Giáo án Khoa học Lớp 4 - Tuần 4, Tiết 7+8 - Năm học 2018-2019

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Giải thích được lí do cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn.

2. Kĩ năng:

- Nói tên nhóm thức ăn cần ăn đủ, ăn vừa phải, ăn có mứa độ, ăn ít và ăn hạn chế.

3. Thái độ:

- Giáo dục ý thức chăm sóc sức khoẻ.

II. Đồ dùng dạy - học:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Hình trang 16, 17 SGK. Các tấm phiếu ghi tên hay tranh ảnh các loại thức ăn. Đồ chơi bằng nhựa như gà, cá tôm, cua (nếu có)

2. Chuẩn bị của học sinh:

- SGK, vở.

III. Các hoạt động chủ yếu:

 

docx6 trang | Chia sẻ: Đinh Nam | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 218 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khoa học Lớp 4 - Tuần 4, Tiết 7+8 - Năm học 2018-2019, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp : 4 Thứ ngày tháng năm 2018 Môn : Khoa học Tiết : 7 Tuần: 4 TẠI SAO CẦN ĂN PHỐI HỢP NHIỀU LOẠI THỨC ĂN ? Mục tiêu: Kiến thức: Giải thích được lí do cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn. Kĩ năng: Nói tên nhóm thức ăn cần ăn đủ, ăn vừa phải, ăn có mứa độ, ăn ít và ăn hạn chế. Thái độ: Giáo dục ý thức chăm sóc sức khoẻ. Đồ dùng dạy - học: Chuẩn bị của giáo viên: Hình trang 16, 17 SGK. Các tấm phiếu ghi tên hay tranh ảnh các loại thức ăn. Đồ chơi bằng nhựa như gà, cá tôm, cua (nếu có) Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở. Các hoạt động chủ yếu: Thời gian Nội dung các hoạt động dạy học Phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động dạy học tương ứng Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1' 1. Ổn định tổ chức: - HS hát một bài. 3’ 2. Kiểm tra: (?) Kể tên một số thức ăn chứa nhiều vi-ta-min, chất khoáng, chất xơ ? - GV nhận xét, tuyờn dương. - 2 HS TL. 2’ 3. Các HĐ dạy học: Giới thiệu bài - Nêu mục đích, yêu cầu tiết học. - HS ghi vở. 10’ Hoạt động 1: Thảo luận về sự cần thiết phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món. Mục tiêu: - Giải thích được lí do cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn. - Cho HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi: Tại sao chúng ta nên ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn? - GV đi từng nhóm hướng dẫn, có thể đưa thêm 1 số câu hỏi phụ như: + Nhắc lại tên một số thức ăn mà các em thường ăn? + Nếu ngày nào cũng ăn một vài món cố định các em sẽ thấy thế nào? + Có loại thức ăn nào chứa đầy đủ tất cả các chất dinh dưỡng không? - Làm việc cả lớp: trình bày kết quả thảo luận. * Kết luận: SGV trang 47. - HS làm việc nhóm 4. - Đại diện nhóm trình bày. - Nhận xét, bổ sung. 12’ Hoạt động 2: Làm việc với SGK tìm hiểu tháp dinh dưỡng cân đối. Mục tiêu: Nói tên nhóm thức ăn cần ăn đủ, ăn vừa phải, ăn có mứa độ, ăn ít và ăn hạn chế. - Cho HS làm việc cá nhân tìm hiểu “Tháp dinh dưỡng cân đối trung bình cho một người một tháng”- tr 17. Lưu ý HS đây là tháp dinh dưỡng cho người lớn. - YC HS làm việc theo cặp, thay nhau đặt câu hỏi và trả lời: Hãy nói tên nhóm thức ăn: + Cần ăn đủ + Ăn vừa phải + Ăn có mức độ + Ăn ít + Ăn hạn chế - Làm việc cả lớp : tổ chức cho HS báo cáo kết quả làm việc theo cặp dưới dạng đố nhau. * Kết luận: Như SGV trang 47, 48. - HS làm việc cá nhân, tìm hiểu tháp dinh dưỡng SGK. - 2 HS cùng bàn hỏi và trả lời. - Nhiều cặp HS đố nhau. 9’ Hoạt động 3: Trò chơi Đi chợ Mục tiêu: Biết lựa chọn thức ăn cho từng bữa ăn phù hợp và có lợi cho sức khỏe. - Hướng dẫn HS chơi theo cách 2 (SGV tr 48) - GV + HS nhận xét. - HS chơi, sau đó giới thiệu những thức ăn, đồ uống mình đã lựa chọn cho từng bữa ăn. 2’ 1' 4. Củng cố: 5. dặn dò: - Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn? - Nhắc HS ăn uống đủ chất và nói với cha mẹ về tháp dinh dưỡng. - Dặn dò chuẩn bị bài sau. - HS trả lời. - HS lắng nghe. Lớp : 4 Thứ ngày tháng năm 2018 Môn : Khoa học Tiết : 8 Tuần: 4 TẠI SAO CẦN ĂN PHỐI HỢP ĐẠM ĐỘNG VẬT VÀ ĐẠM THỰC VẬT ? Mục tiêu: Kiến thức: Giải thích lí do cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật. Kĩ năng: Nêu ích lợi của việc ăn cá. Thái độ: - Giáo dục các em ăn những thức ăn cú đủ đạm động vật và đạm thực vật. Đồ dùng dạy - học: Chuẩn bị của giáo viên: Hình trang 18, 19 SGK. Phiếu học tập. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở. III. Các hoạt động chủ yếu: Thời gian Nội dung các hoạt động dạy học Phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động dạy học tương ứng Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1' Ổn định tổ chức: - HS hát 1 bài. 3’ 2. Kiểm tra: (?) Hãy nói tên các nhóm thức ăn ? - 1 HS TL. 2’ 3. Các HĐ dạy học: Giới thiệu bài - Nêu mục đích, yêu cầu tiết học. - HS lắng nghe. 14’ Hoạt động 1: Trò chơi “Thi kể tên các món ăn chứa nhiều chất đạm” Mục tiêu: - Lập ra được danh sách tên các món ăn chứa nhiều chất đạm. - Chia lớp thành 2 đội. - Nêu cách chơi và luật chơi: + Thi kể tên các món ăn chứa nhiều chất đạm. + Thời gian: 10’ + Nói chậm, nói sai, nói lại là đội bị thua. - Cho HS chơi như hướng dẫn. - Nhận xét, phân định thắng thua. - Mỗi đội cử 1 đội trưởng rút thăm xem đội nào nói trước. - 2 đội thi kể, cử 1 đại diện viết vào giấy khổ to. Cuối cuộc chơi treo lên bảng. - HSLN 17’ Hoạt động 2: Tìm hiểu lí do cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật. Mục tiêu: - Kể tên một số món ăn vừa cung cấp đạm động vật, vừa cung cấp đạm thực vật. - Giải thích lí do cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật. - Thảo luận cả lớp: + YC cả lớp cùng đọc lại danh sách các món ăn chứa nhiều chất đạm đã tìm được và chỉ ra món ăn nào vừa chứa đạm động vật, vừa chứa đạm thực vật? + Đặt vấn đề: Tại sao chúng ta nên ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật? Để giải thích được câu hỏi này, yêu cầu HS làm việc với phiếu học tập. - Cho HS làm việc theo nhóm với phiếu học tập. - Cho các nhóm trình bày kết quả. * Kết luận: SGV tr 51. - Đọc lại danh sách các món ăn tìm được trong trò chơi ở HĐ1. - HS làm việc nhóm 4. 2’ 4. Củng cố - Dặn dò: - Vì sao cần phối hợp đạm thực vật và đạm động vật ? - Nhắc HS vận dụng những kiến thức đã học trong bữa ăn hàng ngày. - Dặn dò chuẩn bị bài sau. - 1 HS - HS lắng nghe.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_khoa_hoc_lop_4_tuan_4_tiet_78_nam_hoc_2018.docx
Giáo án liên quan