Giáo án Khoa học Lớp 5 - Bài: Nhôm

I. Mục tiêu:

- HS nhận biết được một số tính chất của nhôm.

- Nêu được một số ứng dụng của nhôn trong sản xuất và đời sống.

- Quan sát, nhận biết một số đồ dùng bằng nhôm và nêu cách bảo quản chúng.

- HS ý thức giữ gìn các đồ dùng bằng nhôm

- Giáo dục bảo vệ môi trường: Khai thác và sản xuất cần đảm bảo vệ sinh, không gây ô nhiễm môi trường.

II. Chuẩn bị:

- GV: Hình vẽ trong SGK. Một số đồ dùng bằng nhôm

- HS: Sưu tầm các thông tin và tranh ảnh về nhôm, một số đồ dùng bằng nhôm trong gia đình.

- Phiếu học tập

III. Các hoạt động:

 

docx4 trang | Chia sẻ: Đinh Nam | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 30 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khoa học Lớp 5 - Bài: Nhôm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA HỌC NHÔM I. Mục tiêu: - HS nhận biết được một số tính chất của nhôm. - Nêu được một số ứng dụng của nhôn trong sản xuất và đời sống. - Quan sát, nhận biết một số đồ dùng bằng nhôm và nêu cách bảo quản chúng. - HS ý thức giữ gìn các đồ dùng bằng nhôm - Giáo dục bảo vệ môi trường: Khai thác và sản xuất cần đảm bảo vệ sinh, không gây ô nhiễm môi trường. II. Chuẩn bị: - GV: Hình vẽ trong SGK. Một số đồ dùng bằng nhôm - HS: Sưu tầm các thông tin và tranh ảnh về nhôm, một số đồ dùng bằng nhôm trong gia đình. - Phiếu học tập III. Các hoạt động: 1. Kiểm tra bài cũ: - 1 HS đọc câu hỏi trắc nghiệm Tính chất của đồng là: A. Màu đỏ nâu, ánh kim. B. Bền, dễ dát mỏng và kéo thành sợi, có thể dập và uốn thành bất kì hình dạng nào. C. Dẫn điện, dẫn nhiệt tốt. D. Cả 3 đều đúng. => đáp án D - GV cho HS trả lời trắc nghiệm vào bảng con. - Yêu cầu 1 HS đọc lại tính chất của đồng. - Cho HS trả lời câu hỏi: Kể tên một số đồ dùng làm bằng đồng và hợp kim của đồng. Nêu cách bảo quản chúng. => Lư hương, mâm, nồi, vật dụng trong gia đình, dây điện... Bảo quản bằng cách dùng thuốc đánh đồng để lau chùi.... 2. Giới thiệu bài mới: - Cho HS sinh quan sát tranh và trả lời câu hỏi: "Các em quan sát tranh và trả lởi câu hỏi đây là vật gì? Chúng được làm từ chất liệu gì?" => Cặp lồng và cái thìa. Chúng được làm bằng nhôm. - HS nhận xét câu trả lời: - GV giới thiệu bài mới: "Nhôm và hợp kim của nhôm được sử dụng rất rộng rãi. Chúng có những tính chất gì? Những đồ dùng nào được làm từ nhôm và hợp kim của nhôm? Chúng ta cùng vào bài học hôm nay để biết được điều đó nhé. Chúng ta vào bài 24: Nhôm" - 1 HS nhắc lại tựa bài. 3. Vào bài mới: Hoạt động 1: Một số đơng dùng bằng nhôm: - HS thảo luận nhóm bàn câu hỏi: Hãy nêu một vài vật dụng làm bằng nhôm mà em biết? => Khung cửa sổ, mâm, chậu, nồi, muỗng... - HS nhận xét và bổ sung. - GV kết luận: "Nhôm được sử dung rộng rãi dùng để chế tạo các vật dụng làm bếp như: xoong, nồi, chảo... vỏ nhiều loại đồ hộp khung cửa sổ, một số bộ phận của các phương tiện giao thông như tàu hỏa xe ô tô, máy bay tàu thủy" Hoạt động 2: Nguồn gốc và tính chất của đồng và hợp kim của đồng: - 1 HS đọc phần thông tin trong SGK, cả lớp đọc thầm. - Thảo luận nhóm 4 HS 1 nhóm làm phiếu học tập, (phiếu so sánh về nguồn gốc và tính chất của nhôm và hợp kim của nhôm). - Yêu cầu HS trong nhóm trao đổi, thảo luận và hoành thành phiếu học tập. - Lưu ý HS: chỉ cần ghi vắn tắt bằng các gạch đầu dòng. - Gọi 1 nhóm lên dán phiếu lên bảng, trình bài phiếu. PHIẾU HỌC TẬP Nhôm Hợp kim của nhôm Nguồn gốc - Có trong vỏ Trái Đất và quặng nhôm - Nhôm và một số kim loại khác như đồng kẽm Đặc điểm - Màu trắng bạc - Nhẹ hơn sắt và đồng. - Có thể kéo thành sợi, dát mỏng. - Không bị gỉ nhưng có thể bị một số axit ăn mòn. - Dẫn điện, dẫn nhiệt tốt. - Bền vững, rắn chắc hơn nhôm. - HS nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét kết quả thảo luận của HS. - GV cho HS trả lời câu hỏi: "trong tự nhiên, nhôm có ở đâu?" => Nhôm được sản xuất từ quặng nhôm Có trong vỏ Trái Đất. "Nhôm có những tính chất gì?" => Màu trắng bạc Nhẹ hơn sắt và đồng. Có thể kéo thành sợi, dát mỏng. Không bị gỉ nhưng có thể bị một số axit ăn mòn. Dẫn điện, dẫn nhiệt tốt. "Nhôm có thể pha trộn với những kim loại nào để tạo ra hợp kim của nhôm?" => Nhôm có thể pha trộn với đồng, kẽm, để tạo ra hợp kim của nhôm. - GV chốt "Nhôm là kim loại. Nhôm có thể pha trộn với đồng, kẽm để tạo ra hợp kim của nhôm. Trong tự nhiên nhôm có trong quặng nhôm. - HS suy nghĩ nêu cách bảo quản đồ dùng. "Nhà các con có nhiều đồ bằng nhôm không? Vậy nhà các con bảo quản đồ bằng nhôm hay hợp kim của nhôm như thế nào? => Những đồ dùng bằng nhôm hoặc hợp kim của nhôm dùng xong phải rửa sạch, để nơi khô ráo, khi bưng bê các đồ dùng bằng nhôm phải nhẹ nhàng vì chúng dễ bị cong, vênh, méo. "Khi sử dụng đồ dùng, dụng cụ nhà bếp bằng nhôm cần lưu ý điều gì? Vì sao?" => Không nên đựng những thức ăn có vị chua lâu trong nồi nhôm vì chúng dễ bị axit ăn mòn. Không dùng tay không để bưng bê các dụng cụ đang nấu thức ăn vì nhôm dẫn nhiệt tốt, dễ bị bỏng. - GV nhận xét câu trả lời. 4. Củng cố, dặn dò - HS đọc lại ghi nhớ. - GV nhận xét tiết học:" Hôm nay cô khen ngợi lớp có ý thức học tốt, phát biểu sôi nổi, tích cực tham gia xây dựng bài." - Dặn dò:"Các con về nhà học bài và chuẩn bị bài 25 đá vôi nhé."

File đính kèm:

  • docxgiao_an_khoa_hoc_lop_5_bai_nhom.docx