Giáo án Làm văn 10 Tiết 18: Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự

A. Mục tiêu cần đạt:

 Giúp HS:

1. Nhận biết thế nào là sự việc,chi tiết tiêu biểu trong văn bản tự sự.

2. Bước đầu chọn được sự việc, chi tiết tiêu biểu khi viết một bài văn tự sự đơn giản.

3. Có ý thức và thái độ tích cực phát hiện, ghi nhận những sự việc, chi tiết xảy ra trong cuộc sống và trong các tác phẩm để viết một bài văn tự sự.

B. Phương tiện thực hiện:

- GV: SGK, SGV, Thiết kế bài học, máy chiếu, giáo án

- HS: SGK, vở soạn văn.

 C. Phương pháp dạy học

 GV tổ chức giờ dạy theo cách nêu vấn đề kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.

 D. Tiến trình dạy học

1. Ổn định tổ chức ( 1’)

2. Kiểm tra bài cũ: ( lược)

 3. Nội dung bài mới:

 

 

doc5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 6759 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Làm văn 10 Tiết 18: Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 18: CHỌN SỰ VIỆC, CHI TIẾT TIÊU BIỂU TRONG BÀI VĂN TỰ SỰ Ngày soạn:08.10.2010 Ngày dạy: 12.10.2010 Giáo viên: Phạm Thị Thanh Hoà Đơn vị: Trường Cao đẳng Nghề Bắc Giang A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: 1. Nhận biết thế nào là sự việc,chi tiết tiêu biểu trong văn bản tự sự. 2. Bước đầu chọn được sự việc, chi tiết tiêu biểu khi viết một bài văn tự sự đơn giản. 3. Có ý thức và thái độ tích cực phát hiện, ghi nhận những sự việc, chi tiết xảy ra trong cuộc sống và trong các tác phẩm để viết một bài văn tự sự. B. Phương tiện thực hiện: - GV: SGK, SGV, Thiết kế bài học, máy chiếu, giáo án - HS: SGK, vở soạn văn. C. Phương pháp dạy học GV tổ chức giờ dạy theo cách nêu vấn đề kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. D. Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức ( 1’) 2. Kiểm tra bài cũ: ( lược) 3. Nội dung bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CƠ BẢN Hoạt động 1: GV yêu cầu HS tìm hiẻu mục I SGK tr 61 Hoạt động 2: GV gợi ý giúp HS trả lời các câu hỏi: Thế nào là tự sự ? Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy có những sự việc nào ? Các sự việc có liên quan với nhau không ? và dẫn đến một kết thúc như thế nào? Câu chuyện thể hiện ý nghĩa gì ? - GV nhận xét và chốt lại ý chính. - Thế nào là sự việc ? - Thế nào là sự việc tiêu biểu ? - Trong các sự việc đã tìm thấy ở Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy, em thấy có những sự việc nào tiêu biểu ? Vì sao ? - GV nhận xét và chốt lại ý chính. - Thế nào là chi tiết ? - GV phân tích ví dụ. - Từ đó em rút ra nhận xét gì về vai trò của sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự? - HS đọc mục1sgk trang 62 ? - Tác giả dân gian kể chuyện gì ? - Có thể coi sự việc Trọng Thuỷ và Mị Châu chia tay nhau; chi tiết Trọng Thuỷ than phiền “Ta lại tìm nàng lấy gì làm dấu ?” và chi tiết câu trả lời của Mị Châu “Thiếp có áo … để làm dấu” là chi tiết tiêu biểu không ? Tại sao? - Gọi HS đọc mục 2 SGK trang 62. - Theo em, trong cốt truyện trên, phần nào cần có những sự việc, chi tiết tiêu biểu ? ( mở bài, thân bài, hay kết bài) ? - Em hãy dự kiến một số sự việc cho cốt truyện trên ? - Hãy chọn một sự việc rồi kể lại với một số chi tiết tiêu biểu ? - Từ 2 bài tập trên, em hãy rút ra cách chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự ? - HS đọc Ghi nhớ SGK/ trang 62 ? - HS đọc bài tập 1 SGK trang 63, 64 ? - Kể lại chuyện này (Hòn đá xấu xí) có người định bỏ sự việc hòn đá xấu xí được xác định là rơi từ vũ trụ xuống.Theo em, làm như thế có được không ? Vì sao ? - Rút ra bài học gì về lựa chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu ? - HS đọc Bài tập 2/ SGK trang 64 ? - Trong đoạn trích Uy- lít- xơ trở về, nhà văn Hô-me- rơ kể chuyện gì ? - Cuối đoạn trích, tác giả đã chọn sự việc gì ? Được kể bằng chi tiết tiêu biểu nào ? Có thể coi đây là thành công của Hô-me-rơ trong nghệ thuật kể chuyện sử thi không ? Vì sao ? I. KHÁI NIỆM 1.Tự sự ( kể chuyện ) - Tự sự (kể chuyện) là phương thức trình bày một chuỗi sự việc, từ sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa (có thể gọi sự kiện tình tiết thay cho sự việc). Ví dụ: Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy có một chuỗi các sự việc sau: + An Dương Vương xây Loa Thành. + An Dương Vương chế tạo nỏ thần. + An Dương Vương đánh thắng Triệu Đà. + Triệu Đà cầu hôn con gái của An Dương Vương là Mị Châu cho con trai của mình là Trọng Thuỷ. + Trọng Thuỷ ăn cắp lẫy nỏ thần. + Cuộc chia tay giữa Mị Châu và Trọng Thuỷ. + Triệu Đà đem quân sang đánh, vua An Dương Vương chủ quan vẫn ngồi đánh cờ. + Theo dấu lông ngỗng do Mị Châu rắc, Trọng Thuỷ cùng quân lính đuổi theo hai cha con An Dương Vương. + Cha con An Dương Vương cùng đường và cái chết của họ. + Sự ân hận muộn màng và cái chết của Trọng Thuỷ. Câu chuyện mang ý nghĩa: + Giải thích nguyên nhân mất nước Âu Lạc. + Nêu bài học lịch sử về tinh thần cảnh giác với kẻ thù và cách xử lí đúng đắn mối quan hệ giữa riêng và chung, giữa nhà và nước, giữa cá nhân và cộng đòng. 2. Sự việc - Là cái xảy ra được nhận thức có ranh giới rõ ràng, phân biệt với những cái xảy ra khác. - Sự việc được diễn tả bằng lời nói, cử chỉ, hành động của nhân vật trong quan hệ với nhân vật khác. Người viết, người kể chọn một số sự việc tiêu biểu nhằm dẫn dắt câu chuyện, tô đậm đặc điểm, tính cách nhân vật, tạo sự hấp dẫn, lôi cuốn người đọc, người nghe. - Sự việc tiêu biểu là sự việc quan trọng góp phần hình thành cốt truyện. 3. Chi tiết - Mỗi sự việc có thể có nhiều chi tiết. - Chi tiết là tiểu tiết của tác phẩm mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng. + Chi tiết có thể là một lời nói, một cử chỉ và hành động của nhân vật hoặc một sự vật, một hình ảnh thiên nhiên, một nét chân dung … + Những chi tiết đặc sắc tập trung thể hiện rõ nét sự việc tiêu biểu. 4. Vai trò của sự việc, chi tiết tiêu biểu - Sự việc, chi tiết tiêu biểu có vai trò dẫn dắt câu chuyện , tô đậm đặc điểm tính cách nhân vật, tạo sự hấp dẫn, nhấn mạnh ý nghĩa văn bản. - Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu là khâu quan trọng trong quá trình viết hoặc kể lại câu chuyện. II.CÁCH CHỌN SỰ VIỆC, CHI TIẾT TIÊU BIỂU 1. Bài tập 1( sgk trang 62) a. Trong Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy, tác giả dân gian kể chuyện về : + Công việc xây dựng và bảo vệ đất nước của cha ông ta (xây thành, chế nỏ). Trong công cuộc lớn lao ấy, có số phận của mỗi con người, số phận của tình yêu, ...Các số phận này có quan hệ mật thiết với nhau, luôn chi phối và tác động lẫn nhau. Chẳng hạn, mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng, giữa lợi ích quốc gia và tình yêu cá nhân, giữa lí trí và tình cảm, giữa sự cả tin và thói lừa lọc,... + Tình vợ chồng (giữa Mị Châu và Trọng Thủy), tình cha con (giữa An Dương Vương và Mị Châu) cũng là những nội dung được đề cập đến trong truyện nhưng là nội dung thứ yếu. Công việc xây dựng và bảo vệ đất nước của An Dương Vương mới là nội dung chính. b. Có thể coi sự việc Trọng Thuỷ và Mị Châu chia tay nhau và hai lời nói của Trọng Thuỷ và Mị Châu đều là sự việc, chi tiết tiêu biểu. vì nó có những tác dụng sau: + Dẫn dắt câu chuyện: Nếu Trọng Thủy không than phiền thì tác giả dân gian khó mà miêu tả chi tiết Trọng Thủy theo dấu lông ngỗng tìm thấy xác vợ. Câu chuyện chỉ có thể dừng lại ở Triệu Đà cất quân sang đánh Âu Lạc giành thắng lợi. Câu chuyện sẽ không còn sự việc sau đó: Theo dấu lông ngỗng do Mị Châu rắc, Trọng Thuỷ cùng quân lính đuổi theo hai cha con An Dương Vương; và cha con An Dương Vương cùng đường. Nếu thế thì câu chuyện giảm sự hấp dẫn, không còn là bi tình sử Mị Châu – Trọng Thuỷ, không còn thái độ tác giả dân gian với hai nhân vật này. + Diễn tả tình vợ chồng gắn bó của hai nhân vật. + Khắc hoạ tính cách nhân vật: Mị Châu ngây thơ, cả tin; Trọng Thuỷ khôn ngoan, xảo quyệt. + Góp phần thể hiện chủ đề, ý nghĩa của tác phẩm: Bài học lịch sử về tinh thần cảnh giác với kẻ thù và cách xử lí đúng đắn mối quan hệ giữa riêng và chung, giữa nhà và nước, giữa cá nhân và cộng đồng. Như vậy, nếu thiếu những chi tiết này câu chuyện sẽ không liền mạch, cốt truyện sẽ bị phá vỡ, kém phần ý nghĩa và đặc điểm tính cách nhân vật sẽ không được làm nổi bật. 2. Bài tập 2( sgk trang 62) a. Cốt truyện trên có thể có các sự việc sau: . - Nhớ lại buổi chia tay giữa 2 cha con. - Nhớ lại kỷ niệm về con chó Vàng. - Nhớ lại kỷ niệm về mối tình với cô gái làng bên. - Anh tìm gặp ông giáo, nghe ông giáo kể về cuộc sống nghèo khổ, cái chết bi thảm của cha mình và theo ông đi viếng mộ cha. b. HS có thể chọn kể một trong các sự việc trên: - Sự việc: Anh tìm gặp ông giáo và theo ông đi viếng mộ cha + Con đường dẫn hai người đến nghĩa địa. Họ đứng trước ngôi mộ thấp bé. + Anh thắp hương, cúi đầu trước mộ cha, đôi mắt đỏ hoe, miệng mếu máo như muốn khóc. + Anh rì rầm những gì không rõ.Hình như anh muốn nói với cha anh nhiều lắm- người cha hiền lành, lúc nào cũng quan tâm đến con, người cha đã khổ sở cả một đời.+Anh như muốn cất lên tiếng gọi:Cha ơi, cha! Con đã về đay thì cha đã... + Anh nghẹn ngào không nói thành lời. + Nước mắt rưng rưng. + Bên cạnh ông giáo cũng ngấn lệ. - Sự việc: 3. Cách chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu: Để lựa chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự, cần nắm vững các bước sau: - Bước 1: Xác định đề tài, chủ đề của bài văn; - Bước 2: Dự kiến cốt truyện (gồm nhiều sự việc nối tiếp nhau); - Bước 3 :Triển khai sự việc bằng một số chi tiết. * Yêu cầu: Sự việc, chi tiết tiêu biểu phải có vai trò: + Dẫn dắt câu chuyện ; + Tô đậm đặc điểm tính cách nhân vật; + Tạo sự hấp dẫn; + Nhấn mạnh ý nghĩa văn bản. III. LUYỆN TẬP: 1.Bài tập 1/ SGK trang 63, 64 a. Không được, vì : - Sự việc ấy với các chi tiết như “ ánh mắt cứ cuốn hút vào nó...hòn đá rất ghê ghớm...cẩn thận chở nó đi” đã đặc tả giá trị độc đáo, tầm quan trọng và vẻ đẹp của hòn đá mà bọn trẻ đã không hiểu. - Sự việc trên cũng có vai trò chuẩn bị cho việc miêu tả tâm trạng, thái độ của nhân vật “bà nội” và nhân vật “tôi” ở đoạn kết : Sau khi hiểu được vẻ đẹp và giá trị của hòn đá xù xì, “Bà nội đỏ mặt. Tôi cũng đỏ mặt.Tôi cảm thấy mình xấu hổ, cũng cảm thấy cái vĩ đại của hòn đá...” - Đó là sự việc quan trọng làm tăng thêm ý nghĩa: ở trên đời này có những sự việc, sự vật tưởng chừng như bỏ đi nhưng lại vô cùng quan trọng. Mặt khác sự sai lầm chịu đựng như đá sống âm thầm mà không sợ hiểu lầm cũng tốt. b. Bài học kinh nghiệm: Khi lựa chọn sự việc, chi tiêt tiêu biểu để viết bài văn tự sự cần thận trọng, cân nhắc kĩ càng sao cho sự việc, chi tiết ấy góp phần dẫn dắt câu chuyện, tô đậm tính cách nhân vật, tạo sự hấp dẫn và tập trung biểu hiện chủ đề, ý nghĩa của văn bản. . 2. Bài tập 2/ SGK trang 64: - Đoạn trích Uy- lít- xơ trở về, nhà văn Hô - me- rơ kể về cuộc tái ngộ kì lạ của hai vợ chồng Pê-nê-lôp và Uy-lit-xơ sau 20 năm xa cách. Đồng thời kể về cuộc đấu trí giữa Pê-nê-lốp và Uy-lit-xơ. - Ở phần cuối đoạn trích, tác giả đã chọn sự việc Pê- nê- lốp thử chồng bằng cách hỏi về những chi tiết, đặc điểm của chiếc giường. Đây là sự việc tiêu biểu với một số chi tiết đặc sắc như: + Pê- nê- lốp nhờ nhũ mẫu khiêng chiếc giường ra khỏi phòng. + Uy- lít- xơ giật mình hỏi lại, rồi sau đó nói rõ đặc điểm của chiếc giường mà chỉ có hai vợ chồng mới biết. + Họ đã nhận ra nhau trong niềm xúc động mãnh liệt và niềm hạnh phúc lớn lao. Có thể nói, với cách chọn sự việc trên, Hô- me- rơ đã thành công trong nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, khắc hoạ đậm nét phẩm chất, tính cách của hai nhân vật: Pê- nê- lốp ( thận trọng, khôn ngoan, sắc sảo), Uy- lít- xơ ( thông minh, mưu trí). E. CỦNG CỐ, DẶN DÒ : - GV củng cố lại kiến thức toàn bài. - HS về nhà học bài cũ và soạn: Ra- ma buộc tội. ************************* KÍ DUYỆT GIÁO VIÊN Phạm Thị Thanh Hoà

File đính kèm:

  • docCHON SU VIEC CHI TIET TIEU BIEU.doc