TẬP ĐỌC: ÔNG MẠNH THẮNG THẦN GIÓ
I. Mục tiêu
- Đọc trơn được cả bài. Đọc đúng các từ ngữ khó. Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Biết thể hiện tình cảm của các nhân vật qua lời đọc.
- Hiểu những từ ngữ khó: đồng bằng, hoành hành, ngạo nghễ, vững chãi, đẵn, ăn năn.
- Hiểu nội dung bài: Ông Mạnh tượng trưng cho con người, Thần Gió tượng trưng cho thiên nhiên. Qua câu chuyện chúng ta thấy người có thể chiến thắng thiên nhiên nhờ sự dũng cảm và lòng quyết tâm, nhưng nhờ người luôn muốn làm bạn với thiên nhiên.
II. Chuẩn bị:
Tranh trong SGK
17 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1065 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án khối 2 tuần thứ 20, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 20
Ngày tháng năm
TẬP ĐỌC: ÔNG MẠNH THẮNG THẦN GIÓ
I. Mục tiêu
- Đọc trơn được cả bài. Đọc đúng các từ ngữ khó. Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Biết thể hiện tình cảm của các nhân vật qua lời đọc.
- Hiểu những từ ngữ khó: đồng bằng, hoành hành, ngạo nghễ, vững chãi, đẵn, ăn năn.
- Hiểu nội dung bài: Ông Mạnh tượng trưng cho con người, Thần Gió tượng trưng cho thiên nhiên. Qua câu chuyện chúng ta thấy người có thể chiến thắng thiên nhiên nhờ sự dũng cảm và lòng quyết tâm, nhưng nhờ người luôn muốn làm bạn với thiên nhiên.
II. Chuẩn bị:
Tranh trong SGK
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Củng cố bài tập đọc “ Lá thư nhầm địa chỉ”(4-5 phút)
- 2 HS đọc lại 2 đoạn của bài tập đọc “ Lá thư nhầm địa chỉ” trả lời câu hỏi về nội dung.
- GV nhận xét cho điểm.
Hoạt động 2: Luyện đọc đoạn 1,2,3 (16-17 phút)
GV dùng tranh minh hoạ trong SGK kết hợp với lời để giới thiệu bài
- GV đọc mẫu
- Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
- Đọc từng câu : HS tiếp nối nhau đọc từng câu
-Chú ý cho HS các từ khó đọc: hoành hành, ngạo nghễ, quật đổ, lẩm cẩm…
- Đọc từng đoạn : HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn .
- Chú ý cho HS cách đọc các câu dài
- Ông vào rừng/ lấy gỗ/ dựng nhà.//
- Cuối cùng / ông quyết định dựng một ngôi nhà thật vững trãi.//
- Giúp HS hiểu nghĩa các từ ở phần chú giải
-Đọc từng đoạn trong nhóm
- Thi đọc giữa các nhóm
- Đọc đồng thanh đoạn 3
Hoạt động 3: Tìm hiểu đoạn 1,2,3 (13-14 phút)
- Cho HS đọc từng đoạn , GV nêu câu hỏi , HS trả lời lớp theo dõi nhận xét bổ sung .
+ 1 HS đọc đoạn 1,2 lớp theo dõi trả lời câu hỏi 1
+ 1 HS đọc đoạn 3 lớp theo dõi trả lời câu hỏi 2
Tiết 2
Hoạt động 4 Luyện đọc đoạn 4-5 (10-11 phút)
- Đọc từng câu : HS tiếp nối nhau đọc từng câu
- Chú ý cho HS các từ khó đọc: đổ rạp, lồng lộn, giận giữ .
- Đọc từng đoạn : HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn .
- Chú ý cho HS cách đọc các câu dài
- Giúp HS hiểu nghĩa các “ lồng lộn”: biểu hiện rất hung hăng , điên cuồng
“ an ủi” : làm dịu sự buồn phiền , day dứt .
-Đọc từng đoạn trong nhóm
- Thi đọc giữa các nhóm
- Đọc đồng thanh đoạn 5
Hoạt động 5: Tìm hiểu đoạn 4-5 (10-11 phút)
Cho HS đọc từng đoạn , GV nêu câu hỏi , HS trả lời lớp theo dõi nhận xét bổ sung .
+ 1 HS đọc đoạn 4 lớp theo dõi trả lời câu hỏi 4
+ 1 HS đọc đoạn 5 lớp theo dõi trả lời câu hỏi 4
+ HS suy nghĩ trả lời câu hỏi 5
Hoạt động 6: Luyện đọc diễn cảm (9-10 phút)
- Cho 2-3 nhóm tự phân vai thi đọc chuyện
- Lớp theo dõi , nhận xét bình chọn nhóm đọc hay.
- GV tuyên dương nhóm đọc hay.
- Hoạt động 7: Củng cố – Dặn dò (3’)
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà luyện đọc.
Ngày tháng năm
TOÁN: BẢNG NHÂN 3
I. Mục tiêu
Giúp HS:
- Thành lập bảng nhân 3 (3 nhân với 1, 2, 3, . . . , 10) và học thuộc lòng bảng nhân này.
-Ap dụng bảng nhân 3 để giải toán và đếm thêm 3.
II. Chuẩn bị: Bộ đồ dùng toán
III. Các hoạt động hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Hướng dẫn lập bảng nhân 3.
- GV dùng các tấm bìa , mỗi tấm có 3 chấm tròn và bảng gài hướng dẫn HS lập các phép nhân
3 x 1 = 3 3 x 1 = 3
3 x 2= 3 + 3 = 6 3 x 2 = 6
…………
3 x 10 = ……. 3 x 10 = 30
- GV chỉ bảng và nói: Đây là bảng nhân 3. Các phép tính trong bảng đều có 1 thừa số là 3, thừa số còn lại lần lượt là các số 1, 2, 3, . . ., 10.
- Yêu cầu HS đọc bảng nhân 3 vừa lập được, sau đó cho HS thời gian để tự học thuộc bảng nhân 3 này.
Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành.
Bài 1:Tính nhẩm
- HS nêu yêu cầu của bài
- HS dựa vào bảng nhân 3 nhẩm và ghi kết quả vào vở
- HS tiếp nối nhau đọc kết quả , lớp theo dõi nhận xét bổ sung.
Bài 2:Giải toán về phép nhân
- Gọi 1 HS đọc đề bài
- HS làm vào vở
- HS lên bảng chữa bài , lớp theo dõi nhận xét bổ sung.
Bài 3:Thực hành đếm thêm 3
- HS đọc yêu cầu của bài
- HS làm vào vở sau đó đọc kết quả bài làm , lớp theo dõi nhận xét bổ sung.
- GV lưu ý cho HS: Trong dãy số này, mỗi số đều bằng số đứng ngay trước nó cộng thêm 3.
Bài 4: Củng cố bảng nhân3
- HS đọc đề
- GV yêu cầu HS trả lời , lớp nhận xét bổ sung
- HS làm vào vở sau đó đổi vở kiểm tra cho nhau và nhận xét .
Hoạt động 3: Củng cố – Dặn dò (3’)
- Yêu cầu HS đọc thuộc lòng bảng nhân 3 vừa học.
- Nhận xét tiết học, yêu cầu HS về nhà học cho thật thuộc bảng nhân 3.
Ngày tháng năm
ĐẠO ĐỨC: TRẢ LẠI CỦA RƠI (TT)
I. Mục tiêu
Củng cố cho HS :
- Nhặt được của rơi cần tìm cách trả lại cho người mất.
- Trả lại của rơi là thật thà, sẽ được mọi người quý trọng.
- Quý trọng những người thật thà, không tham của rơi.
- Đồng tình, ủng hộ và noi gương những hành vi không tham của rơi.
II. Chuẩn bị
Tranh trong VBT
III. Các hoạt động
Hoạt động 1:Củng cố phân tích tình huống(5-6 phút)
- Cho HS quan sát tranh của BT1- trả lời lại các câu hỏi trong vở bài tập
- Lớp theo dõi nhận xét bổ sung
- GV nhận xét đánh giá.
Hoạt động 2: Nêu tình huống (9-10 phút)
- Cho HS làm BT3
- HS đọc yêu cầu của bài
- HS làm vào vở
- Từng cặp HS 1 em nêu tình huống , 1 em trả lời .
- GV và HS theo dõi nhận xét bổ sung
Hoạt động 3: Nêu gương (14-15 phút)
- Cho HS lần lượt nêu những tấm gương nhặt được của rơi trả lại cho người mất
- Cả lớp cùng theo dõi học tập
- Gv nêu thêm một số tấm gương nhặt được của rơi trả lại cho người mất .
Hoạt động4: Củng cố – Dặn dò (3-4 phút)
Cần trả lại của rơi mỗi khi nhặt được và nhắc nhở bạn bè , anh chị em cùng thực hiện .
Ngày tháng năm
CHÍNH TẢ:(NV) GIÓ
I. Mục tiêu
- Nghe và viết lại chính xác bài thơ “Gió”
- Trình bày đúng hình thức bài thơ 7 chữ với 2 khổ thơ.
- Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt s / x, iêc / iêt.
II. Chuẩn bị
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Củng cố phân biệt dấu hỏi/dấu ngã (4-5 phút )
- Yêu cầu HS viết bảng con các từ sau: thi đỗ, đổ rác, giả vờ, giã gạo…
- GV cùng HS nhận xét va sửa sai
Hoạt động 2: Hướng dẫn viết chính tả (14-15 phút)
- GV đọc bài thơ một lần
- Gọi 3 HS lần lượt đọc lại bài thơ.
- Gv nêu câu hỏi , HS trả lời để nắm nội dung và cách trình bầy.
+Bài thơ viết về ai?
+Hãy nêu những ý thích và hoạt động của gió được nhắc đến trong bài thơ.
+Bài viết có mấy khổ thơ? Mỗi khổ thơ có mấy câu thơ? Mỗi câu thơ có mấy chữ?
+Vậy khi trình bày bài thơ chúng ta phải chú ý những điều gì?
- Cho HS viết vào bảng con :gió, rất, rủ, diều, khẽ… GVchỉnh sửa lỗi cho HS, nếu có.
- GV đọc bài, đọc thong thả, mỗi câu thơ đọc 3 lần cho HS viết.
- GV đọc lại bài, dừng lại phân tích các chữ khó cho HS soát lỗi.
- Thu và chấm một số bài và nhận xét
Hoạt động3: Hướng dẫn làm bài tập chính tả (12-13 phút)
Bài 1: Phân biệt s/x ; iêt/iêc.
- Gọi HS đọc đề bài .
- 2 HS cùng lên bảng , mỗ em làm một câu .
- Lớp làm vào vở sau đó nhận xét bổ sung.( a, hoa sen, xen lẫn; hoa súng, xúng xính. b , làm việc , bữa tiệc ; thời tiết , thương tiếc )
Bài 2: Phân biệt s/x ; iêt/iêc.
- HS đọc yêu cầu của bài
- HS làm vào vở
- GV nêu lần lượt từng câu gợi ý – HS viết bảng con các từ trả lời cho câu gợi ý đó .
GV và HS nhận xét chốt lại từ đúng (a, mùa xuân, sương ; b, xiết, điếc)
Hoạt động 4: Củng cố – Dặn dò (3’)
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà làm các BT trong SGK.
Ngày tháng năm
TẬP ĐỌC: MÙA XUÂN ĐẾN
I. Mục tiêu
- Đọc trơn được cả bài.Đọc đúng các từ ngữ khó, các từ dễ lẫn . Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
- Biết đọc bài với giọng vui tươi, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
- Hiểu nghĩa các từ: mận, nồng nàn, đỏm dáng, trầm ngâm.
- Hiểu nội dung bài: Bài ca ngợi vẻ đẹp của mùa xuân. Mùa xuân đến làm cho đất trời, cây cối, chim muông,… đều thay đổi, tươi đẹp bội phần.
II. Chuẩn bị : Tranh minh họa SGK.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Củng cố bài tập đọc “ Ông Mạnh thắng Thần Gió”(4-5 phút)
- 2 HS đọc lại bài tập đọc “Ông Mạnh thắng Thần Gió” trả lời câu hỏi về nội dung bài .
- GV nhận xét cho điểm.
Hoạt động 2: Luyện đọc (9-10 phút)
GV dùng tranh minh hoạ trong SGK kết hợp với lời để giới thiệu bài
- GV đọc mẫu
- Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
- Đọc từng câu : HS tiếp nối nhau đọc từng câu
-Chú ý cho HS các từ khó đọc: rạng rỡ, nảy lộc, khướu…
- Đọc từng đoạn : HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn .
- Chú ý cho HS cách đọc các câu dài
Nhưng trong trí nhớ thơ ngây của chú / còn mãi sáng ngời hình ảnh một cánh hoa mận trắng, / biết nở cuối đông để báo trước mùa xuân đến . //
- Giúp HS hiểu nghĩa các từ ở phần chú giải
-Đọc từng đoạn trong nhóm
- Thi đọc giữa các nhóm
- Đọc đồng thanh cả bài.
Hoạt động 3: Tìm hiểu bài (12-13 phút)
- Cho HS đọc từng đoạn , GV nêu câu hỏi , HS trả lời lớp theo dõi nhận xét bổ sung .
+ 1 HS đọc đoạn 1,2 lớp theo dõi trả lời câu hỏi 1,2
+ 1 HS đọc đoạn 3 lớp theo dõi trả lời câu hỏi 3
Hoạt động 4: Luyện đọc diễn cảm ( 7-8 phút)
Cho 4-5 HS thi đọc lại toàn bài – Lớp theo dõi bình chọn bạn đọc hay
GV tuyên dương em đọc hay.
Hoạt động5: Củng cố dặn dò (1-2 phút)
Nhận xét giờ học và yêu cầu HS về nhà đọc lại bài.
Ngày tháng năm
TOÁN: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
- Giúp HS.Củng cố kĩ năng thực hành tính trong bảng nhân 3.
- Ap dụng bảng nhân 3 để giải bài toán có lời văn bằng một phép tính nhân.
- Củng cố kĩ năng thực hành đếm thêm 2, đếm thêm 3.
II. Chuẩn bị
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Củng cố bảng nhân 3 (11-12 phút)
Bài 1:HS đọc yêu cầu của bài
- HS làm vào vở
- HS lên bảng chữa bài , lớp theo dõi nhận xét bổ sung .
- HS đổi vở kiểm tra cho nhau và nhận xét .
Bài 2: HS đọc yêu cầu của bài
- 2HS cùng lên bảng , mỗi em làm một phần
- HS dưới lớp làm vào vở sau đó nhận xét bổ sung
- Cho HS giải thích cách làm.
Hoạt động 2: Củng cố giải toán về phép nhân 3 (5-6 phút)
Bài 3:Gọi 2 HS đọc đề bài toán.
- Yêu cầu HS cả lớp tự làm bài vào vở bài tập, 1 HS làm bài trên bảng lớp.
- GV chấm một số bài và nhận xét
Hoạt động3: Củng cố đếm thêm 2, thêm 3 (5-6 phút)
Bài 4: HS đọc yêu cầu của bài
- HS làm vào vở
- HS lên bảng chữa bài , lớp theo dõi nhận xét bổ sung .
- HS đổi vở kiểm tra cho nhau và nhận xét.
Hoạt động4: Củng cố đếm thêm 2, thêm 3 (6-7 phút)
*Bài 5: HS đọc yêu cầu của bài
- 2HS cùng lên bảng , mỗi em làm một phần
- HS dưới lớp làm vào vở sau đó nhận xét bổ sung
- Cho HS nêu lại cách tính kết quả của phép cộng có số 0 , phép nhân với 1 .
Hoạt động 5: Củng cố – Dặn dò (4-5phút)
- Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng bảng nhân 3
- Nhận xét tiết học, tuyên dương những HS tốt, thuộc bảng nhân. Nhắc nhở HS còn chưa chú ý học bài, chưa học thuộc bảng nhân.
- Dặn HS về nhà làm các BT trong SGK.
Ngày tháng năm
LUYỆN TỪ: MỞ RỘNG VỐN TỪ: TỪ NGỮ VỀ THỜI TIẾT
ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI KHI NÀO?
I. Mục tiêu
- Mở rộng và hệ thống vốn từ về thời tiết.
- Rèn kỹ năng đặt câu hỏi với cụm từ chỉ thời điểm: bao giờ, lúc nào, tháng mấy, mấy giờ thay cho: khi nào?
- Dùng đúng dấu chấm và dấu chấm than.
II. Chuẩn bị
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1:Củng cố từ ngữ về các mùa(5-6 phút )
- Kiểm tra 2 HS lên bảng viết các tháng của mùa đông, mùa thu.
- GV nhận xét cho điểm.
Hoạt động 2:Mở rộng vốn từ về thời tiết(5-6 phút)
Bài1:Gọi 1-2 HS đọc yêu cầu.
- HS làm vào vở
- GV nêu tên các từ ngữ cho HS biết và chỉ định HS nói tên mùa phù hợp với từ ngữ đã nêu.
- Lớp theo dõi nhận xét bổ sung .
Hoạt động3: Giúp HS đặt câu hỏi với cụm từ chỉ thời điểm: bao giờ, lúc nào, tháng mấy, mấy giờ thay cho: khi nào?
Bài 2:Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- GV ghi lên bảng các cụm từ có thể thay thế cho cụm từ khi nào: bao giờ, lúc nào, tháng mấy, mấy giờ.
- GV kiểm tra xem trường hợp nào thay được , trường hợp nào không thay được để lưu ý cho HS.
- Yêu cầu HS làm vào vở sau đó nêu kết quả làm bài , lớp theo dõi nhận xét bổ sung.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Hoạt động4:Dấu chấm, dấu chấm than(6-7 phút)
Bài 3:Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- 1 HS lên bảng làm , lớp làm vào vở
- Gọi HS nhận xét bổ sung.
- Khi nào ta dùng dấu chấm?
- Dấu chấm cảm được dùng ở cuối các câu văn nào?
- Kết luận cho HS hiểu về dấu chấm và dấu chấm cảm.
Hoạt động 5: Củng cố – Dặn dò (3’)
- Dặn HS về nhà làm bài tập và đặt câu hỏi với các cụm từ vừa học.
Ngày tháng năm
TOÁN: BẢNG NHÂN 4
I. Mục tiêu
- Giúp HS:Thành lập bảng nhân 4 (4 nhân với 1, 2, 3, . . ., 10) và học thuộc lòng bảng nhân này.
- Ap dụng bảng nhân 4 để giải bài toán có lời văn bằng 1 phép tính nhân.
- Thực hành đếm thêm 4.
II. Chuẩn bị: Bộ đồ dùng toán
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Hướng dẫn lập bảng nhân 4.
- GV dùng các tấm bìa , mỗi tấm có 4 chấm tròn và bảng gài hướng dẫn HS lập các phép nhân
4 x 1 = 4 4 x 1 = 4
4 x 2= 4 + 4 = 8 4 x 2 = 8
…………
4 x 10 = ……. 4 x 10 = 40
- GV chỉ bảng và nói: Đây là bảng nhân 4. Các phép tính trong bảng đều có 1 thừa số là 4, thừa số còn lại lần lượt là các số 1, 2, 3, . . ., 10.
- Yêu cầu HS đọc bảng nhân 4 vừa lập được, sau đó cho HS thời gian để tự học thuộc bảng nhân 4 này.
Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành.
Bài 1:Tính nhẩm
- HS nêu yêu cầu của bài
- HS dựa vào bảng nhân 4 nhẩm và ghi kết quả vào vở
- HS tiếp nối nhau đọc kết quả , lớp theo dõi nhận xét bổ sung.
Bài 2:Giải toán về phép nhân
- Gọi 1 HS đọc đề bài
- HS làm vào vở
- HS lên bảng chữa bài , lớp theo dõi nhận xét bổ sung.
Bài 3:Thực hành đếm thêm 4
- HS đọc yêu cầu của bài
- HS làm vào vở sau đó đọc kết quả bài làm , lớp theo dõi nhận xét bổ sung.
- GV lưu ý cho HS: Trong dãy số này, mỗi số đều bằng số đứng ngay trước nó cộng thêm 4.
*Bài 4: Củng cố bảng nhân 4
- HS đọc đề
- GV yêu cầu HS trả lời , lớp nhận xét bổ sung
- HS làm vào vở sau đó đổi vở kiểm tra cho nhau và nhận xét .
Hoạt động 3: Củng cố – Dặn dò (3’)
- Yêu cầu HS đọc thuộc lòng bảng nhân 4 vừa học.
- Nhận xét tiết học, yêu cầu HS về nhà học cho thật thuộc bảng nhân 4.
Ngày tháng năm
KỂ CHUYỆN: ÔNG MẠNH THẮNG THẦN GIÓ
I. Mục tiêu
- Sắp xếp lại được thứ tự các bức tranh theo đúng trình tự câu chuyện “Ông Mạnh thắng Thần Gió.”
- Dựa vào tranh minh họa, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện với giọng kể tự nhiên, biết kết hợp lời kể với điệu bộ, cử chỉ, nét mặt cho phù hợp.
- Đặt được tên khác phù hợp với nội dung câu chuyện.
- Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
II. Chuẩn bị
4 tranh minh họa câu chuyện trong sgk
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Củng cố câu chuyện “ Chuyện bốn mùa” (5-6 phút)
- Cho HS kể lại chuyện “ Chuyện bốn mùa”
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Hoạt động 2: Hướng dẫn kể chuyện(24-25 phút)
a) Sắp xếp lại thứ tự các bức tranh theo đúng nội dung câu chuyện
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài tập 1.
- Cho HS quan sát tranh SGK.
- HS đọc lướt câu chuyện “Ông Mạnh thắng Thần Gió.”xác định lại các thứ tự của các tranh
- Cho HS phát biểu – HS cả lớp và GV chốt ý đúng và ghi bảng
( Tranh 4 - Tranh 2 - Tranh 3 – Tranh 1 )
b) Kể lại toàn bộ nội dung truyện
- GV chia HS thành các nhóm 3 .
- Các nhóm có 3 em kể theo hình thức phân vai: người dẫn chuyện, ông Mạnh, Thần Gió.
- Tổ chức cho các nhóm thi kể.
- Nhận xét và tuyên dương các nhóm kể tốt.
c, Đặt tên khác cho câu chuyện
- Yêu cầu HS đưa ra các tên gọi mà mình chọn.
- HS nối tiếp nhau trả lời và giải thích vì sao em lại đặt tên đó cho câu chuyện?
Hoạt động3: Củng cố – Dặn dò (4-5 phút)
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS về nhà kể lại truyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau.
- Chuẩn bị: Chim sơn ca và bông cúc trắng.
Ngày tháng năm
LUYỆN TẬP ĐỌC: MÙA NƯỚC NỔI
I. Mục tiêu
- Đọc đúng các từ dễ lẫn .Đọc đúng các từ mới: lũ, hiền hòa, Cửu Long, phù sa.Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
- Biết đọc bài với giọng đọc chậm rãi, tình cảm, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi cảm.
- Hiểu được ý nghĩa các từ mới: lũ, hiền hòa, Cửu Long, phù sa.
- Hiểu được nội dung của bài văn: Bài văn đã tái hiện lại hiện thực mùa nước nổi xảy ra ở đồng bằng sông Cửu Long hằng năm. Qua bài văn ta thấy được tình yêu của tác giả đối với vùng đất này.
II. Chuẩn bị: Tranh minh họa bài tập đọc trong sgk.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Củng cố bài tập đọc “ Mùa xuân đến”(4-5 phút)
- 2 HS đọc lại bài tập đọc “Mùa xuân đến” trả lời câu hỏi về nội dung bài .
- GV nhận xét cho điểm.
Hoạt động 2: Luyện đọc (9-10 phút)
GV dùng tranh minh hoạ SGK kết hợp với lời để giới thiệu bài và đọc mẫu
- Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
- Đọc từng câu : HS tiếp nối nhau đọc từng câu
-Chú ý cho HS các từ khó đọc: lũ, hiền hòa, Cửu Long, phù sa …
- Đọc từng đoạn : HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn .
- Chú ý cho HS cách đọc các câu dài
Ngồi trong nhà ,/ ta thấy cả những đàn cá ròng ròng ,/ từng đàn,/ từng đàn/ theo
cá mẹ xuôi theo dòng nước,/ vào tận đồng sâu.//
- Giúp HS hiểu nghĩa các từ ở phần chú giải
-Đọc từng đoạn trong nhóm . Thi đọc giữa các nhóm
- Đọc đồng thanh cả bài.
Hoạt động 3: Tìm hiểu bài (12-13 phút)
- Cho HS đọc từng đoạn , GV nêu câu hỏi , HS trả lời lớp theo dõi nhận xét bổ sung .
+ 1 HS đọc đoạn 1 lớp theo dõi trả lời câu hỏi 1
+ 1 HS đọc đoạn 2 lớp theo dõi trả lời câu hỏi 2
+ 1 HS đọc toàn bài lớp theo dõi trả lời câu hỏi 3
Hoạt động 4: Luyện đọc diễn cảm ( 7-8 phút)
Cho 4-5 HS thi đọc lại toàn bài – Lớp theo dõi bình chọn bạn đọc hay
GV tuyên dương em đọc hay.
Hoạt động5: Củng cố dặn dò (1-2 phút)
Nhận xét giờ học và yêu cầu HS về nhà đọc lại bài.
Ngày tháng năm
CHÍNH TẢ: ( NV) MƯA BÓNG MÂY
I. Mục tiêu
- Nghe và viết lại đúng bài thơ: Mưa bóng mây.
- Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt s / x; iêt / iêc.
II. Chuẩn bị
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Củng cố phân biệt s/x (4-5 phút )
- Yêu cầu HS viết bảng con các từ sau: hoa sen, cây xoan, con sáo, giọt xương…
- GV cùng HS nhận xét va sửa sai
Hoạt động 2: Hướng dẫn viết chính tả (14-15 phút)
- GV đọc bài thơ một lần
- Gọi 3 HS lần lượt đọc lại bài thơ.
- Gv nêu câu hỏi , HS trả lời để nắm nội dung và cách trình bầy.
+Bài thơ tả hiện tượng gì của thiên nhiên?
+Mưa bóng mây có gì lạ làm bạn nhỏ thích?
+Bài viết có mấy khổ thơ? Mỗi khổ thơ có mấy câu thơ? Mỗi câu thơ có mấy chữ?
+Vậy khi trình bày bài thơ chúng ta phải chú ý những điều gì?
- Cho HS viết vào bảng con :thoáng, cười, dung dăng… GVchỉnh sửa lỗi cho HS, nếu có.
- GV đọc bài, đọc thong thả, mỗi câu thơ đọc 3 lần cho HS viết.
- GV đọc lại bài, dừng lại phân tích các chữ khó cho HS soát lỗi.
- Thu và chấm một số bài và nhận xét
Hoạt động3: Hướng dẫn làm bài tập chính tả (12-13 phút)
Phân biệt s/x ; iêt/iêc.
- Gọi HS đọc đề bài .
- 2 HS cùng lên bảng , mỗi em làm một câu .
- Lớp làm vào vở sau đó nhận xét bổ sung.
(a, sương mù, cây xương rồng; đất phù sa, đường xa; xót xa, thiếu sót
b , chiết cành, chiếc lá; nhớ tiếc, tiết kiệm ; hiểu biết, xanh biếc )
Hoạt động 4: Củng cố – Dặn dò (3’)
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà làm các BT trong SGK. Ngày tháng năm
TOÁN: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
- Giúp HS.Củng cố kĩ năng thực hành tính trong bảng nhân 4.
- Ap dụng bảng nhân 4 để giải bài toán có lời văn bằng một phép tính nhân và các bài tập khác có liên quan..
II. Chuẩn bị
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động1: Củng cố bảng nhân 4 , nhận biết tính chất giao hoán của phép nhân(8-9 phút)
Gọi 2 HS lên bảng đọc thuộc lòng bảng nhân 4. Hỏi HS về kết quả của một phép nhân bất kì trong bảng.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 1:Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài
- Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó yêu cầu HS nối tiếp đọc bài làm của mình.
-Yêu cầu: Hãy so sánh kết quả của 2 x 3 & 3 x 2
Vậy khi ta đổi chỗ các thừa số thì tích có thay đổi không?
- HS trả lời , lớp theo dõi nhận xét bổ sung.
Kết luận : Khi ta đổi chỗ các thừa số thì tích không thay đổi.
Hoạt động 2: Thứ tự thực hiện phép tính(7-8 phút)
Bài 2:HS đọc yêu cầu của bài
- GV hướng dẫn để HS hiểu bài mẫu
- HS làm vào vở sau đó lên bảng chữa bài ,lớp theo dõi nhận xét bổ sung.
GV kết luận : Trong dãy tính có cả phép nhân và phép cộng ta làm phép nhân trước rồi mới làm phép cộng .
Hoạt động 3: Giải bài toán có lời văn bằng một phép tính nhân.(6-7 phút)
Bài 3:Gọi 1 HS đọc đề bài.
Yêu cầu HS tự tóm tắt và làm bài vào vở.
- HS lên bảng chữa bài , lớp theo dõi nhận xét bổ sung.
Hoạt động 4:Củng cố đếm thêm4(6-7 phút)
Bài 4: HS đọc yêu cầu của bài
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở
- HS đọc kết quả bài làm , lớp theo dõi nhận xét bổ sung.
Hoạt động 5: Củng cố – Dặn dò (2-3’)
- Yêu cầu HS ôn lại bảng nhân 4.
- Tổng kết tiết học.
- Chuẩn bị: Bảng nhân 5
Ngày tháng năm
TẬP VIẾT: Q – Quê hương tươi đẹp.
I. Mục tiêu:
Rèn kỹ năng viết chữ.
- Viết Q (cỡ vừa và nhỏ), câu ứng dụng theo cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu đều nét và nối nét đúng qui định.
- Dạy kỹ thuật viết chữ với rèn chính tả mở rộng vốn từ, phát triển tư duy.
II. Chuẩn bị: Chữ mẫu Q .
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ cái hoaQ(6-7 phút)
- Cho HS quan sát chữ hoa Q và nhận xét vế chiều cao , các nét chữ.
- Cao 5 li, gồm 2 nét – nét 1 giống nét 1 của chữ O, nét 2 là nét cong dưới có 2 đầu uốn ra ngoài không đều nhau.
- GV hướng dẫn cách viết:
+Nét 1: Đặt bút trên ĐK 6, viết nét móc ngược trái. Dừng bút trên ĐK 4.
+Nét 2: từ điểm dừng bút của nét 1, lia bút xuống ĐK 2, viết nét cong trên có 2 đầu uốn ra ngoài , dừng bút ở giữa ĐK 2 và ĐK 3.
- GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết.
-HS viết bảng con.GV yêu cầu HS viết 2, 3 lượt.GV nhận xét uốn nắn.
Hoạt động 2: Hướng dẫn viết câu ứng dụng.(6-7 phút)
- Giới thiệu cụm từ: Quê hương tươi đẹp.
- Giải nghĩa cụm từ ứng dụng
- HS quan sát cụm từ ứng dụng vá nhận xét
+ Những chữ cái nào cao 2,5 li? 2 li? 1,5 li ? 1 li ?
+ Cách đặt dấu thanh? Khoảng cách giữa các chữ?
-ChoHS viết bảng con: Quê
- GV nhận xét và uốn nắn.
Hoạt động 3: Viết vở(20-21 phút)
- GV nêu yêu cầu viết.
- HS viết vào vở
- GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu kém.
- Chấm 7-8 bài và nhận xét.
- GV nhận xét chung.
Hoạt động4: Củng cố – Dặn dò (2-3’)
- GV nhận xét tiết học.
- Nhắc HS hoàn thành nốt bài viết.
- Chuẩn bị: Chữ hoa R
Ngày tháng năm
TẬP LÀM VĂN: TẢ NGẮN VỀ BỐN MÙA
I. Mục tiêu
- Biết nghe và trả lời đúng các câu hỏi về mùa xuân.
- Viết được một đoạn văn có từ 3 đến 5 câu nói về mùa hè.
II. Chuẩn bị
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động1: Củng cố nói lời chào,đáp lời chào, lời tự giới thiệu.(5-6phút)
- Gọi HS đóng vai xử lý các tình huống trong bài tập 2 sgk trang 12.
- Nhận xét, cho điểm HS.
Hoạt động : Tìm hiểu nội dung đoạn văn (12-13 phút)
Bài1:Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- GV đọc đoạn văn lần 1.
- Gọi 3 – 5 HS đọc lại đoạn văn.
- Bài văn miêu tả cảnh gì?
- Tìm những dấu hiệu cho con biết mùa xuân đến?
- Mùa xuân đến, cảnh vật thay đổi ntn?
- Tác giả đã quan sát mùa xuân bằng cách nào?
- HS trả lời các câu hỏi trên, lớp theo dõi nhận xét bổ sung.
KL: Để tả được cảnh vật xung quanh chúng ta phải quan sát kĩ …
Hoạt động 3: Viết được một đoạn văn ngắn (16-17 phút)
Bài 2: HS đọc đề bài và các gợi ý
- GV hỏi để HS trả lời thành câu văn.
- Yêu cầu HS viết đoạn văn vào vở.
- Gọi HS tiếp nối nhau đọcbài làm , lớp theo dõi nhận xét đoạn văn của bạn.
- GV chữa bài cho từng HS. Chú ý những lỗi về câu từ
Hoạt động4: Củng cố – Dặn dò (1-2’)
Nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà viết đoạn văn vào ô li.
Chuẩn bị: Tả ngắn về loài chim.
Ngày tháng năm
TOÁN: BẢNG NHÂN 5
I. Mục tiêu
- Giúp HS:Thành lập bảng nhân 5 (5 nhân với 1, 2, 3, . . ., 10) và học thuộc lòng bảng nhân này.
- Ap dụng bảng nhân 5 để giải bài toán có lời văn bằng 1 phép tính nhân.
- Thực hành đếm thêm 5.
II. Chuẩn bị : Bộ đồ dùng toán
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Hướng dẫn lập bảng nhân 5.
- GV dùng các tấm bìa , mỗi tấm có 5 chấm tròn và bảng gài hướng dẫn HS lập các phép nhân
5 x 1 = 5 5 x 1 = 5
5 x 2= 5 + 5 = 10 5 x 2 = 10
…………
5 x 10 = ……. 5 x 10 = 50
- GV chỉ bảng và nói: Đây là bảng nhân 5. Các phép tính trong bảng đều có 1 thừa số là 5, thừa số còn lại lần lượt là các số 1, 2, 3, . . ., 10.
- Yêu cầu HS đọc bảng nhân 5 vừa lập được, sau đó cho HS thời gian để tự học thuộc bảng nhân 5 này.
Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành.
Bài 1:Tính nhẩm
- HS nêu yêu cầu của bài
- HS dựa vào bảng nhân 5 nhẩm và ghi kết quả vào vở
- HS tiếp nối nhau đọc kết quả , lớp theo dõi nhận xét bổ sung.
Bài 2:Giải toán về phép nhân
- Gọi 1 HS đọc đề bài
- HS làm vào vở
- HS lên bảng chữa bài , lớp theo dõi nhận xét bổ sung.
Bài 3:Thực hành đếm thêm 5và đếm bớt 5
- HS đọc yêu cầu của bài
- HS làm vào vở sau đó đọc kết quả bài làm , lớp theo dõi nhận xét bổ sung.
- GV lưu ý cho HS: a,Trong dãy số này, mỗi so sau đều bằng số đứng ngay trước nó cộng thêm 5. b,Trong dãy số này, mỗi số sau đều bằng số đứng ngay trước nó trừ đi 5.
*Bài 4: Củng cố bảng nhân 5
- HS đọc đề . GV yêu cầu HS trả lời , lớp nhận xét bổ sung
- HS làm vào vở sau đó đổi vở kiểm tra cho nhau và nhận xét .
Hoạt động 3: Củng cố – Dặn dò (3’)
- Yêu cầu HS đọc thuộc lòng bảng nhân 5 vừa học.
- Nhận xét tiết học, yêu cầu HS về nhà học cho thật thuộc bảng nhân 5.
Ngày tháng năm
TỰ NHIÊN XÃ HỘI: AN TOÀN KHI ĐI CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG
I. Mục tiêu
- Nhận xét một số tình huống nguy hiểm có thể xảy ra khi đi các phương tiện giao thông.
- Một số quy định khi đi các phương tiện giao thông.
- Chấp hành những quy định chun
File đính kèm:
- giao an 2 tuan 20.doc