I. Mục đích, yêu cầu
1. Kiến thức
- Trẻ biết mỗi người có hai bàn tay, bàn tay là một trong những bộ phận của cơ thể, hai bàn tay giúp chúng ta làm mọi việc. Da bàn tay cùng với da trên khắp cơ thể giúp chúng ta cảm nhận được sự nóng hay lạnh, thô ráp hay nhẵn mịn, cứng hay mềm của các vật xung quanh.
- Trẻ biết tên gọi, tác dụng của các ngón tay, móng tay và một số bộ phận khác trên cơ thể.
2. Kỹ năng
- Trẻ gọi tên chính xác các bộ phận của bàn tay, tên gọi các ngón tay.
- Giúp trẻ rèn luyện các kỹ năng khéo léo của đôi bàn tay, ngón tay trong các hoạt động hàng ngày
- Rèn cho trẻ kỹ năng sờ nắm các vật và cảm nhận đặc điểm bên ngoài qua đôi bàn tay.
- Trẻ chơi được trò chơi theo đúng yêu cầu của cô.
3. Thái độ
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh thân thể, chăm sóc đôi bàn tay sạch sẽ
- Trẻ ham thích các hoạt động rèn luyện sự khéo léo của đôi bàn tay
5 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 50336 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án khám phá khoa học - Đề tài Bàn tay kỳ diệu của bé, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
------- & ------
Giáo án
Khám phá khoa học
Đề tài:
Bàn tay kỳ diệu của bé
Giáo viên:
Lớp: Mẫu giáo nhỡ
Năm học: 2010 – 2011
GIÁO ÁN
Khám phá khoa học
Đề tài: Bàn tay kỳ diệu của bé
Lứa tuổi: Mẫu giáo nhỡ (4 - 5 tuổi)
Chủ điểm: Bản thân
Giỏo viờn:
I. Mục đích, yêu cầu
1. Kiến thức
- Trẻ biết mỗi người có hai bàn tay, bàn tay là một trong những bộ phận của cơ thể, hai bàn tay giúp chúng ta làm mọi việc. Da bàn tay cùng với da trên khắp cơ thể giúp chúng ta cảm nhận được sự nóng hay lạnh, thô ráp hay nhẵn mịn, cứng hay mềm…của các vật xung quanh.
- Trẻ biết tên gọi, tác dụng của các ngón tay, móng tay và một số bộ phận khác trên cơ thể.
2. Kỹ năng
- Trẻ gọi tên chính xác các bộ phận của bàn tay, tên gọi các ngón tay.
- Giúp trẻ rèn luyện các kỹ năng khéo léo của đôi bàn tay, ngón tay trong các hoạt động hàng ngày
- Rèn cho trẻ kỹ năng sờ nắm các vật và cảm nhận đặc điểm bên ngoài qua đôi bàn tay.
- Trẻ chơi được trò chơi theo đúng yêu cầu của cô.
3. Thái độ
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh thân thể, chăm sóc đôi bàn tay sạch sẽ
- Trẻ ham thích các hoạt động rèn luyện sự khéo léo của đôi bàn tay
II. Chuẩn bị
1. Đồ dùng của cô:
- Đài, đĩa CD nhạc không lời các bài hát: Cùng bóp vai, Năm ngón tay ngoan.
- 03 hộp kín, bên trong các hộp chứa đồ chơi có hình dạng, bề mặt nhẵn, mịn khác nhau. Nắp hộp đủ rộng để đưa tay vào bên trong và lấy vật ra mà không thể nhìn thấy vật bằng mắt.
- Powerpoint minh hoạ một số hoạt động của đôi tay: Nặn tò he, chơi đàn, hoạ sĩ vẽ tranh, ông đồ viết thư pháp.
2. Đồ dùng của trẻ
- 13 cặp chai nước nóng, lạnh.
- 26 quả bóng ( gồm nhiều loại to, nhỏ với nhiều chất liệu: nhựa, cao su, da, gai )
III. Tiến hành
Hoạt động của cô
HĐ của trẻ
1. Hoạt động 1: Hát và vận động minh hoạ
bài Cùng bóp vai, nhạc Hàn Quốc.
- Các con vừa hát bài hát gì? Các con bóp vai cho bạn nhờ bộ phận nào?
- Ngoài ra, trên cơ thể các con còn có bộ phận nào nữa?
2. Hoạt động 2: Khám phá về đôi bàn tay
a. Các bộ phận của bàn tay
- Các con hãy ngắm nhìn đôi bàn tay của mình đi nào!
- Mỗi người có mấy tay? Cô và trẻ cùng đếm.
- Hãy kể tên các bộ phận của bàn tay? Đếm ngón tay
- Móng tay dùng để làm gì?
- Bàn tay và ngón tay của con người có đặc điểm gì? Tên gọi của các ngón tay này là gì?
b. Tay làm được gì?
- Hàng ngày bàn tay giúp các con những công việc gì?
Ngay bây giờ các con hãy dùng đôi tay để làm các công việc phục vụ bản thân nào!
- Có những trò chơi nào các con hay chơi mà dùng đến đôi tay, các con hãy chơi với nhau và nói kết quả cho cô biết!
- Các con hãy dấu tay đi và chơi các trò chơi đó nào!
- Các con ạ! Bàn tay giúp các con cầm bút, xúc cơm, chơi đồ chơi và rất nhiều công việc khác. Vậy không biết chuyện gì sẽ xảy ra nếu ta không có đôi bàn tay?
Các con hãy tham gia trải nghiệm với những quả bóng cùng cô Nga, cô Tuyến nhé!
Chia trẻ thành 2 nhóm và cho trẻ trải nghiệm với bóng theo yêu cầu của cô:
+ Dấu tay, lấy bóng và nêu kết quả
+ Dùng 1 tay, lấy bóng, tung bóng và nêu kết quả.
+ Dùng 2 tay, lấy bóng, tung bóng và nêu kết quả.
- Trò chuyện với trẻ về kết quả khi lấy các loại bóng khác nhau
- Các con ạ! Ngoài việc giúp các con làm công việc hàng ngày dễ dàng thì những đôi bàn tay khéo léo của những nghệ sĩ còn làm nên những sản phẩm rất đẹp để mọi người thưởng thức nữa đấy. Đó là những đôi bàn tay khéo léo của ai, mời các con cùng hướng lên màn hình nhé!
* Trong khi cho trẻ xem băng hình, cô đặt câu hỏi gợi mở hướng dẫn trẻ gọi tên các hoạt động trong hình ảnh minh hoạ:
+ Các cô đang làm gì? Các cô cần gì để nặn tò he?
+ Các cô dung bộ phận gì để nặn?
+ Khi nặn, bàn tay và ngón tay của các cô như thế nào?
+ Bạn đang làm gì?
+ Bạn chơi đàn bằng bộ phận nào của bàn tay?
+ Cách di chuyển các ngón tay của bạn trên phím đàn như thế nào?
+ Chú hoạ sĩ đang vẽ tranh gì? Chú cầm bút bằng bộ phận nào trên cơ thể?
Đây là ai? Ông đồ đang làm gì?
+ Nhờ vào bộ phận nào trên cơ thể mà ông đồ viết được chữ thư pháp?
- Viết chữ thư pháp là một bộ môn nghệ thuật cần sự khéo léo và rèn luyện rất lâu mới có thể làm được.
c. Phát triển xúc giác của đôi tay
- Ngoài việc giúp con người làm những công việc hàng ngày, qua đôi bàn tay ta còn cảm nhận được rất nhiều điều thú vị. Mời các con hãy cùng đi lấy những đồ chơi mình thích nào!
+ Con đang cầm đồ chơi gì? Con thấy vỏ nó như thế nào? Vì sao con biết?
+ Con đang cầm chai nước gì? Vì sao con biết?
+ Nhờ vào bộ phận nào trên cơ thể mà chúng ta cảm nhận được độ nóng, lạnh của chai nước?
- Các con ạ! Da bàn tay và da trên khắp cơ thể giúp chúng ta cảm nhận được sự nóng hay lạnh, thô ráp, sần sùi hay nhẵn mịn, tròn hay dài của mọi vật xung quanh đấy.
* GD: Vậy nếu không có đôi tay thì sao? Làm thế nào để đôi bàn tay luôn sạch sẽ và khoẻ mạnh?
Để tiếp tục cảm nhận hình dạng, bề mặt của các vật, mời các con cùng cô tham gia trò chơi chiếc hộp kỳ lạ thì sẽ rõ nhé!
- Cách chơi:
Trò chơi gồm 3 đội chơi. Thành viên của các đội phải lần lượt lên lấy những vật theo yêu cầu của cô. Vật được để trong 3 thùng kín ( như chuẩn bị ).
- Luật chơi:
Chơi theo luật tiếp sức. Trò chơi diễn ra trong thời gian 1 bản nhạc. Đội nào lấy được nhiều vật theo đúng yêu cầu, đội đó thắng cuộc.3. Hoạt động 3: Kết thúc
- Cô và trẻ hát và vận động bài hát “năm ngón tay ngoan”, nhạc sĩ: Trần Văn Thụ.
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ kể tên HĐ
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trải nghiệm và đưa ra kết luận.
- Trẻ tham gia trò chơi
- Trẻ hát và vđ minh hoạ.
File đính kèm:
- Giao an mau giao.doc