Giáo án Khoa học Lớp 4 - Tuần 26 - Năm học 2015-2016

I.MỤC TIÊU:

- Nhận biết được chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

- Nhận biết được vật ở gần vật nóng hơn thì thu nhiệt nên nóng lên; vật ở gần vật lạnh hơn thì tỏa nhiệt nên lạnh đi.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: SGK, 1 chiếc chậu; 1 cốc; lọ có cắm ống thuỷ tinh

- HS: 1 chiếc chậu; 1 cốc; lọ có cắm ống thuỷ tinh, SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:

 

doc4 trang | Chia sẻ: Đinh Nam | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 274 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khoa học Lớp 4 - Tuần 26 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 26 Ngày soạn : 27/ 2/ 2016 Ngày dạy: 1/ 3/ 2016 KHOA HỌC NÓNG, LẠNH VÀ NHIỆT ĐỘ ( TIẾP) I.MỤC TIÊU: - Nhận biết được chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. - Nhận biết được vật ở gần vật nóng hơn thì thu nhiệt nên nóng lên; vật ở gần vật lạnh hơn thì tỏa nhiệt nên lạnh đi. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: SGK, 1 chiếc chậu; 1 cốc; lọ có cắm ống thuỷ tinh - HS: 1 chiếc chậu; 1 cốc; lọ có cắm ống thuỷ tinh, SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1.Khởi động: + Làm sao để biết một vật nóng hay lạnh ở mức độ nào ? - GV nhận xét, đánh giá - Giới thiệu bài 2. Trải nghiệm: - Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi và trả lời câu hỏi: Thế nào là sự truyền nhiệt ? 3. Khám phá: * Tìm hiểu về sự truyền nhiệt: - HS làm thí nghiệm trang 102 SGK theo nhóm. Yêu cầu HS dự đoán trước khi làm thí nghiệm và so sánh kết quả sau khi thí nghiệm. - Sau một thời gia đủ lâu, nhiệt độ của cốc và chậu sẽ bằng nhau. - Em hãy nêu ví dụ về sự truyền nhiệt, trong ví dụ đó vật nào truyền nhiệt, vật nào toả nhiệt ? - GVKL: Các vật ở gần vật nóng hơn thì thu nhiệt sẽ nóng lên, Các vật ở gần vật lạnh hơn sẽ toả nhiệt và lạnh đi. * Tìm hiểu sự co giãn của nước khi lạnh đi và nóng lên : - Cho HS tiến hành thí nghiệm trang 103 SGK theo nhóm. - Tại sao khi nhiệt kế chỉ nhiệt độ khác nhau thì mức nước trong ống lai khác nhau? Giữa nhiệt độ và mức nước trong ống liên quan với như thế nào ? - Dựa vào kiến thức này, em hãy nói nguyên tắc hoạt động của nhiệt kế ? -Tai sao khi đun nước ta không nên đổ nước đầy ấm ? - GV nhận xét, đánh giá 4. Thực hành: - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + Em hãy nêu ví dụ về sự truyền nhiệt, trong ví dụ đó vật nào truyền nhiệt, vật nào toả nhiệt ? - Yêu cầu HS làm bài tập trong vở thực hành khoa học. 5. Ứng dụng: - Nhận xét tiết học. - Về nhà chia sẻ với người thân biết về thế nào là sự truyền nhiệt. - 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi. - Lắng nghe - HS thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi -Các nhóm làm thí nghiệm, trình bày kết quả. Giải thích: vật nóng đã truyền nhiệt cho vật lạnh hơn, khi đó cốc nước toả nhiệt nên bị lạnh đi, chậu nước thu nhiệt nên nóng lên. - Lắng nghe - HS nối tiếp nêu ví dụ - Lắng nghe - Thí nghiệm như SGK: nước được đổ đầy lọ, ghi lại mức chất lỏng trước và sau mỗi lần nhúng. Quan sát nhiệt kế và mức nước trong ống. -Nhiệt độ càng cao thì mức nước trong ống càng cao. - HS giải thích. -Nước sôi sẽ tràn ra ngoài. - Lắng nghe - HS suy nghĩ trả lời - HS làm bài - Lắng nghe, ghi nhận Ngày soạn : 27/ 2/ 2016 Ngày dạy: 3/ 3/ 2016 KHOA HỌC VẬT DẪN NHIỆT VÀ VẬT CÁCH NHIỆT I.MỤC TIÊU: - Kể được tên một số vật dẫn nhiệt tốt và dẫn nhiệt kém. + Các kim loại dẫn nhiệt tốt. + Không khí các vật xốp như bông len, dẫn nhiệt kém. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: phích nước nóng, xoong, nồi, giỏ ấm, cái lót tay, SGK - HS: 2 chiếc cốc như nhau, thìa kim loại, thìa nhựa, thìa gỗ, một vài tờ giấy báo, dây chỉ len hoặc sợi, nhiệt kế. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1.Khởi động: + Thế nào là sự truyền nhiệt ? GV nhận xét, dánh giá Giới thiệu bài 2. Trải nghiệm: - Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi và trả lời câu hỏi: Kể tên các vật dẫn nhiệt ? 3. Khám phá: * Tìm hiểu vật nào dẫn nhiệt tốt, vật nào dẫn nhiệt kém : GV yêu cầu HS làm thí nghiệm theo hướng dẫn trang 104 Lưu ý: Với thìa kim loại thì nên dùng thìa nhôm hoặc đồng để thìa nóng nhanh và cho kết quả rõ hơn GV giúp HS có nhận xét: các kim loại (đồng, nhôm) dẫn nhiệt tốt còn được gọi đơn giản là vật dẫn nhiệt; gỗ, nhựa dẫn nhiệt kém còn được gọi là vật cách nhiệt. + Tại sao vào những hôm trời rét, chạm tay vào ghế sắt ta có cảm giác lạnh ? + Tại sao khi chạm vào ghế gỗ, tay ta không có cảm giác lạnh bằng khi chạm vào ghế sắt? * Làm thí nghiệm về tính cách nhiệt của không khí : Sau khi HS đọc, GV đặt vấn đề: chúng ta tiến hành thí nghiệm sau để tìm hiểu rõ hơn - Yêu cầu HS làm thí nghiệm - Gọi đại diện các nhóm trình bày + Vì sao chúng ta phải đổ nước nóng như nhau vào 2 cốc ? Vì sao phải đo nhiệt độ 2 cốc cùng một lúc (hoặc gần như cùng một lúc) ? - GV nhận xét, kết luận 4. Thực hành: - GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: + Tại sao vào những hôm trời rét, chạm tay vào ghế sắt ta có cảm giác lạnh ? + Tại sao khi chạm vào ghế gỗ, tay ta không có cảm giác lạnh bằng khi chạm vào ghế sắt? - Yêu cầu HS làm bài tập trong vở thực hành khoa học 5. Ứng dụng: - Nhận xét tiết học. - Về nhà chia sẻ với người thân về vật dẫn nhiệt, vật cách nhiệt. - 3HS lên bảng trả lời. - HS lắng nghe - HS thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi - HS làm thí nghiệm - Theo dõi, lắng nghe Những hôm trời rét, khi chạm tay vào ghế sắt, tay đã truyền nhiệt cho ghế (vật lạnh hơn) do đó tay có cảm giác lạnh; với ghế gỗ và ghế nhựa thì cũng tương tự như vậy nhưng do gỗ, nhựa dẫn nhiệt kém nên tay ta không bị mất nhiệt nhanh như khi chạm vào ghế sắt, vì vậy tay không có cảm giác lạnh như khi chạm vào ghế sắt mặc dù thực tế nhiệt độ ghế sắt và ghế gỗ cùng đặt trong một phòng là như nhau. - HS đọc phần đối thoại của 2HS ở hình 3 trang 105. HS tiến hành thí nghiệm theo nhóm. - HS trình bày kết quả thí nghiệm và rút ra kết luận. - HS giải thích - Lắng nghe - HS suy nghĩ trả lời - HS làm bài - Lắng nghe, ghi nhận KÍ DUYỆT TUẦN 26

File đính kèm:

  • docgiao_an_khoa_hoc_lop_4_tuan_26_nam_hoc_2015_2016.doc