I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh biết:
1. Kiến thức: Nhận biết được những âm thanh xung quanh.
- Âm thanh được lan truyền trong môi trường không khí.
- Nêu được VD chứng tỏ âm thanh yếu đi khi lan truyền xa nguồn.
- Nêu được nhiều ví dụ về âm thanh có thể lan truyền qua chất rắn, chất lỏng.
2. Kĩ năng: Nêu được ví dụ về sự liện hệ giữa rung động và sự phát ra âm thanh.
- Sử dụng âm thanh hợp lý.
3. Thái độ: Giáo dục HS Yêu thích môn học yêu thích khám phá khoa học.
* Nội dung điều chỉnh:
- Hoạt động Thực hành “Sử dụng các vật có trong hình, làm thế nào để phát ra âm thanh?” ở Bài 41 có thể chuyển thành hoạt động HS quan sát, nêu ý kiến.
- Không tổ chức hoạt động Trò chơi “Tiếng gì, ở phía nào thế”.
- Hoạt động thực hành “Đặt phía dưới trống một cái ống bơ, ” và Mục Bóng đèn tỏa sáng ở Bài 42 chuyển thành hoạt động HS đọc (với sự hướng dẫn của GV).
- Hoạt động Trò chơi “Nói chuyện qua điện thoại” ở Bài 42, GV hướng dẫn, khuyến khích HS thực hiện ngoài giờ học (có thể ở nhà).
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Gv: vi deo, đồ làm thí nghiệm,
HS: SGK, VBT
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
4 trang |
Chia sẻ: Đinh Nam | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 588 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khoa học Lớp 4 - Bài 40+41 - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 7/4/2020
Ngày giảng: Thứ 6, 10/4/2020
KHOA HỌC
BÀI 40: ÂM THANH
BÀI 41: SỰ LAN TRUYỀN CỦA ÂM THANH
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh biết:
1. Kiến thức: Nhận biết được những âm thanh xung quanh.
- Âm thanh được lan truyền trong môi trường không khí.
- Nêu được VD chứng tỏ âm thanh yếu đi khi lan truyền xa nguồn.
- Nêu được nhiều ví dụ về âm thanh có thể lan truyền qua chất rắn, chất lỏng.
2. Kĩ năng: Nêu được ví dụ về sự liện hệ giữa rung động và sự phát ra âm thanh.
- Sử dụng âm thanh hợp lý.
3. Thái độ: Giáo dục HS Yêu thích môn học yêu thích khám phá khoa học.
* Nội dung điều chỉnh:
- Hoạt động Thực hành “Sử dụng các vật có trong hình, làm thế nào để phát ra âm thanh?” ở Bài 41 có thể chuyển thành hoạt động HS quan sát, nêu ý kiến.
- Không tổ chức hoạt động Trò chơi “Tiếng gì, ở phía nào thế”.
- Hoạt động thực hành “Đặt phía dưới trống một cái ống bơ, ” và Mục Bóng đèn tỏa sáng ở Bài 42 chuyển thành hoạt động HS đọc (với sự hướng dẫn của GV).
- Hoạt động Trò chơi “Nói chuyện qua điện thoại” ở Bài 42, GV hướng dẫn, khuyến khích HS thực hiện ngoài giờ học (có thể ở nhà).
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Gv: vi deo, đồ làm thí nghiệm,
HS: SGK, VBT
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Ổn định tổ chức (1’):
B. Kiểm tra bài cũ (5’):
(?) Nêu những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch ?
C. Bài mới:
1. Giới thiệu bài (2’)
- Hằng ngày, tai của chúng ta nghe được rất nhiều âm thanh trong cuộc sống. Những âm thanh ấy được phát ra từ đâu? Làm thế nào để chúng ta có thể làm cho vật phát ra âm thanh? Cac em cùng tìm hiểu qua Tiết học hôm nay.
2. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Tìm hiểu các âm thanh xung quanh phát ra từ đâu: (15’)
Quan sát tranh SGK- 82 và trả lời câu hỏi:
- Tai chúng ta để làm gì?
- Nêu các âm thanh mà các em biết?
( xem video về âm thanh xung quanh)
- GV: Xung quanh chúng ta có rất nhiều âm thanh: tiếng nói, tiếng cười, tiếng gà gáy, tiếng gió, tiếng máy bay cất cánh, tiếng tàu thuỷ chạy trên sông,...
- Âm thanh do đâu mà có vậy?
Cả lớp quan sát cô làm thí nghiệm:
Với ống bơ, sỏi, thước kẻ.
Tiến hành: cô thả hòn sỏi vào ống bơ.
? các con thấy hiện tượng gì xảy ra?
- Cô lấy chiếc thước kẻ gõ vào ống bơ.
? Các con có nghe thấy tiếng thước kẻ gõ vào ống bơ không?
- Theo các con cô đã làm gì để phát ra âm thanh
GV kết luận:
- Vật có thể phát ra âm thanh khi con người tác động vào chúng.
- Vật có thể phát ra âm thanh khi chúng có sự va chạm với nhau.
- Thí nghiệm:
- Y/C hs đặt tay lên cổ như hình 4 SGK, Khi nói con có cảm giác gì?
- Vận dụng những điều vừa thấy qua các thí nghiệm vận dụng làm bài tập:
( làm bài tập 1 VBT trang 58)
- Y/C hs đọc bài làm.
- Gv nhận xét kết luận
- GV: Âm thanh do các vật rung động phát ra. Khi mặt trống rung động thì trống kêu. Khi dây đàn rung động thì phát ra tiếng đàn. Khi ta nói, không khí từ phổi đi lên khí quản làm cho các dây thanh rung động. Rung động này tạo ra âm thanh. Khi sự rung động ngừng cũng có nghĩa là âm thanh sẽ mất đi. Có những trường hợp sự rung động rất nhỏ mà ta không thể nhìn thấy trực tiếp như: 2 viên sỏi đập vào nhau, gõ tay lên mặt bàn, sự rung động của màng loa, Nhưng tất cả mọi âm thanh phát ra đều do sự rung động của các vật.
*Kết luận: Âm thanh do các vật dung động phát ra.
( xem video về sự dẫn truyền âm thanh trong tai)
- Âm thanh do các vật rung động phát ra. Tai ta nghe được âm thanh là do rung động từ vật phát ra âm thanh lan truyền qua các môi trường truyền đến tai ta. Sự lan truyền của âm thanh có gì đặc biệt, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài
Hoạt động 2: Âm thanh lan truyền trong những môi trường nào (15’)
- Theo các con âm thanh có thể truyền qua không khí không?
- Để chứng minh ai đúng xin mời các con xem vi deo thí nghiệm sau:( xem vi deo)
- Xem vi deo con thấy gì khi gõ trống?
- Để hiểu vì sao lại như vậy các con đọc phần bóng đèn sáng ( trang 84)
- GV kết luận: âm thanh có truyền qua không khí.
- Theo các con âm thanh có thể truyền qua môi trường nước được không?
- Cô mời các con xem vi deo sau đây
( xem video)
- Qua vi deo các con có nghe thấy tiếng cá heo kêu trong nước không?
- Gv kết luận: âm thanh có truyền qua chất lỏng.
- Theo các con âm thanh có thể truyền qua chất rắn không?
- Cô mời các con xem ảnh sau đây
( Hình ảnh)
- Qua hình ảnh cho các con thấy âm thanh không chỉ truyền qua không khí, chất lỏng mà còn truyền qua chất rắn nữa.
- Nếu càng xa nguồn âm thanh thì âm thanh sẽ như thế nào mạnh lên hay yếu đi?
- Vận dụng bài học làm (BT 3 VBT tr.60)
- Đọc bài làm?
- Gv nhận xét:
Kết luận bài học:
- Âm thanh do vật rung động phát ra.
- Âm thanh có thể truyền qua chất khí, chất lỏng, chất rắn.
- Âm thanh khi lan truyền ra xa sẽ yếu đi.
D. Củng cố, dặn dò (3’)
* LH: Ứng dụng về sự lan truyền của âm thanh trong không khí, người ta xây phòng hát chống ồn, .
- Nhận xét tiết học.
- Về học kỹ bài và CB bài sau.
- Thu gom và xử lý rác, phân hợp lý. Bảo vệ và trồng rừng.
- Giảm lượng khí độc hại của xe có động cơ và nhà máy
- Giở sách giáo khoa.
- Để nghe.
- Tiếng người nói , cười, tiếng chó sủa, tiếng còi xe, tiếng côn trùng,
- Trong ống bơ phát ra âm thanh.
- Có ạ
- H1: - cô cho hai vật va vào nhau
H2: - cô tác động vào chúng.
- HS lắng nghe.
- Khi nói em thấy dây thanh quản rung lên.
- Đáp án: d. Khi làm vật dung động.
- Lắng nghe
- Lắng nghe.
- H1: có truyền qua không khí.
- H2 không truyền qua không khí.
+ Khi gõ trống em thấy tấm nilon rung lên làm các mẩu giấy vịn chuyển động, nảy lên, mặt trống rung và nghe thấy tiếng trống.
- H1: có truyền qua nước.
- H2 không truyền qua nước.
- Có ạ.
- H1: có truyền qua chất rắn.
- H2: không truyền qua rắn.
- Bé đi, yếu đi, nhỏ đi.
- Bạn A Gõ không quá nhỏ
- Bạn B đứng không quá xa
- 1 hs đọc lại mục bạn cần biết (tr83, 85) cả lớp đọc thầm.
- HS nghe
File đính kèm:
- giao_an_khoa_hoc_lop_4_bai_4041_nam_hoc_2019_2020.doc