Giáo án Khoa học Lớp 4 - Tuần 19 - Năm học 2015-2016

I . MỤC TIÊU:

- Nêu được một số tác hại của bão: thiệt hại về người và của.

- Nêu cách phòng chống.

+ Theo dõi bản tin thời tiết.

+ Cắt điện, tàu, thuyền không ra khơi.

+ Đến nơi chốn an toàn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: SGK, sách giáo viên, phiếu học tập

- HS : SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:

 

doc5 trang | Chia sẻ: Đinh Nam | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 298 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khoa học Lớp 4 - Tuần 19 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 19 Ngày soạn : 2 / 1/ 2016 Ngày dạy: 5/ 1/ 2016 KHOA HỌC TẠI SAO CÓ GIÓ ? I. MỤC TIÊU: - Làm thí nghiệm để nhận ra không khí chuyển động tạo thành gió. - Giải thích được nguyên nhân gây ra gió. - Yêu thích môn học II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Hình SGK - HS: Đồ dùng thí nghiệm theo nhóm: + Hộp đối lưu + Nến, diêm, miếng giẻ hoặc vài nén hương III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Khởi động: - Vì sao không khí cần cho sự thở của người, động vật, thực vật? - Nhận xét, đánh giá - Giới thiệu bài 2.Trải nghiệm: - Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi và trả lời câu hỏi: Tại sao có gió ? 3. Khám phá: - Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả thảo luận. * Hoạt động 1: Làm thí nghiệm + Mục tiêu:Làm thí nghiệm chứng minh không khí chuyển động tạo thành gió. - Cách tiến hành: Bước 1: Tổ chức hướng dẫn GV Kiểm tra HS mang đủ chong chóng đến lớp không ? có quay được không ? Sau đó giao nhiệm vụ cho HS trước khi đưa HS ra sân chơi. Các nhóm trưởng điều khiển nhóm mình chơi - Trong quá trình chơi, tìm hiểu xem: + Khi nào chong chóng không quay ? + Khi nào chong chúng quay ? + Khi nào chong chóng quay nhanh, quay chậm ? Bước 2: Chơi ngoài sân theo nhóm - HS ra sân chơi - Lớp trưởng điều khiển Bước 3: Làm việc trong lớp Đại diện nhóm báo cáo kết quả và giải thích : + Tại sao chong chóng quay? + Tại sao chong chóng quay nhanh hay quay chậm? - GV nhận xét, đưa ra kết luận * Kết luận: Khi ta chạy, không khí xung quanh ta chuyển động, tạo ra gió. Gió thổi làm chong chóng quay. Gió thổi làm chong chóng quay nhanh. Gió thổi yếu làm chong chóng quay chậm. Không có gió thì chong chóng không quay. * Hoạt động 2: Nguyên nhân gây ra gió. - Cách tiến hành: Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn Bước 2: Các nhóm làm thí nghiệm và thảo luận các câu hỏi trong SGK Bước 3: Đai diện các nhóm trình bày Các nhóm khác nhận xét , bổ sung. GV nhận xét, kết luận KL: Khi chuyển động từ nơi lạnh đến nơi nóng. Sự chênh lệch nhiệt độ của không khí là nguyên nhân gây ra sự chuyển động của không khí. Không khí chuyển động tạo thành gió. * Hoạt động 3: Nguyên nhân gây ra sự chuyển động của không khí trong tự nhiên. - Cách tiến hành: Bước 1: Tổ chức hướng dẫn Bước 2: HS làm việc cá nhân trước khi làm việc theo cặp. Các em thay nhau hỏi và chỉ vào hình để làm rõ câu hỏi trên. Bước 3: Đại diện nhóm trình bày - GV nhận xét, kết luận KL: Do sự chênh lệch nhiệt độ vào ban đêm và ban ngày giữa biển với đất liền đã làm cho gió thay đổi giữa ngày và đêm. 4. Thực hành: - GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: + Tại sao có gió ? + Nguyên nhân gây ra gió ? - Yêu cầu HS làm bài tập trong vở thực hành khoa học 5. Ứng dụng: - GV nhận xét tiết học. - Về nhà chia sẻ với người thân biết về tại sao có gió ? và nguyên nhân gây ra gió ? - 2 HS lên bảng trình bày - Lắng nghe - HS thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi - Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận Chơi chong chóng - HS chơi. - HS trình bày - Lắng nghe - HS thảo luận, trả lời các câu hỏi - HS trình bày - HS nhận xét, bổ sung - Lắng nghe - HS lắng nghe - HS nêu - HS trình bày - Lắng nghe - HS nêu - HS làm bài - Lắng nghe, ghi nhận Ngày soạn : 2 / 1/ 2016 Ngày dạy: 7/ 1/ 2016 KHOA HỌC GIÓ NHẸ, GIÓ MẠNH, PHÒNG CHỐNG BÃO I . MỤC TIÊU: - Nêu được một số tác hại của bão: thiệt hại về người và của. - Nêu cách phòng chống. + Theo dõi bản tin thời tiết. + Cắt điện, tàu, thuyền không ra khơi. + Đến nơi chốn an toàn. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV: SGK, sách giáo viên, phiếu học tập HS : SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Khởi động: - Tại sao lại có gió ? - Nguyên nhân gây ra gió - Nhận xét, đánh giá - Giới thiệu bài 2. Trải nghiệm: - Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi và trả lời câu hỏi: Phân biệt gió nhẹ, gió mạnh ? 3. Khám phá: - Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả thảo luận * Hoạt động 1: Phân biệt gió nhẹ, gió mạnh - Cách tiến hành Bước 1: HS đọc SGK về người đầu tiên nghĩ ra cách phân chia sức gió thổi thành 13 cấp. - Bước 2: + HS quan sát hình vẽ và đọc các thông tin trang 76 SGK hoàn thành bài trong phiếu học tập. + GV: Chia lớp thành 8 nhóm và phát phiếu. Hãy điền vào ô trống trong bảng dưới đây tên cấp gió phù hợp với đọan văn mô tả về tác dụng của gió. - Gọi đại diện các nhóm trình bày - GVC nhận xét, kết luận * Hoạt động 2: Sự thiệt hại của bão và cách phòng chống bão - Cách tiến hành: * Làm việc theo nhóm GV: Yêu cầu HS quan sát hình 5, 6 và nghiên cứu mục bạn cần biết để trả lời các câu hỏi: 1. Nêu những dấu hiêu đặc trưng của gió? 2. Nêu tác hại do bão gây ra và một số cách phòng chống bão? - Để hạn chế bão lụt con người cần làm gì? - Gọi HS nhận xét, bổ sung - GV nhận xét, kết luận 4. Thực hành: - GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: + Phân biệt gió nhẹ, gió to ? + Tác hại do bão gây ra ? + Nêu một số cách phòng chống bão mà địa phương em đã áp dụng ? - Yêu cầu HS làm bài tập trong vở thực hành khoa học 5. Ứng dụng: - GV nhận xét tiết học. - Về nhà chia sẻ với người thân về gió nhẹ, gió mạnh và cạch phòng chống bão - 2 HS lên bảng trả lời - Lắng nghe - HS thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi - Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận - HS đọc SGK - HS đọc, quan sát - HS làm bài tập - HS trình bày - Lắng nghe - Gió liên tiếp kèm theo mưa to, bầu trời đầy mây đen, đôi khi có gió xoáy. - Thiệt hại về nhà cửa, người, hoa màu, cây cối. * Cách phòng chống bão - Theo dõi bản tin thời tiết - Tìm cách bảo vệ nhà cửa, sản xuất, đè phòng tai nạn do bão gây ra. - Khi cần , mọi người phải đến nơi trú ẩn an toàn. -Trồng nhiều cây xanh,phủ xanh đất trống đồi trọc-hạn chế các khí thải độc hại gây hiệu ứng nhà kính - HS nhận xét, bổ sung - HS lắng nghe - HS suy nghĩ, trả lời - HS làm bài - Lắng nghe KÍ DUYỆT TUẦN 19

File đính kèm:

  • docgiao_an_khoa_hoc_lop_4_tuan_19_bai_tai_sao_co_gio_bai_gio_nh.doc
Giáo án liên quan