Giáo án Khoa học Lớp 4 - Tuần 18, Bài: Không khí cần cho sự cháy - Năm học 2018-2019

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- HS biết làm thí nghiệm chứng minh:

+ Càng có nhiều không khí càng có nhiều ô xi -> sự cháy duy trì lâu hơn.

+ Muốn sự cháy diễn ra liên tục thì không khí phải được lưu thông.

+ Nói được vai trò của khí ni tơ đối với sự cháy.

+ Nêu được những ứng dụng liên quan đến vai trò của không khí với sự cháy

2. Kỹ năng:

- Vận dụng vai trò của không khí với sự cháy trong quá trình làm thí nghiệm.

3. Thái độ

- Giáo dục sự ham mê làm khoa học, yêu quí và có ý thức bảo vệ môi trường.

II. Đồ dùng dạy học:

- GV: Hình trang 70, 71.

- HS: Nhóm chuẩn bị: 2 lọ thuỷ tinh (1 lọ to, 1 lọ nhỏ), 2 cây nến, 1 ống thuỷ tinh, đế kê, phiếu nhóm.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

 

docx3 trang | Chia sẻ: Đinh Nam | Ngày: 08/07/2023 | Lượt xem: 310 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khoa học Lớp 4 - Tuần 18, Bài: Không khí cần cho sự cháy - Năm học 2018-2019, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn : Khoa học Thứ ngày tháng năm 2018 Tuần: 18 Tiết : KHÔNG KHÍ CẦN CHO SỰ CHÁY Mục tiêu: 1. Kiến thức: HS biết làm thí nghiệm chứng minh: + Càng có nhiều không khí càng có nhiều ô xi -> sự cháy duy trì lâu hơn. + Muốn sự cháy diễn ra liên tục thì không khí phải được lưu thông. + Nói được vai trò của khí ni tơ đối với sự cháy. + Nêu được những ứng dụng liên quan đến vai trò của không khí với sự cháy 2. Kỹ năng: Vận dụng vai trò của không khí với sự cháy trong quá trình làm thí nghiệm. 3. Thái độ Giáo dục sự ham mê làm khoa học, yêu quí và có ý thức bảo vệ môi trường. Đồ dùng dạy học: GV: Hình trang 70, 71. HS: Nhóm chuẩn bị: 2 lọ thuỷ tinh (1 lọ to, 1 lọ nhỏ), 2 cây nến, 1 ống thuỷ tinh, đế kê, phiếu nhóm. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Thời gian Nội dung HĐ dạy học Phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động dạy học tương ứng Hoạt động của GV Hoạt động của HS 4’ 1. Bài cũ: - GV nhận xét bài kiểm tra học kì & trả bài - Lắng nghe 2. Bài mới: 2’ a) Giới thiệu bài: - GV giới thiệu & ghi bài - HS ghi vở. b) Dạy bài mới: 12’ Hoạt động 1: Vai trò của ô - xi đối với sự cháy - GV chia nhóm & kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm - GV yêu cầu 1 em đọc to mục Thực hành trang 70 - Yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm & quan sát sự cháy của các ngọn nến, sau đó ghi lại kết quả quan sát & giải thích vào phiếu nhóm Kích thước lọ Thời gian cháy GiảI thích 1. Lọ thuỷ tinh to 2. Lọ thuỷ tinh nhỏ - GV gọi các nhóm trình bày - GV kết luận (như SGK) - HS hoạt động nhóm 7 (8) - 1 em đọc, các nhóm đọc thầm - HS làm thí nghiệm theo nhóm, quan sát hiện tượng, thảo luận & giải thích hiện tượng - HS cử đại diện trình bày thí nghiệm & giải thích - Nhóm khác n/xét, bs 12’ Hoạt động 2: Cách duy trì sự cháy & ứng dụng thực tế - GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm như hoạt động - Yêu cầu HS đọc mục thực hành thí nghiệm trang 70, 71 (SGK) - Yêu cầu HS tiếp tục làm thí nghiệm & nhận xét, giải thích nguyên nhân làm cho ngọn lửa cháy liên tục sau khi lọ thuỷ tinh không có đáy được kê đế không lớn - Gọi HS trình bày kết quả & giải thích - GV chốt kiến thức, KL SGK - 1,2 em đọc, HS đọc thầm - HS làm thí nghiệm, thảo luận để trình bày cách giải thích - Các đại diện nhóm báo cáo - Nhận xét, bổ sung 5’ Kết luận, mở rộng UD trong c/sống + Ứng dụng trong thực tế cs · Nêu cách nhóm bếp củi, bếp than dễ cháy, nhanh bén lửa? · Dựa vào hiểu biết, liên hệ làm thế nào để dập tắt lửa? -> GV kết luận & mở rộng 1 số ứng dụng trong cuộc sống - 4,5 HS liên hệ - 1 vài HS nêu - Nhận xét, bổ sung 5’ 3. Củng cố – dặn dò: - GV hệ thống lại kiến thức - Nhận xét giờ học - Dặn dò bài sau - Lắng nghe

File đính kèm:

  • docxgiao_an_khoa_hoc_lop_4_tuan_18_bai_khong_khi_can_cho_su_chay.docx
Giáo án liên quan