LINH KIỆN BÁN DẪN VÀ IC
I/ MỤC TIÊU:
Qua bài giảng này, học sinh cần nắm được:
1. Kiến thức: nhận biết được về hình dạng các thông số của các linh kiện bán dẫn và IC. Biết được nguyên lý làm việc của tirixto và triac.
2. Kỹ năng: nhận biết được các linh kiện bán dẫn và IC trong sơ đồ mạch điện đơn giản
3. Thái độ: có ý thức tìm hiểu về các linh kiện bán dẫn và IC
4. II/ CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị nội dung:
Đọc kỹ bài LINH KIỆN BÁN DẪN VÀ IC và các bài có liên qaun.
Chuẩn bị dụng cụ:
- Tranh vẽ các hình 1.4,4.2,4.3,4.4 trong sgk
- Các loại linh kiện bán dẫn và IC thật
- Máy chiếu đa năng (nếu có)
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 832 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Kỹ thuật điện 12 bài 4: Linh kiện bán dẫn và IC, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 4
Tiết PPCT: 4
Ngày soạn: 20/08/2009
Ngày dạy: 31/08/09 đến 05/09/09
Tổ: Sinh kỹ thuật
Môn: Kỹ Thuật Điện 12
Thời gian:45 phút
Chương I
LINH KIỆN ÑIEÄN TÖÛ
Baøi 4
LINH KIỆN BÁN DẪN VÀ IC
I/ MỤC TIÊU:
Qua bài giảng này, học sinh cần nắm được:
Kiến thức: nhận biết được về hình dạng các thông số của các linh kiện bán dẫn và IC. Biết được nguyên lý làm việc của tirixto và triac.
Kỹ năng: nhận biết được các linh kiện bán dẫn và IC trong sơ đồ mạch điện đơn giản
Thái độ: có ý thức tìm hiểu về các linh kiện bán dẫn và IC
II/ CHUẨN BỊ
Chuẩn bị nội dung:
Đọc kỹ bài LINH KIỆN BÁN DẪN VÀ IC và các bài có liên qaun.
Chuẩn bị dụng cụ:
Tranh vẽ các hình 1.4,4.2,4.3,4.4 trong sgk
Các loại linh kiện bán dẫn và IC thật
Máy chiếu đa năng (nếu có)
III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
Ổn định lớp:(1 phút).
Giáo viên yêu cầu Lớp Trưởng báo cáo sĩ số lớp.
Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút )
Gọi một vài HS giải bài tập của tiết trước.
Giới thiệu bài mới:( 2 phút )
Chúng ta đã tìm hiểu xong các linh kiện ĐIỆN TRỞ - TỤ ĐIỆN - CUỘN CẢM. trong tiết hôm nay chúng ta lại tiếp tục tìm hiểu tiếp các linh kiện tích cực là linh kiện BÁN DẪN VÀ IC
Nội dung bài mới: ( 34 phút )
TG
Nội dung
Hoạt động của thầy và trò
I. Điôt bán dẫn:
1. cấu tạo:
Điôt bán dẫn có cấu tạo gồm hai lớp bán dẫn P và N ghép lại với nhau tạo nên tiếp giáp P-N trong vỏ thủy tinh hoặc nhựa
2. Phân loại:
- điôt tiếp điểm chung dùng để tách sóng và trộn tần
- điôt tiếp mặt dùng để chỉnh lưu
- điôt Zêne (ổn áp) dùng để ổn áp
3. ký hiệu của điôt:
(sgk)
4. các thông số của điôt
- trị số điện trở thuần
- trị số điện trở ngược
- trị số điện áp đánh thủng
5. công dụng của điôt:
- điôt dùng để chỉnh lưu
- dùng để khuếch đại tín hiệu
II. Tranzito:
1. cấu tạo và phân loại tranzito
a. cấu tạo:
tranzito gồm hai lớp tiếp giáp P-N trong vỏ bọc nhựa hoặc kim loại
các dây dẫn ra được gọi là các điện cực
b. phân loại: (sgk)
- tranzito PNP
- tranzito NPN
2. ký hiệu tranzito:
Sgk
3. các số liệu kỹ thuật của tranzito
- trị số điện trở thuận
- trị số điện trở ngược
- trị số điện áp đánh thủng
4. công dụng của tranzito
- dùng để khuếch đại tín hiệu
- Dùng để tạo sóng
- dùng để tạo xung
III. Tirixto:
1. cấu tạo tirixto
Gồm 3 lớp tiếp giáp P-N trong vỏ bọc nhựa hoặc kim loại
Các dây dẫn ra được gọi là các điện cực
2. ký hiệu: hình 4-2 sgk
3. các số liệu kỹ thuật:
- định mức
- định mức
-
4. công dụng:
- dùng trong mạch chỉnh lưu có điều khiển:
5. nguyên lý làm việc:
- khi chưa có điện áp dương tirixto không dẫn điện dù
- khi và đồng thời dương thì tirixt dẫn điện.khi tirixto dẫn điện không còn tác dụng, dòng điện chỉ dẫn theo một chiều từ A sang K và sẽ ngưng khi = 0.
IV. Triac và điac:
cấu tạo:
Là linh kiện bán dẫn có cấu trúc 4 lớp có 3 điện cực là A1, A2 và G
ký hiệu và các thông số cơ bản:
Kí hiệu: Hình 4-4 sgk.
Thông số cơ bản
công dụng:
- dùng điều khiển trong mạch điện xoay chiều
nguyên lý làm việc:
Khi G và A2 có điện thế âm so với A1 thì triac mở cho dòng điện đi từ A1 sang A2
- khi G và A2 có điện thế dương so với A1 thì triac mở dòng điện đi từ A2 sang A1 điac khong có cực điều khiển nên được mở bằng cách nâng cao điệp áp ở hai cực
Hoạt động 1: tìm hiểu cấu tạo, ký hiệu, phân loại và ứng dụng của điôt bán dẫn
- GV: Em hãy cho biết cấu tạo của điôt?
Gọi lần lượt vài em lên nêu cấu tạo của điôt và giải thích đặc điểm của lớp tiếp giáp P-N
- HS: nêu cấu tạo của điôt theo hiểu biết của mình
- GV: Em hãy cho biết các loại điôt?
Gv yêu cầu hs gọi tên từng loại
- HS: lên bảng gọi tên các loại điôt
- GV: Em hãy cho biết trong sơ đồ mạch điện các điôt được ký hiệu như thế nào?
Gv yêu cầu học sinh lên bảng tự vẽ ký hiệu loại điôt
điôt thường
điôt ổn áp
khi sử dụng điôt người ta thường quan tâm đến các thông số nào?
- HS: lên bảng vẽ các ký hiệu theo yêu cầu gv
- HS: lên bảng nêu thông số của điôt theo hiểu biết của mình
- GV: Em hãy cho biết công dụng của điôt?
Gọi hs lên bảng vẽ một mạch điện đơn giản trong đó thể hiện công dụng của điôt
- HS: lên bảng vẽ sơ đồ mạch điệ trong đó có mặt của điôt.
Hoạt động 2: tìm hiểu cấu tạo , ký hiệu, phân loại và ứng dụng của tranzito
Dùng tranh vẽ hoặc ảnh chụp một số tranzito để học sinh quan sát sau đó hỏi:
- GV: Em hãy cho biết cấu tạo của tranzito?
- HS: trả lời theo yêu cầu.
- GV: Em hãy cho biết các loại trazito?
Đưa tranh vẽ hình dạng một số loại trazito hình 4-2 sgk yêu cầu học sinh gọi tên từng loại
- HS: trả lời theo yêu cầu
- GV: Em hãy cho biết trong sơ đồ mạch điện tranzito được ký hiệu như thế nào
Yêu cầu học sinh lên bảng vẽ ký hiệu
- HS: trả lời theo yêu cầu
- GV: Em hãy cho biết công dụng của tranzito?
Gọi học sinh lên bảng nêu công dụng hoặc vẽ một mạch điện đơn giản trong đó thể hiện công dụng của trazito.
- HS: Lên bảng vẽ sơ đồ mạch điện trong đó có mặt của tranzito và nêu công dụng của trazito.
Hoạt động 3: tìm hiểu cấu tạo, ký hiệu,ứng dụng và nguyên lý làm việc của tirixto:
GV: dùng tranh vẽ hoặc hình ảnh chụp của tirixto để HS quan sát sau đó đặt câu hỏi:
- GV:Hãy cho biết cấu trạo của tirxto?
- HS: trả lời theo yêu cầu
- GV:Hãy so sánh cấu tạo của tirixto với cấu tạo của tranzito và điôt?
Đưa hình 4-2 SGK yêu cầu HS so sánh.
- HS: So sánh cấu tạo theo yêu cầu
- GV: Hãy cho biết trong sơ đồ mạch điện tirixto được ký hiệu như thế nào?
- HS: lên bảng vẽ các ký hiệu theo yêu cầu
- GV:các thông số cơ bản của tirixto là gì?
- HS: trả lời theo yêu cầu
- GV:hãy cho biết công dụng của tirxto?
- HS: trả lời theo yêu cầu
- GV:hãy cho biết nguyên lý làm việc của tirixto?
- HS: lên bảng vẽ sơ đồ mạch điện trong đó có mặt của tirixto và nêu công dụng của nó
Hoạt động 4: tìm hiểu cấu tạo, ký hiệu, ứng dụng và nguyên lý làm việc của triac và điac
- GV: Dùng tranh vẽ hoặc hình ảnh chụp của triac và điac để hs quan sát sau đó đặt câu hỏi:
- GV:hãy cho biết cấu trạo của Triac và điac?
- HS: - trả lời theo yêu cầu
- GV: hãy so sánh cấu tạo của tirixto với cấu tạo của Triac và điac?
Đưa hình 4-2 sgk yêu cầu hs so sánh.
- HS: - so sánh cấu tạo theo yêu cầu
- GV: hãy cho biết trong sơ đồ mạch điện Triac và điac được ký hiệu như thế nào?
- HS: lên bảng vẽ các ký hiệu theo yêu cầu
- GV: các thông số cơ bản của Triac và điac là gì?
- HS: - trả lời theo yêu cầu
- GV: hãy cho biết công dụng của Triac và điac?
- HS: - lên bảng vẽ sơ đồ mạch điện trong đó có mặt của Triac và điac và nêu công dụng của nó
- GV: hãy cho biết nguyên lý làm việc của Triac và điac?
- HS: - trả lời theo yêu cầu.
5/ Củng cố: (5 phút )
GV: đặt câu hỏi:
Hãy cho biết trong mạch điện tử điốt dùng để làm gì? Có bao nhiêu loại?
Hãy cho biết trong mạch điện tử tranzito dùng để làm gì? Có bao nhiêu loại?
Hãy cho biết trong mạch điện tử tirixto dùng để làm gì?
Hãy cho biết trong mạch điện tử trac và diac dùng để làm gì?
Khi sữ dụng các linh kiện trên cần quan tâm đến những thông số nào?
6/ Dặn dò: ( 2 phút )
Về nhà các em xem lại toàn bộ kiến thức ở bài 4 và chuẩn bị trước bài thực hành só 5 để tiết tới thực hành.
File đính kèm:
- Tiết PPCT4.doc