Giáo án Khoa học Lớp 4 - Tuần 30 - Năm học 2015-2016

I. MỤC TIÊU:

 Biết mỗi loài thực vật, mỗi giai đoạn phát triển của thực vật có nhu cầu về chất khoáng khác nhau.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - GV: Tranh ảnh phóng to trong SGK, phiếu học tập

- HS: SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:

 

doc4 trang | Chia sẻ: Đinh Nam | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 193 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khoa học Lớp 4 - Tuần 30 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 30 Ngày soạn : 26/ 3/ 2016 Ngày dạy: 29/ 3/ 2016 KHOA HỌC NHU CẦU CHẤT KHOÁNG CỦA THỰC VẬT I. MỤC TIÊU: Biết mỗi loài thực vật, mỗi giai đoạn phát triển của thực vật có nhu cầu về chất khoáng khác nhau. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Tranh ảnh phóng to trong SGK, phiếu học tập - HS: SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Khởi động: + Nêu ví dụ chứng tỏ các loài cây khác nhau có nhu cầu về nước khác nhau ? + Nhu cầu về nước của thực vật thế nào ? - GV nhận xét, đánh giá - Giới thiệu bài 2. Trải nghiệm: - Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi và trả lời câu hỏi: Nêu vai trò của chất khoáng đối với thực vật ? 3.Khám phá: * Vai trò của chất khoáng đối với thực vật: - Yêu cầu HS quan sát hình các cây cà chua: a, b, c, d và thảo luận nhóm 4 cho biết + Cây cà chua nào phát triển tốt nhất ? Hãy giải thích tại sao ? Điều đó giúp các rút ra kết luận gì ? + Cây nào phát triển kém nhất , tới mức không ra hoa, kết quả được ? Tại sao ? Điều đó giúp em rút ra kết luận gì ? + Kể những chất khoáng cần cho cây ? Kết luận: Nếu cây được cung cấp đủ các chất khoáng sẽ phát triển tốt. Nếu không được cung cấp đủ các chất khoáng cây sẽ phát triển kém, cho cây năng suất thấp hoặc không ra hoa, kết quả được. Ni tơ là chất khoáng quan trọng nhất mà cây cần. * Nhu cầu các chất khoáng của thực vật - Yêu cầu HS thảo luận nhóm 6 để hoàn thành phiếu học tập + Những loại cây nào cần được cung cấp nhiều ni-tơ hơn ? + Những loại cây nào cần được cung cấp nhiều phôt pho hơn ? + Những loại cây nào cần được cung cấp nhiều kali hơn ? + Em có nhận xét gì về nhu cầu chất khoáng của cây ? + Hãy giải thích vì sao giai đoạn lúa đang vào hạt không nên bón nhiều phân ? + Quan sát cách bón phân ở hình 2 em thấy có gì đặc biệt ? - Kết luận: Mỗi loài cây khác nhau cần các loại chất khoáng với liều lượng khác nhau. Cùng ở một cây, vào những giai đoạn phát triển khác nhau, nhu cầu về chất khoáng cũng khác nhau. 4. Thực hành: - GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: + Những loại cây nào cần được cung cấp nhiều ni-tơ hơn ? + Hãy giải thích vì sao giai đoạn lúa đang vào hạt không nên bón nhiều phân ? - Yêu cầu HS làm bài tập trong vở thực hành khoa học 5. Ứng dụng: - Nhận xét tiết học. - Về nhà chia sẻ với người thân về nhu cầu chất khoáng của thực vật - 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi - Lắng nghe - HS thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi - Quan sát thảo luận nhóm + Cây a phát triển tốt nhất vì được bón đây đủ chất khoáng. Điều đó giúp em biết muốn cây phát triển tốt cần cung cấp đủ các chất khống. + Cây b kém phát triển nhât vì thiếu ni - tơ. Điêu đó giúp em hiểu là chất khoáng ni tơ là cây cần nhiều nhất. - ni tơ, ka li, phốt pho... - Lắng nghe - Nhận phiếu, làm việc nhóm 6 + Cây lúa, ngô, cà chua, đay, rau muống, rau dền, bắp cải, cần nhiều ni-tơ hơn. + Cây lúa, ngô, cà chua, cần nhiều phôt pho. + Cây cà rốt, khoai lang, khoai tây, cải củ, cần được cung cấp nhiều kali hơn. + Mỗi loài cây khác nhau có một nhu cầu về chất khoáng khác nhau. + Giai đoạn lúa vào hạt không nên bón nhiều phân đạm vì trong phân đạm có ni-tơ, ni-tơ cần cho sự phát triển của lá. Lúc này nếu lá lúa quá tốt sẽ dẫn đến sâu bệnh, thân nặng, khi gặp gió to dễ bị đổ. + Bón phân vào gốc cây, không cho phân lên lá, bón phân vào giai đoạn cây sắp ra hoa. -Lắng nghe. - HS suy nghĩ trả lời - HS làm bài - Lắng nghe Ngày soạn : 26/ 3/ 2016 Ngày dạy: 31/3/2016 KHOA HỌC NHU CẦU KHÔNG KHÍ CỦA THỰC VẬT I. MỤC TIÊU: Biết mỗi loài thực vật, mỗi giai đoạn phát triển của thực vật có nhu cầu về không khí khác nhau. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Tranh ảnh phóng to trong SGK, phiếu học tập - HS: SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Khởi động: + Nhu cầu về chất khoáng của thực vật như thế nào ? Cho ví dụ ? - GV nhận xét, đánh giá - Giới thiệu bài 2. Trải nghiệm: - Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi và trả lời câu hỏi: Nêu vai trò của không khí đối với thực vật ? 3.Khám phá: * Tìm hiểu về sự trao đổi khí của thực vật trong quá trình quang hợp và hô hấp + Không khí có những thành phần nào ? + Kể tên những khí quan trọng đối với đời sống của thực vật ? - Quan sát hình 1,2 SGK/120,121 thảo luận nhóm đôi để trả lời các câu hỏi sau: + Trong quang hợp, thực vật hút khí gì và thải ra khí gì ? + Trong hô hấp, thực vật hút khí gì và thải ra khí gì ? + Quá trình quang hợp xảy ra khi nào ? + Quá trình hô hấp diễn ra khi nào ? + Điều gì xảy ra với thực vật nếu một trong hai quá trính trên ngừng ? Kết luận: Thực vật cần không khí để quang hợp và hô hấp. Cây dù được cung cấp đủ nước, chất khoáng và ánh sáng nhưng thiếu không khí cây cũng không sống được. * Tìm hiểu một số ứng dụng thực tế về nhu cầu không khí của thực vật - Nêu ứng dụng trong trồng trọt và nhu cầu khí các-bô-níc của thực vật ? - Nêu ứng dụng về nhu cầu khí ô-xi của thực vật ? Kết luận: Biết được nhu cầu về không khí của thực vật sẽ giúp con người đưa ra những biện pháp để tăng năng suất cây trồng như: bón phân xanh hoặc phân chuồng đã ủ kĩ vừa cung cấp chất khoáng, vừa cung cấp khí các-bô-níc cho cây. Đất trồng cần tơi , xốp , thoáng khí. 4. Thực hành: - GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: + Trong quang hợp, thực vật hút khí gì và thải ra khí gì ? + Trong hô hấp, thực vật hút khí gì và thải ra khí gì ? - Nêu ứng dụng về nhu cầu khí ô-xi của thực vật ? - Yêu cầu HS làm bài tập trong vở thực hành khoa học 5. Ứng dụng: - Nhận xét tiết học. - Về nhà chia sẻ với người thân về nhu cầu không khí của thực vật - 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi - Lắng nghe - HS thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi - Không khí gồm 2 thành phần chính là khí ô xi và khí ni-tơ. Ngoài ra, trong không khí còn chứa khí các-bô-níc. - Khí ô xi và khí các-bô-níc rất quan trọng đối với thực vật. - Quan sát tranh, thảo luận nhóm đôi + Hút khí các-bô-níc và thải ra khí ô-xi + Hút khí ô xi và thải ra khí các-bô-níc và hơi nước + Khi có ánh sáng Mặt Trời + Diễn ra suốt ngày đêm + Thực vật sẽ chết - Lắng nghe - HS nêu - HS trả lời - Lắng nghe - HS suy nghĩ trả lời - HS làm bài - Lắng nghe KÍ DUYỆT TUẦN 30

File đính kèm:

  • docgiao_an_khoa_hoc_lop_4_tuan_30_nam_hoc_2015_2016.doc