Giáo án Lâm sinh Lớp 9 - Tiết 1-18

A - Mục tiêu :

-Giúp cho HS nắm được phương pháp ươm cây rừng (chăm sóc, ra ngôi )

B- Chuẩn bị :

1- Giáo viên : một số hình ảnh, sơ đồ của vườn ươm

2- Học sinh : Sách lâm sinh, sách công nghệ 7

.C- Các hoạt động dạy học :

1- Hoạt động 1 : Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS KIẾN THỨC CƠ BẢN

- Trình bày kĩ thuật đất và công việc trước khi,gieo hạt 2 HS lên bảng Kỹ thuật làm đất

Phương pháp xử lý hạt giống

 

doc15 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 20/06/2022 | Lượt xem: 320 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lâm sinh Lớp 9 - Tiết 1-18, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án số : 1 Số tiết thực hiện :01 Tiết thứ : 1 Thực hiện ngày 4.tháng 6.năm 2012 TÊN BÀI : GIỚI THIỆU NGHỀ LÂM SINH A - Mục tiêu : - HS thấy được vai trò của rừng đối với đời sống sinh thái, con người. - Quy trình cơ bản về kỹ thuật trồng rừng. B- Chuẩn bị : 1- Giáo viên : -Một số hình ảnh về rừng, các khu du lịch sinh thái, một số ứng dụng trong đời sống 2- Học sinh : -Tài liệu công nghệ lớp 7 -Sách lâm sinh. C- Các hoạt động dạy học : 1- Hoạt động 1 : Ổn định lớp: 2- Hoạt động 2 : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS KIẾN THỨC CƠ BẢN I/ Giới thiệu về rừng, tác dụng của rừng đối với nhân tố sinh thái, con người: II/Giới thiệu chương trình: *Phần lý thuyết: 18 tiết Ươm cây rừng Trồng cây rừng Chăm sóc cây sau khi trồng Tác dụng của rừng đối với môi trường. Lập kế hoạch Kỹ thuật trồng rừng phòng hộ. Phần thực hành: 52 tiết III/ Những yêu cầu học sinh khi học bộ môn lâm sinh: Học sinh năm vững được kỹ thuật , làm được các công việc theo quy trình. -Bổ sung những thiếu sót trong công nghệ lớp 7 -HS hiểu kiến thức, cơ sở về đời sống cây rừng. -Áp dụng trồng một số cây phù hợp yêu cầu địa phương Học sinh trình bày: -HS nghiên cứu SLS và thực hiện . -HS lắng nghe. Vai trò của rừng đối với tự nhiên và đời sống con người. -Rừng đối với nhân tố sinh thái, khí hậu -Rừng đối với đời sống con người _ Sự tác động của con người đối với sự biến đổi của rừng. -Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây rừng -Áp dụng trông một số cây phù hợp ở địa phương 3- Hoạt động 3: Củng cố-dặn dò : chuẩn bị bài ươm cây rừng TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN GIÁO VIÊN Giáo án số : 2 Số tiết thực hiện :03 Tiết thứ : 2,3,4 Thực hiện ngày 7 tháng 6.năm 2012 TÊN BÀI : ƯƠM CÂY RỪNG A - Mục tiêu : -Giúp cho HS nắm được phương pháp ươm cây rừng (kỹ thuật làm đất, làm bầu đất, xử lý hạt, gieo, chăm sóc, ra ngôi) B- Chuẩn bị : 1- Giáo viên : một số hình ảnh của vườn ươm 2- Học sinh : Sách lâm sinh, sách công nghệ 7 .C- Các hoạt động dạy học : 1- Hoạt động 1 : Ổn định lớp: 2- Hoạt động 2 : Cách làm đất ở vườn gieo ươm : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS KIẾN THỨC CƠ BẢN 1/Tác dụng của làm đất vườn ươm: - GV cho HS tìm hiểu tác dụng của làm đất. 2/Kỹ thuật làm đất: GV nêu câu hỏi: -Làm đất gồm những công việc cụ thể nào? -Các công việc làm đất trước khi gieo hạt GV trình bày các loại luống gieo hạt. 3/Kỹ thuật làm bầu đất: Giáo viên cho học sinh tìm hiểu cách làm bầu đất: -Đặc điểm vỏ bầu -Đặc điểm ruột bầu GV giải thích thêm. -HS tham khảo thông tin sách trình bày tác dụng làm đất vườn ươm: HS trả lời câu hỏi. HS tìm hiểu tác dụng cày nông, cày sâu và bừa đất. Các nhóm thực hiện nội dung GV nêu ra Nhóm 1,2 Nhóm 3,4 Nhóm 5,6 -Làm cho đất tơi xốp, tăng thấm và giữ nước, tăng độ thoáng tạo đ/k cho rễ hô hấp, giảm thoát hơi nước, thúc đẩy hoạt động VSV, diệt trừ cỏ dại, giảm khí độc... -Công việc làm đất gồm cày bừa, làm luống +Cày: Cày nông nhằm diệt cỏ dại,cày sâu để cải tạo tính chất của đất, diệt sâu bệnh +Bừa: làm cho đất tơi nhỏ, sạch cỏ, san bằng đất vùi phân bón vào đất. +Trước khi gieo hạt làm đất cuối cùng kết hợp tiêu độc khử chua cho đất -Vỏ bầu: thường dùng bao polyetylen,đường kính có các kích thước 3-4cm, 5-6cm, 15cm, chiều cao vỏ bầu 12-15cm có khi 20cm, hai đầu vỏ bầu vỏ bầu thủng, Vỏ bầu có thể đan bằng tre nứa hoặc bằng đất rơm. -Ruột bầu: Thành phần ruột bầu gồm có đất và phân bón. Đất có thành phần cơ giới nhẹ và TB. -Đóng và xếp bầu: Xếp bầu theo hàng cự ly các bầu 1cm, hàng cách hàng 2cm sau đó lấp kín các khe hở và vun đất thành luống bầu 2- Hoạt động 3 : Xử lý hạt, gieo hạt: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS KIẾN THỨC CƠ BẢN 1/Phương pháp gieo hạt Giáo viên trình bày các phương pháp gieo hạt. 2/Các công việc trước khi gieo hạt: GV nêu câu hỏi: -Em hãy trình bày cách xử lý hạt bằng nhiệt độ, bằng tác dụng cơ giới, bằng tác động hóa học? Cho ví dụ? GV hoàn thiện kiến thức GV giới thiệu mốt số phương pháp tiêu độc cho hạt. 3/Kĩ thuật gieo hạt: GV giới thiệu thời vụ gieo GV nêu câu hỏi: Trình bày ưu điểm, nhượt điểm của việc gieo thưa, gieo dày. -Nêu quy trình gieo hạt HS lắng nghe -HS tìm hiểu và trình bày - HS khác bổ sung HS chú ý mốt số phương pháp tiêu độc cho hạt. HS trả lời câu hỏi 1/Phương pháp gieo hạt -Gieo vãi -Gieo hàng -Gieo hốc 2/Các công việc trước khi gieo hạt -Xử lí hạt: để kích thích hạt nảy mầm bằng cách: +Dùng nhiệt độ cao:. +Tác dụng cơ giới +Tác động hóa học: +Ngoài ra người ta còn dùng tia X, sóng siêu âm, các chhất phóng xạ... -Tiêu độc và diệt nấm cho hạt: có thể ngâm hạt vào dung dịch: (xem SLS) 3/Kĩ thuật gieo hạt: -Thời vụ gieo: gieo hạt vào mùa xuân và thu, một số ít vào mùa đông hoặc hạ. -Mật độ gieo: là lượng hat gieo (g,kg)/đơn vị diện tích(m2 , ha) . tùy theo loại hạt mà gieo mật độ thích hợp. *Quy trình gieo hạt: Gieo hạt- lấp đất lên hạt-Che phủ đất đã gieo hạt -Tưới nước đủ để đất ẩm-Rắc thuốc chống côn trùng. 3- Hoạt động 3: Củng cố-dặn dò : - Chuẩn bị giờ đến bài “Ươm cây rừng” : TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN GIÁO VIÊN Trần Thị Kim Vy Giáo án số : 3 Số tiết thực hiện :3 Tiết thứ : 5,6,7 Thực hiện ngày 10..tháng 6.năm 2012 TÊN BÀI : ƯƠM CÂY RỪNG (tt) A - Mục tiêu : -Giúp cho HS nắm được phương pháp ươm cây rừng (chăm sóc, ra ngôi) B- Chuẩn bị : 1- Giáo viên : một số hình ảnh, sơ đồ của vườn ươm 2- Học sinh : Sách lâm sinh, sách công nghệ 7 .C- Các hoạt động dạy học : 1- Hoạt động 1 : Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS KIẾN THỨC CƠ BẢN - Trình bày kĩ thuật đất và công việc trước khi,gieo hạt 2 HS lên bảng Kỹ thuật làm đất Phương pháp xử lý hạt giống 2- Hoạt động 2 : Cách chăm sóc vườn gieo ươm : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS KIẾN THỨC CƠ BẢN 1/Chăm sóc trước khi hạt giống nảy mầm GV nêu câu hỏi: -Tác dụng của việc che phủ, tưới nước, làm cỏ xới xáo? 2/Chăm sóc vườn ươm: nêu những công việc chăm sóc vườn ươm Nêu những nguyên tắc cấy cây? GV dùng hình vẽ mô tả thao tác cấy cây. HS trả lời câu hỏi HS trình bày được -Tác dụng của việc +che phủ +tưới nước +làm cỏ xới xáo. HS trình bày nguyên tắc cấy cây 1/Chăm sóc trước khi hạt giống nảy mầm. -Che phủ -Tưới nước -Làm cỏ xới đấi -Phòng trừ sâu bệnh, chim thú hại hạt: 2/Chăm sóc vườn ươm: -Che nắng -Làm cỏ xới đất. -Tưới nước: -Bón thúc -Tỉa thưa -Cấy cây: +Cấy cây phải đảm bảo nguyên tắc: loại bỏ cây không đủ tiêu chuẩn, giữ cho bộ rễ cây không bị khô héo và không bị tổn thương ( ngâm bộ rễ vào nước, hồ phân bộ rễ, bao gói...) bộ rễ không bị biến dạng. +Thao tác cấy: (SLS) Để kích thích bộ rễ trước khi cấy phải hồ phân rễ cây con. Dung dịch hồ rễ : (SLS) -Phòng trừ sâu bệnh: Các biện pháp chủ yếu phòng trừ sâu bệnh: +Vệ sinh vườn, diệt cỏ dại. + Định kì phun + Trừ bệnh: nhổ hoặc cắt các bộ phận của cây bi bệnh đem đốt, dùng thuốc khử bệnh + Trừ sâu: dùng các thuốc trừ sâu, dùng bã độc 3- Hoạt động 3 :/Bứng cây, vận chuyển, giâm tạm cây con: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS KIẾN THỨC CƠ BẢN e/Bứng cây, vận chuyển, giâm tạm cây con GV nêu câu hỏi: -Kỹ thuật bứng cây rễ trần và cây có bầu? -Cách bao gói, vận chuyển? -Cách giâm tạm cây con HS tham khảo thông tin trả lời câu hỏi. HS khác bổ sung e/Bứng cây, vận chuyển, giâm tạm cây con -Bứng cây đem trồng: +Thời vụ bứng: thường bứng vào mùa xuân hoặc thu. +Kĩ thuật bứng cây rễ trần: trước khi bứng 1-2 ngày phải tưới nước để không làm đứt rễ cây, bứng xong phải hồ bộ rễ cây ngay. +Bứng cây có bầu: dùng xẻng đào rãnh theo từng luống sâu đến đáy bầu, dùng dao cắt rễ cọc, nhẹ nhàng xếp từng bầu vào dụng cụ chuyên chở. -b/ Bao gói, vận chuyển: sau khi bứng cây phải bao gói và xếp cẩn thận để vận chuyển đi trồng. -Đối với cây rễ trần cần bao gói trong bao bì mềm hay xếp cây vào thùng gỗ xen kẽ các lớp rơm rạ ẩm. -Đối với cây có bầu: phải buột chặt bầu bằng dây trước khi để vào dụng cụ vận chuyển. Trong quá trình vận chuyển cây con đến vườn ươm đảm bảo nguyên tắc: không làm cho cây và bộ rễ bị gãy, xây xác hay dập nát, héo khô. - Giâm tạm cây con: cây đến nơi trồng chưa trồng hết phải tạm giâm. Thao tác (SLS) 4- Hoạt động 4: Củng cố-dặn dò : -Học bài cũ - Chuẩn bị bài mới “Trồng cây rừng”: TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN GIÁO VIÊN Trần Thị Kim Vy Giáo án số : 4 Số tiết thực hiện :2 Tiết thứ : 8,9 Thực hiện ngày 14.tháng 6.năm 2012 TÊN BÀI : TRỒNG CÂY RỪNG A - Mục tiêu : -Giúp cho HS nắm được phương pháp trồng cây rừng (dọn và làm đất, bón phân và phương pháp trồng) B- Chuẩn bị : 1- Giáo viên : một số hình ảnh thao tác trồng cây rừng 2- Học sinh : Sách lâm sinh, thu thập hình ảnh trồng rừng .C- Các hoạt động dạy học : 1- Hoạt động 1 : Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS KIẾN THỨC CƠ BẢN - Trình bày nguyên tắc cấy cây và dung dịch hồ rễ? - Nêu những công việc chăm sóc vườn ươm 2 HS lên bảng *N/tắc cấy cây -Cách pha dung dịch hồ rễ *Chăm sóc vườn ươm: -Che nắng, làm cỏ xới đất,tưới nước, bón thúc, tỉa thưa, cấy cây 2- Hoạt động 2 : Cách chăm sóc vườn gieo ươm : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS KIẾN THỨC CƠ BẢN GV nêu câu hỏi: -Trình bày tác dụng của việc dọn và làm đất? -Cách dọn và làm đất trồng rừng? -Nêu tác dụng của việc bón phân? -Các phương thức trồng rừng? Em hãy liên hệ dịa phương thường áp dụng những phương thức nào? -Các phương pháp trồng rừng? Ý nghĩa của việc điều chỉnh mật độ gieo hạt thẳng? -Trình bày đặc điểm và thao tác kĩ thuật trồng cây rễ trần, kĩ thuật trồng cây có bầu? GV chốt lại kiến thức. HS trả lời câu hỏi-bổ sung. HS nêu được 2 nội dung: Cách dọn đất Các phương thức trồng rừng. HS thực hiện. HS trả lời câu hỏi và liên hệ thực tế. HS trình bày được mặt ưu và nhượt của mật độ gieo thưa, dày. Nhóm làm việc: Nhóm 1,2 trồng cây rễ trần Nhóm 3,4 cây có bầu Các nhóm bổ sung. 1/Dọn và làm đất trồng rừng. a/ Tác dụng: nhằm đạt được các tác dụng sau -Cải thiện điều kiện ánh sáng và dinh dưỡng cho cây trồng -Diệt cây hoang dại -Cải thiện tính chất đất b/ Dọn đất trồng rừng: chặt bỏ toàn bộ hay một phần cây hoang dại, tiến hành 2 cách: chặt quanh hố trồng cây hoặc chặt theo băng. c/Làm đất trồng rừng: có 2 phương thức làm đất, làm đất toàn khu trồng hay làm đất từng phần theo dải, nhóm. 2/ Bón phân cho rừng trồng. a/Tác dụng:Nâng cao tỉ lệ sống, thúc đẩy cây sinh trưởng và phát triển nhanh, tăng chất lượng và sản lượng quả, nhựa. 3.Phương thức trồng rừng a/ Trồng rừng dưới tán lá rừng: b/ Trồng rừng cục bộ sau khi khai thác + Trồng theo dải + Trồng rừng theo khóm c/Trồng rừng toàn diện. 4.Phương pháp trồng rừng a/Trồng rừng bằng gieo hạt thẳng--Phương pháp gieo hạt: Gieo vãi hạt trên đất trồng rừng, có cách gieo:Gieo theo hàng, gieo theo khóm -Thời vụ gieo -Mật độ và lượng hạt -Lấp đất -Chăm sóc bảo vệ. (SLS) b/ Trồng rừng bằng cây con -Tiêu chuẩn cây đem trồng: Đảm bảo tiêu chuẩn SLS -Thời vụ trồng rừng: Miền Bắc:là mùa xuân và mùa thu, miền Trung vào mùa thu, miền Nam vào mùa mưa. -Kĩ thuật trồng cây rễ trần: *Đặc điểm: (SLS) *Thao tác cụ thể: dùng cuốc, cuốc một nhát rồi lắc tạo thành một lỗ hẹp ở giữa hố, đặt cây con thẳng đứng vào giữa lỗ, rút nhẹ cuốc ra,nén đất chặt bộ rễ. -Kĩ thuật trồng cây có bầu: Trồng cây có bầu cần chú ý một số đăc điểm sau: + Khi bứng cây không được để vỡ bầu, muốn vậy sau khi cây được bứng phải bao gói bầu bằng dây buộc nilon, lá chuối... nếu rễ cọc quá dài đâm qua bầu xuống đất thì phải xén bớt rễ cọc trước khi mang đi trồng từ 2-4 tuần lễ. + Đặt bầu vào giữa hố, bầu và cây thẳng đứng, đường kính cổ rễ cách mặt đất 2-5 cm, lấp đất tơi nhỏ(loại bỏ đá cục, cỏ dại...) nén chặt đất tiếp xúc với bầu, nếu vỏ bầu bằng polyetlen thì trước khi lấp đất phải xé vỏ bầu để rễ phát triển bình thường. 4- Hoạt động 4: Củng cố-dặn dò : -Học bài cũ - Chuẩn bị bài mới “Chăm sóc cây sau khi trồng” : TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN GIÁO VIÊN Trần Thị Kim Vy Giáo án số : 5 Số tiết thực hiện :2 Tiết thứ : 10,11 Thực hiện ngày 14-17.tháng 6 năm 2012 TÊN BÀI : CHĂM SÓC CÂY SAU KHI TRỒNG A - Mục tiêu : -Giúp cho HS nắm được phương pháp trồng cây rừng (dọn và làm đất,bón phân và phương pháp trồng) B- Chuẩn bị : 1- Giáo viên : một số hình ảnh của rừng trồng 2- Học sinh : Sách lâm sinh, thu thập hình ảnh trồng rừng .C- Các hoạt động dạy học : 1- Hoạt động 1 : Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS KIẾN THỨC CƠ BẢN - Trình bày kỹ thuật trồng cây có bầu, trồng cây rễ trần? 2 HS lên bảng -Kỹ thuật trồng cây có bầu. -Kỹ thuật trồng cây rễ trần. 2- Hoạt động 2 : Cách chăm sóc vườn gieo ươm : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS KIẾN THỨC CƠ BẢN GV cho HS trình bày các cách làm cỏ xới đất. Tác dụng của bón phân sau khi trồng. GV cho HS ghi mức độ trồng dặm của bộ lâm nghiệp. Em hãy trình bày các công việc bảo vệ rừng? Liên hệ tực tế địa phương. GV chốt lại kiến thức HS trình bày các cách thực hiện. HS nhớ lại và trả lời. Hs thực hiện và liên hệ địa phương. 1. Chăm sóc rừng trồng. a/ Làm cỏ xới đất: Làm cỏ để loại bỏ cây hoang dại, làm cho đất thông thoáng, tăng độ thấm nước... Làm cỏ xới đất theo 2 cách: toàn diện và cục bộ. +Toàn diện là tiến hành toàn bộ diện tích, áp dụng địa hình phẳng. + Cục bộ là làm cỏ xới đất theo dải, theo hố. Làm cỏ xới đất không làm tổn thương bộ rễ. b/Bón phân: Bón phân để cây rừng sinh trưởng phát triển nhanh, phẩm chất gỗ tốt,(tác dụng và kĩ thuật đã trình bày phần phân bón). c/Tưới nước: Tưới nước rễ cây phát triển nhanh, cây trồng có tỉ lệ sống cao. d/ Trồng dặm: Theo quy định của bộ lâm nghiệp thì tỉ lệ cây sống trên 85%, không phải trồng dặm, cây sống dưới 85% thì phải trồng dặm, cây chết trên 75% phải trồng lại. Trồng dặm tiến hành sau 2-3 tháng sau khi trồng hoặc vụ trồng năm sau . 2 / Bảo vệ rừng trồng: - Phòng trừ sâu bệnh hại cho rừng trồng bằng cách thực hiện đầy đủ các biện pháp kĩ thuật liên hoàn: chọn giống tốt, cây con đủ tiêu chuẩn, làm đất kĩ, trồng đúng thời vụ và đúng kĩ thuật, làm tốt công tác chăm sóc kết hợp với dùng thuốc hóa học . -Rừng mới trồng 3-5 năm đầu cây còn thấp bé nên cấm người cắt cỏ,. chăn thả trâu bò,chặt cây làm củi... -Đề phòng cháy rừng bằng cách thực hiện biện pháp sau: xung quanh rừng trồng lập các dải phong lửa rộng 50-100m. nếu diện tích rừng lớn thành lập các băng cản lửa chia thành ô có diện tích khoảng 200ha, trên dải phòng trồng các cây khó cháy. 4- Hoạt động 4: Củng cố-dặn dò : -Học bài cũ - Chuẩn bị bài mới “Trồng cây rừng “Ươm cây rừng” : TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN GIÁO VIÊN Trần Thị Kim Vy Giáo án số : 6 Số tiết thực hiện :2 Tiết thứ : 12,13 Thực hiện ngày 19, 23.tháng 6.năm 2012 TÊN BÀI : TÁC DỤNG CỦA RỪNG VỚI MÔI TRƯỜNG A - Mục tiêu : -HS biết được ảnh hưởng của rừng đến môi trường .( bảo vệ môi trường sống: gió, không khí, đất đai, nước) B- Chuẩn bị : 1- Giáo viên : một số hình ảnh ảnh hưởng của rừng( gió bão, không khí, đất nước) 2- Học sinh : Sách lâm sinh, thu thập hình ảnh thiên tai hậu quả phá rừng. .C- Các hoạt động dạy học : 1- Hoạt động 1 : Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS KIẾN THỨC CƠ BẢN - Trình bày các cách chăm sóc rừng sau khi trồng? -Mức độ trồng dặm của bộ lâm nghiệp và thời gian trồng dặm? 2 HS lên bảng -Công việc chăm sóc rừng -Mức độ và thời gian trồng dặm 2- Hoạt động 2 : Cách chăm sóc vườn gieo ươm : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS KIẾN THỨC CƠ BẢN GV giới thiệu sơ đồ rừng và sinh thái người: Rừng Không khí Nước Thức ăn Các NT khác Sinh thái người -Qua sơ đồ trình bày sự ảnh hưởng của rừng đến môi trường -Lượng khí CO2 lớn ảnh hưởng ntn đến môi trường? -Rừng có vai trò gì đối với sự phân bố nước? Nơi có rừng nước được phân bố như ntn? -Vai trò của rừng đối với sự hình thành đất đai? -Sự tác động qua lại ntn giữa rừng với VSV? GV tóm lại ảnh hưởng của rừng đến môi trường. HS quan sát sơ đồ HS trả lời câu hỏi- HS khác bổ sung HS dựa vào sách CN7 trả lời. Quan sát sơ đồ hình 7 thực hiện. HS trả lời được những điều kiện hình thành đất. Rừng bảo vệ nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường sống cho con người 1/Ảnh hưởng của rừng đến gió: Rừng là vật cản gió, thay đổi tốc độ, hướng gió, đồng thời ảnh hưởng đến yếu tố khác của khí hậu. Người ta trồng rừng để ngăn chặn gió bão, bảo vệ sản xuất và đời sống. 2/Rừng làm sạch môi trường trong không khí Rừng là nhà máy lọc bụi khổng lồ, làm giảm 50% lượng bụi trong không khí. Cây rừng đã cân bằng được lượng O2 và CO2 trong không khí , nơi có rừng hạn chế được lượng CO2 trong không khí không gây độc cho người. Lượng CO2 lớn làm cho nhiệt độ khí quyển tăng cao gây nên thảm họa về thiên tai. Trồng rừng và bảo vệ rừng nhằm làm trong sạch môi trường sống và bảo vệ môi trường sinh thái. 3/Ảnh hưởng của rừng đến sự phân bố nước: Rừng có tác dụng nuôi dưỡng nguồn nước, hạn chế tốc độ dòng chảy, chống xói mòn rửa trôi, hạn chế lũ lụt và hạn hán, làm sạch nguồn nước bị nhiễm bẩn. Nơi có rừng nước được phân bố như sau: -Tán cây giữ lại và bốc hơi lên bầu khí quyển. -Thảm mục giữ nước. -Nước ở mặt đất và bốc hơi. -Nước thấm vào đất tạo mạch nước ngầm. -Nước còn lại tạo thành dòng chảy. 4/Ảnh hưởng của rừng tới đất đai: -Cành lá rụng, rễ cây chết tạo thành lớp thảm mục(hình thành đất)và giữ ẩm. Tạo môi trường thuận lợi cho VSV và động vật phát triển, có vai trò trong việc phân hủy các chất hữu cơ tạo nên độ màu mỡ cho đất. Tạo thành tiểu khí hậu cho rừng, làm thay đổi các chế độ: nhiệt độ, độ ẩm, không khí, độ pH của đất. Hệ rễ tiết các chất làm thay đổi tính chất lý hóa của đất. 4- Hoạt động 4: Củng cố-dặn dò : -Học bài cũ - Chuẩn bị bài mới “Lập kế hoạch” TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN GIÁO VIÊN Trần Thị Kim Vy Giáo án số : 7 Số tiết thực hiện :2 Tiết thứ : 14,15 Thực hiện ngày 21.tháng 6.năm 2012 TÊN BÀI : LẬP KẾ HOẠCH A - Mục tiêu : -Giúp cho HS lập được kế hoạch trồng cây rừng ở đia phương. B- Chuẩn bị : 1- Giáo viên : một số hình ảnh của rừng trồng theo đường đồng mức 2- Học sinh : Sách lâm sinh .C- Các hoạt động dạy học : 1- Hoạt động 1 : Ổn định lớp: 2- Hoạt động 2 : Lập kế hoạch: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS KIẾN THỨC CƠ BẢN GV phân chia nhóm thực hiện lập kế hoạch các khâu chuẩn bi trồng rừng. -Nhóm 1, 2: Xử lý hạt , gieo hạt. -Nhóm 3,4: Kỹ thuật làm đất trồng rừng. -Nhóm 5,6: Kỹ thuật làm bầu đất. Nhóm 7,8: Kế hoạch chăm sóc -Nhóm 1, 2: Chuẩn bị hạt giống, vạt đựng hạt giống, thuốc hay các điều kiện xử lý. -Nhóm 3,4: Dụng cụ làm đất, sơ đồ làm đất theo hố, theo băng, dải. Kỹ thuật làm đất Nhóm 5,6: Vật liệu làm bầu đất, đất, phân. Kỹ thuật làm bầu đất. Nhóm 7,8: Kế hoạch chăm sóc Các dụng cụ, vật liệu liên quan đến các công việc chăm sóc: làm cỏ xới đất, bón phân, tưới nước, trồng dặm. Kế hoạch chăm sóc. Các khâu chuẩn bi trồng rừng. Xử lý hạt , gieo hạt. Kỹ thuật làm đất trồng rừng. Kỹ thuật làm bầu đất. Kế hoạch chăm sóc 4- Hoạt động 4: Củng cố-dặn dò : - Các nhóm hoàn thành nội dung thực hiện lập kế hoạch nộp lại tiết sau. - Chuẩn bị bài mới “Kỹ thuật trồng một số cây rừng phòng hộ” : TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN GIÁO VIÊN Trần Thị Kim Vy Giáo án số : 8 Số tiết thực hiện :2 Tiết thứ : 16,17 Thực hiện ngày 24 tháng 6.năm 2012 TÊN BÀI : KỸ THUẬT TRỒNG MỘT SỐ CÂY RỪNG PHÒNG HỘ A - Mục tiêu : -Giúp cho HS biết được tác dụng trồng rừng phòng hộ(chống xói mòn đất, chắn gió) -HS biết được nguyên tắc bố trí cây và kỹ thuật trồng. B- Chuẩn bị : 1- Giáo viên : sơ đồ trồng rừng chống xói mòn đất, chắn gió 2- Học sinh : Sách lâm sinh, nghiên cứu sơ đồ. .C- Các hoạt động dạy học : 1- Hoạt động 1 : Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS KIẾN THỨC CƠ BẢN - Trình bày nguyên tắc cấy cây và dung dịch hồ rễ? 2 HS lên bảng -N/tắc cấy cây -Cách pha dung dịch hồ rễ 2- Hoạt động 2 : Trồng rừng chống xói mòn đất: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS KIẾN THỨC CƠ BẢN GV nêu câu hỏi: -Nêu tác dụng của trồng rừng chống xói mòn đất? -Nguyên tắc bố trí cây trồng và chọn loại cây trồng có ý nghĩa gì ? Mục đích của việc chọn cây trồng ? -GV nêu kỹ thuật gieo trồng HS tham khảo SGK CN7 và SLS trả lời. HS nêu được chống xói mòn rửa trôi đất. HS trả lời được thích hợp mục đích và môi trường sống. HS lắng nghe. 1/Tác dụng của trồng rừng chống xói mòn đất -Tác dụng điều tiết nước: nước bị phân tán thành nhiều thành phần trên lá, trên mặt đất, lớp thảm mục, nước ngầm -Tác dụng giữ đất và cải tạo đất: ngăn chặn dòng chảy, đất không rửa trôi,Xác động thực vật phân hủy cung cáp chất dinh dưỡng cho đất. 2/ Nguyên tắc bố trí cây trồng và chọn loại cây trồng: Nguyên tắc:-Diện tích thỏa đáng, bề rộng dải rừng thích hợp. -Hướng dai rừng theo đường đồng mức. -Mật độ rừng dày, nhiều tầng Chọn cây trồng:Có bộ rễ sâu,nhiều cành, tán rộng, sinh trưởng nhanh, chịu hạn, chịu úng, sức đề kháng cao, sinh chồi mạnh 3/ Kỹ thuật gieo trồng: -Trồng xen cây phụ với cây trồng theo hàng hoặc theo băng. -Trồng hỗn loài nhiều tầng:tận dụng khả năng không gian của cây. 32- Hoạt động 3 : Trồng rừng chắn gió: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS KIẾN THỨC CƠ BẢN -Nêu tác dụng của trồng rừng chắn gió? -Ý nghĩa tác dụng đai rừng chắn gió? -Nguyên tắc bố trí cây trồng và chọn loại cây trồng có ý nghĩa gì ? -GV nêu tiêu chuẩn cây đem trồng. HS tham khảo và SLS trả lời. HS nêu được Ý nghĩa của việc tác dụng đai rừng chắn gió. HS trả lời được thích hợp mục đích và môi trường sống. HS lắng nghe. 1/Tác dụng của trồng rừng chắn gió -Tác hại gió bão:Gió mạnh nóng gây hại làm tăng lượng bốc hơi nước gây hạn hán, gió lạnh làm năng suất cây trồng giảm đi, bão gây thiệt hại nhà cửa, ruộng đồng và tính mạng con người. 2/ Tác dụng đai rừng chắn gió: Làm giảm tốc độ và sức gió:giảm độ tàn phá của gió bão. Ảnh hưởng đến nhân tố khí hậu:nhiệt độ, độ ẩm thay đổi. Tác dụng đến đất đai: chắn gió các, tăng độ ẩm. Hiệu quả đai rừng chắn gió:Năng suất sản phẩm trồng trọt cao , khí hậu điều hòa 3/ Kỹ thuật gieo trồng: a/Cách bố trí đai rừng chắn gió: -Xác định hướng đai rừng: cản hướng gió chính, hướng gió phụ. -Phạm vi phòng hộ chính là khoảng cách cần thiết giữa các đai rừng. b/Xác định kết cấu đai rừng: -Chiều rộng của đai rừng chắn gió có hiệu quả đâi rừng chinh là 15-20m, rừng phòng hộ chắn gió quốc gia 60-100m. c/Chọn cây trồng trong đai rừng chắn gió: Tiêu chuẩn cây trồng: -Chiều cao của cây lớn, dễ trồng, dễ chăm sóc, nảy chồi mạnh, tái sinh bằng hạt. -Gồm các loại cây: cây chính, cây bạn, cây bụi. 4- Hoạt động 4: Củng cố-dặn dò : -Học bài cũ - Hệ thống bai học chuẩn bị kiểm tra TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN GIÁO VIÊN Trần Thị Kim Vy Giáo án số : 9 Số tiết thực hiện :1 Tiết thứ : 18 Thực hiện ngày 24.tháng 6.năm 2012 TÊN BÀI : KIỂM TRA A - Mục tiêu : -Giúp cho ôn và hệ thống kiến thức đã học B- Chuẩn bị : 1- Giáo viên : Câu hỏi kiểm tra 2- Học sinh : Giấy bút làm bài .C- Các hoạt động dạy học : 1- Hoạt động 1 : Ổn định lớp: 2- Hoạt động 2 : Kiểm tra: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS KIẾN THỨC CƠ BẢN GV ghi câu hỏi kiểm tra: 1/ Em hãy trình bày các công việc trước khi gieo hạt và kỹ thuật gieo hạt? (3đ) 2/Tác dụng của rừng đối với môi trường? (3 đ) 3/Trình bày kỹ thuật trồng cây có bầu, trồng cây rễ trần? (4 đ) HS làm bài Câu 1: Các công việc trước khi gieo hạt -Xử lí hạt: -Tiêu độc và diệt nấm cho hạt Kĩ thuật gieo hạt: -Thời vụ gieo -Mật độ gieo -Quy trình gieo hạt: Câu 2: -Ảnh hưởng của rừng đến gió: -Rừng làm sạch môi trường trong không khí -Ảnh hưởng của rừng đến sự phân bố nước: -Ảnh hưởng của rừng tới đất đai: Câu 3: -Kĩ thuật trồng cây rễ trần: Đặc điểm Kĩ thuật trồng -Kĩ thuật trồng cây có bầu: Đặc điểm Kĩ thuật trồng 4- Hoạt động 4: Củng cố-dặn dò : -Học bài cũ - Chuẩn bị bài mới “Trồng cây rừng “Ươm cây rừng” : TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN GIÁO VIÊN Trần Thị Kim Vy

File đính kèm:

  • docgiao_an_lam_sinh_lop_9_tiet_1_18.doc