Giáo án Kỹ năng sống Lớp 6 - Chủ đề 1 đến 5 - Năm học 2015-2016
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Kỹ năng sống Lớp 6 - Chủ đề 1 đến 5 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 30/10/2015
Ngày dạy: 3/11/2015
Người soạn:
Tiết 1,2,3,4:
Tên bài dạy: Chủ đề 1: THÍCH ỨNG VỚI TRƯỜNG MỚI
1. MỤC TIÊU
- HS được làm quen với bao điều mới lạ về trường mới, thầy/cô giáo mới, bạn
mới, những yêu cầu mới
- Rèn luyện cho HS kỹ năng ứng xử, bình tĩnh lắng nghe, mạnh dạn chia sẻ và
tìm kiếm sự hỗ trợ từ mọi người xung quanh.
- Hình thành cho HS ý thức thích ứng với môi trường mới.
2. PHƯƠNG PHÁP
- Trực quan
- Vấn đáp
- Đóng vai.
- Thảo luận nhóm
- Trò chơi
- Thực hành.
3. PHƯƠNG TIỆN:
- Tranh ảnh về trường, lớp
4. HÌNH THỨC TỔ CHỨC
Thời gian thực hiện: Dạy 1 buổi 180 phút ( 4 tiết )
Số lượng học sinh/lớp: 27 học sinh
5. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN BÀI DẠY:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1. Chia sẻ theo cặp đôi.
GV tổ chức trò chơi: các em hãy thảo
luận nhóm bằng cách chia sẻ (nói thầm)
cho nhau về những điều mới lạ mà các em HS thảo luận- chơi trò chơi- chia
đã gặp ở trường thcs ( sau đó các em viết sẻ.
ra giấy ), rồi lần lượt các thành viên lên
trình bày trên bảng.( các nhóm thi) về nội
dung:
?Lên lớp 6 em được học những môn nào?
?Những môn học nào là mới?
?Em được học những thầy/cô nào?
?Những môn học nào là khó với em?
? Những điều mới lạ khác em gặp là gì?
Gv nhận xét, chốt ý: năm đầu tiên là năm
hs làm quen trường thcs với bao điều mới
1 lạ : trường mới, thầy /cô mới, bạn mới,
những yêu cầu mới vậy những khó khăn
của các em là những khó khăn
gì chúng ta sang phần 2
2. Những khó khăn khi học lớp 6.
? em gặp khó khăn gì khi học lớp 6? Hãy
khoanh tròn chữ cái trước những ý nêu
khó khăn của em:
Gv yêu cầu hs đọc các ý /sgk-tr 6. Hs đọc
Yêu cầu hs thảo luận nhóm. Hs tham gia thảo luận và trình
bày kết quả.
Gv nhận xét.
Gv chốt: trước bao điều mới lạ, chắc hẳn
các em sẽ gặp khó khăn vậy trước khó
khăn ấy, các em sẽ xử lý ra sao ? .các
em cần bình tĩnh lắng nghe những lời
hướng dẫn của cac thầy cô giáo, các nội
quy, quy định của nhà trường đó chính
là động lực duy nhất giúp các em tự tin
đến trường
3. Những thông tin chính của trường
em.
? Để nhanh chóng thích ứng khi học ở
trường mới, em hãy tìm hiểu và điền
những thông tin sau:
- Tên trường:
- Địa chỉ trường:
- Điện thoại của trường:
- Tên lớp:
- Tên thầy/cô giáo chủ nhiệm:
- Điện thoại của GVCN:
- Tên thầy/cô giáo bộ môn:
Gv yêu cầu hs thảo luận nhóm, các nhóm
thi, lên bảng trình bày.
Gv nhận xét, tuyên dương nhóm nào xong Hs trình bày chia sẻ.
nhanh nhất và chính xác nhất.
4.Quy định, nội quy ở trường em.
Gv: đã là thành viên trong nhà trường,
bản thân em phải tìm hiểu nội quy, quy
định của nhà trường và mọi hoạt động cần
tuân theo quy định, nội quy. Gv hỏi- hs chia sẻ.
? Em cần làm gì khi muốn xin nghỉ buổi,
2 tiết học?
- viết giấy xin phép có chữ ký của
phụ huynh.
?khi thiếu thông tin về môn học, em cần
hỏi ai?
- hỏi gv bộ môn hoặc hỏi bạn bè ..
?Em có thể gặp GVBM khi nào? ở đâu?
- khi hết tiết dạy, gặp GVBM ở
phòng chờ
?có thể xem TKB của lớp mình ở đâu?
-ở bảng tin của nhà trường.
? khi ốm đau ở trường, em cần làm gì?
- thông báo cho gvcn, gvbm biết tình hình
sức khỏe, xuống phòng y tế nhà trường để
kịp thời báo cho gia đình biết và xử lý ..
Gv nhận xét, đánh giá mức độ hiểu biết
và kỹ năng giao tiếp ứng xử của hs trong
lớp.
5. Sơ đồ trường em.
Bằng khả năng quan sát các em hãy vẽ sơ
đồ trường em theo sự hướng dẫn /sgk-tr 9. Các nhóm đại diện lên bảng trình
Gv yêu cầu hs thảo luận nhóm. bày.
Gv nhận xét và đánh giá mức độ hiểu biết
của các em hs.
6. Quy tắc sử dụng/ ứng xử ở phòng
chức năng.
Gv yêu cầu hs thảo luận nhóm để xây Hs thảo luận nhóm và chia sẻ
dựng bản tự giới thiệu về nhiệm vụ, quy
tắc sử dụng/ quy tắc ứng xử khi đến các
địa điểm ở trường em:
- nhóm 1: văn phòng nhà trường,
phòng y tế
- nhóm 2:phòng Hiệu trưởng, phòng
phó hiệu trưởng
- nhóm 3: thư viện trường, phòng
giáo viên
- nhóm 4: phòng đoàn đội, nhà vệ
sinh.
hs trình bày lên bảng. Hs nhận xét chéo
GV nhân xét, chốt ý:
các em nên nghiêm túc thực hiện nội
quy của trường, các em phải biết vận
dụng kiến thức ở các môn đã học nhất là
3 ở môn gdcd lớp 6 để thể hiện bản thân
các em là người có sự hiểu biết, mạnh
dạn, tự tin, có nề nếp kỉ cương .
Như vậy: trong tiết học ngày hôm nay, Hs chia sẻ.
đã giúp các em có thêm những hiểu biết
gì?
Gv củng cố nội dung bài học
Dặn dò: chuẩn bị nội dung của tiêt sau
phần 7,8 của chủ đề 1.
Rút kinh nghiệm:
4 Ngày soạn: 10/11/2015
Ngày dạy: 17/11/2015
Người soạn:
Tiết 5,6:
Tên bài dạy Chủ đề 1: THÍCH ỨNG VỚI TRƯỜNG MỚI ( tiếp)
1. MỤC TIÊU
- HS được làm quen với bao điều mới lạ về trường mới, thầy/cô giáo mới, bạn
mới, những yêu cầu mới
- Rèn luyện cho HS kỹ năng đóng vai ứng xử và xử lý tình huống ứng, bình
tĩnh lắng nghe, mạnh dạn chia sẻ và tìm kiếm sự hỗ trợ từ mọi người xung
quanh.
- Hình thành cho HS ý thức thích ứng, làm quen với môi trường mới.
2. PHƯƠNG PHÁP
- Trực quan
- Vấn đáp
- Đóng vai.
- Thảo luận nhóm
- Trò chơi
- Thực hành.
3. PHƯƠNG TIỆN:
- Tranh ảnh về trường, lớp
4. HÌNH THỨC TỔ CHỨC
Thời gian thực hiện: Dạy 1 buổi 90 phút ( 2 tiết )
Số lượng học sinh/lớp: 27 học sinh
5. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN BÀI DẠY:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
7. Đóng vai ứng xử
Gv cho hs thảo luận nhóm và thực
hành đóng vai ứng xử trong các Hs thảo luận và từng nhóm đóng vai
trường hợp sau: ứng xử các tình huống
- Nhóm 1: em lên văn phòng nhà
trường để hỏi về một việc của
lớp.
- Nhóm 2: lớp thiếu thìa trong
giờ ăn trưa. Em xuống bếp ăn
của trường để bổ sung thìa ăn
cho lớp.
- Nhóm 3: em bị đau bụng nên
đến phòng y tế để khám và xin
5 thuốc.
- Nhóm 4: em cần vào phòng bảo
vệ của trường để xin gọi nhờ
điện thoại cho bố mẹ.
Hs lên trình bày , các nhóm nhận
xét chéo.
Gv nhận xét và đánh giá kết quả
về kỹ năng ứng xử của hs.
Gv tuyên dương nhóm có kỹ năng
ứng xử tốt.
8. Xử lý tình huống và đóng vai:
Gv cho hs thảo luận nhóm và đóng
vai ứng xử trong các tình huống/ Hs thảo luận và từng nhóm đóng vai
sgk-tr 13,14. ứng xử các tình huống.
- Nhóm 1 : tình huống 1
- Nhóm 2: tình huông 2
- Nhóm 3:tình huống 3
Gv nhận xét và tuyên dương câc
nhóm đóng vai ứng xử tốt.
9.Lời khuyên:
Gv gọi hs đọc lời khuyên /sgk-tr 14. Hs đọc.
Gv nhấn mạnh các ý chính trong lời
khuyên.
Gv củng cố nội dung:
? vậy tiết học này em đã học được
những gì? Đã giúp em hiểu biết thêm
những gì?
Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 10/11/2015
Ngày dạy: 17/11/2015
Người soạn:
Tiết 7,8:
Tên bài dạy Chủ đề 2: XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU
1. MỤC TIÊU
- HS biết xác định mục tiêu riêng trong cuộc sống, đặt mục tiêu là yếu tố đầu
tiên quan trọng cho mọi bước phát triển.
6 - Rèn luyện cho HS kỹ năng đặt mục tiêu, quyết tâm và kiên trì vượt khó khi
thực hiện mục tiêu, bình tĩnh lắng nghe, mạnh dạn chia sẻ và tìm kiếm sự hỗ
trợ từ mọi người xung quanh.
- Hình thành cho HS ý thức tự lập và tự đặt mục tiêu cho cá nhân.
2. PHƯƠNG PHÁP
- Trực quan
- Vấn đáp
- Đóng vai.
- Thảo luận nhóm
- Trò chơi
- Thực hành.
3. PHƯƠNG TIỆN:
- Tranh ảnh về trường, lớp
4. HÌNH THỨC TỔ CHỨC
Thời gian thực hiện: Dạy 1 buổi 90 phút ( 2 tiết )
Số lượng học sinh/lớp: 27 học sinh
5. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN BÀI DẠY:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Hồi tưởng:
Gv yêu cầu hs hồi tưởng và viết ra
giấy theo các gọi ý trong sgk/tr 15. Hs thực hiện và chia sẻ.
? Em đã dự định mục tiêu gì?
? Em đã làm thế nào để đạt mục
tiêu đó?
? Em đã mất bao nhiêu thời gian
để có được thành công?
? Em đã có những thuận lợi, khó
khăn gì?
? Em đã nhận được sự giúp đỡ của
ai? Giúp đỡ như thế nào?
HS chia sẻ
Gv nhận xét.
2. Phân tích truyện “chặt cây”
Gv yêu cầu hs đọc truyện “ chặt Hs đọc truyện
cây”/sgk-tr 16,17.
Gv yêu cầu hs thảo luận nhóm và trả
lời. Hs chia sẻ suy nghĩ.
? vì sao hs trong truyện không thể
quyết định chặt cây nào khi lên núi ?
- vì hs ko biết xác định mục đích
chặt cây để làm gì, nên các em
đã rất khó quyết định chặt cây
7 nào giữa hai cây thông và cây
bạch dương.
? Để thực hiện thành công mục đích,
cần những yếu tố nào? ( nhiều yếu tố)
- Đặt mục tiêu là yếu tố đầu tiên
rất quan trọng.
- Mục tiêu đặt ra phải cụ thể, phù
hợp với khả năng, quỹ thời
- gian, hoàn cảnh thực tế.
- Xác định rõ nguồn lực sẵn có.
- Những khó khăn, biện pháp
thực hiện.
- Cần quyết tâm kiên trì thực
hiện.
- Yếu tố khách quan ( người giúp
đỡ)
? Việc đặt mục tiêu có quan trọng
không? Vì sao?
- Việc đặt mục tiêu rất quan
trọng
- Vì chúng ta định hướng và xác
định rõ mục đích, có kế hoạch
và dễ dàng thành công trong
cuộc sống.
Hs trử lời
Gv nhận xét, đánh giá mức độ hiểu
biết của hs.
3. Phân tích truyện “câu cá”.
Gv yêu cầu hs đọc truyện câu cá/sgk- Hs đọc truyện và chia sẻ suy nghĩ.
tr 18 và trả lời câu hỏi:
? vì sao ông lão câu cá được nhiều
hơn anh thanh niên?
- vì ông lão đã kiên trì, chịu khó
và đặt mục tiêu rõ ràng là khi
mặt trời xuống núi, ông phải có
giỏ cá đầy mang về, nên trong
quá trình câu dù câu được cá
nhỏ, ông cũng vui vẻ đặt vào
giỏ sau lưng và ông còn tranh
thủ thời gian dung đến 5, 6 mồi
câu
- trái lại anh thanh niên kia thì
không, anh chỉ thả duy nhất 1
8 mồi câu to, cốt để câu cá to mà
không để ý đến cá nhỏ.
? Nếu chúng ta đặt mục tiêu không
phù hợp với thực tế thì sẽ như thế
nào?
- Sẽ không thành công, vậy nên dù ta
có đặt mục tiêu nhưng ko dựa vào
thực tế thì mục tiêu ấy cũng không
thành công.
GV nhận xét và tuyên dương các em
có câu trả lời hay.
.
Như vậy tiết học này em đã học được
những gì? Đã giúp em hiểu biết thêm
những gì?
Gv củng cố nội dung bài học
Dặn dò: chuẩn bị nội dung của tiêt
sau của chủ đề 2.
Rút kinh nghiệm:
9 Ngày soạn: 02/12/2015
Ngày dạy:08/12/2015
Người soạn:
Tiết 9,10:
Tên bài dạy Chủ đề 2: XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU(tiếp)
1. MỤC TIÊU
- HS biết xác định mục tiêu riêng trong cuộc sống, đặt mục tiêu là yếu tố đầu
tiên quan trọng cho mọi bước phát triển.
- Rèn luyện cho HS kỹ năng đặt mục tiêu, quyết tâm và kiên trì vượt khó khi
thực hiện mục tiêu, bình tĩnh lắng nghe, mạnh dạn chia sẻ và tìm kiếm sự hỗ
trợ từ mọi người xung quanh.
- Hình thành cho HS ý thức tự lập và tự đặt mục tiêu cho cá nhân.
2. PHƯƠNG PHÁP
- Trực quan
- Vấn đáp
- Đóng vai.
- Thảo luận nhóm
- Trò chơi
- Thực hành.
3. PHƯƠNG TIỆN:
- Tranh ảnh về trường, lớp
4. HÌNH THỨC TỔ CHỨC
Thời gian thực hiện: Dạy 1 buổi 90 phút ( 2 tiết )
Số lượng học sinh/lớp: 27 học sinh
5.TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN BÀI DẠY
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
4. Mục tiêu của em
Gv yêu cầu hs khoanh tròn vào chữ Hs thực hiện yêu cầu
cái trước những mục tiêu của em hiện
nay.
Gv đánh giá khả năng đặt mục tiêu
của hs .
Gv yêu cầu hs ghi thêm các mục tiêu
khác của hs ( nếu có) ( phần này gv
cho hs chơi trò chơi tiếp sức giữa các
đội thi lên bảng viết nhanh)
Gv tuyên dương, khích lệ kĩ năng tiếp
sức, giúp đỡ lẫn nhau của các nhóm
5. chia sẻ Hs thực hiện yêu cầu và chia sẻ.
gv yêu cầu hs tham gia thảo luận
10
File đính kèm:
giao_an_ky_nang_song_lop_6_chu_de_1_den_5_nam_hoc_2015_2016.doc