Giáo án khám phá khoa học - Đề tài Mưa - Chủ đề: Hiện tượng tự nhiên

I/. Yờu cầu:

- Trẻ nhận biết được một số hiện tượng tửù nhiờn như: Giú mõy , mưa nhỏ , mua to , sấm, chớp, sột

- Trẻ biết được quá trỡnh tạo thành mưa thụng qua quan sỏt thớ nghiệm sự bốc hơi của nước.

- Sự thay đổi của cảnh vật và con người khi trời mưa.

- Thấy được ớch lợi và tác hại của mưa.

- Giỏo dục trẻ biết giữ gỡn sức khỏe: Khụng chơi ngoài trời mưa, nếu cần ra ngoài thỡ phải mặc ỏo mưa

II/. Chuẩn bị:

- Trẻ vẽ, làm tranh quỏ trỡnh tạo thành mưa.

- Quay phim, tỡm hỡnh ảnh về trời mưa.

- Đồ dựng thớ nghiệm: Nồi thủy tinh, bếp ga nhỏ, nước, khăn

- Đàn, tivi, máy vi tính.

- Tập hỏt, đọc đồng dao về trời mưa

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 38407 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án khám phá khoa học - Đề tài Mưa - Chủ đề: Hiện tượng tự nhiên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ: KHÁM PHÁ KHOA HỌC Đề tài: MƯA CHỦ ĐỀ: HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN – LỚP MG 5 – 6 TUỔI Gíao viên: ĐẶNG THỊ NGỌC Trường MNBC Á nh Dương Thành phố Vũng Tàu I/. Yêu cầu: Trẻ nhận biết được một số hiện tượng töï nhiên như: Gió mây , mưa nhỏ , mua to , sấm, chớp, sét… Trẻ biết được quá trình tạo thành mưa thông qua quan sát thí nghiệm sự bốc hơi của nước. Sự thay đổi của cảnh vật và con người khi trời mưa. Thấy được ích lợi và tác hại của mưa. Giáo dục trẻ biết giữ gìn sức khỏe: Không chơi ngoài trời mưa, nếu cần ra ngoài thì phải mặc áo mưa… II/. Chuẩn bị: Trẻ vẽ, làm tranh quá trình tạo thành mưa. Quay phim, tìm hình ảnh về trời mưa. Đồ dùng thí nghiệm: Nồi thủy tinh, bếp ga nhỏ, nước, khăn Đàn, tivi, máy vi tính. Tập hát, đọc đồng dao về trời mưa III/. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Hoạt động 1: Trò chơi: Ai đoán đúng Các con hãy nghe xem âm thanh gì ? Sau đó đoán và làm động tác minh họa theo nhé! Nghe nhạc, nói tên âm thanh và vận động minh hoạ. Hoạt động 2: Trò chuyện về cảnh vật và con người khi trời mưa. - Các con vừa đoán về hiện tượng tự nhiên gì? - Các con thấy mưa bao giờ chưa? Thế các con biết gì về mưa kể cho cô và các bạn cùng nghe nào? - Để xem các bạn nói đúng không, chúng ta cùng xem một đoạn băng hình nhé! + Cảnh mưa. + Cảnh gió thổi ào ào mây đen kéo tới. + Cảnh mây đen kéo tới. - Khi trời mưa thì có hiện tượng gì xảy ra? - Sét có nguy hiểm không? - Làm thế nào để tránh bị sét đánh? - Vậy các con có nên chơi ngoài trời mưa không? Tại sao? - Nếu có việc cần thiết phải ra ngoài trời mưa, ta phải làm gì? * Ích lợi và tác hại của mưa:Cô đố- cô đố - Mưa có ích lợi gì? TL: Đúng rồi mưa là một hiện tượng tự nhiên rất quan trọng đối với đời sống con người. Mưa làm cây tươi tốt.Thời tiết mát mẻ, con người sảng khoái.Mưa tạo thành dòng chảy như sông ngòi, ao hồ, giúp cho con người và mọi vật có nước ăn uống và sinh hoạt… - Mưa nhiều quá thì sẽ như thế nào nhỉ? - Các con thấy hiện tượnh lũ lụt xảy ra ở đâu? - Nếu trời không mưa nhiều ngày thì sẽ xảy ra hiện tượng gì?. Hoạt động 3: Thí nghiệm sự bốc hơi nước của nước và quá trình tạo thành mưa. - Tại sao trời lại có mưa? Để biết vì sao có mưa, cô và các con cùng xem thí nghiệm này nhé! + Cô giới thiệu đồ dùng. + Các con thử đoán xem điều gì sẽ xảy ra khi ta cho nước nóng dần lên. Cô cho trẻ quan sát, kết hợp hỏi trẻ, giúp trẻ phát hiện sự thay đổi của nước khi được đun nóng. Đặc biệt giai đoạn nước bốc hơi và ngưng tụ thành các giọt nước. - Các con đã giải thích được tại sao ,trời có mưa chưa? - Quá trình tạo thành mưa như thế nào? 1. Nước ở ao hồ được mặt trời chiếu sáng. 2. Nước nóng bốc hơi gặp không khí lạnh tạo thành mây. 3. Các đám mây ngày càng nhiều. 4. Mây nặng sà xuống thấp gặp không khí nóng tan dần ra tạo thành mưa. Hoạt động 4: Trò chơi *Thi xem ai nhanh: Trẻ chia thành 2 nhóm thi đua gắn tranh và chữ số tương ứng với qúa trình tạo thành mưa. *Trò chơi kết bạn - Kết nhóm 4 bạn cầm tranh đứng theo thứ tự quá trình tạo thành mưa.Hát các bài hát hay đồng dao về m ưa. - Trời mưa. - Trẻ nói về mưa, con người cảnh vật khi trời mưa. - Trẻ xem hình ảnh và nói về hình ảnh đó. - Không đứng dưới gốc cây. - Không chơi đùa dưới mưa. - Đi chơi ngoài mưa phaûi đội mũ nón - Trẻ trả lời theo sự nhận biết - Lũ lụt - Trẻ liên hệ thực tế - Hạn hán. - Trẻ trả lời theo sự nhận biết - Trẻ nói theo sự hiểu biết của trẻ. - Trẻ dùng sản phẩm của trẻ đã làm để chơi. Vũng Tàu, ngày 18 tháng 11 năm 2006 Giáo viên thực hiện Đặng Thị Ngọc

File đính kèm:

  • docMUA.doc