I. MỤC TIÊU: Giúp HS biết
- Làm thí nghiệm để chứng tỏ:
+ Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô-xi để duy trì sự cháy lâu hơn.
+ Muốn sự cháy diễn ra liên tục thì không khí phải được lưu thông.
- Nêu ứng dụng thực tế liên quan đến vai trò của không khí đối với sự cháy: thổi bếp lửa cho lửa cháy to hơn, dập tắt lửa khi có hoả hoạn, .
* KNS: Kĩ năng bình luận về cách làm và các kết quả quan sát; Kĩ năng phân tích, phán đoán, so sánh, đối chiếu; Kĩ năng quản lí thời gian trong quá trình tiến hành thí nghiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Chuẩn bị mỗi nhóm: hai lọ thuỷ tinh (một lọ to, 1 lọ nhỏ, 4 cây nến bằng nhau, một lọ thuỷ tinh không có đáy, 1đế kê kín, 1đế kê hở).
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
5 trang |
Chia sẻ: Đinh Nam | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 621 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khoa học Lớp 4 - Bài: Không khí cần cho sự cháy - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 16/ 12/ 2019
Ngày dạy: Thứ sáu ngày 20 tháng 12 năm 2019
KHOA HỌC
KHÔNG KHÍ CẦN CHO SỰ CHÁY
I. MỤC TIÊU: Giúp HS biết
- Làm thí nghiệm để chứng tỏ:
+ Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô-xi để duy trì sự cháy lâu hơn.
+ Muốn sự cháy diễn ra liên tục thì không khí phải được lưu thông.
- Nêu ứng dụng thực tế liên quan đến vai trò của không khí đối với sự cháy: thổi bếp lửa cho lửa cháy to hơn, dập tắt lửa khi có hoả hoạn,.
* KNS: Kĩ năng bình luận về cách làm và các kết quả quan sát; Kĩ năng phân tích, phán đoán, so sánh, đối chiếu; Kĩ năng quản lí thời gian trong quá trình tiến hành thí nghiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Chuẩn bị mỗi nhóm: hai lọ thuỷ tinh (một lọ to, 1 lọ nhỏ, 4 cây nến bằng nhau, một lọ thuỷ tinh không có đáy, 1đế kê kín, 1đế kê hở).
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I. Khởi động: (4 phút)
Bây giờ cô trò chúng ta cùng ôn lại bài cũ:
+ Em đã biết gì về không khí?
- HS trả lời
+ Không khí có xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng.
+ Không khí có tính chất là trong suốt,không màu,không mùi , không vị, không có hình dạng nhất định. Không khí có thể nén lại hoặc giãn ra.
+ Không khí có 2 thành phần chính là ô-xy và ni tơ.
+ Với những bài học trước, các em đã biết được là con người chúng ta đã biết sử dụng không khí để phục vụ đời sống hàng ngày. Hãy nhắc lại một số ứng dụng đó.
- Một số ứng dụng: làm căng bánh xe, căng bóng bay, căng phao bơi,
- GV nhận xét, tuyên dương.
- Nhận xét.
II. Bài mới (33 phút)
1. Nêu tình huống có vấn đề
- Không khí có vai trò rất quan trọng đối với đời sống của mọi sinh vật trên trái đất. Vai trò của không khí đối với sự cháy như thế nào? Cô trò chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
-Theo các em: Không khí có cần cho sự cháy không ?Vai trò của không khí đối với sự cháy như thế nào?
2. Bộc lộ hiểu biết ban đầu
-Yêu cầu HS viết ra dự đoán vào vở Tự nhiên
Dự đoán: (các nhóm viết phiếu)
+Không khí cần cho sự cháy.
+ Ô-xi duy trì sự cháy
..
- Yêu cầu các nhóm dán dự đoán lên bảng.
-Nhóm trưởng đọc dự đoán của nhóm mình.
3. Đề xuất câu hỏi và giải pháp tìm tòi nghiên cứu
-Với những dự đoán trên, bạn nào có thắc mắc gì không?
- Chốt lại 3 câu hỏi đầu
(Viết câu hỏi thắc mắc lên bảng)
Câu hỏi thắc mắc:
- Có phải không khí cần cho sự cháy không ?
- Khí ni-tơ có vai trò gì không?
- Làm thế nào để sự cháy diễn ra liên tục?
- Nếu chỉ có không khí sự cháy có xảy ra không?
- Khi muốn tìm câu trả lời cho một thắc mắc nào đó của mình các em thường làm cách nào?
Trả lời:
Em thường hỏi bố mẹ, thầy cô, bạn bè; tìm trên mạng in-tơ-net; quan sát; làm thí nghiệm;
- Chúng ta có nhiều cách để tìm kiếm tri thức khoa học nhưng theo cô ở bài học này, với những thắc mắc trên các em nên tự tay làm thí nghiệm để tìm câu trả lời cho mình .
4. Làm thí nghiệm
*TN1:Thí nghiệm chứng minh càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô-xi để duy trì sự cháy lâu hơn
- Yêu cầu làm việc nhóm 6.
- Giới thiệu thí nghiệm 1:
+ Cô có 2 lọ (1 to, 1 nhỏ), có 2 cây nến như nhau, nếu cô thắp đồng thời 2 cây nến và đồng thời úp 2 lọ lên 2 ngọn nến đó. Các em đoán thử xem: Cây nến ở trong lọ nào sẽ cháy lâu hơn?
- HS nêu dự đoán cá nhân.
(vài em nêu)
- Yêu cầu thực hành:
Để khẳng định dự đoán của các em đúng hay sai, cô mời các em cùng làm thí nghiệm 1 theo nhóm. (Phát dụng cụ thí nghiệm)
- Nhóm trưởng lên lấy dụng cụ.
- Yêu cầu học sinh thực hành trong nhóm và nêu kết quả, giải thích hiện tượng.
- Theo dõi, quan sát giúp đỡ nhóm còn lúng túng trong việc nhận xét.
- Thực hành trong nhóm: Nhóm trưởng chỉ đạo nhóm là thí nghiệm, thảo luận về giải thích hiện tượng.
- Gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả TN
- Đại diện nhóm trình bày
- Yêu cầu các nhóm nêu lời giải thích:
Theo nhóm em, tại sao cây nến trong lọ to lại cháy lâu hơn cây nến trong lọ nhỏ?
-Thảo luận tìm lời giải thích:
(Vì trong lọ to chứa nhiều không khí hơn lọ nhỏ,..)
-Hỏi tiếp cả lớp: Qua TH1 đã chứng minh được điều gì?
- Kết luận: Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô-xi và sự cháy sẽ tiếp diễn lâu hơn.
(Chiếu kết luận lên bảng)
(vài em nhắc lại kết luận)
- Nhóm nào trả lời được thắc mắc: Khí ni-tơ có vai trò gì đối với sự cháy?
- HS nêu ý kiến
GV chốt: Khí ni-tơ không duy trì sự cháy nhưng nó giữ cho sự cháy không diễn ra quá mạnh, quá nhanh.
- Có nhóm nào có câu trả lời cho thắc mắc thứ 3?
-Nêu ý kiến
*Bước 5: Kết luận kiến thức
GV nhấn mạnh lại kiến thức:
- Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô xi và sự cháy sẽ tiếp diễn lâu hơn.
- Khí ni-tơ không duy trì sự cháy nhưng nó giữ cho sự cháy không diễn ra quá mạnh, quá nhanh.
*TN 2:Thí nghiệm chứng minh Muốn sự cháy diễn ra liên tục thì không khí phải được lưu thông.
- Nêu vấn đề: Các em đã biết ô xi trong không khí cần cho sự cháy. Vậy làm thế nào để sự cháy diễn ra liên tục? Cô mời lớp mình cùng đến với các thí nghiệm tiếp theo.
- Lắng nghe
- Giới thiệu TN2:
Dùng 1 lọ thuỷ tinh không đáy, úp vào cây nến đang cháy gắn trên đế kín.
-Dự đoán ngọn nến cháy được bao lâu?
- Nêu dự đoán.
-Yêu cầu các nhóm tiếp tục làm TN2 và nêu kết quả, giải thích hiện tượng.
- Làm TN và nêu kết quả
- Theo các em, vì sao cây nến lại chỉ cháy được trong thời gian ngắn như vậy?
-Vì lượng ô xi trong lọ đã hết.
Chuyển tiếp TN3: Để kiểm chứng lời bạn nói rằng cây nến tắt là do lượng ô-xi trong lọ đã cháy hết. Cô mời các em cùng làm TN3.
Giới thiệu TN3:
Bây giờ ta thay đế gắn nến bằng một đế không kín.Các em hãy làm TN và quan sát xem hiện tượng gì xảy ra.
-Nêu kết quả: Cây nến vẫn cháy bình thường.
- Vì sao cây nến vẫn cháy bình thường?
- Nêu lời giải thích: Là do đế gắn nến có chổ hở nên không khí liên tục tràn vào lọ cung cấp ô xi
Giảng (Chỉ vào TN3 và nói): Khi sự cháy xảy ra, khí ni -tơ và khí các - bô- nic nóng lên và bay lên cao. Do có chỗ lưu thông với bên ngoài nên không khí ở bên ngoài tràn vào trong lọ, tiếp tục cung cấp ô-xi để duy trì sự cháy. Cứ như vậy sự cháy diến ra liên tục.
- Lắng nghe
- Hỏi: Để duy trì sự cháy cần phải làm gì? Tại sao phải làm như vậy?
- Để duy trì sự cháy cần liên tục cung cấp không khí. Vì trong không khí có chứa ô xi. Ô xi cần cho sự cháy.
- Kết luận TN2,3: Để duy trì sự cháy, cần liên tục cung cấp không khí. Nói cách khác, không khí cần được lưu thông.
*Kết luận chung (chiếu lên bảng- phần Bạn cần biết-SGK)
- Nhắc lại kiến thức
Yêu cầu hs đọc lại kết luận chung và ghi vở
-Đọc Kết luận chung, ghi vở.
6. Ứng dụng liên quan đến sự cháy
- Yêu cầu học sinh quan sát hình 5 SGK/71.
- Bạn nhỏ trong hình đang làm gì?
- Bạn làm như vậy để làm gì?
GV nhắc lại: Bạn nhỏ làm như vậy để không khí trong bếp luôn được lưu thông, luôn được cung cấp liên tục và sự cháy được duy trì.
- Quan sát, nhận xét.
-Đang dùng ống thổi không khí vào trong bếp
- Để không khí trong bếp được cung cấp liên tục, để bếp không bị tắt khi khí ô xi bị mất đi.
- Trong lớp mình, bạn nào còn có kinh nghiệm làm cho ngọn lửa trong bếp củi, bếp than không bị tắt?
Nói thêm: Ở những nhà dùng bếp củi, để bếp cháy được liên tục các gia đình đã lắp thêm một cái lò thổi để cung cấp ô- xi thường xuyên.
- Bếp củi: dùng bếp thổi, cời tro ra cho bếp thoáng khí.
- Bếp than: để bếp ra hướng gió...
- Hỏi: Khi dập tắt ngọn lửa ở bếp than hay bếp củi thì làm thế nào?
- Bếp củi: dùng tro bếp để phủ kín lên ngọn lửa.
- Bếp than: đậy kín nắp lò, cửa lò.
III. Củng cố, dặn dò (3 phút)
- Củng cố
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS vận dụng kiến thức bài học những vào trong cuộc sống. Chuẩn bị bài sau.
- Vài HS đọc lại kết luận bài học
- Lắng nghe, ghi nhớ.
Duyệt của chuyên môn
PHT
Nguyễn Thị Liên
File đính kèm:
- giao_an_khoa_hoc_lop_4_bai_khong_khi_can_cho_su_chay_nam_hoc.docx