Giáo án Khoa học Lớp 4 - Tuần 33 - Năm học 2015-2016

I. MỤC TIÊU:

 - Nêu một số ví dụ khác về chuổi thức ăn trong tự nhiên.

 - Thể hiện mối quan hệ về thức ăn giữa sinh vật này với sinh vật khác bằng sơ đồ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - GV: Tranh ảnh phóng to trong SGK

 - HS: SGK

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:

 

doc4 trang | Chia sẻ: Đinh Nam | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 272 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khoa học Lớp 4 - Tuần 33 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 33 Ngày soạn : 16/ 4/ 2016 Ngày dạy: 19/ 4/ 2016 KHOA HỌC QUAN HỆ THỨC ĂN TRONG TỰ NHIÊN I. MỤC TIÊU: - Vẽ sơ đồ mối quan hệ sinh vật này là thức ăn của sinh vật kia. - Trong tự nhiên sinh vật này thường là thức ăn của sinh vật kia II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Tranh ảnh phóng to trong SGK - HS: SGK III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1.Khởi động: + Trong quá trình sống, động vật cần lấy vào cơ thể và thải ra môi trường những gì ? - GV nhận xét, đánh giá - Giới thiệu bài 2. Trải nghiệm-Khám phá: * Trình bày mối quan hệ của thực vật đối với các yếu tố vô sinh trong tự nhiên. - GV tổ chức cho HS quan sát hình 130 SGK và trả lời câu hỏi. + Kể tên những gì được vẽ trong hình ? + Ý nghĩa của mũi tên ? + Thức ăn của cây ngô là gì ? + Từ những thức ăn đó cây ngô có thể chế tạo ra chất dinh dưỡng nào để nuôi cây ? - GV nhận xét , kết luận. Kết luận: Chỉ có thực vật mới trực tiếp hấp thụ năng lượng ánh sáng mặt trời và lấy các chất vô sinh như nước, khí các bon níc để tạo thành chất dinh dưỡng nuôi chính thực vật và các sinh vật khác. * Thực hành vẽ sơ đồ mối quan hệ thức ăn giữa các sinh vật. - GV hướng dẫn HS tìm hiểu mối quan hệ thức ăn giữa các sinh vật thông qua một số câu hỏi. + Thức ăn của châu chấu là gì ? + Giữa cây ngô và châu chấu có quan hệ gì ? + Giữa ếch và châu chấu có quan hệ gì ? - Yêu cầu HS vẽ sơ đồ - GV nhận xét, kết luận 3. Thực hành: - GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: + Thức ăn của châu chấu là gì ? + Giữa cây ngô và châu chấu có quan hệ gì ? + Giữa ếch và châu chấu có quan hệ gì ? - Yêu cầu HS làm bài tập trong vở thực hành khoa học 4. Ứng dụng: - Nhận xét tiết học. - Về nhà chia sẻ với người thân về quan hệ thức ăn trong tự nhiên - 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi - Lắng nghe - HS quan sát và trả lời câu hỏi. - Cây bắp, khí các-bô- níc, nước, các chất khoáng,... - Mũi tên xuất phát từ nước, các chất khoáng và chỉ vào rễ của cây ngô cho biết nước, các chất khoáng được cây ngô hấp thụ qua rễ. - Mũi tên xuất phát từ khí các-bô-níc và chỉ vào lá của cây ngô cho biết khí các-bô-níc được cây ngô hấp thụ qua lá. - Khí các-bô- níc, nước, các chất khoáng, ánh sáng - Chất bột đường, chất đạm - Lắng nghe - HS theo sự hướng dẫn của GV và trả lời câu hỏi. - Lá ngô - Lá ngô là thức ăn của châu chấu. - Châu chấu là thức ăn của ếch. - HS vẽ sơ đồ - Lắng nghe - HS suy nghĩ trả lời - HS làm bài - Lắng nghe Ngày soạn : 16/ 4/ 2016 Ngày dạy: 21/ 4/ 2016 KHOA HỌC CHUỖI THỨC ĂN TRONG TỰ NHIÊN I. MỤC TIÊU: - Nêu một số ví dụ khác về chuổi thức ăn trong tự nhiên. - Thể hiện mối quan hệ về thức ăn giữa sinh vật này với sinh vật khác bằng sơ đồ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Tranh ảnh phóng to trong SGK - HS: SGK III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1.Khởi động: + Gọi HS lên bảng vẽ sơ đồ về quan hệ thức ăn giữa sinh vật này và sinh vật kia. - GV nhận xét, đánh giá - Giới thiệu bài 2. Trải nghiệm-Khám phá: * Thực hành vẽ sơ đồ mối quan hệ thức ăn giữa các sinh vật với nhau và giữa sinh vật với yếu tố vô sinh. - GV tổ chức cho HS trả lời câu hỏi và vẽ sơ đồ quan hệ giữa bò và cỏ theo nhóm. - Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày GV nhận xét, tuyên dương, kết luận. + Chất khoáng do phân bò huỷ ra là yếu tố vô sinh. + Cỏ và bò là yếu tố hữu sinh. * Hình thành khái niệm chuổi thức ăn. - GV tổ chức cho HS quan sát Hình 2 /133 SGK và trả lời câu hỏi cả lớp. + Kể tên những gì được vẽ trong sơ đồ ? - Chỉ và nói mối quan hệ thức ăn trong sơ đồ đó. - GV nhận xét, kết luận Kết luận: Cỏ là thức ăn của thỏ, thỏ là thức ăn của cáo, Xác chết là thức ăn của nhóm vi khuẩn hoại sinh. Nhờ nhóm vi khuẩn hoại sinh mà các xác chết hữu cơ trơ thành những chất khoáng (vô cơ). Những chất khoáng này lại là thức ăn của cỏ và các cây khác. + Chuổi thức ăn là gì ? - GV nhận xét và kết luận: Những mối quan hệ về thức ăn trong tự nhiên đựoc gọi là chuổi thức ăn. 3. Thực hành: - GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: + Chuỗi thức ăn là gì ?Cho ví dụ ? - Yêu cầu HS làm bài tập trong vở thực hành khoa học 4. Ứng dụng: - Nhận xét tiết học. - Về nhà chia sẻ với người thân về chuỗi thức ăn trong tự nhiên - 2HS lên bảng trả lời câu hỏi - Lắng nghe - HS thảo luận đặt câu hỏi lẫn nhau. VD : Thức ăn của bò là gì ? ( cỏ ). Giữa bò và cỏ có mối quan hệ gì ? ( cỏ là thức ăn của bò ). - Đại diện nhóm trình bày Phân bò ° Cỏ ° Bò - Lắng nghe - Quan sát, trả lời câu hỏi - Thỏ, cỏ, cáo, xác chết phân huỷ... + Cỏ là thức ăn của thỏ. + Thỏ là thức ăn của cáo. + Xác chết là thức ăn của cỏ . - Lắng nghe - Trong tự nhiên có rất nhiều chuổi thức ăn thường bắt đầu từ thực vật, thông qua chuổi thức ăn, các yếu tố vô sinh, hữu sinh liên hệ mật thiết với nhau tạo thành 1 chuổi khép kín. - Lắng nghe - HS suy nghĩ trả lời - HS làm bài - Lắng nghe KÍ DUYỆT TUẦN 33

File đính kèm:

  • docgiao_an_khoa_hoc_lop_4_tuan_33_nam_hoc_2015_2016.doc
Giáo án liên quan