I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Kể tên một số vật dẫn nhiệt tốt và vật dẫn nhiệt kém:
+ Các kim loại ( đồng, nhôm, sắt, ) dẫn nhiệt tốt.
+ Không khí, các vật xốp như bông, len, dẫn nhiệt kém.
2. Kĩ năng
- Giải thích được một số hiện tượng đơn giản liên quan đến tính dẫn nhiệt của vật liệu.
3. Thái độ
- Biết cách lí giải việc sử dụng các chất dẫn nhiệt, cách nhiệt và sử dụng hợp lí trong những trường hợp đơn giản, gần gũi.
II. Đồ dùng dạy học
- Chuẩn bị chung: Dụng cụ thí nghiệm ( nước nóng, xoong, chảo, giỏi ấm, khăn len, vài tờ giấy báo,2 sợi dây, 2 nhiệt kế),2 bảng phụ, 6 PHT, một số câu hỏi cho trò chơi ở hoạt động 2.
- Chuẩn bị theo nhóm 6 cái: bình giữ nhiệt, cốc thủy tinh như nhau, thìa kim loại, thìa gỗ, thìa nhựa.
II. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
10 trang |
Chia sẻ: Đinh Nam | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 739 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khoa học Lớp 4 - Tuần 26, Bài 52: Vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt (S/104) - Năm học 2018-2019 - Lê Thị Li Ber, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
Môn: Khoa học Người soạn: Lê Thị Li Ber
Tuần: 26 Ngày soạn: 28/02/19
Lớp: 4/1 Ngày dạy:
Bài 52: VẬT DẪN NHIỆT VÀ VẬT CÁCH NHIỆT (S/104)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Kể tên một số vật dẫn nhiệt tốt và vật dẫn nhiệt kém:
+ Các kim loại ( đồng, nhôm, sắt,) dẫn nhiệt tốt.
+ Không khí, các vật xốp như bông, len, dẫn nhiệt kém.
2. Kĩ năng
- Giải thích được một số hiện tượng đơn giản liên quan đến tính dẫn nhiệt của vật liệu.
3. Thái độ
- Biết cách lí giải việc sử dụng các chất dẫn nhiệt, cách nhiệt và sử dụng hợp lí trong những trường hợp đơn giản, gần gũi.
II. Đồ dùng dạy học
- Chuẩn bị chung: Dụng cụ thí nghiệm ( nước nóng, xoong, chảo, giỏi ấm, khăn len, vài tờ giấy báo,2 sợi dây, 2 nhiệt kế),2 bảng phụ, 6 PHT, một số câu hỏi cho trò chơi ở hoạt động 2.
- Chuẩn bị theo nhóm 6 cái: bình giữ nhiệt, cốc thủy tinh như nhau, thìa kim loại, thìa gỗ, thìa nhựa.
II. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Tiến trình
Hđ giáo viên
Hđ học sinh
*Khởi động(1’)
- Cho hs hát tập thể
*Bài mới
Các em đã tìm hiểu về sự thu nhiệt, truyền nhiệt của một số vật. Trong quá trình truyền nhiệt có những vật dẫn nhiệt. Chẳng hạn, khi rót nước nóng vào cốc áp hai tay vào cốc ta thấy tay ấm lên. Điều đó chứng tỏ cốc là vật dẫn nhiệt từ nước nóng đến tay ta. Trong thực tế có những vật dẫn nhiệt tốt, vật dẫn nhiệt kém. Đó là những vật nào, chúng có ích lợi gì cho cuộc sống của chúng ta ? Các em sẽ tìm thấy câu trả lời qua những thí nghiệm thú vị của bài học hôm nay.-->bài mới.
- Gv viết đề bài
- Hs viết vào vở.
HĐ 1: Tìm hiểu vật dẫn nhiệt tốt, vật dẫn nhiệt kém
*Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề.
- Các em hãy chú ý quan sát.
- Trên tay cô đang có 3 cái thìa khác nhau: 1 cái làm bằng gỗ, 1 cái làm bằng nhựa và 1 cái làm bằng kim loại.
- Cô cho chúng vào 1 cốc nước nóng. Một lúc sau, cán thìa nào sẽ nóng nhất?
- Gv treo bảng phụ, hỏi 3-4 hs về dự đoán kết quả, sau đó tích vào bảng.
- Hs quan sát.
K.loại
Nhựa
Gỗ
Dự đoán
Kết quả
* Đề xuất câu hỏi hay giả thuyết và thiết kế phương án thực nghiệm.
- Làm thế nào để biết dự đoán của mình là đúng ?
- Nhận xét, đưa ra cách giải quyết hay nhất là làm thí nghiệm.
- Tìm kiếm trên internet, hỏi người thân, thực hiện thí nghiệm,...
* Tiến hành thực nghiệm tìm tòi – nghiên cứu
- Cô đã chuẩn bị cho mỗi nhóm 1 khay TN, các em sẽ làm thí nghiệm theo nhóm 6.
- Cách tiến hành TN như sau, vừa nói vừa làm.
B1: Rót nước nóng vào cốc sau đó đặt các thìa vào trong.
B2: Khoảng 2-3 phút lần lượt từng em trong nhóm cầm vào cán thìa và nói cảm nhận của mình.
B3: Cả nhóm thống nhất kết quả và ghi vào phiếuhọc tập của nhóm.
- Lưu ý: Khi làm TN cần cẩn thận với nước nóng vì có thể gây bỏng hoặc cốc thủy tinh nếu vỡ có thể gây nguy hiểm cho các em.
- Mời các nhóm lấy dụng cụ thí nghiệm.
- GV hỗ trợ nhóm rót nước vào cốc .
- Chú ý quan sát, lắng nghe.
- Làm thí nghiệm, nói cảm nhận của mình. Cả nhóm thống nhất kết quả vào PHT
K.loại
Nhựa
Gỗ
Kết quả
- Sau 2-3 phút gọi đại diện 6 nhómđứng dậy trình bày kết quả thí nghiệm.
- H: Cán thìa nào nóng nhất?
- GV đánh dấu vào bảng phụ
- Như vậy qua thí nghiệm ta đã biết được thìa kim loại nóng nhất, còn các thìa khác không nóng bằng.
- H:Vậy kim loại là vật dẫn nhiệt tốt hay vật dẫn nhiệt kém?
- Đúng vậy, với đặc điểm là dẫn nhiệt tốt nên thìa kim loại đã nhanh chóng hấp thu lượng nhiệt mà nước nóng tỏa ra. Vì vậy thìa kim loaị đã nóng nhanh hơn các thìa khác.
Sau khi làm thí nghiệm thì kết quả mà nhóm em thu được là cán thìa kim loại nóng nhất.
- Kim loại là vật dẫn nhiệt tốt
- Dựa vào hiểu biết của mình em nào có thể
H: Kể tên các kim loại dẫn nhiệt tốt mà em biết?
à Các kim loại như sắt, đồng, nhôm, dẫn nhiệt tốt.
-H:Dựa vào thí nghiệm trên, em thấy gỗ, nhựa là vật dẫn nhiệt như thế nào?
àGỗ, nhựa là vật dẫn nhiệt kém còn gọi là vật cách nhiệt.
- Sắt, đồng, nhôm,
- Gỗ, nhựa là vật dẫn nhiệt kém.
* Kết luận và hợp thức hóa kiến thức
- Qua thí nghiệm em biết được điều gì?
H: Vật dẫn nhiệt kém còn gọi là gì?
Gv chốt kết luận
à Ghi bảng
- Các kim loại : đồng, nhôm, sắt,là vật dẫn nhiệt.
- Gỗ, nhựa, là vật cách nhiệt
- 2 hs đọc lại
- Các kim loại: đồng, nhôm, sắt, dẫn nhiệt tốt gọi là vật dẫn nhiệt.
- Hs có thể trả lời như sau:
1. Gỗ, nhựa dẫn nhiệt kém.
- Vật cách nhiệt.
2. Gỗ, nhựavật cách nhiệt.
* Cho HS quan sát xoong, hỏi:
-H: Xoong thường được làm bằng vật liệu gì ?
- Vì sao lại dùng những vật liệu đó?
-Vì sao dùng vật liệu dẫn nhiệt tốt?
- Quai xoong thường được làm bằng vật liệu gì ?
-Vật liệu đó dẫn nhiệt hay cách nhiệt?
- Vì sao lại dùng vật liệu cách nhiệt?
- Đúng vậy,con người đã vận dụng tính dẫn nhiệt và cách nhiệt của các vật liệu vào trong cuộc sống là như vậy đó các em ạ.
Xoong được làm bằng nhôm, gang, inox.
- Đây là những vật liệu dẫn nhiệt tốt.
- Vì nó dẫn nhiệt tốt sẽ làm việc nấu thức ăn, nước uống nhanh hơn vật liệu khác.
-Quai xoong được làm bằng nhựa.
-Vật liệu cách nhiệt.
-Để khi ta cầm không bị nóng.
2. Tính cách nhiệt của không khí
* Mời hs đọc đoạn đối thoại ở tranh số 3, trang 105.
- Cho HS quan sát giỏ ấm.
- Bên trong giỏ đựng ấm thường được làm bằng gì ?
- Vì sao dùng những vật liệu đó?
- Tại sao chúng dẫn nhiệt kém.
- Ở các tiết trước các em đã biết mọi chỗ rỗng bên trong vật có chứa gì?
- Theo thông tin trong SGK, không khí là chất dẫn nhiệt như thế nào?
- Xốp, vải
Để giữ ấm nóng lâu hơn vì nó dẫn nhiệt kém
- Xốp, có nhiều chỗ rỗng.
- Mọi chỗ rỗng bên trong vật có chứa không khí.
- Dẫn nhiệt kém.
Chốt: Các vật liệu, xốp, vải, bông, len, rơm là vật liệu xốp có có nhiều lỗ rỗng bên trong chứa nhiều không khí, mà không khí là vật cách nhiệt nên người ta sử dụng vật liệu này bên trong giỏ ấm để giữ ấm lâu hơn.
- lắng nghe
2. Tính cách nhiệt của không khí
Bây giờ để chứng minh tính cách nhiệt của không khí, cô mời cả lớp sang hoạt động 2 à Ghi bảng
- Hướng dẫn thí nghiệm
- Trên bàn cô đang có 2 chiếc cốc thủy tinh như nhau, giấy báo, dây buộc, nhiệt kế và nước nóng.
B1: Quấn chặt giấy báo vào cốc thứ nhất. (vừa nói vừa làm)
B2: Cô vò tờ giấy báo và quấn lõng vào cốc thứ 2.
B3: Cô đổ đều nước nóng vào 2 cốc.
- Các em dự đoán cốc nào nóng hơn nào?( hỏi 3-4 em)
- GV đánh dấu kết quả dự đoán lên bảng phụ.
Vì sao em dự đoán như vậy?
- Bây giờ chúng ta cùng kiểm chứng.
Nêu: cô sẽ đổ đều nước vào hai cốc. Sau đó dùng nhiệt kế để đo. Khoảng 3 phút chúng ta đọc nhiệt kế một lần để biết cốc nào giữa nhiệt tốt hơn.
- Thực hiện
Cốc quấn chặt
Cốc quấn lỏng
Dự đoán
Kết quả
Vì tờ giấy được vò trở nên xốp hơn, giữa các lớp giấy có chứa nhiều không khí nên cách nhiệt tốt hơn.
(Đo nhiệt độ của mỗi cốc 2 lần, mỗi lần cách nhau 3 phút )
- Trong thời gian chờ thí nghiệm, các em có muốn cùng cô chơi 1 trò chơi không nào?
- Trò chơi “ Chiếc hộp vui nhộn”
- Phổ biến luật chơi
1. Vật gì có hình chữ nhật hoặc hình vuông, giúp mọi người được ấm trong khi ngủ?Vật đó được làm bằng những gì?
2. Cái gì giúp mẹ không bị bỏng khi bê xoong nồi từ trên bếp xuống? Nó thường được làm bằng gì?
3. Đồ vật nào dùng để che lớp dây đồng dẫn điện?Nó được làm bằng gì?
4. Cái gì giữ cho nước ở các bình trà nóng lâu hơn? Nó được làm bằng gì?
5. Cái gì đi đâu cũng có đôi, giúp người không bị bỏng trên cát nóng? Nó thường làm bằng gì?
- Chăn- vải, bông.
- Lót tay/ nhắc xoong – vải, bông
- Vỏ dây điện – nhựa.
- Giỏ đựng ấm – xốp, len, dạ.
- Đôi dép, giày – nhựa, cao su, xốp.
-GV đo nhiệt độ ở hai cốc nước gọi HS đọc kết quả và cho cả lớp biết nước ở cốc nào còn nóng hơn?
- Gv cho trả lời 2 câu, sau đó dừng để đo lần 1. Chơi tiếp khoảng 2 câu rồi dừng để đo lần 2.
- Gv cho hs quan sát kết quả 2 lần đo. Vậy cốc nào nóng hơn?
Giải thích vì sao?
- Cốc quấn báo nhăn và buộc dây lỏng nóng hơn.
+ Nước trong cốc quấn giấy báo nhăn quấn lỏng còn nóng hơn vì giữa các lớp báo quấn lỏng có chứa rất nhiều không khí nên nhiệt độ của nước truyền qua cốc, lớp giấy báo và truyền ra ngoài môi trường ít hơn, chậm hơn nên nó còn nóng lâu hơn.
3.Củng cố -Dặn dò:( 2 phút)
+ Tại sao chúng ta phải đổ với một lượng nước nóng bằng nhau ?
+ Tại sao phải đo nhiệt độ của 2 cốc gần như là cùng một lúc
+ Vậy qua thí nghiệm, em có nhận xét gì về tính cách nhiệt của không khí?
-Nhận xét, tuyên dương
à ghi bảng: Không khí là vật cách nhiệt.
- 2 hs đọc lại
* Mở rộng:
- H: Tại sao chúng ta không nên nhảy lên chăn bông?
H:+ Kể tên những vật dẫn nhiệt?
+ Kể tên những vật cách nhiệt?
+ Không khí là vật dẫn nhiệt hay cách nhiệt?
- Dặn dò.
+ Để đảm bảo nhiệt độ ở 2 cốc là bằng nhau. Nếu nước cùng có nhiệt độ bằng nhau nhưng cốc nào có lượng nước nhiều hơn sẽ nóng lâu hơn.
+ Vì nước bốc hơi nhanh sẽ làm cho nhiệt độ của nước giảm đi. Nếu không đo cùng một lúc thì nước trong cốc đo sau sẽ nguội nhanh hơn trong cốc đo trước.
- Không khí là vật cách nhiệt.
- Vì nó sẽ làm lớp không khí trong các lớp bông mất đi, từ đó chăn sẽ không giữ được nhiệt tốt.
- Kim loại: sắt, đồng, nhôm, inox,
- Vải, nhựa,len, bông, cao su
- Cách nhiệt.
File đính kèm:
- giao_an_khoa_hoc_lop_4_tuan_26_bai_52_vat_dan_nhiet_va_vat_c.docx