I MỤC ĐÍCH-YÊU CẦU
1.Mục đích:
-Dạy trẻ học thuộc bài thơ, cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên qua cái nhìn của trẻ thơ.
2. Yêu cầu:
-Giúp trẻ nhận biết được vần điệu êm dịu, hiểu được lối miêu tả về trăng qua nghệ thuật so sánh của tác giả.
-Giáo dục trẻ yêu quý cảnh đẹp thiên nhiên của quê hương vào đêm trăng rằm.
-Rèn kỹ năng nhảy bật chụm chân cho trẻ.
-Phát triển ngôn ngữ mạch lạc, trí nhớ có chủ định cho trẻ.
-Giúp trẻ biết cách ngắt nhịp bài thơ đúng vần điệu.
3. Thái độ:
-Trẻ hứng thú học bài và nghe lời cô giáo.
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng:
-Tranh minh họa về nội dung bài thơ
-Hinh ảnh powerpoin, maý chiếu
-Nhạc các bài hát về tết trung thu
-Bảng, nam châm
-Vòng thể dục
2. Địa điểm:
-Trong lớp học.
3. Đội hình:
-Trẻ ngồi hình chữ U.
4. Trang phục:
5 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 38334 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án làm quen tác phẩm văn học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN
LÀM QUEN TÁC PHẨM VĂN HỌC
Tên bài : Thơ"Trăng sáng"
Tác giả: Nhược Thủy
Chủ đề : Tết trung thu
Nội dung tích hợp:Âm nhạc, thể dục
Đốí tượng :Mẫu giáo nhỡ
Thời gian : 25-30 phút
Số trẻ : 25-30 trẻ
Ngày soạn :
Ngày dạy :
Người dạy :Phạm Thị Tươi
Lớp :TCMN K4
I MỤC ĐÍCH-YÊU CẦU
1.Mục đích:
-Dạy trẻ học thuộc bài thơ, cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên qua cái nhìn của trẻ thơ.
2. Yêu cầu:
-Giúp trẻ nhận biết được vần điệu êm dịu, hiểu được lối miêu tả về trăng qua nghệ thuật so sánh của tác giả.
-Giáo dục trẻ yêu quý cảnh đẹp thiên nhiên của quê hương vào đêm trăng rằm.
-Rèn kỹ năng nhảy bật chụm chân cho trẻ.
-Phát triển ngôn ngữ mạch lạc, trí nhớ có chủ định cho trẻ.
-Giúp trẻ biết cách ngắt nhịp bài thơ đúng vần điệu.
3. Thái độ:
-Trẻ hứng thú học bài và nghe lời cô giáo.
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng:
-Tranh minh họa về nội dung bài thơ
-Hinh ảnh powerpoin, maý chiếu
-Nhạc các bài hát về tết trung thu
-Bảng, nam châm
-Vòng thể dục
2. Địa điểm:
-Trong lớp học.
3. Đội hình:
-Trẻ ngồi hình chữ U.
4. Trang phục:
-Trang phục cô và trẻ gọn gàng, phù hợp với thời tiết.
III. CÁCH TIẾN HÀNH
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
1.Ổn định tổ chức, tạo hứng thú cho trẻ
-Cô cho trẻ hát bài"Chiếc đèn ông sao"
-Cô hỏi trẻ vừa hát bài hát gì?
-Bài hát nói về ngày gì?
-Đúng rồi, ngày tết trung thu là ngày hội của thiếu nhi cả nước, các con đã được đi vui tết trung thu bao giờ chưa?
-Bạn nào biết gì về ngày tết trung thu kể cho cô và các bạn cùng nghe nào?
-Ngày tết trung thu các con sẽ được xem múa sư tử, múa lân, được rước đèn phá cỗ dưới ánh trăng tròn và sáng nhất trong năm. Và nhà thơ Nhược Thủy đã sáng tác 1 bài thơ rất hay về trăng để tặng chúng mình đấy. Đó là bài thơ 'Trăng Sáng".Hôm nay cô sẽ dạy các con bài thơ này, các con có thích không?
-Trẻ hứng thú hát cùng cô.
-"Chiếc đèn ông sao " ạ.
-Ngày tết trung thu ạ.
-Rồi ạ.
-Trẻ kể.
-Có ạ.
2.Bài mới
a. Hoạt động 1:Cô đọc mẫu.
Sân nhà em sáng quá
Nhờ ánh trăng sáng ngời.
Trăng tròn như cái đĩa
Lơ lửng mà không rơi.
Những đêm nào trăng khuyết
Trông giống con thuyền trôi.
Em đi, trăng theo bước
Như muốn cùng đi chơi.
-Cô đọc mẫu lần 1 diễn cảm.
-Cô vừa đọc xong bài thơ "Trăng Sáng" của nhà thơ Nhược Thủy đấy, các con thấy bài thơ có hay không?
-Bài thơ sẽ hay hơn, sinh động hơn khi cô vừa đọc vừa kết hợp với tranh minh họa đấy. Các con cùng nghe cô đọc lại nhé.
-Cô đọc mẫu lần 2 kết hợp với tranh minh họa.
-Các con ạ, bài thơ sẽ rất hấp dẫn khi cô vừa đọc vừa kết hợp với các hình ảnh rất đẹp trên máy vi tính đấy. Cô mời các con cùng nhìn lên đây nhé.
-Cô đọc mẫu lần 3 kèm hình ảnh minh họa trên máy vi tính.
-Bài thơ "Trăng Sáng" của nhà thơ Nhược Thủy đã cho chúng ta thấy vẻ đẹp của ánh trăng thiên nhiên. Vào ngày rằm thì trăng rất sáng và tròn, soi sáng cho chúng ta rước đèn phá cỗ. Song khi ngày rằm qua đi thì trăng lại giống như con thuyền bồng bềnh, bồng bềnh giữa trời mây.
-Trẻ chú ý nghe cô đọc.
-Có ạ.
-Trẻ hứng thú nghe cô đọc thơ.
b. Hoạt động 2: Đàm thoại để trẻ hiểu nội dung.
-Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì?
-Bài thơ của tác giả nào?
Các con nghe cô đọc lại 4 câu thơ đầu nhé.
Sân nhà em sáng quá
Nhờ ánh trăng sáng ngời.
Trăng tròn như cái đĩa
Lơ lửng mà không rơi.
-Các con ơi, trong bài thơ này sân nhà em như thế nào?
-Sân nhà em sáng nhờ đâu?
-À đúng rồi, sân nhà sáng là nhờ ánh trăng chiếu xuống đấy
Sân nhà em sáng quá
Nhờ ánh trăng sáng ngời.
-Vậy trăng đã được ví tròn như cái gì?
-Cái đĩa đang như thế nào?
-Vì trăng rất tròn nên tác giả đã ví trăng tròn như cái đĩa. Và trăng ở rất cao nên khi ta nhìn lên có cảm giác như trăng đang lơ lửng đấy.
Trăng tròn như cái đĩa
Lơ lửng mà không rơi.
_Chúng mình lắng nghe cô đọc 4 câu thơ tiếp theo nhé
Những đêm nào trăng khuyết
Trông giống con thuyền trôi.
Em đi trăng theo bước
Như muốn cùng đi chơi.
-Khi trăng khuyết, nhà thơ dã ví trăng như con gì đang trôi?
-Đúng rồi đấy các con ạ, khi trăng khuyết tức là trăng không tròn mà chỉ còn lại một phần của mặt trăng thôi. Vì trăng không phải lúc nào cũng tròn nên nhưng hôm trăng khuyết, ở 2 đầu của trăng rất giống cái mui thuyền nên tác giả đã ví trăng với con thuyền đấy.
Những đêm nào trăng khuyết
Trông giống con thuyền trôi
-Vậy còn khi bé đi thì trăng như thế nào hả các con?
-À đúng rồi, khi chúng mình đi trăng cũng muốn đi theo để soi sáng cho chúng mình đấy các con ạ.
Em đi trăng theo bước
Như muốn cùng đi chơi.
-Các con thấy ánh trăng có đẹp không?
-Vậy các con có yêu quý ánh trăng không?
-Các con ạ, ánh trăng thật là đẹp và nhờ có ánh trăng mà chúng mình được rước đèn phá cỗ vào đêm trung thu, chúng mình được ngắm cảnh thiên nhiên, cảnh lành quê vào buổi tối thật đẹp phải không các con? Vì vậy chungsn minhf phải biết yêu quý ánh trăng hòa binh,yêu thiên nhiên tươi đẹp
c. Hoạt động 3: Dạy trẻ đọc thơ.
-Cô đọc mẫu, cả lớp đọc theo cô 2 đến 3 lần.
-Cô cho tổ , nhóm, cá nhân đọc đan xen.(Cô chú ý sửa sai cho trẻ).cho trẻ đọc theo tranh.
-Cô cho trẻ đọc nâng cao:
+Đọc giọng to nhỏ:Cô cho cả lớp đọc thơ, khi cô giơ tay lên thì trẻ đọc giọng to, khi cô hạ tay xuống thì trẻ đọc giọng nhỏ.
+Đọc nối tiếp: khi cô đưa tay về phía tổ nào thì tổ đó đọc, khi cô giơ tay ra hiệu dừng lại thì tổ đó dừng, cô đưa tay sang phía tổ khác thì tổ đó đọc tiếp câu thơ của tổ trước.Cô đưa tay sang 2 bên thì cả lớp cùng đọc.
-Trẻ đọc theo cô.
-Trẻ đọc.
-Trẻ đọc theo hiệu lệnh của cô.
-Trẻ đọc theo hiệu lệnh của cô
d. Hoạt động 4:Củng cố
Trò chơi "Thi xem ai nhanh"
*Luật chơi:Cô mời 2 đội lên chơi, mỗi đội có 4 trẻ.Cô phát cho mỗi đội 4 tranh vẽ minh họa cho nội dung bài thơ "Trăng Sáng".2 đội đứng xếp thành 2 hàng dọc,người đầu tiên nhảy bật chụm chân qua 3 vòng lên dán 1 bức tranh lên bảng sau đó về đập vào tay bạn tiếp theo,người tiếp theo tiếp tục bật qua 3 vòng lên dán 1 bức tranh,tương tự như vậy cho đến bạn cuối cùng.Lưu ý là các con dán tranh phải theo thứ tự minh họa đúng cho bài thơ"Trăng sáng".Thời gian chơi sẽ là 1 bản nhạc,khi nào bản nhạc kết thúc đội nào dán nhanh chơn và đúng sẽ là đội chiến thắng . (Cô cho trẻ kiểm tra kết quả của 2 đội bằng cách đọc thơ)
-Trẻ hứng thú tham gia trò chơi.
3. Kết thúc..
-Cô nhận xét chung
-Tuyên dương những trẻ học tốt.
-Động viên những trẻ thực hiện chưa tốt.
File đính kèm:
- phat trien ngon ngu.doc