I. MỤC TIÊU:
-Học sinh nhận ra mọi trẻ em đều do bố , mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với bố mẹ của mình.
- Nêu được ý nghĩa của sự sinh sản ở người.( HS yếu, TB nêu ngắn gọn)
- Giáo dục học sinh yêu thích khoa học.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Bộ phiếu dùng cho trò chơi “Bé là con ai?” (đủ dùng theo nhóm)
- Học sinh: Sách giáo khoa, ảnh gia đình
62 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 11314 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Khoa học lớp 5 kỳ 1, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
Ngày dạy: Thứ 3, ngày 25/8/09
Tiết 1: SỰ SINH SẢN
I. MỤC TIÊU:
-Học sinh nhận ra mọi trẻ em đều do bố , mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với bố mẹ của mình.
- Nêu được ý nghĩa của sự sinh sản ở người.( HS yếu, TB nêu ngắn gọn)
- Giáo dục học sinh yêu thích khoa học.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Bộ phiếu dùng cho trò chơi “Bé là con ai?” (đủ dùng theo nhóm)
- Học sinh: Sách giáo khoa, ảnh gia đình
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra SGK, đồ dùng môn học.
2. Bài mới: GTB- Sự sinh sản
* Hoạt động 1: Trò chơi: “Bé là con ai?”
- Phổ biến cách chơi, tồ chức HS chơi
-HS chơi
GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:
- Tại sao chúng ta tìm được bố, mẹ cho các em bé?
- Dựa vào những đặc điểm giống với bố, mẹ của mình.
- Qua trò chơi, các em rút ra điều gì?
- Mọi trẻ em đều do bố, mẹ sinh ra và đều có những đặc điểm giống với bố, mẹ của mình ( HS uếy, TB nêu ngắn gọn).
* Hoạt động 2: Làm việc với SGK
- Yêu cầu HS quan sát hình 1, 2, 3 trang 5 trong SGK và đọc lời thoại giữa các nhân vật trong hình.
- HS quan sát, đọc lời đối trhoại
Liên hệ đến gia đình mình
- Nhận xét, nêu câu hỏi
- HS tự liên hệ
+ Nêu ý nghĩa về sự sinh sản?
+ Điều gì xảy ra nếu con người không có khả năng sinh sản?
- Trao đổi theo 2 câu hỏi ( HS yếu, TB nêu ngắn gọn)
- GV chốt ý + ghi: Nhờ có sự sinh sản mà các thế hệ trong mỗi gia đình, dòng họ được duy trì kế tiếp nhau .
- Học sinh nhắc lại
3. Củng cố, dặn dò:
- Nêu ý nghĩa của sự sinh sản
- Liên hệ giáo dục
- Dặn dò, nhận xét tiết học
Ngày dạy: Thứ 4, ngày 26/8/09
Tiết 2: NAM HAY NỮ?
I. MỤC TIÊU:
- Học sinh biết phân biệt được các đặc điểm về mặt sinh học và xã hội giữa nam và nữ( HS yếu, TB nêu ngắn gọn)
- Học sinh nhận ra sự cần thiết phải thay đổi một số quan niệm xã hội về nam và nữ .
- Có ý thức tôn trọng các bạn cùng giới và khác giới, không phân biệt bạn nam, bạn nữ.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Các tấm phiếu
- Học sinh: Sách giáo khoa, vở bài tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Kiểm tra bài cũ
- Nêu ý nghĩa về sự sinh sản ở người ?
-2HS
2. Bài mới: GTB- Nam hay nữ
* Hoạt động 1: Làm việc với SGK
Tổ chức HS làm việctheo cặp
Yêu cầu học sinh quan sát các hình ở trang 6 SGK và trả lời các câu hỏi
- 2 học sinh cùng quan sát và thảo luận trả lời các câu hỏi
Đại diện 1 số HS trả lời ( HS yếu, TB nêu ý ngắn gọn)
- Nêu những điểm giống nhau và khác nhau giữa bạn trai và bạn gái ?
- Khi một em bé mới sinh dựa vào cơ quan nào của cơ thể để biết đó là bé trai hay bé gái ?
Giáo viên chốt: Ngoài những đặc điểm chung, giữa nam và nữ có sự khác biệt, trong đó có sự khác nhau cơ bản về cấu tạo và chức năng của cơ quan sinh dục
-
Hoạt động 2: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”
-Chia lớp 4 nhóm, phổ biến cách chơi, luật chơi, phát phiếu
-Các nhóm nhận phiếu, tiến hành theo hướng dẫn
-Đại diện trình bày kết quả
-GV-HS nhận xét tuyên dương nhóm thắng cuộc
* Hoạt động 3: Thảo luận một số quan niệm xã hội về nam và nữ
1 Hãy giải thích tại sao
- Thảo luận, phát biểu
Công việc nội trợ là của phụ nữ.
Đàn ông là người kiếm tiền nuôi cả gia đình .
c) Con gái nên học nư công gia chánh, con trai nên học kĩ thuật
2. Liên hệ trong lớp mình có sự phân biệt đối xử giữa HS nam và HS nữ không ? Như vậy có hợp lí không ?
3.Tại sao không nên phân biệt đối xử giữa nam và nữ ?
(HS yếu, Tb trả lời được 1 số câu)
GV kết luận chốt ý
3.Củng cố, dặn dò:
-HS nêu mục cần biết
_Liên hệ thực tế
-Dặn dò, nhận xét tiết học
-1-2HS
TUẦN 2
ND: Thứ 2, ngày 31/8/09
Tiết 3 : NAM HAY NỮ? (tiếp theo)
I. MỤC TIÊU:
- Học sinh biết phân biệt được các đặc điểm về mặt sinh học và xã hội giữa nam và nữ( HS yếu, TB nêu ngắn gọn)
- Học sinh nhận ra sự cần thiết phải thay đổi một số quan niệm xã hội về nam và nữ .
- Có ý thức tôn trọng các bạn cùng giới và khác giới, không phân biệt bạn nam, bạn nữ.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Các tấm phiếu
- Học sinh: Sách giáo khoa, vở bài tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
* Hoạt động 4 : Làm việc theo cặp
- Học sinh đọc yêu cầu và nội dung bài tập 3 VBT và trao đổi với bạn để lựa chọn đánh dấu cho đúng.
- HS thực hành
ND: Thứ 4, ngày 2/9/09
Tiết 4: CƠ THỂ TA ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO?
I. MỤC TIÊU:
- Học sinh nhận biết mỗi con người được hình thành từ sự kết hợp giữa trứng của người mẹ và tinh trùng của bố .
- Học sinh phân biệt được một vài giai đoạn(HS yếu, TB) nhiều hơn(HS khá giỏi) phát triển của thai nhi.
-Giáo dục HS tự hào và kính trọng bố mẹ mình.
II. CHUẨN BỊ:
-Gv: các thông tin SGk
- HS: SGK, vở bài tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Kiểm tra bài cũ: Nam hay nữ ? ( tt)
- Nêu những đặc điểm chỉ có ở nam, chỉ có ở nữ?
2.Bài mới: GTB “Cuộc sống của chúng ta được hình thành như thế nào?”
- -HS
* Hoạt động 1: ( Giảng giải )
- Đặt câu hỏi cho cả lớp ôn lại bài trước:
- Học sinh lắng nghe và trả lời.
- Cơ quan nào trong cơ thể quyết định giới tính của mỗi con người?
- Cơ quan sinh dục.
-Cơ quan sinh dục nam có khả năng gì ?
- Tạo ra tinh trùng.
- Cơ quan sinh dục nư có khả năng gì ?
-GV giảng cho HS nắm
- Tạo ra trứng.
-Giảng cho HS nắm
-HS nghe
Hoạt động 2: ( Làm việc với SGK)
Yêu cầu học sinh quan sát các hình trang 10 đọc chú thích, tìm hình phù hợp
HS trao đổi theo cặp
-Đại diện 1 số cặp trình bày
H1a: Các tinh trùng gặp trứng
H 1b: Một tinh trùng đã chui vào trứng.
Hình 1c: Trứng và tinh trùng kết hợp với nhau để tạo thành hợp tử.
-Quan sát các hình trang 11 và trả lời theo câu hỏi
-H2: 9 tháng H3: 8 tuần,H4: 3 tháng,H5: 5 tuần
3.Củng cố, dặn dò:
-HS đọc mục cần biết
-liên hệ thực tế
Nhận xét, dặn dò
( HS yếu TB nêu đúng được 1 số hình)
TUẦN 3
ND: Thứ 2, ngày 7/9/09
Tiết 5: CAÀN LAØM GÌ ÑEÅ CAÛ MEÏ VAØ EM BEÙ ÑEÀU KHOÛE ?
I. MỤC TIÊU:
- Học sinh biết nêu những việc nên và không nên làm đối với người phụ nữ có thai để đảm bảo mẹ khỏe và thai nhi khỏe ( Hsyếu, Tb nêu ngắn gọn)
- Học sinh xác định được nhiệm vụ của người chồng và các thành viên khác trong gia đình là phải chăm sóc, giúp đỡ giúp đỡ phụ nữ có thai.
- Giáo dục học sinh có ý thức giúp đỡ người phụ nữ có thai.
II. CHUẨN BỊ:
GV:1 Số thức ăn có chất dinh dưỡng
HS: SGK, vở bài tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là sự thụ tinh? Thế nào là hợp tử ? - Cơ thể chúng ta Được hình thành như thế nào?
2. Bài mới: GTB- Cần làm gì để cả mẹ và em bé đều khỏe?
* Hoạt động 1: Làm việc với SGK
- Yêu cầu học sinh làm việc theo cặp
-2 HS cùng làm việc
+Chỉ và nói nội dung từng hình trang 12(SGK)
+Phụ nữ có thai nên và không nên làm gì ? Tại sao?
-GV chốt ý(mục cần biết)
- Đại diện 1 số cặp trả lời
( HS yếu, TB nêu ngắn gọn), HS khá giỏi giải thích tại sao)
2-3 HS đọc
* Hoạt động 2 : (Thảo luận cả lớp )
-yêu cầu HS quan sát hình 5, 6, 7 / 13 SGK và nêu nội dung của từng hình
+ Mọi người trong gia đình cần làm gì để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc đối với phụ nữ có thai ?
- Giớ thiệu 1số thức ăn có chất dinh dương&
- HS quan sát cùng thảo luận
- 1 sốHS nêu kết quả
- Hình 5 : Người chồng đang gắp thức ăn cho vợ
- Hình 6 : Người phụ nữ có thai đang làm những công việc nhẹ
- Hình 7 : người chồng đang quạt cho vợ và con gái đi học về khoe điểm 10
- HS thảo luận và nêu ( HS yếu, TB nêu ngắn gọn)
* Hoạt động 3: Đóng vai
- Chia nhóm, nêu yêu cầu
- Các nhóm đóng vai
- Quan sát giúp các nhóm
- GV cùng HS nhận xét, bình luận
3. Củng cố, dặn dò:
-Phụ nữ có thai cần chú ý gì?
- Liên hệ giáo dục
- Dặn dò, nhận xét tiết học
- Một số nhóm lên trình diễn
ND: Thứ 4, ngày 9/9/09
Tiết 6: TỪ LÚC MỚI SINH ĐẾN TUỔI DẬY THÌ
I. MỤC TIÊU:
- Học sinh nêu được một số đặc điểm chung của trẻ em ở giai đoạn: dưới 3 tuổi, từ 3 đến 6 tuổi, từ 6 đến 10 tuổi ( HS yếu, TB nêu ngắn gọn).
- Học sinh nắm được đặc điểm và tầm quan trọng của tuổi dậy thì đối với cuộc đời mỗi con người.
- Giáo dục học sinh giữ gìn sức khỏe để cơ thể phát triển tốt.
II. CHUẨN BỊ:
GV: Thông tin SGK
HS: SGK, sưu tầm ảnh chụp của trẻ em hoặc bản thân còn nhỏ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: Cần làm gì để cả mẹ và em bé đều khỏe?
- Việc nào nên làm và không nên làm đối với người phụ nữ có thai?
- Cần làm gì để thể hiện sự quan tâm chăm sóc đối với phụ nữ có thai?
- 2 HS
2. Bài mới: GTB Từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì
* Hoạt động 1: Thảo luận cả lớp
- Yêu cầu HS giới thiệu ảnh sưu tầm và hỏi VD em bé mấy tuồi và biết làm gì?…..
- HS lần lượt giới thiệu và nói trước
lớp
VD: Đây em bé của tôi, 1 tuổi biết đi, biết nói bập bẽ…….
* Hoạt động 2: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”
GV phổ biến cách chơi và luật chơi
- nhóm nào làm xong trước và đúng là thắng cuộc .
- Nhân xét, chốt đặc điểm về mỗi giai đoạn
_ Các nhóm thảo luận, viết nhanh kết quả vào phiếu, dán bảng
- Lời giải: 1-b, 2-a, 3- c
* Hoạt động 3: Thực hành
_Yêu cầu HS đọc thông tin tr 15 SGK và trả lời câu hỏi :
- Tại sao nói tuổi dậy thì có tầm quan trọng đặc biệt đối với cuộc đời của mỗi con người ?
- HS làm việc cá nhân
- Cơ thể phát triển nhanh cả về chiều cao và cân nặng.
- Cơ quan sinh dục phát triển... Ở con gái: bắt đầu xuất hiện kinh nguyệt. Ở con trai có hiện tượng xuất tinh lần đầu.
- Phát triển về tinh thần, tình cảm và khả năng hòa nhập cộng đồng.( HS yếu, Tb nêu được 2 hoặc 3 ý)
3. Củng cố, dặn dò:
- HS đọc mục cần biết
- Giáo dục HS
-Dặn dò, nhận xét tiết học
TUẦN 4
ND: Thứ 2, ngày 14-9-2009
Tiết 7: TỪ TUỔI VỊ THÀNH NIÊN ĐẾN TUỔI GIÀ
I. MỤC TIÊU:
-Học sinh nêu được một số đặc điểm chung của tuổi vị thành niên, tuổi trưởng thành, tuổi trung niên, tuổi già( HS yếu,T nêu ngắn gọn), đủ ý chi tiết hơn( HS khá giỏi)
- Học sinh xác định bản thân mình đang ở trong giai đọan nào của cuộc đời .
- Giáo dục học sinh ham thích tìm hiểu khoa học.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Bảng phụ của HS
- HS : SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
1. Kiểm tra bài cũ: Từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì
- Nêu tầm quan trọng của tuổi dậy thì?
-2 HS
2. Bài mới: GTB- Từ tuổi vị thành niên đến tuổi già
-
* Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
- Chia nhóm,phát bảng phụ, giao nhiệm vụ thảo luận , hoàn thành bảng
- Nhận xét, chốt ý: Vị thành niên tiếp chuyển trẻ con đến người lớn …
+ Tuổi trưởng thành đánh dấu về sự phát triển cả về mặt sinh học và xã hội.
+ Tuổi già: cơ thể dần suy yếu, chức năn hoạt động các cơ quan giảm…
- Các nhóm thảo luận
- Đại diện đọc kết quả
(HS yếu, TB nêu ngắn gọn )
* Hoạt động 2: HS tự liên hệ bản thân
- Nêu yêu cầu thảo luân theo câu hỏi.
- Tự liên hệ và nêu trước lớp.
+ Bạn đang ở vào giai đoạn nào của cuộc đời?
+ Biết được chúng ta đang ở giai đoạn nào của cuộc đời có lợi gì?
- VD: em ở giai đoạn vị thành niên, cha mẹ tuổi trưởng thàn.
- Nhận xét, tuyên dương
- Cho HS nói về lợi ích của lứa tuổi mỗi giai đoạn.
- Nêu (HS yếu, TB nêu ngắn gọn )
3, Củng cố, dặn dò:
-Nêu đặc điểm nổi bật của mọi lứa tuổi
- Liên hệ thực tế
- Dặn dò, nhận xét tiết học
ND: Thứ 4, ngày 16-9-2009
Tiết 8: VỆ SINH TUỔI DẬY THÌ
I. MỤC TIÊU:
-Học sinh nêu được những việc nên làm để giữ vệ sinh cơ thể ở lứa tuổi dậy thì (HS yếu, TB nêu ngắn gọn)đủ ý chi tiết hơn( Hs khá, giỏi)
- Xác định những việc nên và không nên làm để bảo vệ sức khỏe thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì.
- Giáo dục học sinh ý thức giữ gìn vệ sinh cơ thể .
- Giáo dục môi trường về ý thức giữ gìn môi trường xung quanh có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của chúng ta.
II. CHUẨN BỊ:
GV: Bảng phụ
HS: SGK, bảng con
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Kiểm tra bài cũ : Từ tuổi vị thành niên đến tuổi già.
- Nêu đặc điểm nổi bật của lứa tuổi ở mỗi giai đoạn?
-2 HS
2. Bài mới:GTB- Vệ sinh tuổi dậy thì
* Hoạt động 1: Động não
- Suy nghĩ và nêu ý kiến
_GV nêu vấn đề :
+Mồ hôi có thể gây ra mùi gì ?
+Nếu đọng lại lâu trên cơ thể,đặc biệt là ở các chỗ kín sẽ gây ra điều gì ? …
+ Vậy ở lứa tuổi này, chúng ta nên làm gì để giữ cho cơ thể luôn sạch, thơm tho và tránh bị mụn “trứng cá” ?
( HS yếu, TB nêu được 1 vài ý)
_GV ghi nhanh các ý kiến lên bảng
+ Nêu tác dụng của từng việc làm đã kể trên
_ Rửa mặt bằng nước sạch, tắm rửa, gội đầu, thay đổi quần áo thường xuyên , …
* Hoạt động 2: (làm việc với phiếu học tập)
- Treo bảng phụ ghi thông tin về việc làm bảo vệ sức khoẻ.
- Nêu yêu cầu
- Nhận xét, chốt lời giải đúng
- Đọc nội dung chọn ý ghi vào bảng con
* Hoạt động 3:Quan sát tranh và thảo luận
- Tổ chức HS trao đổi theo cặp
-
+Chỉ và nói nội dung từng hình
+Chúng ta nên làm gì và không nên làm gì để bảo vệ sức khỏe về thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì ?
HS cùng trao đổi
- 1 số HS trình bày trước lớp( HS yếu, TB nêu ngắn gọn)
- Nêu tác hại của rượu, thuốc lá, bia..
3.Củng cố, dặn dò:
- HS đọc mục cần biết
- Liên hệ thực tế
- Dặn dò, nhận xét tiết học
TUẦN 5
ND: Thứ hai, ngày 21-9-2009
Tiết 9: THỰC HÀNH: NÓI “KHÔNG!”
ĐỐI VỚI CÁC CHẤT GÂY NGHIỆN
I. MỤC TIÊU:
-Học sinh sưu tầm, xử lý các thông tin về tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma tuý và trình bày được những thông tin đo ( HS yếu, TB trình bày ngắn gọn).
- Thực hiện kỹ năng từ chối không sử dụng các chất gây nghiện.
- Giáo dục học sinh không sử dụng các chất gây nghiện để bảo vệ sức khỏe và tránh lãng phí.
II. CHUẨN BỊ:
GV: phiếu Học tập, câu hỏi cho trò chơi
HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: Vệ sinh tuổi dậy thì
- Nêu những việc làm vệ sinh cơ thể tuổi dậy thì?
- 2 HS
2. Bài mới: Thực hành: Nói “Không !” đối với các chất gây nghiện
* Hoạt động 1: Thực hành xử lí thông tin
- Chia nhóm, phát phiếu, giao nhiệm vụ
- Các nhóm thảo luận, hoàn thành phiếu
- Đại diện các hóm trình bày kết quả
Giáo viên chốt:
- Rượu, bia, thuốc lá, ma túy đều là chất gây nghiện. Sử dụng và buôn bán ma túy là phạm pháp.
- Gây hại cho sức khỏe người sử dụng, ảnh hưởng đến mọi người xung quanh. Làm mất trật tự xã hội.
* Hoạt động 2: Trò chơi “Bốc thăm trả lời câu hỏi”
- Chia lớp thành 2 đội, phổ biến cách chơi: đại diện từng đội bốc câu hỏi, trả lời
- 2 đội cùng chơi
- GV, HS nhận xét tuyên dương nhóm thắng cuộc
ND: Thứ tư, ngày 23-9-2009
Tiết 10: THỰC HÀNH: NÓI “KHÔNG!”
ĐỐI VỚI CÁC CHẤT GÂY NGHIỆN (tiếp theo)
* Hoạt động 3: Trò chơi chiếc ghê nguy hiểm
-Nêu tên tró chơi, cách chơi
- HS cùng chơi
- Đặt câu hỏi thảo luận
- Thảo luận trả lời( HS yếu, TB nêu ngắn gọn)
+Em cảm thấy thế nào khi đi qua chiếc ghế?
+Tại sao khi đi qua, 1 số bạn đi chậm thận trọng không chạm?
+Tại sao có người tự mình chạm vào?
* Nhận xét , chốt ý nghỉa trò chơi
* Hoạt động 4:Đóng vai
Chia lớp thành 3 nhóm, giao nhiệm vụ quan sát 1 hình thảo luận đóng vai
- Các nhóm thảo luận đóng vai
- Đại diện các nhóm trình diễn
- Nêu câu hỏi cả lớp thảo luận
- Thảo luận trả lời( HS yếu, TB nêu ngắn gọn)
+ Việc từ chối hút thuốc lá, rượu bia…có dễ dàg không?
+ Trong trướng hợp bạn bị doạ dẫm phải làm gì?/…..
3. Củng cố, dặn dò:
- Gọi HS đọc mục cần biết
- Liên hệ giáo dục
- Dặn dò, nhận xét tiết học
TUẦN 6
ND: Thứ hai, ngày 28-9-2009
Tiết 11: DÙNG THUỐC AN TOÀN
I. MỤC TIÊU:
-Xác định khi nào nên dùng thuốc.
-HS nêu được những điểm cần chú ý khi phải dùng thuốc và khi mua thuốc( HS yếu, TB nêu ý ngắn gọn).
- Nêu tác hại của việc dùng không đúng thuốc, không đúng cách và không đúng liều lượng ( HS yếu, TB nêu ngắn gọn)
- Giáo dục học sinh ham thích tìm hiểu khoa học.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: 1 số vỏ và bản hướng dẫn sử dụng thuốc
- HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu tác hại của rượu, bia, thuốc lá?
- 2 HS
2. Bài mới: GTB- Dùng thuốc an toàn
* Hoạt động 1: Làm việc theo cặp
- Hướng dẫn HS thảo luận VD:
+ Bạn đã dùng thuốc bao giờ chưa và dùng trong trường hợp nào ?
+ Bạn hãy kể một vài thuốc bổ mà bạn biết?
-2 HS cùng trao đổi
-1 số cặp đặt và trả lời câu hỏi trứoc lớp
+ Giàng thêm : Khi bị bệnh, chúng ta cần dùng thuốc để chữa trị, nếu sử dụng thuốc không đúng có thể làm bệnh nặng hơn, thậm chí có thể gây chết người
* Hoạt động 2 : Làm việc cá nhân
_GV yêu cầu HS làm bài tập Tr 24 SGK
- Suy nghĩ, nêu kết quả
1-d, 2-c, 3-a, 4-b( HS yếu, TB nêu ý ngắn gọn)
Chốt ý:
+ Chỉ dùng thuốc khi thật cần thiết, dùng đúng thuốc, đúng cách và đúng liều lượng, khi mua thuốc cần đọc kĩ thông tin in trên vỏ đựng và bản hướng dẫn kèm theo …
Cho HS xem một số vỏ đựng và bản hướng dẫnsử dụng thuốc
* Hoạt động 3: Trò chơi: Ai nhanh, ai đúng
Nêu cách chơi, tổ chức HS cùng chơi
- HS đọc viết nhanh lời giải vào bảng con
- Tuyên dương Hs có kết quả nhanh đúng
Kết quả: c-b-a
3. Củng cố, dặn dò:
- Gọi HS đọc mục cần biết
- Liên hệ giáo dục
- Dặn dò, nhận xét tiết học
ND: Thứ tư, ngày 30-9-2009
Tiết 12: PHÒNG BỆNH SỐT RÉT
I.MỤC TIÊU:
- Học sinh nhận biết một số dấu hiệu chính của bệnh sốt rét, nêu được nguyên nhân, cách lây truyền bệnh sốt rét ( HS yếu, TB nêu ngắn gọn)
- Nêu việc làm phòng bệnh sốt rét cho bản thân, cho mọi người.
- Giáo dục học sinh có ý thức trong việc ngăn chặn không cho muỗi sinh sản và đốt mọi người.
- Vệ sinh bảo vệ môi trường xung quanh nơi ở.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tranh vẽ “Vòng đời của muỗi A-nô-phen” phóng to.
- HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:Dùng thuốc an toàn
- Khi nào thì dùng thuốc, khi dùng thuốc cần chú ý gì?
- 2 HS
2. Bài mới: GTB- Phòng bệnh sốt rét
* Hoạt động 1: Làm việc với SGK
- Tổ chức HS làm việc theo cặp, nêu yêu cầu
quan sát, đọc lời đối thoại, trả lời
- 2 HS thảo luận
- Đại diện 1 vài cặp trả lời
- Một số dấu hiệu chính của bệnh sốt rét?
( HS yếu, TB nêu ý ngắn gọn)
- Bệnh sốt rét nguy hiểm như thế nào?
-Nguyên nhân gây ra bệnh sốt rét?
- Bệnh sốt rét được lây truyền như thế nào?
+ Chốt ý:Sốt rét là một bệnh truyền nhiễm, do kí sinh trùng gây ra. Ngày nay, đã có thuốc chữa và thuốc phòng sốt rét.
* Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận
- Yêu cầu HS quan sát, thảo luận trả lời
- Thực hiện theo yêu cầu
+ Muỗi A- nô- phen ẩn nấu và đẻ trứng ở đâu?
+Em có thể làm gì để diệt muỗi trưởng thành?
- 1 số HS trả lời
+ Cần làm gì để không cho muỗi đốt người?
- Nhận xét, chốt ý và hỏi:
- Cách phòng bệnh tốt nhất là gì?
- Cho HS xem vòng đời của muỗi A- nô- phen
- Giữ vệ sinh nhà ở và môi trường xung quanh, diệt muỗi, diệt bọ gậy và tranh để muỗi đốt. ( HS yếu, TB trả lời đượ 1 vài ý)
3. Củng cố, dặn dò:
- Gọi HS đọc mục cần biết
- Liên hệ giáo dục về bảo vệ môi trường và giữ gìn, phòng bệnh.
- Dặn dò, nhận xét tiết học
TUẦN 7
ND: Thứ hai, ngày 5-10-2009
Tiết 13: PHÒNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT
I. MỤC TIÊU:
- HS nêu được tác nhân, đường lây truyền bệnh sốt xuất huyết
- Nhận ra sự nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết, nêu được các cách tiêu diệt muỗi và tránh không để muỗi đốt ( HS yếu, TB nêu ngắn gọn).
- Giáo dục học sinh ý thức tự bảo vệ mình, tránh không bị muỗi đốt.
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường xung quanh nhà ở tránh muỗi đốt.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Thông tin ( SGK)
- HS : SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: Phòng bệnh sốt rét
- Bệnh sốt rét là do đâu ?
- 2 HS
- Cần làm gì để phòng bệnh sốt rét?
2. Bài mới: GTB- Phòng bệnh sốt xuất huyết
* Hoạt động 1: Làm việc với SGK
+ Tổ chức HS thi đố nhau
- Nêu yêu cầu, hướng dẫn cách thực hiện
- GV cùng HS nhận xét tuyên dương
- Đáp án: 1-b, 2- b, 3- a, 4- b, 5- b
HS đọc, suy nghĩ
- 1 HS đặt câu hỏi, HS kia trả lời
- Yêu cầu cả lớp thảo luận câu hỏi: Bệnh sốt xuất huyết có nguy hiểm không? Tại sao?
- Nguy hiểm vì gây chết người, chưa có thuốc đặc trị.
- Nhận xét kết luận, gọi HS đọc phần 1,2 mục cần biết
* Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận
- Tổ chức HS thảo luận theo cặp
+Quan sát chỉ và nói rõ nội dung từng hình
- 2 HS cùng thảo luận, đại diện trình bày( HS yếu, TB nói ngắn gọn)
+ Giải thích tác dụng của từng việc làm ở mỗi hình
- Nêu ( HS khá, giỏi)
Hỏi tiếp:+ Nêu những việc nên làm để phòng bệnh sốt xuất huyết ?
+ Gia đình bạn thường sử dụng cách nào để diệt muỗi và bọ gậy ?
- Kể tên các cách diệt muỗi và bọ gậy( HS yếu, Tbnêu được 1 vai việc làm)
Nhận xét cho HS đọc mục cần biết
3. Củng cố, dặn dò:
- Gọi HS đọc mục cần biết
- Liên hệ giáo dục HS ý thức phòng bệnh sốt xuất huyết
- Dặn dò, nhận xét tiết học
ND: Thứ tư, ngày 7-10-2009
Tiết 14: PHÒNG BỆNH VIÊM NÃO
I.MỤC TIÊU:
- Nêu tác nhân , đường lây truyền bệnh viêm não.
- Nhận ra sự nguy hiểm của bệnh viêm não, nêu được các cách tiêu diệt muỗi và tránh không để muỗi đốt.
-Có ý thức trong việc ngăn chặn không cho muỗi sinh sản và đốt người.
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường xung quanh nhà ở, đường phố tránh để muỗi đốt, và giữ vệ sinh sạch sẽ nơi nuôi các vật nuôi trong nhà, tránh muỗi đốt.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Thẻ ghi số và chữ cho trò chơi ai nhanh , ai đúng
- HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu nguyên nhân, tác hại và cách phòng bệnh sốt xuất huyết?
-2 HS
2. Bài mới: GTB- Phòng bệnh viêm não
Hoạt động 1: Trò chơi ai nnhanh, ai đúng
- Chia lớp thành 4 nhóm, phổ biến cách chơi
- Đại diện các nhóm chơi
+ GV đọc câu hỏi, các nhóm gắn thẻ vào câu hỏi, nhóm nhanh- đúng thắng
Đáp án: 1-c, 2- d, 3-b, 4-a
Hoạt động 2: Quan sát thảo luận
-Yêu cầu HS quan sát và nêu nội dung các hình
* Quan sát, gợi ý HS yếu
- 2 HS cùng thảo luận, 1 số HS nêu kết quả( HS yếu, TB nêu gắn gọn)
- Hỏi: Địa phương em làm gì để phòng bệnh viêm não?
- Liên hệ và nêu( HS yếu, TB nêu được 1 vài ý)
- Chúng ta cần làm gì để phòng bệnh?
VD: vệ sinh nhà ở, dọn dẹp môi trường….
+ Nhận xét, kết luận
3. Củng cố, dặn dò:
- Gọi HS đọc mục cần biết
1-2 HS
- Giáo dục HS ý thức đề phòng bệnh viêm não
- Dặn dò, nhận xét tiết học
TUẦN 8
ND: Thứ hai, ngày 12-10-2009
Tiết 15: PHÒNG BỆNH VIÊM GAN A
I.MỤC TIÊU:
- HS nêu được tác nhân, đường lây truyền bệnh viêm gan A.
- Nêu được cách phòng bệnh viêm gan A ( HS yếu, TB nêu ngắn gọn).
- HS có ý thức phòng bệnh viêm gan A.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Phiếu thảo luận nhóm
- HS : SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ
- Nêu tác hại và cách phòng bệnh viêm não
- 2 HS
2. Bài mới: GTB- Phòng bệnh viêm gan A
Hoạt động 1: Làm việc với SGK
Chia lớp thành 4 nhóm, phát phiếu, nêu yêu cầu
- Các nhóm nhận phiếu, thảo luận
- Nêu 1 số dấu hiệu của bệnh viêm gan A?
- Đại diện các nhóm trình bày( HS yếu, TB nêu được 1 số ý)
- Tác nhân gây ra bệnh viêm gan A?
- Bệnh viêm gan A lây qua đường nào?
+ Nhận xét chốt ý: Sốt nhẹ, đau ở vùng bụng…; do vi rút viêm gan A; lây qua đường tiêu hoá
Hoạt động 2: Quan sát và thả luận
- Yêu cầu HS quan sát và nêu nội dung từng hình
- Làm việc theo cặp,đại diện 1 vài cặp trả lời
+ Nhận xét, chốt nội dung các hình
Hỏi: - Nêu cách phòng bệnh viêm gan A?
- Nêu : An chín uống sôi…
- Người mắc bệnh cần chú ý điều gì?
- Các em cần làm gì để phòng bệnh
- Nghỉ ngơi nhiều, ăn lỏng chúa nhiều chất đạm …
(HS yếu, TB nêu ngắn gọn )
3. Củng cố, dặn dò:
- Gọi HS đọc mục cần biết
- Liên hệ giáo dục HS cách phòng bệnh và giữ gìn bảo vệ môi trường.
- Dặn dò, nhận xét tiết học
ND: Thứ tư, ngày 14-10-2009
Tiết 16: PHÒNG BỆNH HIV/AIDS
I. MỤC TIÊU:
- HS biết giải thích một cách đơn giản HIV là gì, AIDS là gì?
- Nêu các đường lây truyền và cách phòng tránh HIV/ AIDS ( HS yếu, TB nêu ngắn gọn) đủ ý, chi tiết hơn( HS khá giỏi).
- Có ý thức tuyên truyền, vận động mọi người cùng phòng tránh HIV/AIDS.
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, không xả rác thải đặc biệt là rác thải y tế.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: các thông tin SGK, bảng phụ viết ký hiệu chư và số cho trơi
- HS : SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. kiểm tra bài cũ: Phòng bệnh viêm gan A
- Bệnh viêm gan A lây qua đường nào?
- Nêu cách phòng bệnh viêm gan A?
- 2HS
2. Bài mới: GTB- Ghi tựa
Hoạt động 1: Trò chơi ai nhanh, ai đúng
- Chia lớp 2 nhóm, phổ biến cách chơi
+ Mỗi nhóm cử 5 bạn lên nối câu hỏi với câu trả lời tương ứng, nhóm nhanh- đúng thắng
- Trao đổi trong nhóm, đại diện 2 nhóm thi đua
- Nhận xét tuyên dương
Lời giải: 1- c, 2-b, 3- d, 4- e, 5- a
Hoạt động 2: Quan sát và trả lời
- Tổ chức HS quan sát trả lời theo câu hỏi
- 2 HS quan sát và nói
+ Tìm xem thông tin nào nói về cách phòng tránh, thông tin nào nói về một người có nhiễm HIV hay không?
+ Theo bạn có những cách nào để không bị kây nhiễm HIV qua đường máu?
- Nhận xét và hỏi: HIV có thể lây qua những con đường nào?
- Muốn phòng tránh HIV/ SIDS cần làm gì?
- Đại diện 1 vài cặp nêu( HS yếu, TB nêu ngắn gọn)
- Nêu (HS yếu, TB nêu ngắn gọn)
3. Củng cố, dặn dò:
- Gọi HS đọc mục cần biết
- Liên hệ giáo dục HS cách phòng bệnh.
- Dặn dò, nhận xét tiết học
TUẦN 9
ND: Thứ hai, ngày 19-10-2009
Tiết 17: THÁI ĐỘ VỚI NGƯỜI NHIỄM HIV/AIDS
I.MỤC TIÊT:
- Xác định các hành vi tiếp xúc thông thường không lây nhiễm HIV.
- Liệt kê nhữ
File đính kèm:
- KHOA HOC.doc