện trẻ chạy về nhà theo yêu cầu, bạn nào về không đúng nhà sẽ bị bắt vào bụng cá mập -> cô ra hiệu lệnh, quan sát, chơi cùng trẻ
THỨ 4:
Quan sát hình ảnh công việc của các cô chú công nhân
TCDG: nhảy lò cò
Trẻ biết công việc của các cô chú công nhân, gọi được tên ngành nghề cụ thể
Rèn kỹ năng nhảy bằng 1 chân
Sân chơi
Xem hình ảnh và trò chuyện về công việc của cô chú công nhân -> khuyến khích trẻ nêu suy nghĩ, gọi tên ngành nghề, những hiểu biết về công việc cụ thể
TCDG “ nhảy lò cò” -> cô hướng dẫn trẻ co 1 chân và nhảy bằng 1 chân, vừa nhảy vừa đọc bài nhảy lò cò
THƯ 5:
Trò chuyện về công việc của công nhân cao su
Đọc thơ : Bé tập làm thợ xây
Trẻ biết được công việc của cô chú công nân cạo mủ cao su
Trẻ đọc theo cô bài thơ
Sân trường
Cho trẻ đọc cùng cô bài thơ “ Bé tập làm thợ xây”
Cho trẻ lấy phấn và vẽ theo ý thích -> hỏi trẻ về tên gọi, hình dạng -> giáo dục trẻ rửa tay sau khi chơi phấn
THỨ 6:
Trò chuyện về công việc của công nhân cao su
Chơi với đồ chơi ngoài trời
Trẻ biết được công việc của cô chú công nhân cạo mủ cao su
Sân trường
Cô và trẻ trò chuyện về công việc của ba mẹ trẻ -> cô giới thiệu về công nhân cao su -> khuyến khích trẻ nêu ý kiến
Cho trẻ chơi tự do với đồ chơi ngoài trời
HOẠT ĐỘNG GÓC
Góc phân vai:
TC: Cô giáo – bác sĩ
Hướng dẫn trẻ vào góc chơi, phân vai và thể hiện vai chơi
Trống lắc
Đồ dung bác sĩ
Cô cho trẻ tự phân vai cô giáo – học sinh và tiến hành chơi
Cô gợi ý em bé bị bệnh, không đi học được phải đi bác sĩ, cho trẻ bế em đi bác sĩ, cô đóng vai bác sĩ và thực hiện vai chơi cùng trẻ -> khuyến khích trẻ trao đổi ngôn ngữ vai chơi
Góc học tập
Làm sách các các nghề bé biết
Đọc thơ các bài thơ trong chủ đề
Phân loại trang phục của một số nghề
Hướng dẫn trẻ biết đặt các trang sách đúng chiều
GD trẻ không quăng, đập, cắn đồ chơi
Tranh ảnh
ĐDĐC
Cô hướng dẫn trẻ cách đặt trang sách đúng chiều để đóng sách
Giáo dục trẻ biết giữ gìn, nhẹ nhàng khi đọc sách
Trẻ gọi được tên các ngành nghề thông qua màu sắc,đặc điểm trang phục
Góc nghệ thuật
Tô màu các dụng cụ lao động
Lăn tròn đất nặn
Biểu diễn văn nghệ
Trẻ thực hiện được yêu cầu của cô
GD trẻ tính cẩn thận, tỉ mỉ
Trẻ hứng thú với hoạt động
Tranh vẽ
Màu sáp
Đất sét
Bảng con
Nhạc + dụng cụ biểu diễn
Cho trẻ vào bàn, chọn màu để tô các dụng cụ lao động -> nhắc nhở trẻ cách cầm bút, tô không lem, tô đều màu
Trẻ lăn tròn, ấn dẹp trang trí bánh
Cô hướng dẫn trẻ cách sử dụng các dụng cụ biểu diễn khi tham gia diễn văn nghệ
Góc xây dựng
Xây doanh trại bộ đội
Trẻ xây theo mẫu vẽ sẵn
Trẻ xây theo trình tự từ ngoài vào trong
Đồ dung xây dựng doanh trại: chú bộ đội, cây xanh, lô cốt
Trẻ dùng đồ dùng xây theo mẫu vẽ sẵn với sự hướng dẫn cảu cô, xây từ ngoài vào trong
Xây xong đặt các đồ chơi, cây xanh vào trong
GIÁO DỤC LỄ GIÁO
Giáo dục tính mạnh dạn, tự tin
Trẻ biết trả lời tròn câu
Nội dung phù hợp, cụ thể
Cô dạy trẻ biết giơ tay khi muốn nêu ý kiến
Rèn trẻ nói tròn câu, lễ phép khi nói chuyện với người lớn
SINH HOẠT CHIỀU
THỨ 2
MTXQ: công việc của cô chú công nhân
Trẻ biết được tên gọi, công việc cuả các cô chú công nhân
Giáo dục trẻ yêu mến, quý trọng cô chú công nhân
Nhạc
Hình ảnh
Thùng giấy, chai nhựa, lon
HĐ 1: cho trẻ hát “ cháu yêu cô chú công nhân”
HĐ 2: xem hình ảnh và trò chuyện về công việc, sản phẩm của cô chú công nhân -> khuyến khích trẻ gọi tên ngành nghề cụ thể
Đây là hình ảnh về nghề gì?
Cô chú trong hình đang làm gì vậy con?
HĐ 3: TC xếp nhà cao tầng: cô làm mẫu cách xếp chồng các hình khối ( vuông, chữ nhật, tam giác, hình trụ) lên tạo thành ngôi nhà -> hỏi trẻ cô vừa xếp cái gì? Nhà của cô có 1 tầng hay nhiều tầng? Muốn làm nhà cao tầng thì phải xếp như thế nào?. Cô cho trẻ về nhóm và xếp nhà theo ý thích
THỨ 3
Hát “ Cháu yêu cô chú công nhân”
Trẻ thuộc bài hát
Hát to rõ, đúng nhịp điệu bài hát
Nhạc
Hình ảnh một số nghề
HĐ 1: hát “ cháu yêu cô chú công nhân”. Cô cho cà lớp cùng hát với nhạc, cô mời nhóm, cá nhân, tổ lên hát
HĐ 2: vận động theo nhạc. Cô cùng trẻ vận động minh họa theo lời bài hát. Cô mời nhóm bạn trai, bạn gái vừa hát vừa vận động minh họa bài hát
THỨ 4
Thao tác rửa mặt
Trẻ biết được các thao tác mặt: tên gọi, cách thực hiện
Giáo dục trẻ biết giữ gìn khuôn mặt sạch sẽ, không nghịch phá nước khi rửa tay
Hình ảnh thao tác rửa mặt
Hát “ rửa mặt như mèo”
Cô trò chuyện về cách giữ sạch khuôn mặt
Cô và trẻ cùng thực hiện lại thao tác rửa mặt, khuyến khích trẻ vừa thực hiện vừa nêu tên thao tác:
+ Bước 1: trải khăn lên 2 lòng bàn tay đỡ khăn bằng 2 lòng bàn tay và cổ tay
+ Bước 2; dùng ngón trỏ trái lau mắt trái, ngón trỏ phải lau mắt phải lau từ đầu mắt đến đuôi mắt (lau nhẹ nhàng 2 đến 3 lần)
+ Bước 3: dịch khăn lên phía trên lòng bàn tay tay phải lau trán và má phải tay trái lau trán và má trái
+ Bước 4; gấp đôi khăn theo hướng dọc từ trái sang phải dùng nửa khăn phía trên lau từ sống mũi xuống đầu mũi
+ Bước 5; lấy tay phải kéo dịch khăn lên phía trên tay phải đỡ nửa khăn phía dưới rồi lau miệng và cằm
+ Bước 6; gấp đôi khăn theo hướng từ trên xuống tay phải đỡ khăn rồi lau phần cổ bên trái, lật khăn sang tay tái và lau phần cổ bên phải
THỨ 5
Củng cố phân biệt ĐDĐC theo hình dạng
Trẻ biết phân biệt ĐDĐC về hình dạng ( vuông, tam giác), đặc điểm của hình vuông, hình tam giác
GD trẻ biết chơi đồ chơi đúng cách, cất-lấy đúng nơi quy định
ĐDĐC dạng hình vuông, tròn
Hình vuông, hình tròn
TC: đi chợ -> trẻ đi chợ ĐDĐC đúng theo hình dạng cô yêu cầu và chạy về đúng nhà có hình tương tự
Cô ra hiêu lệnh, quan sát, kiểm tra kết quả
THỨ 6
Thơ “ Em làm thợ xây”
Nêu gương cuối tuần
Trẻ đọc thuộc bài thơ
Trẻ phát âm đúng, to, rõ,
Bài thơ
Cô cùng trẻ đọc bài thơ, cho nhóm, cá nhân đọc
Trò chuyện với trẻ về nội dung bài thơ: bài thơ nói về ai? Chú thợ xây làm việc gì? Các con có yêu chú thợ xây không?
Cô nghe và sửa lỗi phát âm cho trẻ
GIÁO ÁN
LÀM QUEN MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH
ĐỀ TÀI: CÔNG VIỆC CỦA CÔ CHÚ CÔNG NHÂN
Chủ đề: Nghề nghiệp
Ngày thực hiện: thứ 2, ngày 21/10/2013
Nội dung tích hợp:
Phát triển nhận thức: tìm và ghép những vật có mối tương quan
Phát triển thẩm mỹ: rèn tự tin biểu diễn
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Trẻ biết được tên gọi, công việc của một nghành nghề quen thuộc: thợ điện, công nhân cao su, thợ may, kĩ sư xây dựng,…
Trẻ thuộc lời bài hát, tự tin biểu diễn
Vui vẻ, hứng thú tham gia hoạt động
CHUẨN BỊ:
Nhạc
Hình ảnh các nghành nghề
Thẻ hình các công cụ lao động
TIẾN HÀNH:
HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ VÀ TRẺ
NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ
* Hoạt động 1: Hát Cháu yêu cô chú công nhân
Cho trẻ nghe nhạc và đoán xem đây là bài hát gì? Trò chuyện về nội dung bài hát:
Bài hát nói về ai?
Cô chú công nhân trong bài hát làm việc gì?
Cho trẻ biểu diễn bài hát theo nhóm
*Hoạt động 2: Đố bé nghề gì?
Cho trẻ xem hình và trò chuyện về tên gọi, công việc trang phục của các nghành nghề đó:
Đố con biết đây là ai?
Tại sao con biết?
Con thấy được ở đâu?
*Hoạt động 3: Trò chơi “ tìm đồ dùng cho cô chú công nhân”
Cho trẻ đi tìm hình ảnh những công cụ làm việc đặt vào nghề nghiệp tương ứng -> hỏi trẻ đó là gì? Dùng để làm gì?
-> cô quan sát, hướng dẫn
NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ:
GIÁO ÁN
LÀM QUEN VỚI TOÁN
ĐỀ TÀI: NHẬN BIẾT HÌNH TRÒN, HÌNH TAM GIÁC
Chủ đề: Nghề nghiệp
Ngày thực hiện: thứ 3, ngày 22/10/2013
Nội dung tích hợp:
Phát triển nhận thức: tìm và ghép những vật có mối tương quan
Phát triển thẩm mỹ: rèn tự tin biểu diễn
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Biết được những dấu hiệu cơ bản của các hình như: tam giác, hình tròn có cạnh, góc.
Nói được một số thuật ngữ toán học như: góc, cạnh.
Phát triển thao tác tư duy, so sánh.
Rèn kĩ năng lăn hình, sờ hình.
Tích cực trong giờ học, nhanh nhẹn, đoàn kết, giúp đỡ bạn.
CHUẨN BỊ:
Các hình: hình tròn, hình tam giác. Mẫu hình tròn, hình tam giác.
Nhạc
TIẾN HÀNH:
HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ VÀ TRẺ
NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ
* Hoạt động 1: Trò chơi “ Chiếc túi kỳ diệu”
Cô hát: lại đây với cô nào
Con thỏ. Con thỏ…… trời tối.
Trời sáng rồi.
Bạn thỏ mới đem đến lớp chúng ta 1 chiếc túi, mà cô không biết trong đó có gì? Có bạn nào muốn mở chiếc túi này không? Cô mời một trẻ:
*Hoạt động 2: Khám phá
Hình Tam Giác.
Đây là hình gì?( trẻ nói- cả lớp nhắc lại)
Hình tam giác lăn được hay không lăn được?(mời một trẻ lăn thử).
Hình tam giác không lăn được. Tai sao thế nhỉ!(Cô dùng ngón tay trỏ sờ lần lượt bao quanh hình tam giác)
Con thấy đường này như thế nào?(thẳng và có nhiều nhấp nhô)
Vì hình tam giác có cạnh, có góc nhô ra nên không lăn được.
Cô chỉ góc, cạnh của hình.(đây là cạnh của hình tam giác, đây là góc của hình tam giác.
Hình tam giác có mấy góc, mấy cạnh? Các con đếm thử xem.
Cô cho trẻ đếm lại
Cô cho trẻ nhắc lại “hình tam giác có 3 góc và 3cạnh nên không lăn được”.
Hình tròn:
Đây là hình tròn.
Hình tròn lăn được hay không lăn được?( cho trẻ lăn thử)
Cô sờ xung quanh hình tròn. Và cho trẻ sờ thử
Hình tròn không có góc, cạnh nên lăn được.
Cô nhắc lại “hình tròn không có góc, cạnh nên lăn được”
*Hoạt động 3: Trò chơi “ Trúc xanh”
Gió thổi. gió thổi
Thổi các con về 2 đội
Luật chơi:
Trong thời gian 2 phút. Mỗi thành viên vượt chướng ngại vật chạy lên đây mở một bông hoa, lật bông hoa lên xem hình bên dưới, rồi lật tiếp một bông hoa nữa để chọn hình giống như bông hoa lúc đầu. bạn nào lật lên mà hai bông hoa không giống hình nhau thì trở về chỗ cho thành viên kế tiếp lên. Mỗi bạn chạy lên chỉ được lật một lần. hai bông hoa có hình giống nhau sẽ hái ra và đem về rổ của đội mình. Các con sẵn sàng chưa
123 - 2 phút bắt dầu.
Cô mở nhạc.
Sau trò chơi cô nhận xét. Tuyên dương đội có nhiều hình giống nhau nhất.
Kết thúc
NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ:
GIÁO ÁN
TẠO HÌNH
ĐỀ TÀI: TÔ MÀU MỘT SỐ DỤNG CỤ LAO ĐỘNG
Chủ đề: Nghề nghiệp
Ngày thực hiện: thứ 4, ngày 23/10/2013
Nội dung tích hợp:
Phát triển ngôn ngữ: tên gọi các dụng cụ lao động
Phát triển nhận thức: tìm và xếp nhóm các đối tượng liên quan
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Trẻ biết tên gọi, công dụng của các dụng cụ lao động quen thuộc
Rèn kỹ năng cầm bút, tô màu kín không gian, biết sử dụng kết hợp nhiều màu
Trẻ tìm và xếp nhóm được các đối tượng liên quan: dụng cụ lao động và hành động
Trẻ nhanh nhẹn, tích cực tham gia
CHUẨN BỊ:
Hình ảnh các dụng cụ lao động: kéo, cưa, kiềm, búa, tua vít, xe rùa,..
Hình ảnh các hành động lao động
Hình mẫu, bút màu
TIẾN HÀNH:
HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ VÀ TRẺ
NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ
* Hoạt động 1:
TC tìm đúng đồ dùng
Cho trẻ xem hình -> khuyến khích trẻ nêu suy nghĩ về cách dùng, công dụng
TC “ Tìm đúng đồ dùng” -> tung thẻ hình các dụng cụ làm việc và yêu cầu trẻ đi tìm và xếp các hình đúng theo các hoạt động lao động dán xung quanh lớp:
Bình nước – tưới cây
Xe rùa – chở cát
Búa – đóng đinh,..
*Hoạt động 2: “Tô màu các dụng cụ lao động”
Cho trẻ tô màu các thẻ hình dụng cụ lao động mình vừa tìm được -> cô quan sát, nhắc nhở trẻ tô hết không chừa trắng, khuyến khích trẻ sử dụng kết hợp nhiều màu
Cho trẻ làm sách các dụng cụ lao động và trưng bày: mỗi nhóm làm 1 quyển, trẻ xếp các trang sách cùng chiều, ngay ngắn -> cô giúp đóng sách cho trẻ
*Hoạt động 3: Bé đọc sách
Lần lượt mỗi nhóm, đai diện 2 trẻ lên đọc sách của mình cho các bạn nghe -> cô hướng dẫn, khơi gợi trẻ cách đọc sách hình -> cô nhận xét sản phẩm của trẻ
TC: cặp kè -> cho trẻ kết đôi vừa đi vừa đọc bài “ Cặp kè”
NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ:
GIÁO ÁN
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
ĐỀ TÀI: TRÈO LÊN XUỐNG GHẾ
Chủ đề: Nghề nghiệp
Ngày thực hiện: thứ 5, ngày 24/10/2013
Nội dung tích hợp:
Phát triển nhận thức: củng cố nhận biết, phân biệt hình vuông tròn
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Giúp trẻ hình thành kỹ năng trèo lên xuống ghế bằng 2 cách :
Cách 1 : trèo lên trước 1 chân, chân kia bước qua.
Cách 2 : trèo 2 chân lên ghế , bật xuống.
Phát triển tố chất bền bỉ, khéo léo, dẻo dai.
Giáo dục trẻ biết cố gắng, nhanh nhẹn tự tin, chú ý cao cùng tham gia luyện tập.
CHUẨN BỊ:
Ghế cá nhân đủ cho mỗi trẻ 1 cái xếp thành 5 hàng, mỗi hàng 2 ghế, khỏang cách giữa các ghế trong 1 hàng 60 cm.
Túi cát 5 màu khác nhau đủ cho mỗi trẻ 1 túi.
Thẻ hình vuông, tròn
TIẾN HÀNH:
HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ VÀ TRẺ
NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ
* Hoạt động 1:
Khởi động
Cả lớp cùng chơi trò chơi “ Trời nắng – trời mưa”
Cô và trẻ cùng đi chơi: đi các kiểu chân : đi nhón gót, kiễng chân, đi bằng mé chân, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm (kết hợp nhạc)
*Hoạt động 2: Bé tập thể dục
Tay : Tay đưa ra trước lên cao.
Chân : Đứng đưa chân ra phía trước lên cao (TT)
Bụng : Đứng cúi gập người về trước, tay chạm mũi chân.
Bật : Bật tách khép chân.
Trò chơi 1 “Chọn hình”
Cô tặng cho mỗi bạn 1 cái ghế. Cho trẻ xếp ghế trước mặt thành 5 hàng
x x x x x
x x x x x
Theo con mình có thể chơi gì với những chiếc ghế này?
Hôm nay mình cùng thực hiện động tác trèo lên xuống ghế.
Cô làm mẫu và giải thích :
Cách 1 : 1 tay vịn thành ghế, bước 1 chân lên giữa mặt ghế, chân kia bước qua ghế xuống đất, chân còn lại trên ghế bước xuống đất, tiếp tục đi và trèo lên ghế kế tiếp.
Cho cả lớp lần lượt thực hiện trèo qua 2 ghế , thực hiện xong mỗi bạn sẽ chọn cho mình 1 lô tô hình gắn lên ngực áo.
Cô còn có cách trèo khác các con có muốn thử không? Vậy cô cháu mình thực hiện theo cách khác:
Cách 2 : 1 tay vịn thành ghế, bước từng chân lên mặt ghế, rồi nhảy chụm chân xuống đất.
Cả lớp lần lượt thực hiện trèo qua ghế theo cách 2 (mỗi lần 5 bé)
Trò chơi 2 : “Về đúng nhà”
Mỗi bé trèo qua ghế bằng 2 cách, sau đó về đứng dưới bảng có đúng ký hiệu vuông, tròn
+ Lần 1 : Cho trẻ thực hiện theo nhóm
+ Lần 2 : Các nhóm hình vuông, hình tròn lần lược thực hiện xem nhóm nào thực hiện đúng (thực hiện bằng 2 cách)
Trò chơi vận động : “Ai ném xa nhất”
Yêu cầu : Trẻ ném xa bằng 1 tay
Cho từng nhóm 5 bé lần lượt lên thực hiện (mỗi bé 1 màu túi cát khác nhau). Bé nào ném xa nhất là bé đó thắng
Cho trẻ chơi 2, 3 lần
*Hoạt động 3: Hồi tĩnh
Trẻ đi nhẹ nhàng, hít thở, thả lỏng tay chân
NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ:
GIÁO ÁN
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
ĐỀ TÀI: BÉ LÀM THỢ XÂY
Chủ đề: Nghề nghiệp
Ngày thực hiện: thứ 6, ngày 25/10/2013
Nội dung tích hợp:
Âm nhạc: VĐ minh họa Cháu yêu cô chú công nhân
MTXQ: tìm hiểu một số dụng cụ của nghề xây dựng
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Cháu thuộc bài thơ “ Em Làm Thợ Xây”,hiểu được nội dung bài thơ, hiểu được nghĩa của từ khó “ Dao Gạch ”, “ Thoăn Thoắt ”, “ Thợ Nề ”. Trẻ biết được tên tác giả.
Rèn kĩ năng quan sát, lắng nghe, tư duy ghi nhớ của trẻ.
Trẻ biết đọc thơ diễn cảm, biết thể hiện cảm xúc của mình qua nét mặt, diệu bộ, cử chỉ. Ngắt đúng nhịp 2/2 của câu thơ trong bài thơ.
Cháu đọc thơ to, rõ ràng, trả lời dúng câu hỏi của cô, trả lời trọn câu,đọc đúng từ khó. Mở rộng vốn từ cho trẻ.
Phải biết ơn quí trọng những chú công nhân và sản phẩm mà họ dã làm ra
CHUẨN BỊ:
Tranh thơ chữ to “ Em Làm Thợ Xây”
Đoạn clip về phong cảnh, những hình ảnh,phách tre.
TIẾN HÀNH:
HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
* Hoạt động 1:
Chú công nhân xây nhà
Cho trẻ xem đoạn clip “ Chú công nhân xây nhà”
Các con có nhận xét gì về đoạn clip vừa rồi?
Trong đoạn clip có những gì? Mời 2-3 trẻ trả lời.
Những ngôi nhà như thế nào?
Ngoài những ngôi nhà ra còn có những gì nữa?
Các con có biết là những ngôi nhà ,những chiếc cầu, con đường này là do ai làm ra không? Mời 2 – 3 trẻ.
Giáo dục: Đúng rồi những ngôi nhà, những chiếc cầu, những con đường là nhờ các chú công nhân làm ra. Vì thế các con phải biết yêu thương quý trọng các cô chú công nhân và sản phẩm mà họ đã làm ra.
Cô có một bài thơ hay nói về một em bé rất thích làm thợ xây để tặng cho những người thân.Đó là bài “ Em Làm Thợ Xây” tác giả Hoàng Dân. Các con hãy lắng nghe cô đọc và xem em bé làm những gì nhé!
Xem clip và trò chuyện cùng cô
*Hoạt động 2: Nghe đọc thơ và đàm thoại
Cô đọc thơ -> trò chuyện
Cô vừa đọc bài thơ gì?
Ai sáng tác? Mời 1 – 2 trẻ?
Cô giải thích nội dung: Bài thơ nói về em bé làm thợ xây, em bé xây những ngôi nhà để tặng cho bà, cho mẹ, cho chị, cho cha và trong bài thơ còn nói lên động tác xây nhà của em bé rất nhanh giống như một chú thợ chuyên nghiêp vậy“ Tay cầm dao gạch, tay nhanh thoăn thoắt như bác thợ nề”.
Sản phẩm mà em làm ra là những ngôi nhà rất đẹp nên em rất vui và rất thích.
Cô đọc lần 2 trên tranh thơ chữ to:
Cô giải thích những hình ảnh thay thế trên tranh thơ chữ to và cho trẻ đọc: Bà, mẹ,em, bác, cha, ngôi nhà.
Cô giải thích từ khó:
Dao gạch: là cái bay dùng để xây nhà.
Thoăn thoắt: Nhanh nhẹn.
Thợ nề: Chú thợ xây.
Cho trẻ đọc từ khó.
Chú ý lắng nghe
Trò chuyện cùng cô
Lắng nghe
Quan sát, theo dõi
Lặp lại theo cô
*Hoạt động 3: Bé đọc thơ
Cho cả lớp đọc thơ trên tranh chữ to. Đọc 2 lần.
Đàm thoại về nội dung
Tuyên dương trẻ.
Mời nhóm lên đọc
Cô quan sát sữa sai kịp thời.
Cho cả lớp chơi trò chơi nhỏ: Cho trẻ đọc theo tổ khi cô đưa tay về tổ nào thì tổ đó đọc, khi cô đưa tay lên cao cả lớp đọc to, đưa thấp đọc nhỏ, đưa vừa thì đọc vừa.
Cho cả lớp đọc 2 -3 lần.
Hát và VĐ minh họa “ Cháu yêu cô chú công nhân”
Trẻ đọc cùng cô
Đàm thoại cùng cô
Đọc theo nhóm
Tham gia chơi
NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ:
KÝ DUYỆT BGH
KÝ DUYỆT TỔ CM
GIÁO VIÊN SOẠN
Dương Ngọc Thùy Linh
KẾ HOẠCH TUẦN 9 ( 28/10 – 01/11/2013)
CHỦ ĐẾ :NGHỀ NGHIỆP
Thời gian thực hiện: 5 tuần ( 21/10/2013 – 22/11/2013)
HOẠT ĐỘNG
NỘI DUNG
ĐÓN TRẺ
Đón trẻ, nhắc nhở trẻ cất đồ dùng đúng nơi
Trò chuyện với trẻ về những công việc của các cô cấp dưỡng trẻ biết
TIÊU CHUẨN BÉ NGOAN
Đi học đều, đúng giờ
Lau mặt đúng thao tác
Nhận biết đúng đồ dùng, vị trí của bản thân
THỂ DỤC SÁNG
- Trẻ tập theo cô các động tác của bài Chim bồ câu
ĐIỂM DANH
Sau khi tập TDS cô điểm danh, báo sĩ số trẻ đi học
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
THỨ 2
THỨ 3
THỨ 4
THỨ 5
THỨ 6
Trò chuyện về công việc của các cô cấp dưỡng
TC: tung bắt bóng
TC: chuyền bóng
Giáo dục trẻ xếp hàng ngay ngắn, biết so hàng với bạn
TC: chạy nhanh về nhà
Quan sát nhà bếp và công việc của cô cấp dưỡng
Chơi với đồ chơi ngoài trời
Vẽ phấn
Quan sát công việc của bác bảo vệ
HOẠT ĐỘNG CHUNG
GD ÂN
LQVT
THAO TÁC VỆ SINH
TD
LQVH
Dh: em tập lái ô tô
NH: lớn lên cháu lái máy cày
VĐ: theo nhạc
Nhận biết hình chữ
File đính kèm:
- ke hoach chu de nghe nghiep lop mam.doc