1. Mục đích yêu cầu :
- Trẻ nhận biết và gọi tên khối cầu , khối trụ
- Trẻ phân biệt đặc điểm giống và khác nhau của khối cầu và khối trụ.
- Giúp trẻ rèn luyện các giác quan và phát triển ngôn ngữ.
2. Chuẩn bị:
- Một chiếc hộp để đựng đồ dùng , đồ chơi
- Một số đồ dùng , đồ chơi thật :li uống nước, phích nước, lon sữa , viên bi , quả bóng , bóng điện tròn,
- Một số khối cầu , khối trụ.
- Mỗi trẻ một hộp đất nặn.
- Hai ngôi nhà có dạng khối cầu và khối trụ.
3. Tổ chức hoạt động :
a) Hoạt động 1: Nhận biết gọi tên khối cầu và khối trụ:
_ Cô cho cả lớp quan sát một chiếc hộp được trang trí thật đẹp. bên trong chiếc hộp đựng một số đồ vật , dùng câu đố , bài hát để trẻ đóan tên các đồ vật , sau đó yêu cầu trẻ lên lấy trong túi ra những thứ đoán được.
_Cô đàm thoại với trẻ về một số đồ dùng , đồ chơi : tên gọi của đồ chơi , đồ dùng này là gì? Đồ dùng , đồ chơi này được làm bằng chất liệu gì? Các con dùng đồ dùng, đồ chơi này để làm gì? ( Cô để trẻ trả lời theo hiểu biết , chỗ nào trẻ tỏ ra lúng túng , cô gợi ý để trẻ trả lời)
_Hướng dẫn trẻ nhận biết khối cầu và khối trụ thong qua đàm thoại:
+Cô đưa cho trẻ mô hình khối trụ và hỏi : hình dạng khối này giống với đồ dùng , đồ chơi nào cảu các con ?
+Cho trẻ lên sờ tay và khối trụ và gọi tên khối trụ
+Cô đưa cho trẻ mô hình khối cầu và hỏi: hình dạng khối này giống với đồ dùng, đồ chơi nào của các con ?
+Cô cho trẻ lên sờ tay vào khối cầu và gọi tên khối cầu.
_Cô bỏ tất cả các đồ dùng, , đồ chơi đó vào hộp , sau đó gọ trẻ lên chọn ,chẳng hạn , cô nói: lấy cho cô đồ dùng , đồ chơi có dạng khối cầu, hoặc cho tôi đồ dùng, đồ chơi có dạng khối trụ, trẻ sẽ lên chọn theo yêu cầu của cô .
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 40320 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án làm quen toán học - Đề tài Nhận biết phân biệt khối cầu và khối trụ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN LÀM QUEN TOÁN HỌC
ĐỀ TÀI : NHẬN BIẾT PHÂN BIỆT KHỐI CẦU VÀ KHỐI TRỤ.
Mục đích yêu cầu :
Trẻ nhận biết và gọi tên khối cầu , khối trụ
Trẻ phân biệt đặc điểm giống và khác nhau của khối cầu và khối trụ.
Giúp trẻ rèn luyện các giác quan và phát triển ngôn ngữ.
Chuẩn bị:
Một chiếc hộp để đựng đồ dùng , đồ chơi
Một số đồ dùng , đồ chơi thật :li uống nước, phích nước, lon sữa , viên bi , quả bóng , bóng điện tròn,…
Một số khối cầu , khối trụ.
Mỗi trẻ một hộp đất nặn.
Hai ngôi nhà có dạng khối cầu và khối trụ.
Tổ chức hoạt động :
a) Hoạt động 1: Nhận biết gọi tên khối cầu và khối trụ:
_ Cô cho cả lớp quan sát một chiếc hộp được trang trí thật đẹp. bên trong chiếc hộp đựng một số đồ vật , dùng câu đố , bài hát để trẻ đóan tên các đồ vật , sau đó yêu cầu trẻ lên lấy trong túi ra những thứ đoán được.
_Cô đàm thoại với trẻ về một số đồ dùng , đồ chơi : tên gọi của đồ chơi , đồ dùng này là gì? Đồ dùng , đồ chơi này được làm bằng chất liệu gì? Các con dùng đồ dùng, đồ chơi này để làm gì? ( Cô để trẻ trả lời theo hiểu biết , chỗ nào trẻ tỏ ra lúng túng , cô gợi ý để trẻ trả lời)
_Hướng dẫn trẻ nhận biết khối cầu và khối trụ thong qua đàm thoại:
+Cô đưa cho trẻ mô hình khối trụ và hỏi : hình dạng khối này giống với đồ dùng , đồ chơi nào cảu các con ?
+Cho trẻ lên sờ tay và khối trụ và gọi tên khối trụ
+Cô đưa cho trẻ mô hình khối cầu và hỏi: hình dạng khối này giống với đồ dùng, đồ chơi nào của các con ?
+Cô cho trẻ lên sờ tay vào khối cầu và gọi tên khối cầu.
_Cô bỏ tất cả các đồ dùng, , đồ chơi đó vào hộp , sau đó gọ trẻ lên chọn ,chẳng hạn , cô nói: lấy cho cô đồ dùng , đồ chơi có dạng khối cầu, hoặc cho tôi đồ dùng, đồ chơi có dạng khối trụ, trẻ sẽ lên chọn theo yêu cầu của cô .
b) Hoạt động 2: Phân biệt đặc điểm khối cầu và khối trụ
_Cô phát cho mỗi trẻ 2 khối cầu và khối trụ.
_Yêu cầu trẻ lăn cả hai khối và cho trẻ nhận xét :
+Khối cầu lăn được không ? tại sao ?( lăn được các mặt tiếp xúc của khối cầu đều tròn , nếu trẻ không nói được thì nói cho trẻ biết)
+Khối trụ lăn được không?Tại sao?(Lăn được , đường bao quanh của khối trụ đều là đường cong)
_Cô giải thích thêm : đường bao quanh của khối cầu , khối trụ là đường cong, không có gấp khúc nên chúng lăn được.
_Yêu cầu trẻ xếp chòng từng loại khối lên nhau . ( Khối trụ chồng lên nhau được , khối cầu không chồng lên nhau được).
_Cô tổ chức cho trẻ đàm thoại dựa trên kết quả của bước 4:
+Khối cầu chồng lên nhau được không? Vì sao? (không được , vì các mặt tiếp xúc đều cong tròn)
+Khối trụ chồng lên nhau được không? Vì sao? (chồng lên được , vì hai đầu là hai mặt phẳng )
_ Cô và trẻ rút ra kết luận : các khối trụ chồng lên nhau được vì hai đầu có hai mặt phẳng , khối cầu các mặt tiếp xúc đều cong tròn nên không chồng lên nhau được.
c) Hoạt động 3: Ôn nhận biết phân biệt khối cầu , khối trụ
*Trò chơi 1: Truyền tin
_ Mục đích : giúp trẻ phân biệt khối cầu và khối trụ
_ Chuẩn bị : Một số đồ dùng trong gia đình , một số khối cầu và khổi trụ.
_ Tiến hành: Chia trẻ làm ba nhóm ngồi theo 3 hàng dọc , mỗi nhóm cử một nhóm trưởng . cô nói thầm vào tai 3 trẻ nhóm trưởng , trẻ đại diện sẽ nói thầm vào tai bạn thứ hai và cứ tiếp tục như thế, đến bạn cuối cùng trong nhóm sẽ lên thực hiện theo yêu cầu cảu cô , trong thời gian nhất định , nhóm nào thực hiện xong trước thì nhóm đó thắng . Ví dụ: cô nói “ hãy lấy một vật hình khối trụ dùng để uống nước “, “ hãy lấy một đồ vật dạng hình khối cầu bạn trai thường hay đá”,…
_ Sau khi trẻ chơi xong , cô yêu cầu trẻ rút ra nhận xét sự giống và khác nhau của khối cầu và khối trụ .
* Trò chơi 2: Nặn đồ dùng trong gia đình
_Mục đích : Giúp trẻ phân biệt khối cầu và khối trụ qua kĩ năng nặn
_Chuẩn bị : mỗi trẻ một hộp đất nặn
_ Tiến hành : Cô trò chuyện với trẻ về tên gọi và công dụng của một số đồ dùng , đồ chơi trong gia đình có dạng khối cầu và khối trụ. Cô phát đất nặn cho trẻ , yêu cầu trẻ sử dụng đất năng để tạo ra một số đồ dùng, đồ chơi .Sau khi trẻ nặn xong , cô tổ chức cho trẻ hội ý : Con và các bạn vừa nặn đồ dùng gì ? Có dạng khối nào ? Khi nặn khối cầu thì mình làm thế nào ? khi nặn khối trụ thì ta làm thế nào?
Kết thúc giờ học :
_ bắt cho cả lớp hát bài : “trái đất này là của chúng mình”.
File đính kèm:
- LQVT .doc