I. Mục tiêu bài học
Sau khi học xong bài này, HS cần đạt những mục tiêu sau:
1. Kiến thức
- Hiểu được một cách khái quát các kiến thức cơ bản về: các thành phần, các giai đoạn phát triển và những đặc điểm lớn về nội dung và nghệ thuật của VHVN từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX.
2. Kĩ năng
- Có kỹ năng phân tích, tổng hợp, phát hiện và chứng minh các luận điểm của bài văn học sử một cách có hệ thống.
3. Thái độ
- Có lòng yêu mến, trân trọng di sản văn học dân tộc.
II. Phương tiện, phương pháp dạy học
1. Phương pháp dạy học
- Phương pháp diễn giảng, đàm thoại.
2. Phương tiện dạy học
- Phương tiện
+ Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án.
+ Bảng viết, máy chiếu.
- Tư liệu:
+ Mẫu chữ Nôm để trình chiếu hoặc in cho học sinh.
+ Bản chụp một số tác phẩm: Đại Việt sử ký
21 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 21613 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ x đến hết thế kỷ xix, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án
KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM
TỪ THẾ KỈ X ĐẾN HẾT THẾ KỶ XIX
(2 tiết)
SGK Ngữ Văn 10, tập 1, NXB GD, 2008
I. Mục tiêu bài học
Sau khi học xong bài này, HS cần đạt những mục tiêu sau:
1. Kiến thức
- Hiểu được một cách khái quát các kiến thức cơ bản về: các thành phần, các giai đoạn phát triển và những đặc điểm lớn về nội dung và nghệ thuật của VHVN từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX.
2. Kĩ năng
- Có kỹ năng phân tích, tổng hợp, phát hiện và chứng minh các luận điểm của bài văn học sử một cách có hệ thống.
3. Thái độ
- Có lòng yêu mến, trân trọng di sản văn học dân tộc.
II. Phương tiện, phương pháp dạy học
1. Phương pháp dạy học
- Phương pháp diễn giảng, đàm thoại.
2. Phương tiện dạy học
- Phương tiện
+ Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án.
+ Bảng viết, máy chiếu.
- Tư liệu:
+ Mẫu chữ Nôm để trình chiếu hoặc in cho học sinh.
+ Bản chụp một số tác phẩm: Đại Việt sử ký…
- Học liệu (dành cho sự chuẩn bị của giáo viên): Giáo trình văn học dân gian Việt Nam – Nguyễn Bích Hà (NXB ĐH Sư Phạm); Thiết kế bài giảng Ngữ Văn 10, tập 1 – Nguyễn Văn Đường (NXB HN); Phân tích tác phẩm Ngữ Văn 10 – Trần Nho Thìn (NXB GDVN); Kỹ năng đọc – hiểu văn bản Ngữ Văn 10 – Nguyễn Kim Phong (NXB GDVN); Phân tích bình giảng tác phẩm văn học nâng cao 10 – Nguyễn Khắc Phi (NXB GDVN).
III. Yêu cầu học sinh chuẩn bị
- Trả lời các câu hỏi trong phần Hướng dẫn học bài.
- Viết những vấn đề khó hiểu ra giấy để hỏi GV.
IV. Tiến trình dạy học
Tiết 1
1. Ổn định tổ chức lớp học
2. Kiểm tra bài cũ
3. Giới thiệu bài mới
Với chiến thắng oanh liệt của Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938, dân tộc ta đã bước vào một kỉ nguyên mới. Từ đây, nước ta bắt đầu xây dựng chế độ phong kiến độc lập tự chủ. Bên cạnh dòng VHDG, VH viết bắt đầu hình thành và phát triển. Nền VHVN từ thế kỉ X đến hết thế kỷ XIX được gọi là VH trung đại. Vậy diện mạo của nền VH ấy như thế nào? Hôm nay, cô trò ta cùng tìm hiểu qua bài: Khái quát VHVN từ thế kỉ X đến hết thế kỷ XIX.
4. Dạy bài mới
Yêu cầu cần đạt
Hoạt động của GV
HĐ của HS
I. Các thành phần của VH từ thế kỉ X- XIX:
- Hai thành phần chủ yếu:
+ VH chữ Hán
+ VH chữ Nôm.
- Chữ quốc ngữ xuất hiện vào khoảng thế kỉ XVII, VH chữ quốc ngữ xuất hiện vào giai đoạn cuối của VHTĐ nhưng thành tựu chưa đáng kể, chưa được coi là một bộ phận của VHTĐ.
1. Văn học chữ Hán:
- Là các sáng tác bằng chữ Hán của người Việt.
- Thể loại: chủ yếu tiếp thu từ các thể loại của VH Trung Quốc:
- VD: Chiếu: Chiếu dời đô (Lí Công Uẩn), Biểu: Biểu tạ ơn (Nguyễn Trãi), Hịch: Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Cáo: Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi), Truyện truyền kì: Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ), Kí sự: Thượng kinh kí sự (Lê Hữu Trác), Tiểu thuyết chương hồi: Hoàng Lê nhất thống chí (Ngô gia văn phái), Phú: Bạch Đằng giang phú (Trương Hán Siêu), Thơ cổ phong, thơ Đường luật của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương,...
" VH chữ Hán đạt được những thành tựu nghệ thuật to lớn.
2. VH chữ Nôm:
- Chữ Nôm là thứ chữ viết cổ do người Việt dựa vào chữ Hán để sáng tạo ra để ghi âm tiếng Việt.
- VH chữ Nôm là các sáng tác bằng chữ Nôm của người Việt, ra đời từ khoảng cuối thế kỉ XIII, tồn tại và phát triển đến hết thời kì VHTĐ.
- Thể loại: chủ yếu là thơ.
+ Các thể loại tiếp thu của VH Trung Quốc: phú, văn tế, thơ Đường luật.
+ Các thể loại VH dân tộc: ngâm khúc, truyện thơ, hát nói, thơ Đường luật thất ngôn xen lục ngôn.
- Các tác giả, tác phẩm VH chữ Nôm tiêu biểu: Nguyễn Trãi: Quốc âm thi tập, Nguyễn Du: Truyện Kiều, Văn chiêu hồn,..., Đoàn Thị Điểm: Chinh phụ ngâm, Nguyễn Đình Chiểu: Lục Vân Tiên,...
" Sự song song tồn tại và phát triển của 2 tp VH trên tạo nên tính song ngữ trong nền VH dân tộc, không đối lập mà bổ sung cho nhau.
II. Các giai đoạn phát triển của VH từ thế kỉ X- XIX:
1. Giai đoạn từ thế kỉ X-XIV:
a. Hoàn cảnh lịch sử- xã hội:
- Dân tộc ta giành được quyền độc lập tự chủ.
- Lập nhiều chiến công chống giặc ngoại xâm: chống Tống, quân Nguyên- Mông.
- Xây dựng đất nước hoà bình, vững mạnh, chế độ phong kiến ở thời kì phát triển.
b. Các bộ phận văn học:
- VH viết chính thức ra đời tạo bước ngoặt lớn.
- Gồm 2 bộ phận song song tồn tại và phát triển: VH chữ Hán và VH chữ Nôm.
c. Nội dung:
- Cảm hứng yêu nước chống xâm lược và tự hào dân tộc với âm hưởng hào hùng, mang hào khí Đông A.
- Hào khí Đông A: hào khí thời Trần - tinh thần quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược, tự hào dân tộc.
- Các tác giả, tác phẩm tiêu biểu: Lí Thường Kiệt: Nam quốc sơn hà, Đỗ Pháp Thuận: Quốc tộ, Lí Công Uẩn: Thiên đô chiếu, Trần Hưng Đạo: Hịch tướng sĩ, Trương Hán Siêu: Bạch Đằng giang phú...
d. Nghệ thuật:
- VH viết bằng chữ Hán đạt được những thành tựu lớn: văn chính luận, văn xuôi viết về đề tài lịch sử, văn hoá, thơ, phú.
- VH viết bằng chữ Nôm bước đầu phát triển.
- Hiện tượng văn- sử- triết bất phân.
2. Giai đoạn từ thế kỉ XV- XVII:
a. Hoàn cảnh lịch sử- xã hội:
- Chiến thắng giặc Minh, triều Hậu Lê được thành lập, chế độ PK đạt độ cực thịnh ở cuối thế kỉ XV.
- Nội chiến: Mạc- Lê, Trịnh- Nguyễn chia cắt đất nước vào thế kỉ XVI- XVII khiến chế độ PK suy yếu.
" Nhìn chung tình hình xã hội vẫn ổn định.
b. Các bộ phận văn học:
VH chữ Hán và VH chữ Nôm đều phát triển, đạt nhiều thành tựu.
c. Nội dung:
- Tếp tục phát triển cảm hứng yêu nước, tự hào dân tộc, khẳng định dân tộc và triều đình PK.
VD: Bình Ngô đại cáo, Quốc âm thi tập (Nguyễn Trãi); Hồng Đức quốc âm thi tập, Thánh Tông di thảo (Lê Thánh Tông);...
- Phản ánh, phê phán hiện thực xã hội đương thời với những tệ lậu, suy thoái về đạo đức.
VD: Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ),...
d. Nghệ thuật:
- VH chữ Hán: đạt thành tựu vượt bậc ở văn chính luận và văn xuôi tự sự.
- VH chữ Nôm: thơ Nôm phát triển, xuất hiện xu hướng Việt hoá thơ Đường luật, các khúc ngâm, vịnh, diễn ca lịch sử bằng thơ lục bát và song thất lục bát phát triển.
3. Giai đoạn từ thế kỉ XVIII- nửa đầu thế kỉ XIX:
a. Hoàn cảnh lịch sử- xã hội:
- Nội chiến PK tiếp tục gay gắt, kéo dài khiến chế độ PK suy thoái.
- Phong trào nông dân sôi sục, đỉnh cao là khởi nghĩa Tây Sơn, diệt Trịnh- Nguyễn, quân Xiêm và quân Thanh, thống nhất đất nước.
- Tây Sơn thất bại, nhà Nguyễn khôi phục vương triều PK chuyên chế.
- Đất nước bị đặt trước hiểm họa xâm lược của thực dân Pháp.
" Là giai đoạn lịch sử đầy biến động, có bi kịch và có anh hùng ca.
" Nền văn học dân tộc phát triển mạnh, kết tinh nhiều tác giả, tác phẩm văn học xuất sắc " được đánh giá là giai đoạn VH cổ điển.
b. Các bộ phận văn học:
- VH chữ Hán phát triển.
- VH chữ Nôm phát triển đạt đỉnh cao.
c. Nội dung:
Trào lưu nhân đạo chủ nghĩa:
+ Tiếng nói đòi quyền sống, quyền hạnh phúc, đấu tranh đòi quyền giải phóng con người cá nhân.
+ Cảm thông với những số phận bất hạnh.
+ Tố cáo, phê phán các thế lực bạo tàn chà đạp lên quyền sống của con người.
+ Ngợi ca những vẻ đẹp của con người.
+ Khát vọng tự do công lí, mơ ước về xã hội tốt đẹp cho con người.
- Các tác giả, tác phẩm tiêu biểu: Đặng Trần Côn- Đoàn Thị Điểm: Chinh phụ ngâm, Nguyễn Gia Thiều: Cung oán ngâm khúc, Nguyễn Du: Truyện Kiều- đỉnh cao của VHTĐ, Thơ Nôm Hồ Xuân Hương, Thơ Bà Huyện Thanh Quan, Ngô gia văn phái: Hoàng Lê nhất thống chí, Thơ Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ,...
d. Nghệ thuật:
- Phát triển mạnh và khá toàn diện cả VH chữ Hán và VH chữ Nôm, cả thơ và văn xuôi.
- VH chữ Nôm được khẳng định và phát triển đạt đến đỉnh cao.
4. Giai đoạn VH nửa cuối thế kỉ XIX:
a. Hoàn cảnh lịch sử- xã hội:
- Thực dân Pháp xâm lược. Triều đình nhà Nguyễn đầu hàng từng bước. Nhân dân cả nước kiên cường chống giặc nhưng gặp phải nhiều thất bại.
- XHPK chuyển thành XHTD nửa PK.
- Văn hóa phương Tây bắt đầu ảnh hưởng tới đời sống XH.
b. Các bộ phận văn học:
- Chủ yếu là hai bộ phận: chữ Hán và chữ Nôm.
- VH viết bằng chữ quốc ngữ đã bước đầu xuất hiện nhưng thành tựu chưa đáng kể.
c. Nội dung:
- Chủ nghĩa yêu nước chống xâm lược mang cảm hứng bi tráng.
- Tư tưởng canh tân đất nước trong các bản điều trần của Nguyễn Trường Tộ.
- Phê phán hiện thực xã hội đương thời trong thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương.
- Các tác giả, tác phẩm tiêu biểu:
+ Nguyễn Đình Chiểu- tác giả VH yêu nước lớn nhất.
+ Nguyễn Khuyến, Tú Xương,...
d. Nghệ thuật:
- Văn thơ chữ Hán, chữ Nôm của Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến, Tú Xương.
- Xuất hiện một số tác phẩm văn xuôi bằng chữ quốc ngữ của Trương Vĩnh Kí, Nguyễn Trọng Quản, Huỳnh Tịnh Của,... đem đến những đổi mới bước đầu theo hướng hiện đại hóa.
- GV hỏi: VH từ thế kỉ X- XIX có các thành phần nào? Các thành phần chủ yếu?
- GV hỏi tiếp: Chữ quốc ngữ xuất hiện vào thời gian nào? Tại sao VH viết bằng chữ quốc ngữ chưa được coi là một bộ phận của VHTĐ?
- GV: Em hiểu thế nào là VH chữ Hán?
- Nêu các thể loại của VH chữ Hán?
- VD các tác phẩm minh hoạ?
- GV: Đánh giá chung về thành tựu của VH chữ Hán?
- Em biết gì về chữ Nôm?
- Thế nào là VH chữ Nôm? Nó xuất hiện vào thời gian nào?
- GV giảng về sự ra đời của chữ Nôm, nguồn gốc, cách cấu tạo chữ Nôm…
- GV: Đặc điểm của các thể loại VH chữ Nôm có gì khác với VH chữ Hán?
- Kể tên một vài tác giả, tác phẩm VH chữ Nôm tiêu biểu?
- GV cho HS xem về mẫu chữ Nôm.
- GV kết luận đánh giá về vai trò của 2 tp văn học.
- GV: Các giai đoạn phát triển của VHTĐ?
- GV tổng kết, củng cố và bổ sung kiến thức trong phần trình bày của học sinh.
- GV: Nêu các đặc điểm chính về hoàn cảnh lịch sử xã hội của giai đoạn VH từ thế kỉ X- XIV?
- GV hỏi: Tại sao nói đến giai đoạn VH này, VHVN tạo ra được một bước ngoặt lớn?
- Nội dung, âm hưởng chủ đạo của VH giai đoạn này?
- Em hiểu thế nào là hào khí Đông A?
- Nêu các tác giả, tác phẩm tiêu biểu của giai đoạn VH này?
- Nêu những đặc điểm nghệ thuật lớn của VH giai đoạn này?
- GV tổng kết, củng cố và bổ sung kiến thức trong phần trình bày của học sinh.
- GV: Nêu các sự kiên lịch sử nổi bật trong giai đoạn này?
- VH viết trong giai đoạn này gồm các bộ phận nào?
- GV: VH giai đoạn này có gì kế tục và khác biệt về nội dung so với giai đoạn VH trước? Tại sao?
- GV: Nêu tên 2 tác giả, tác phẩm tiêu biểu cho các nội dung đó?
- Các thể loại đạt được nhiều thành tựu của VH chữ Hán và VH chữ Nôm?
- GV điều hành và tổng kết.
- GV: Nêu các sự kiên lịch sử nổi bật trong giai đoạn này?
- GV phân tích sâu sắc về tình hình lịch sử đất nước.
- GV nêu cho học sinh.
- Cảm hứng chủ đạo của VH giai đoạn này?
- Những biểu hiện của chủ đề ấy?
- Gv phân biệt k/n nhân đạo- nhân văn:
+ Nhân văn: phẩm chất người ở con người- vẻ đẹp văn hóa của con người" cảm hứng nhân văn là cảm hứng khẳng định, ngợi ca vẻ đẹp của con người.
+ Nhân đạo: đạo đức tốt đẹp của con người biểu hiện ở sự tôn trọng, tin tưởng, ngợi ca vẻ đẹp của con người; yêu thương con người; đấu tranh bảo vệ, phát triển con người.
- Nêu các tác giả, tác phẩm tiêu biểu của giai đoạn VH này?
- Nêu những thành tựu nghệ thuật tiêu biểu của VH giai đoạn này?
- GV điều hành và tổng kết kiến thức.
-GV: Nêu các sự kiên lịch sử nổi bật trong giai đoạn này?
- GV hỏi: Cho cô biết các bộ phận văn học trong giai đoạn này?
- Chủ đề và cảm hứng yêu nước là chủ đạo trong giai đoạn VH này nhưng nó có đặc điểm gì khác với giai đoạn từ thế kỉ X- XIV? Vì sao?
- GV phân tích sâu sắc về bối cảnh lịch sử giai đoạn này.
- Thành tựu nghệ thuật đặc sắc của giai đoạn VH này kết tinh ở thể loại, tác giả VH nào? Có những thể loại mới nào?
- HS theo dõi SGK trả lời.
- HS trả lời, các bạn khác lắng nghe bổ sung ý kiến
- HS lắng nghe cô tổng kết và ghi bài.
- HS đứng dậy trả lời
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe và ghi bài.
- HS đứng dậy nêu ví dụ
- HS quan sát mẫu, cho nhận xét.
- HS dựa vào sgk kể tên 4 giai đoạn.
- Đại diện nhóm 1 lên trình bày sản phẩm đã chuẩn bị ở nhà.
- Yêu cầu: 1 hs trình bày nói, 1 hs viết lên bảng dàn ý chính của nhóm.
- Các nhóm khác theo dõi phần trình bày của nhóm 1 để bổ sung ý kiến.
- Đại diện nhóm 2 lên trình bày sản phẩm đã chuẩn bị ở nhà.
- Yêu cầu: 1 hs trình bày nói, 1 hs viết lên bảng dàn ý chính của nhóm.
- Các nhóm khác theo dõi phần trình bày của nhóm 2 để bổ sung ý kiến.
- Đại diện nhóm 3 lên trình bày sản phẩm đã chuẩn bị ở nhà.
- Yêu cầu: 1 hs trình bày nói, 1 hs viết lên bảng dàn ý chính của nhóm.
- Các nhóm khác theo dõi phần trình bày của nhóm 3 để bổ sung ý kiến.
- Đại diện nhóm 4 lên trình bày sản phẩm đã chuẩn bị ở nhà.
- Yêu cầu: 1 hs trình bày nói, 1 hs viết lên bảng dàn ý chính của nhóm.
- Các nhóm khác theo dõi phần trình bày của nhóm 4 để bổ sung ý kiến.
Tiết 2
Kiến thức cần đạt
Hoạt động của GV
HĐ của HS
III. Những đặc điểm lớn về nội dung của văn học từ thế kỉ X-XIX:
VHTĐVN phát triển dưới sự tác động của các yếu tố:
+ Truyền thống dân tộc.
+ Tinh thần thời đại.
+ Ảnh hưởng từ Trung Quốc.
1. Chủ nghĩa yêu nước:
- Vị trí: là nội dung lớn, xuyên suốt quá trình tồn tại và phát triển của VHTĐVN.
- Đặc điểm:
+ Gắn liền với tư tưởng “trung quân ái quốc”.
+ Ko tách rời truyền thống yêu nước của dân tộc.
- Các biểu hiện:
+ Ý thức độc lập, tự chủ, tự cường, tự hào dân tộc.
VD: Nam quốc sơn hà ( Lí Thường Kiệt); Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi); Bạch Đằng giang phú (Trương Hán Siêu);...
+ Khi đất nước có giặc ngoại xâm:
" Lòng căm thù giặc sâu sắc, tinh thần quyết chiến quyết thắng với kẻ thù:
VD: “Ngẫm thù lớn... ko cùng sống” (Bình Ngô đại cáo- Nguyễn Trãi), “Ta thường...xin làm”(Hịch tướng sĩ- Trần Quốc Tuấn),...
" Biết ơn, ca ngợi những người hi sinh vì đất nước:
VD: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu),...
" Xót xa đau đớn trước cảnh đất nước bị tàn phá, nhân dân phiêu bạt, khốn cùng:
VD: Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi), Chạy giặc (Nguyễn Đình Chiểu),...
+ Khi đất nước thanh bình:
" Ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước- tình yêu thiên nhiên.
VD: Thơ viết về thiên nhiên trong VH Lí- Trần, thơ Nôm Nguyễn Trãi, Nguyễn Khuyến,...
" Ca ngợi cuộc sống thái bình thịnh trị:
VD: Phò giá về kinh (Trần Quang Khải)
2. Chủ nghĩa nhân đạo:
- Vị trí: là nội dung lớn, xuyên suốt quá trình tồn tại và phát triển của VHTĐVN.
- Đặc điểm:
+ Bắt nguồn từ truyền thống nhân đạo của người VN, từ cội nguồn VHDG, lối sống “thương người như thể thương thân”.
+ Ảnh hưởng từ tư tưởng nhân văn tích cực của các tôn giáo: đạo Phật- tư tưởng từ bi bác ái; Nho giáo- học thuyết nhân nghĩa, tư tưởng thân dân; Lão giáo- sống thuận theo tự nhiên, hoà hợp với tự nhiên.
- Các biểu hiện:
+ Lên án, tố cáo các thế lực bạo tàn chà đạp lên quyền sống, hạnh phúc của con người: cường quyền, định kiến và hủ tục XH, thần quyền, thế lực đồng tiền.
VD: Chinh phụ ngâm, Thơ Hồ Xuân Hương, Truyện Kiều,...
+ Cảm thông với những số phận bất hạnh, những nỗi khổ đau của con người.
VD: Chuyện người con gái Nam Xương, Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc, Truyện Kiều,...
+ Khẳng định, đề cao phẩm chất tốt đẹp, tài năng và khát vọng chân chính của con người.
VD: Các tác phẩm VH Phật giáo đời Lí (Cáo tật thị chúng, Ngôn hoài,...), Truyện Kiều, Lục Vân Tiên,...
+ Đề cao quan hệ đạo đức, đạo lí tốt đẹp giữa người với người.
VD: Bạn đến chơi nhà, Khóc Dương Khuê,...
3. Cảm hứng thế sự:
- Thế sự: cuộc sống con người, việc đời.
- Cảm hứng thế sự: bày tỏ suy nghĩ, thái độ, tình cảm với cuộc sống con người và việc đời.
- Xuất hiện từ VH cuối đời Trần (thế kỉ XIV), tồn tại và phát triển trong quá trình phát triển của VHTĐ, càng ở giai đoạn cuối của VHTĐ càng đậm nét" VH đi từ cái thật của tâm trí đến cái thật của cuộc đời, xã hội.
- Nội dung biểu hiện:
+ Những bài thơ về thói đời đen bạc của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
+ Thượng kinh kí sự (Lê Hữu Trác), Vũ trung tuỳ bút (Phạm Đình Hổ) " bộ mặt thối nát của triều đình PK trong buổi suy tàn.
+ Thơ trào phúng thâm thuý về tình cảnh đất nước trong buổi nô lệ và thơ về đời sống nông thôn của Nguyễn Khuyến.
+ Bức tranh XH thành thị thời chế độ PK mạt vận, thực dân Pháp hoành hành trong thơ Tú Xương,...
IV. Những đặc điểm lớn về nghệ thuật của văn học thế kỉ X- XIX:
1. Tính quy phạm và phá vỡ tính quy phạm:
- Tính quy phạm:là sự quy định chặt chẽ theo khuôn mẫu (quy phạm: cung cách chuẩn mực cần phải tuân thủ, làm theo).
" Là đặc điểm nổi bật của VHTĐ.
- Biểu hiện:
+ Quan niệm VH: coi trọng mục đích giáo huấn của VH, “thi dĩ ngôn chí”, “văn dĩ tải đạo”.
+ Tư duy nghệ thuật: nghĩ theo kiểu mẫu nghệ thuật có sẵn, đã thành công thức.
+ Thể loại văn học: có sự quy định chặt chẽ ở từng thể loại.
+ Thi liệu: sử dụng nhiều điển tích, điển cố, văn liệu quen thuộc.
+ Thiên về tượng trưng, ước lệ.
- Sự phá vỡ tính quy phạm: là sự sáng tạo, phát huy cá tính sáng tạo về cả nội dung và hình thức biểu hiện vượt ra ngoài những quy định trên.
- VD: Các tác giả ưu tú có sự phá vỡ tính quy phạm: Nguyễn Trãi (thơ Đường luật thất ngôn xen lục ngôn, sáng tạo về đề tài), Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Tú Xương,...
2. Khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình dị:
- Trang nhã: trang trọng, tao nhã" vẻ đẹp lịch lãm, thanh cao.
- Bình dị: bình thường và giản dị.
- Khuynh hướng trang nhã:
+ Đề tài, chủ đề: hướng tới cái cao cả, trang trọng hơn cái bình thường, giản dị.
VD: Chí lớn của người quân tử, đạo của thánh hiền,...
+ Hình tượng nghệ thuật: hướng tới vẻ tao nhã, mĩ lệ hơn vẻ đơn sơ, mộc mạc.
VD: Hình tượng thiên nhiên mang tính ước lệ, tượng trưng, trang trọng, đài các (tùng, cúc, trúc, mai)...
+ Ngôn ngữ nghệ thuật: trau chuốt, hoa mĩ.
VD: Chỉ cái chết, các tác giả dùng “lời lời châu ngọc” để diễn tả- “gãy cành thiên hương”, “nát than bồ liễu”, “ngậm cười chín suối”,...
- Xu hướng bình dị:
VH ngày càng gắn bó với đời sống hiện thực:
+ Đề tài, chủ đề, hình tượng nghệ thuật: lấy từ đời sống tự nhiên, giản dị.
+ Ngôn ngữ nghệ thuật: lấy từ lời ăn tiếng nói hàng ngày, vận dụng ca dao, tục ngữ,...
3. Tiếp thu và dân tộc hoá tinh hoa VH nước ngoài:
- Tiếp thu tinh hoa VH Trung Quốc:
+ Ngôn ngữ: chữ Hán.
+ Thể loại: thơ cổ phong, thơ Đường luật, hịch, cáo, chiếu, biểu, truyện truyền kì, kí, tiểu thuyết chương hồi,...
+ Thi liệu: điển cố, thi liệu Hán học.
- Quá trình dân tộc hóa hình thức văn học:
+ Ngôn ngữ: sáng tạo và sử dụng chữ Nôm và sử dụng lời ăn tiếng nói, cách diễn đạt của nhân dân lao động.
+ Thể loại: Việt hoá thơ Đường luật và sáng tạo các thể thơ dân tộc.
III. Tổng kết bài học:
Ghi nhớ:(sgk)
- GV hỏi: VHTĐVN phát triển dưới sự tác động của những yếu tố nào? Những nội dung cảm hứng lớn của nó?
- Nêu vị trí của chủ nghĩa yêu nước trong VHTĐVN?
- Nêu những đặc điểm của chủ nghĩa yêu nước trong VHTĐVN?
- GV: em hãy nêu những biểu hiện của chủ nghĩa yêu nước?
- Nêu một vài VD minh hoạ?
Gv lưu ý hs: Trong giai đoạn cuối của VHTĐVN, tư tưởng li tâm với quan niệm trung quân ái quốc trong cảm hứng yêu nước đã xuất hiện: “Đề vào mấy chữ trong bia/ Rằng quan nhà Nguyễn cáo về đã lâu” (Di chúc- Nguyễn Khuyến)
- GV hỏi: Nêu vị trí của chủ nghĩa nhân đạo trong VHTĐVN?
- GV gọi 1hs: Nêu những đặc điểm của chủ nghĩa nhân đạo trong VHTĐVN?
- Nêu các biểu hiện của chủ nghĩa nhân đạo trong VHTĐVN?
- Nêu một vài VD minh hoạ?
- Em hiểu thế nào là “thế sự”, “cảm hứng thế sự”?
- Cảm hứng thế sự xuất hiện khi nào trong VHTĐ?
- Nội dung biểu hiện của cảm hứng thế sự?
- GV hỏi: Thế nào là tính quy phạm?
- GV: 1 em hãy cho cô biết biểu hiện của tính quy phạm?
- GV dẫn dắt, phân tích cho học sinh hiểu về sự phá vỡ tính quy phạm.
- GV: Nêu tên các tác giả và các tác phẩm của họ có sự phá vỡ tính quy phạm?
- GV hỏi: Em hiểu thế nào là “trang nhã” và “bình dị”?
- GV hỏi tiếp: Các biểu hiện của khuynh hướng trang nhã là gì ?
- GV: 1 bạn hãy cho cô VD về khuynh hướng trang nhã?
- GV hỏi tiếp: Các biểu hiện của xu hướng bình dị là gì ? VD?
- Gv lưu ý thêm:
+ Xu hướng trang nhã có chủ yếu trong VH chữ Hán.
+ Xu hướng bình dị xuất hiện chủ yếu trong VH chữ Nôm.
- GV: VHTĐ chủ yếu tiếp thu tinh hoa VH nước nào?
- Nêu những mặt tiếp thu VH nước ngoài của VHTĐVN?
- GV hỏi: Biểu hiện của quá trình dân tộc hoá hình thức VH dân tộc?
- GV yêu cầu hs đọc phần ghi nhớ - sgk, đưa ra bảng hệ thống tổng kết các nội dung chính của bài học.
- HS dựa vào SGK để trả lời.
- HS trả lời
- 1 em đứng dậy nêu.
- Hs trả lời. Các em khác lắng nghe bổ sung ý kiến.
- HS ghi bài.
- HS đứng dậy trả lời theo sự chuẩn bị.
- 1 em đứng dậy trả lời, các bạn khác bổ sung ý kiến.
- HS đứng dậy nêu ví dụ.
- HS trả lời
- HS đứng dậy trả lời, các em khác theo dõi và bổ sung ý kiến.
- HS lắng nghe, ghi chép bài.
HS trả lời
- HS nêu ví dụ
- HS nghe giảng và ghi bài đầy đủ
- 1 em đứng dậy trả lời
- HS lắng nghe cô giảng
- HS đứng dậy trả lời
- HS trả lời, các em khác lắng nghe, bổ sung ý kiến.
- HS trả lời
- 1 em đứng dậy đọc.
5. Củng cố luyện tập
Yêu cầu hs:
- Ôn lại kiến thức bài học.
- Đọc trước bài tiếng Việt: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
File đính kèm:
- Giao an Khai quat van hoc Viet Nam tu the ky X denhet the ky XIX.doc